intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch mở rộng hoạt động sang thị trường Nga của chè Viettea

Chia sẻ: Trần Trọng Đạt | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

43
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của bài thuyết trình này là: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm, Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế của chè Viettea (thị trường Nga). Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch mở rộng hoạt động sang thị trường Nga của chè Viettea

  1. Kế hoạch mở rộng hoạt động sang thị trường Nga của  chè Viettea Nhóm 5:  1. Trần Trọng Đạt 2. Hoàng Văn Hanh 3. Nguyễn Khánh Linh 4. Vũ Hồng Hà 5. Nguyễn Thị Ngọc Anh Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè Viettea  I. Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm a. Lịch sử hình thành Doanh nghiệp Tên công ty: Công ty TNHH Vinagangz Trụ sở chính: 69 Trần Đại La, Ba Đình, Hà Nội Vốn điều lệ: 80 Tỷ Thị trường chính: Phân bố sản phẩm trên toàn quốc  Dịch vụ: sản xuất và kinh doanh chè các loại Đinh hướng phát triển:  o Mở rộng sang thị trường Nga b.  Bộ phận của công ty
  2. Sau 10 năm thành lập và phát triển với 40% thị trường chè tiêu  thụ trong nước, ngoài đội ngũ công nhân viên có độ dày kinh  nghiệm cũng như hiểu biết về chè đã xây dựng được hệ thống  quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam ISO  9001­2000… Nhà máy:  o Diện tích 50.000 m2 o Chức năng: Nghiên cứu và sản xuất o Lao động: 200 Người o Dây chuyền công nghệ cao  o Công suất: 1.200 tấn/ năm C. Sản phẩm tham gia vào thị trường Nga Chè đen ướp hương là sản phẩm chính và chủ lực khi tham gia vào thị  trường Nga. Ngoài 2 sản phẩm truyền thống của công ty là hương Sen  và hương Lài thì có thêm sản phẩm nữa là Chè hương hòa hồng, một  xu hướng đang được ưa chuộng tại Nga. Theo http://www.euromonitor.com/tea­in­russia/report thì Chè đen đang  là loại chè được yêu thích nhất tại Nga. Trong thời gian gần đây, mối quan hệ của Việt­ Nga đang diễn ra theo  chiều hướng tích cực, sau khi tham gia một số hiệp định thương mai  thì đã xuất hiện những ưu đãi đến cho việc xuất khẩu chè.
  3. Mặt khác, Chè đen cũng dễ bảo quản và tốt cho sức khỏe hơn nên mức  độ tiêu chuẩn sẽ dễ dàng hơn so với các loại chè khác.  II. Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế của chè Viettea (thị trường  Nga) 1. Lực đẩy ­ Dung lượng thị trường nhỏ:       Việt Nam được coi là “cái nôi” của ngành chè thế giới, chất lượng chè  ngon, có nền văn hóa trà lâu đời, tuy nhiên mức tiêu thụ  chè trong nước lại quá   thấp. Theo lãnh đạo Hiệp hội Chè Việt Nam, nước ta hiện có gần 90 triệu dân 
