intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_1

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Trở lại với lịch sử, nhà nước Lý - Trần trên con đường xây dựng, củng cố đã thực sự bước vào kiểu nhà nước phong kiến phương Đông theo mô hình Trung Hoa với hệ tư tưởng Nho giáo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_1

  1. Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC
  2. Trở lại với lịch sử, nhà nước Lý - Trần trên con đường xây dựng, củng cố đã thực sự bước vào kiểu nhà nước phong kiến phương Đông theo mô hình Trung Hoa với hệ tư tưởng Nho giáo. Thế nhưng không phải không có lý do để sau gần ba thế kỷ (từ năm 1075 đến giữa thế kỷ XIV) nho sĩ đại thần Lê Quát còn phải thừa nhận một sự thực: “… Trên từ công vương, dưới đến dân thường, hễ bố thí vào việc Phật thì dẫu hết tiền của cũng không tiếc... Cho nên trong từ kinh thành, ngoài đến châu phủ, cho tới thôn cùng ngõ hẻm, không mệnh lệnh mà người ta vẫn theo, không thế thốt mà người ta vẫn tin...” và than phiền: “Ta thuở trẻ đọc sách, để tâm khảo xét xưa nay, cũng hiểu sơ sơ đạo của thánh nhân để giáo hóa dân chúng mà rốt cuộc vẫn chưa được một hương tin theo”1. Sử gia Lê Văn Hưu cũng phê phán Lý Thái Tổ quá sùng Phật: “Xây tháp ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thời Phật lộng lẫy hơn cung vua”2. Nhóm sử gia thời Lê cũng chê Trần Thánh Tông “Ưu du cõi tam muội, tìm dấu đạo nhất thừa thì không phải là phép trị nước hay của đế vương”3, chê Trần Nhân Tông: “để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thành nhân”4. Ở đây có vấn đề đời sống tâm linh của dân tộc mà các vua Lý - Trần là người đại diện. Về vấn đề này, Phan Huy Chú tỏ ra sắc sảo thoáng đạt và đã nắm bắt được điều cốt lõi của thời đại khi ông viết: “Đời Lý Trần đều tôn chuộng Phật giáo và Đạo giáo, cho nên buồi ấy... dù là chính đạo hay dị đoan, đều tôn chuộng không phân biệt... Những người thi đỗ không phải ai cũng là chân Nho, mà những nhà nho chỉ chăm chăm về chương cú thì e không thể trông cậy ở họ giúp nên công việc bình trị được. Tôi trộm nghĩ: cách chọn người nên lấy đức hạnh làm gốc, nếu người có bàn lĩnh tốt thì dẫu kiêm thông cả cửu lưu tam giáo5, cũng chẳng hại
  3. gì...”6. Để có được sức mạnh của “cả nước góp sức”, trước hết nhà nước Lý - Trần quan tâm đến đời sống vật chất của dân, làm cho dân giàu nước mạnh bằng cách mở mang nông nghiệp, giao thông thủy lợi, miễn giảm tô thuế khi có hiện tượng thiên tai loạn lạc (sẽ trình bày ở chương sau). Tuy nhiên, điều không kém phần quan trọng là nhà nước còn quan tâm đến đời sống tinh thần của dân - một sực mạnh vô hình trong dựng nước thời bình cũng như trong chống giặc thời chiến. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng vì các vua Lý - Trần phần đông đều là tín đồ của đạo Phật nên dân cũng sùng phật. Trong thực tế, Phật giáo đã ăn sâu bén rễ vào xã hội Việt từ khá sớm, đã có một vai trò tích cực trong đời sống xã hội, cũng như trong bộ máy nhà nước trước Lý - Trần. Nhà nước tiếp thu Nho giáo, sử dụng Nho giáo như một công cụ đào tạo quan lại, quản lý đất nước cai trị nhân dân, tạo thêm sức mạnh cho nhà nước, nhưng lúc bấy giờ Nho giáo chưa thật ăn sâu, bén rễ vào nước ta. Như vậy, nhà nước Lý - Trần vẫn rất tôn trọng đạo Phật. Các vua Lý- Trần còn muốn tạo nên một thiền phái riêng của Đại Việt - phái Thảo Đường thời Lý Thánh Tông, phái Trúc Lâm thời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông. Tiếp thu thành tựu văn minh của nhân loại vì nhu cầu phát triển xã hội, xây dựng đất nước gắn liền với nuôi dưỡng, vun đắp gia tài văn hóa của dân tộc, trong đó có tôn giáo, tín ngưỡng, trong thời bình các vua Lý- Trần đã gắn bó với dân, quan tâm đến đời sống tâm linh của dân như của chính bản thân mình. Nhà vua, triều đình tôn thờ, sùng bái cái mà nhân dân sùng bái, tôn thờ. Phải chăng ở đâycó một mối liên kết chặt chẽ về mặt tinh thần, nhiều khi còn bền vững hơn về vật chất, và do đó đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh “cả nước góp sức” trong thời chiến? Không mấy khó hiểu khi có những Nhà vua - Phật - chiến sĩ
  4. tập hợp một dân tộc - đệ tử Phật - chiến sĩ sẵn sàng vũ trang đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược để giữ nước, giữ nhà. Nhà nước quân chủ mạnh không phải là đặc điểm riêng của thời Lý- Trần, điều đó cũng được biểu hiện ở nhà nước Lê sơ (thế kỷ XV) thời Nguyễn (đầu thế kỷ XIX). Điểm khác biệt là sức mạnh của nhà nước Lý - Trần không dựa trên bạo lực chuyên chế, mà thực sự dựa vào lòng dân. Cho đến nay, chúng ta có quá ít tài liệu để làm sáng tỏ phương châm “trị nước chăn dân” của nhà nước Lý - Trần. Nhà bác học Phan Huy Chú từng nhận xét “hình pháp các đời Lý - Trần không thể biết rõ từng điều tỉ mỉ kỹ càng. Buổi đầu định ra luật cách, tưởng cũng đã dùng theo chế độ của các đời Đường, Tống, song trong khoảng rộng nghiêm, nhiều lúc có châm chước. Nay lục ra những điều đã thấy trong sử, lần lượt chép ra để có thể biết được đại khái”7. Quả vậy nếu như thời Lê có Luật Hồng Đức, thời Nguyễn có Luật Gia Long làm cơ sở để khảo cứu, thì thời Lý - Trần mọi văn bản về pháp luật đều đã thất truyền. Nhưng qua ghi chép của biên niên sử, ta biết thời Lý-Trần đã quan tâm đến luật pháp. Đó là bộ Hình thư được soạn vào năm 1042 đời Lý Thái Tông, bộ Quốc triều thường lễ, vào năm 1230 đời Trần Thái Tông, bộ Hoàng triều đại điển, bộ Hình thư do Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên soạn theo lệnh vua Trần Dụ Tông vào năm 1341. Nhà nước Lý-Trần quản lý đất nước theo luật pháp là điều có thể khẳng định, nhưng luật lệ ra sao còn phải bỏ ngỏ. Về bộ Hình thư ra đời vào đầu triều Lý, sử cho biết: “Trước kia việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khắc nghiệt, thậm chí nhiều người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót sai trung thư san định luật lệnh, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư của một triều đại, đề cho
  5. người xem dễ hiểu, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện”8. Qua đoạn ghi chép ngắn ngủi, duy nhất, về luật pháp thời này của sử cũ ta thấy Hình thư - bộ sách luật mở đầu của thời này, nổi lên mấy điểm cốt yếu: 1. Khắc phục tình trạng phiền nhiễu, khắc nghiệt, oan uổng do người chịu trách nhiệm cầm cân công lý đã gây nên cho dân. 2. Giữ phép nước trên tinh thần nhân ái, yêu thương con người. 3. Phổ biến rộng rãi cho dân dễ hiểu, tạo điều kiện thuận tiện cho dân tuân theo pháp luật. Từ trị nước theo luật tục do người đứng đầu nhà nước Đinh, Tiền Lê điều hành vận dụng, đến cai trị theo luật pháp, nhà nước thời Lý - Trần đã đánh dấu một bước tiến dài trên con đường văn minh. Cũng theo sử chép, thời Lý - Trần, ngoài những hình phạt thông thường như đánh bằng roi, gậy, tù, đầy, chém, còn có những hình phạt thảm khốc như róc thịt, phanh thây “thương mộc mã”... Điều đó không lấy gì làm lạ đối với thời trung cổ. Điều đáng ngạc nhiên là hình phạt có khi thảm khốc như vậy nhưng chính vua Lý lại không hài lòng với chuyện “khắc nghiệt”, thương xót những người “bị oan uổng quá đáng”, hoặc những người bị giam cầm “ăn không no bụng, mặc không kín thân, khốn khổ vì gió rét”, “chết không đáng tội”, đặc biệt đối với người dân vì “không hiếu biết mà mắc vào hình pháp”9. Rất có thể cái nhân từ của Lý Thánh Tông chưa đủ để khái quát nâng lên thành quan điểm chung của nhà nước thời Lý - Trần, nhưng ít nhất điều ghi chép cá biệt này đã hàm chứa một nét chung nhất, đó là tinh thần nhân ái, thân dân, của thời đại mà tư tưởng Phật còn bao trùm trong toàn xã hội từ cung đình cho đến dân gian. Quản lý đất nước, cai trị dân, lập pháp và hành pháp đều xuất phát từ chữ “nhân”; nhưng ở thời Lý -
  6. Trần, có lẽ chưa phải là chữ “nhân” mang nội dung giai cấp sâu sắc của Nho giáo, mà là chữ “nhân” theo quan điểm “từ bi bác ái”, “cứu nhân độ thế” của nhà Phật - điều mà các sử gia sau này khó chấp nhận, thường phê phán. Nhưng chính ở điểm này, trong bối cảnh lịch sử - xã hội thế kỷ XI - XIV lại biểu thị sự gần gũi, cảm thông, sự thống nhất giữa đội ngũ cầm quyền - nhà nước, và người bị cai trị - trăm họ, ít nhất ở đời sống tâm linh - một mặt sinh hoạt rất quan trọng không thể xem thường đối với sự tồn tại của từng con người cũng như của cả cộng đồng dân tộc. Sự gặp gỡ, gần gũi này đã góp phần không nhỏ tạo nên sức mạnh “cả nước góp sức” trong chống giặc giữ nước thời Lý - Trần. * ** Nhà nước là một phạm trù lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và suy tàn. Nhà nước thời Lý - Trần nói chung, thời Lý, thời Trần nói riêng, cũng không ngoài quy luật đó. Nói đến nhà nước mạnh của thời Lý - Trần không có nghĩa là không có lúc nhà nước này bộc lộ những mặt yếu kém, không tự thân điều chỉnh, cải tổ được, dẫn đến suy yếu và bị sụp đổ. Nhà Trần thay nhà Lý vào năm 1226. Đến lượt mình, nhà Trần từ nửa cuối thế kỷ XIV đã tỏ ra bất lực, không đáp ứng yêu cầu quản lý một xã hội đã và đang vận động mạnh mẽ đòi hỏi những cải cách phù hợp. Quyền lực quản lý đất nước chuyển sang tay nhà Hồ vào năm cuối cùng của thế kỷ XIV (1400). Tuy nhiên, vượt lên trên những biến thiên, thăng trầm đó, với một nhìn nhận bao quát từ góc độ chống giặc giữ nước, ta dễ thấy trong lịch sử trung đại không có một nhà nước quân chủ nào
  7. điều hành, tổ chức chống giặc với thắng lợi liên tiếp, vẻ vang như nhà nước thời Lý - Trần. Cho đến nửa cuối thế kỷ XIV mặc dù đã bước vào chặng tàn, nhà nước Trần thời Trần Nghệ Tông vẫn chèo lái, đối phó được với những đe dọa, uy hiếp của nhà Minh. Mặt khác, và quan trọng hơn, nhà nước còn tổ chức đánh tan nhiều hành động khuấy rối, vi phạm lãnh thổ, tấn công xâm lược từ phía Nam của giặc Chiêm Thành10, dập tắt mối nguy “hai đầu đều có địch” vì mục đích bảo vệ Tổ quốc. Những chiến công trong chống giặc giữ nước thời Lý - Trần mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta, và còn vang dội đến muôn đời. Vinh quang đó thuộc về các thế hệ tiền nhân sống, lao động và chiến đấu trong các thế kỷ XI - XIV, bao gồm nhà nước và cộng đồng các dân tộc sống trên lãnh thổ quốc gia Đại Việt. Một bộ máy quản lý nhà nước mạnh, dựa vào dân, quan tâm đến mọi mặt đời sống của dân, gắn bó cả nước thành một khối “đồng tâm nhất trí” “cả nước góp sức” trong chống giặc giữ nước, giữ nhà là bài học vô giá mà nhà nước Lý - Trần - người chịu trách nhiệm trước lịch sử về vận mệnh của Tổ quốc, đã để lại cho các thế hệ mai sau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2