YOMEDIA
ADSENSE
Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _13
86
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC Nguyên sử cũng phải thừa nhận rằng, khi quân Nguyên - Mông tiến vào nước ta thì “người Giao Chỉ bèn bỏ nước trống không, chạy trốn bằng đường biển”, hoặc “người Giao Chỉ giấu hết thóc gạo rồi trốn đi...” khiến chủ tướng Thoát Hoan “.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _13
- Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG V KHOAN THƯ SỨC DÂN - THƯỢNG SÁCH GIỮ NƯỚC
- Nguyên sử cũng phải thừa nhận rằng, khi quân Nguyên - Mông tiến vào nước ta thì “người Giao Chỉ bèn bỏ nước trống không, chạy trốn bằng đường biển”, hoặc “người Giao Chỉ giấu hết thóc gạo rồi trốn đi...” khiến chủ tướng Thoát Hoan “... đem quân vào sâu (đất Việt - TG) mà không thấy một người nào...”. Đó là do nhân dân các làng xã thực hiện kế “thanh dã”, “bất hợp tác” với kẻ thù. Vì thế, quân giặc đã lâm vào cảnh “không có lương ăn”, buộc phải tổ chức các cuộc hành quân “tìm lương” trong các làng xã. Nhân dân ở khắp nơi đã liều chết chống lại các cuộc hành quân cướp bóc của quân Nguyên - Mông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư khi tổng kết cả ba lần kháng chiến cho biết cả nước chỉ trừ có hai hương Bàng Hà và Ba Điểm hàng giặc, còn hầu hết làng xã Đại Việt đều dựa vào lũy tre làng, anh dũng chiến đấu, chặn đứng và làm thất bại các cuộc hành quân của quân thù. Điển hình là dân làng Cổ Sở (xã Yên Sở) trong các năm 1258 và 1288, đã hai lần đánh bại sự cướp phá của quân Nguyên - Mông, bảo vệ làng xóm mình. Văn bia chùa Hương Phúc (1324) cũng phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân làng Uyên Duyên (Thanh Hóa) do viên đại toát (xã trưởng) Lê Mạnh chỉ huy đã đánh tan một đội quân của Toa Đô khi chúng tiến qua địa phận xã mình trong giai đoạn cuộc kháng chiến lần thứ hai. Mùa xuân năm 1285, nhân dân làng Xối Đông (xã Trung Đông, huyện Nam Ninh, Nam Hà) đã tổ chức ba đồn binh để đánh giặc và đã đánh tan một cánh quân của Ô Mã Nhi ở cầu Vô Tình khi chúng sang sông cướp phá. Năm 1288, nông dân tại Yên Hưng (Quảng Ninh) đã phối hợp với quân triều đình chống lại cuộc hành quân cướp lương của tướng Ô Mã Nhi sau khi đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị tiêu diệt. Dân làng Phả Lễ, Phục Lễ đã phục kích, tiêu diệt một đội quân của Ô Mã Nhi khi chúng vào cướp lương thực, gà vịt đem xuống thuyền. Nhân dân các địa phương đã hợp tác với quân triều đình để tiêu diệt từng bộ phận và phá tan âm mưu
- cướp lương thực tại chỗ của quân giặc. Trong tập Sử biên niên của Ba Tư, Rasít Utđin (1247 - 1318) đã viết về phong trào toàn dân chống quân giặc cướp bóc (1288) ở Đại Việt như sau: “... Bỗng nhiên từ biển, từ rừng, từ núi xuất hiện những đội quân nước đó (chỉ Đại Việt - TG) đánh tan đạo quân của Tu Gan (Thoát Hoan) đang lao vào cướp bóc...”. Trong khi đó, nhân dân lại tích cực giúp đỡ quân đội triều đình về mọi mặt. Đền thờ Vua Bà ở gần sông Bạch Đằng là đền thờ một phụ nữ đã mang lương thực ủng hộ quân đội và mách cho Hưng Đạo Vương ngày con nước của sông này. Có những thanh niên như Võ Nguyên ở làng Do Lễ (Tam Hưng, Thủy Nguyên, Hải Phòng) đang cày ruộng gặp đạo quân Trần đi qua đã xin phép mẹ già đi theo Hưng Dạo Vương đánh giặc, lập công... Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông, nhân dân các dân tộc nước ta đều kề vai sát cánh chiến đấu bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ? Hoạt động chiến đấu của nhân dân ở khắp nơi đã làm quân địch khiếp sợ. Những dội dân binh thời Trần đã đóng vai trò chiến lược của nó trong chiến tranh, những đội quân đó có mặt ở khắp các địa phương từ miền ngược đến miền xuôi, ngay trong lòng địch, phối hợp với quân triều đình trong quá trình chiến tranh, từng bước tiêu hao, làm suy yếu rồi phản công tiêu diệt và quét sạch quân thù. Các đội dân binh tiêu biểu như của Trần Thông, Nguyễn Lạp, Nguyễn Tuyền, Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Lĩnh, Lương Uất, Hà Tất Năng, Hà Đặc, Hà Chương, v.v. đã được lịch sử dân tộc mãi mãi ghi nhớ công lao của họ trong sự nghiệp đánh giặc giữ làng, giữ nước. Sự đóng góp lớn lao của nhân
- dân các làng xã là cơ sở của chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích, nguồn gốc sức mạnh của các cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông. Tính nhân dân trong cuộc chiến tranh chống xâm lược thế kỷ XIII còn thể hiện ở sự tham gia của tất cả các tầng lớp xã hội vào cuộc chiến đấu vì sống còn của dân tộc. Lực lượng chủ yếu tất nhiên là những người nông dân tự do ở các làng xã hay là những người nông dân lệ thuộc trong các thái ấp: nông nô và nô tỳ - đẳng cấp có địa vị thấp nhất xã hội bấy giờ đã có những cống hiến lớn lao vào cuộc kháng chiến. Những đội quân vương hầu mà lực lượng chủ yếu là nô tỳ cũng có tác dụng rất quan trọng. Phạm Ngũ Lão từ một gia nhân của Trần Quốc Tuấn đã có công lớn, trưởng thành trong chiến đấu và trở thành một vị tướng tài ba. Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Địa Lô là những gia nô của Trần Quốc Tuấn đã lập chiến công xuất sắc. Nguyễn Địa Lô, một tay cung giỏi đã bắt chết tên Việt gian Trần Kiện trên đường chạy sang Trung Quốc. Yết Kiêu, Dã Tượng trung thành và dũng cảm khiến Trần Quốc Tuấn cảm động nói: “Ôi, chim hồng hộc có thể bay cao được tất phải nhờ vào sáu trụ cánh, nếu không có thì cũng như chim thường thôi”. Vua Trần Nhân Tông mỗi lần ngự chơi ngoại thành gặp bọn nô tỳ đứng xem thì cho gọi họ lại hỏi: “mày là gia nô nhà ai?”. Khi về vua thường dặn các vệ sĩ của mình không được thét đuổi họ, vua nói: “Ngày thường thì bao nhiêu người hầu hạ xung quanh, đến khi nước nhà gặp hoạn nạn thì chỉ thấy có bọn ấy thôi”. Đó cũng là sự đánh giá của vua Trần Nhân Tông và Trần Quốc Tuấn về vai trò, công lao của tầng lớp nông nô, nô tỳ trong cuộc kháng chiến. Chiến thắng của cuộc chiến tranh nhân dân Đại Việt chống xâm lược hồi thế kỷ XIII là sự trả lời đanh thép trước câu hỏi đầy hách dịch của
- viên tướng Nguyên Ô Mã Nhi Bạt Đô năm 1285 với Đỗ Khắc Chung: “Bọ ngựa giám chống xe, liệu sẽ ra sao?”. Bản thân Ô Mã Nhi cùng với toàn bộ đoàn thuyền chiến hùng mạnh của nhà Nguyên đã vĩnh viễn không bao giờ trở về sau trận Bạch Đằng năm 1288. Vấn đề là tại sao một kẻ chinh phục hùng mạnh như đế quốc Nguyên - Mông đã từng chiến thắng ở khắp nơi lại bị thất bại thảm hại cả ba lần ở Đại Việt? Bởi vì khác với các nước ở Bắc Á và Đông Âu, khi đến Đại Việt, giặc Nguyên - Mông đã vấp phải một cuộc kháng chiến hoàn toàn khác lạ. Đó là một cuộc kháng chiến toàn diện, toàn dân đánh giặc dưới sự lãnh đạo tài tình của một bộ tham mưu thống nhất nhiều mưu lược. Vương quốc Khômexmơ ở Trung Á, nước Nga cũng như các nước Đông Âu khác, bán đảo Triều Tiên hay nước Kim và Nam Tống ở Trung Quốc đều lần lượt bị người Mông Cổ chinh phục. Không phải vì nhân dân ở các nước đó không anh dũng chiến đấu mà chủ yếu