  4. nhưng mức tiêu thụ  chè trong nước chỉ  đạt 30.000 tấn chè/năm, nếu tính bình  quân theo đầu người chỉ  đạt 300gr chè/người/năm. Con số  này quá thấp so với   tiềm năng của thị  trường trong nước. (Theo Tổng cục thống kê Việt Nam) Khi   mà trong năm 2016, cả  nước có diện tích trồng chè là 131.500 ha; sản lượng đạt  1.020.000 tấn. Trong khi đó, mức tiêu thụ  chè bình quân theo đầu người ở Trung   Quốc đạt hơn 1kg chè/người/năm,  ở  Nhật Bản đạt 2kg/người/năm,  ở  các nước  Trung Đông đạt hơn 2kg/người/năm,  ở  Nga, Anh đều đạt trên 2,5kg/người/năm,  gấp gần 10 lần mức tiêu thụ chè của Việt Nam Dung lượng thị trường quá nhỏ, điều này sẽ là yếu tố khó khăn cho V iettea  khi sản xuất chè trong điều kiện nhu cầu chè có hạn. ­ Tận dụng nguồn lực sản xuất dư thừa: Viettea  có   một   hệ   thống   hoạt   động   sản   xuất   vô   cùng   hiệu   quả,   được   chuyển giao công nghệ sản xuất từ Nhật Bản, thân thiện với môi trường. Nguồn  nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất chè đều được cung cấp tự  chính các   nông trại chè của Viettea đầu tư và quản lý. Qua đó năng suất chè hiện tại đã tăng  thêm 70% so với năm 2012 đạt 25 tấn/ha. Công ty cũng đã đầu tư xây dưng thêm  1 nhà máy chế biến chè hữu cơ mới. Nhà máy này được xây dựng trên mặt bằng  15.000 m2, được đầu tư  dây chuyền sản xuất nhập khẩu công nghệ  hiện đại  nhất của Nhật Bản, tổng kinh phí đầu tư hơn 300 tỷ đồng, Nhà máy có quy trình   sản xuất hoàn toàn tự động, công suất hơn 400 tấn chè tươi mỗi ngày. Nhà máy  mới   sẽ   giúp   nâng   tổng   công   suất   sản   xuất   chè   của   Vi ettea  lên   tới   300.000  tấn/năm. 2. Lực kéo ­ Nhu cầu tiêu dùng chè ở Nga
  5. Chè là một loại đồ  uống thông dụng nhất của người nga với khoảng 98%  dân số nga uống chè, trong vài thập khỉ qua, chè đang ngày càng khẳng định vị trí  là loại đồ uống được ưa chuộng nhất ở nga với những tác dụng ưu việt như chữa  bệnh ,bồi bổ sức khoẻ….Chè là loại đồ  uống duy nhất được chính phủ  nga đưa  và danh mục các mặt hang tiêu dùng thiết yếu là mặt hàng chiến lược ngang với   muối, dầu ăn và dự trữ quốc gia đề phòng chiến tranh, thiên tai.  Nga là một trong 10 nước tiêu dùng chè nhiều nhất thế giới và nga xếp vào   vị trí thứ 3 về tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Tiêu dùng chè bình quân đầu người  ở nga đó tăng từ 0,56 kg/người –1994 lên 1,01 kg/người –1997 và 1,1 kg/ người từ  sau năm 2000 tới nay.Tốc độ tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ chè của thịt rường nga   bình quân 11,3 %/ năm trong 10 năm qua; với nhịp độ tăng trưởng nhu cầu khá ổn   định, tổnglượng chè tiêu thụ của thị trường nga khoảng 150 ngàn tấn/ năm, trị giá  khoảng trên 250 triệu usd/ năm. Hiện nay trên thế  giới có khoảng 3000 loại nhãn hiệu chè khác nhau ( chè  xanh và chè chế  biến).Trong đó người nga tiêu dùng trên 1000 loại chè có nhãn  hiệu khác nhau. Chè đen là loại chè tiêu dùng phổ  biến nhất và truyền thống  ở  nga chiếm tới 90 % tổng lượng chè tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ các loại chè chất   lượng cao và giá đắt đang tăng nhanh  ở  nga trong những năm gần đây và chiếm  khoảng 5% tổng lượng tiêu dùng (chè xanh  1%,chè khác 4%).  Tuy nhiên,  Nga  phải nhập tới 99% nguyên liệu chè, chủ yếu từ các nước Srilanka, Ấn Độ, Trung  Quốc, Việt Nam, Indonesya, Kenia. Do đó thị  trường Nga là một thì trường màu  mỡ và có rất nhiều cơ hội phát triển đối với sản phẩm chè của Viettea. (Theo Thông tin thương mại Việt Nam)
  6. ­ Các hiệp định và chương trình xúc tiến thương mại giữa Việt Nam   và Nga. Hiệp định thương mại tự  do Việt Nam ­ Liên minh Kinh tế  Á ­ Âu, năm  2018 (VN­EAEU FTA) Ngày 29/5, tại Kazakhstan, Thủ tướng Chính phủ  Nguyễn Tấn Dũng cùng  Thủ tướng các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á­Âu, bao gồm Nga, Armenia,   Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan, đã ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do  (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á­Âu. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có văn bản thông báo việc hai bên đã hoàn tất  thủ tục phê chuẩn và FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á ­ Âu chính thức   có hiệu lực từ ngày 5/10/2016 Theo Nghị  định ban hành biểu thuế  về  Hiệp định thương mại tự  do Việt  Nam ­ Liên minh Kinh tế Á­ Âu (VN­EAEU FTA), năm 2018 có 5.535 dòng thuế  cắt giảm về  0% và có 3.720 dòng thuế  đang tiếp tục về  0% trong đó sản phẩm  chè đen được giảm thuế theo lộ trình với các mức thuế là 26,7% vào năm 2016 và  đến 2018 chỉ còn 13,3%. Đây sẽ là 1 cơ hội rất lớn cho Viettea tiến vào thị trường   Nga khi có khả  năng cạnh tranh về  giá đối với các sản phẩm chè khác tại thị  trường Nga.
  7. Không chỉ  vậy, thực hiện chương  trình xúc tiến thương  mại Quốc gia   được Bộ  trưởng Bộ  công thương phê duyệt tại Quyết định số  4838/QĐ BCT  ngày 28/12/2018 Hiệp hội chè Việt Nam tổ  chức đoàn giao dịch thương mại và  tham dự hội chợ Coffee and Tea Expo Russian  Thông  qua  chương  trình  doanh  nghiệp  có  thể  đẩy  mạnh  quảng  bá  sản  phẩm Chè của Việt Nam tại thị trường này đồng thời tạo cơ  hội cho các doanh  nghiệp tham gia được trực tiếp trao đổi gặp gỡ  với các đối tác, các nhà nhập  khẩu chè của Nga và các nước lân cận. ­         Mở  rộng thị  trường và khai thác thông tin, tìm kiếm các đối tác có  tiềm năng thị trường , duy trì mối quan hệ đối tác có sẵn, thúc đẩy quan hệ  hợp   tác thương mại xuất nhập khẩu chè ­         Tổ  chức đoàn giao thương giúp doanh nghiệp nắm bắt được diễn  biến mới nhất tại thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tìm  hiểu về  mẫu mã bao bì sản phẩm. Tếp cận, nắm bắt các quy định về  thương 
  8. mại quốc tế, các quy định về  chất lượng và qui định thương mại mới nhất của  thị trường. ­ Sự hỗ trợ về phương tiện vận chuyển Chia  sẻ  kinh nghiệm  về  xuất khẩu hàng hóa vào  Liên bang Nga,   ông  Sergey Gusev, Trưởng phòng Triển lãm EXPOCENTRE cho biết, EXPOCENTRE   có một công ty con chuyên cung cấp dịch vụ vận tải và hỗ trợ làm thủ tục thông   quan hàng hóa. Vì vậy, khi tham gia hội chợ, triển lãm tại Liên bang Nga, doanh nghiệp  Việt Nam liên hệ với công ty này sẽ được hướng dẫn rất cụ thể về từng loại hồ  sơ, giấy tờ. Về vấn đề vị trí địa lý, Chính phủ Liên bang Nga đang xem xét cơ chế đặc  biệt để  vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ  Đông Nam Á đến Liên bang  Nga. Cơ  chế  này được thông qua sẽ  rất thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam   bởi vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt sẽ nhanh và tiết kiệm hơn rất nhiều so   với đường hàng không, đường biển. Điều này sẽ  giúp chi phí vận chuyển các sản phẩm chè từ  Việt Nam sang   Nga được thuận tiện và giảm đi một cách rõ rệt. III. Các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh a. Yếu tố Văn Hóa Chè là một loại đồ uống thông dụng tại Nga.  Theo http://www.world­food.ru/en­GB/press/news/Russia­food­drink­trends­ 2018.aspx  Thì 94% Người Nga uống trà như một thói quen hàng ngày, nó đã ăn  sâu vào văn hóa của họ  Theo kênh thông tin của VTV: http://vtv.vn/viet­nam­va­the­gioi/di­tim­thuong­ hieu­che­viet­nam­o­nga­20170621174050918.htm Thì cứ trung bình mỗi người dân Nga uống 4 ly chè mỗi ngày và Nga mỗi năm  nhập khẩu hơn 150 nghìn tấn chè và chủ yếu là chè đen
  9. Chè là loại đồ uống duy nhất được chính phủ Nga đưa vào danh mục cách mặt  hàng tiêu dùng thiết yếu, là một loại mặt hàng chiến lược ngang với muối và  dầu ăn và được đưa vào dự trữ quốc gia đề phòng chiến tranh, thiên tai. Vì là 1 xứ lạnh nên người Nga không uống nhâm nhi như người châu Á, Họ đặc  biệt thích dùng trà đen (hương vị giống chè lipton) trong những tách to và dùng  chiếc ấm to có tên Samovar để pha chè. Mùa đông Nga buốt giá, uống trà nóng gần như là 1 nhu câu thiết yếu, vi với  người Nga thi chè có tác dụng giữ ấm cơ thể, đặc biệt là tim. Bởi vậy hầu như  trong mọi nhà tại Nga, chiếc bình Samovar luôn đầy ấm chè. Chính vì vậy, yếu tố Văn Hóa của người Nga là một dấu hiệu tích cực cho công  ty khi sử dụng Chè đen làm mặt hàng kinh doanh quốc tế.
  10. b. Yếu tố chính trị và pháp luật Như đã nói ở trên, Quan hệ ngoại giao giữa 2 nước Việt Nam và Nga đang  không ngừng phát triển, các chính sách ưu đãi khi Việt Nam tham gia hiệp đinh  tự do VN­EAEU FTA là một tác động tích cực cho ngành chè nói chung và sản  phẩm chè đen nói riềng Có thể thấy ở đây, thuế xuất trong năm 2018 trở đi thì các dòng sản phẩm liên  quan đến chè đen đóng gói sẵn không quá 3kg chi còn 13,3% so với 26,7% của  năm 2016. Tuy nhiên, để có thể thực sự đưa chè đen vào thị trường Nga là 1 chặng đường  dài vì luật pháp của Nga luôn thay đổi cả về cách giải thích lẫn áp dụng, phải  đáp ứng đầy đủ các điều kiện kiểm định về chất lượng và an toàn thực phẩm.  Do đó để có thể tiếp cận được thị trường Nga thi cần có được những sự  tư vẫn từ các chuyên gia am hiểu về thị trường Nga c. Môi trường cạnh tranh.
  11. Nga là một thị trường tốt vì không quá đòi hỏi hàng hóa đảm bảo chất lượng cao  như Mỹ và EU vậy nên sẽ có tính cạnh tranh cao. Do đó, khi thâm nhật vào thị  trương này thì buộc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh gay gắt cả vè hàng hóa lẫn  đầu tư. Hơn 75% thị trường thuộc về 5 công ty lơn là: Orimi trade, Company  May, Unilever, Ahmad and Sapsan. Trong đó riêng công ty Orimi trade đã chiếm  1/3 tổng giá trị chè bán lẻ trong năm 2017. Ngoài các sản phẩm ưa chuộng như Greenfield của Orimi trade hay lipton của  Unilever thì chúng ta còn phải đối mặt với với ông lớn Ấn Độ, Trung Quốc và  các doanh nghiệp Việt Nam đã đi trước và thị trường Nga. IV.  Phương thức thâm nhập thị trường  Do bản thân địa hình và khí hậu ở Nga không phù hợp để trồng và phát triển cây   chè, nên Viettea sẽ hướng tới phương thức thâm nhập là sản xuất chề tại Việt Nam và   xuất khẩu sang Nga. Dưới đây công ty sẽ  đánh giá 2 phương thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu   gián tiếp để lựa chọn phương thức hợp lý nhất. 1. Xuất khẩu gián tiếp.   Là hình thức mà Viettea sẽ bán sản phẩm của mình cho một bên trung gian  sau đó bên trung gian sẽ bán lại cho khách hàng ở thị trường mục tiêu ở Nga.  Đây là phương pháp phù hợp với công ty tầm vừa như Viettea, khi mà  nguồn lực để xuất khẩu trực tiếp chưa thực sự cao và chưa am hiểu nhiều về thị  trường ở Nga. ­ Ưu điểm của hình thức này là  Viettea không phải bỏ nhiều vốn, không  phải tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm, mức độ rủi ro giảm đi  do chuyển quyền sở hữu cho người trung gian.  ­ Nhược điểm lớn nhất của hình thức này là lợi nhuận của công ty xuất  khẩu sẽ giảm sút do chia sẻ lợi nhuận với bên trung gian và ở thế bị động, phải  phụ thuộc nhiều vào trung gian phân phối.
  12. 2. Xuất khẩu trực tiếp.          Là hình thức  Viettea sẽ  bán trực tiếp sản phẩm của   minh cho khách  hàng ở thị trường Nga, trực tiếp tiến hành các giao dịch với đối tác thông qua các  tổ chức của mình.   Hình thức xuất khẩu trực tiếp   có thể  được  áp dụng khi  mà Viettea tuy  không đủ tiềm lực để mở đại diện riêng và tấn công vào toàn bộ thị trường Nga   rộng lớn nhưng đủ khả năng để làm điều đó trong một khu vực nhất định và qua  đó kiểm soát được toàn bộ  quá trình xuất khẩu thông qua đại diện và hệ  thống  kênh phân phối tại khu vực này.  Hình thức này có ưu điểm là Viettea chủ động tìm và khai thác, thâm nhập   thị trường khi đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường;   lợi nhuận thu được từ  hình thức này cũng cao hơn các hình thức khác vì không  phải qua trung gian và thông qua Hiệp định thương mại tự  do Việt Nam ­ Liên  minh Kinh tế Á ­ Âu, năm 2018, chính phủ  Nga sẽ  giảm mức đánh thuế  đối với   mặt hàng chè Việt Nam, không chỉ vậy , Chính phủ Liên bang Nga đang xem xét  cơ  chế  đặc biệt để  vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ  Đông Nam Á đến   Liên bang Nga. Qua đó sẽ  có rất nhiều lợi thế  cho Viettea khi tiến hành xuất   khẩu trực tiếp sang thị trương Nga.     Khi xuất khẩu bằng hình thức này  Viettea còn  có thể  khẳng định được  thương hiệu ,nâng cao uy tín và vị thế của mình. Tuy nhiên xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi một lượng vốn lớn từ khẩu sản xuất   đến khâu lưu thông và đòi hỏi phải có am hiểu nhất định về  thị  trường Nga để  tránh được những rủi ro trong xuất khẩu.  Do nguồn lực tài chính chưa đủ mạnh và chưa có nhiều thông  tin kiến thức về  việc kinh doanh tại thị trường Nga nên để  tránh nhửng   rủi ro đáng tiếc, Viettea sẽ  lựa chọn phương thức xuất khẩu gián tiếp  sang thị trường Liên Bang Nga.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0