do những người đứng đầu các nhà nước phong kiến đều bất lực, không tập hợp và động viên được sức mạnh nhân dân. Ở Khômexmơ, vua Muhamét trước đó đã đi ngược lại nguyện vọng của dân chúng. Chế độ phong kiến ở Nga và Đông Á đang trong giai đoạn phân quyền, không có khả năng lãnh đạo nhân dân; nền thống trị ở nước Kim và Nam Tống đang lúc suy thoái, bị nhân dân chống đối liên tục. Những điều đó hoàn toàn khác với ở Đại Việt, lúc chế độ phong kiến tập quyền đang phát triển, giai cấp phong kiến thời Trần đang đóng vai trò lịch sử và đã có những biện pháp thích hợp nhằm động viên và đoàn kết toàn dân trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc. Sức mạnh của toàn dân đoàn kết là cội nguồn thắng lợi trong cuộc
- kháng chiến chống Nguyên - Mông. Sau chiến tranh, Trần Quốc Tuấn đã tổng kết rằng: “mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc tự bị bắt” và “hơn bốn năm qua, giặc sang đánh phá, từ nơi rừng núi đến ruộng đồng bị tàn phá hầu hết. Vậy mà nhân dân vẫn một lòng hướng về triều đình, xuất tài xuất lực, đi lính đóng thuế, làm nên một lực lượng mạnh cho triều đình chống giặc”. Chính ví thế ông đã đề nghị vua Trần Nhân Tông nới nhẹ sức dân, cứu tế và miễn thuế cho dân, nhất là đối với những nơi bị giặc tàn phá. Và cũng vì thế ông đã nhắc vua Trần Anh Tông “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”. Trên đây là những biểu hiện cụ thể về kết quả của những chính sách an dân tiến bộ thời Lý - Trần. Dương nhiên, với bản chất của nhà nước phong kiến, những tư tưởng tiến bộ trong kế sách “khoan thư sức dân” khó lòng mà thực hiện đẩy đủ. Khi giai cấp phong kiến đang đóng vai trò tích cực thì mối quan hệ giữa vua và tôi, giữa quý tộc và bình dân được duy trì tốt và phát huy tác dụng trong sự nghiệp giữ nước. Ngược lại, vào các giai đoạn cuối của mỗi triều đại, giai cấp thống trị sống xa rời dân chúng, đi ngược lại những tư tưởng tiến bộ trên. Đó chính là lúc vương triều đã suy đồi, đối lập với nhân dân và hậu quả là thế nước suy yếu. Cuối cùng hoặc họ bị nhân dân đấu tranh lật đổ hoặc bị thất bại trước họa xâm lăng. Điều này thể hiện rõ vào giai đoạn cuối thời Lý và cuối thời Trần. Trong phần tư nửa đầu thế kỷ XIII, vương triều Lý suy yếu. Kinh thành Thăng Long mấy lần bị đốt phá, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính quyền nhà Lý mất chỗ dựa từ dân. Đó là thời cơ để thế lực phong kiến họ Trần khống chế quyền chính rồi giành ngôi báu từ tay họ Lý. Đến cuối thế kỷ XIV, từ đời vua Trần Dụ Tông, triều Trần trở nên suy yếu. Nhân
- dân chống lại triều đình và tầng lớp quý tộc phong kiến. Chính quyền bất lực không đoàn kết được nhân dân chống lại các cuộc xâm lăng cướp phá của Chiêm Thành. Nền độc lập dân tộc bị đe dọa. Sự bất lực của vương triều lúc đó đã dẫn tới kết quả tất yếu là nhà Trần mất quyền lãnh đạo, triều Hồ thay thế triều Trần. Tóm lại, muốn ổn định đất nước, muốn cho thế nước được mạnh, đánh thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc thì giai cấp thống trị làm sao giữ được lòng dân, đoàn kết được toàn dân trên cơ sở những chính sách tiến bộ của mình. Khoan thư sức dân luôn luôn là thượng sách giữ nước. Tư tưởng và kế sách “khoan thư sức dân” thời Lý - Trần đã góp phần tăng cường thế mạnh đất nước, là cơ sở để nhà nước phong kiến huy động sức dân, tạo nên thắng lợi trong các cuộc phạt Tống, bình Chiêm và chống Nguyên - Mông xâm lược.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn