intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_24

Chia sẻ: Nguyen Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. Liền sau khi giặc rút quân, vua Lý Nhân Tông cử Lý Kế Nguyên đến biên giới bàn việc dâng biểu đòi lại đất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần_24

  1. Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC.
  2. Liền sau khi giặc rút quân, vua Lý Nhân Tông cử Lý Kế Nguyên đến biên giới bàn việc dâng biểu đòi lại đất. Trong biểu có phạm húy nhà Tống, Triệu Tiết lúc này vẫn lưu giữ Quế Châu và sung chức An phủ sứ Quảng Tây không nhận, đề nghị chữa lại và tâu về triều với gợi ý: “Người Giao sai tụi Lý Kế Nguyên tới biên giới cùng với quân ta bàn việc. Tôi muốn bảo quân ta lấy ấn tín triều đình mà hiểu dụ Càn Đức, ra lệnh cho y trả lại những nhân khẩu đã cướp, rồi triều đình sẽ cấp đất cho”1. Vua Tống bằng lòng. Đầu năm 1078, Vua Lý “sai Đào Tông Nguyên đem biếu nhà Tống năm con voi và xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, và những người các châu ấy bị bắt”2. Để đổi lại. vua Tống đòi tha số người bị bắt giữ trước đây. Năm 1079 vua Lý trả cho nhà Tống 221 người về nước bằng đường biển3. Nhà Tống trả lại đất Thuận Châu (tức là đất Quảng Nguyên)4. Để tiếp tục giành lại các vùng đất chưa đòi được, nhà Lý một mặt, cử sứ giả sang nhà Tống năm 1082 cống hai con voi, 100 chiếc sừng tê, ngà voi để xin đất5, mặt khác, năm 1083 lại cho quân tập trung dọc biên thùy gần châu Quy Hóa mà Tống sử chép “lấy cớ đi tầm nã Nùng Trí Cao”6. Năm 1084, vua Lý sai thị lang bộ binh Lê Văn Thịnh - người đỗ đầu khoa minh kinh bác học đầu tiên vào năm 1075 - tới trại Vĩnh Bình (Quảng Tây) cùng với Tả giang tuần kiểm ty nhà Tống là Thành Trạc hội bàn về việc cương giới7. Phái viên của nhà Tống chỉ trả lại đất đã chiếm giữ trong cuộc hành binh năm 1077. Những đất do tù trưởng dâng nộp từ trước không thuộc diện bàn trả. Lê Văn Thịnh đã biện luận: “Đất thì có chủ. Các viên coi giữ đất mang nộp và trốn đi thì đất ấy trở thành vật của chủ. Sự chủ giao cho mà tự lấy trộm đã
  3. không tha thứ được, mà trộm của hay tàng trữ thì pháp luật cũng không cho phép. Huống chi nay chúng lại mang đất trộm dâng để làm nhơ bẩn sử sách của nhà vua”8. Lê Văn Thịnh còn tỏ thái độ khiêm nhường, ông nói: “Kẻ bồi thần này không dám tranh giành”9. Tinh thần đó của phái bộ Đại Việt còn toát lên trong thư Văn Thịnh gửi cho Hùng Bản, một nho thần xuất thân tiến sĩ, coi giữ Quế Châu như sau: “Thành Trạc đã nói sẽ vạch địa giới ở phía nam 18 xứ sau này: Thương Điện, Hạ Lôi, Ôn Nhuận, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế Thành, Cống, Lục, Tần, Nhân, Động, Cảnh, Tư, Kỳ, Kỷ, Huyện và nói những xứ ấy đất thuộc Trung Quốc. Bồi thần tiểu tử này chỉ biết nghe mệnh, không dám cãi lại. Nhưng những đất ấy, mà họ Nùng đã nộp đều thuộc Quảng Nguyên. Nay may gặp thánh triều ban bố hàng vạn chính lệnh khoan hồng, sao lại chuộng những miếng đất đấy sỏi đá, lam chướng này mà không cho lại nước tôi, để giúp kẻ ngoại thần”10. Qua thương nghị ở Vĩnh Bình, nhà Tống trả lại cho Đại Việt “6 huyện 3 động”11. Đời Lý Nhân Tông đã nhiều lần đòi đất Vật Dương, Vật Ác nhưng nhà Tống không nghe12. Như vậy, trong buổi đầu phục hưng, nước Đại Việt đã phải đương đầu với đội quân xâm lược của nhà Tống. Nhà nước thời Lý đã kết hợp cả quân sự và ngoại giao để sớm chấm dứt chiến tranh, kiến tạo hòa bình. Tiếp theo sức mạnh vũ khí ở chiến trường là hoạt động đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo để bảo toàn lãnh thổ biên cương. Tuy nhiên, vẫn còn phần đất mà các thổ tù đã nộp cho nhà Tống từ trước không đòi lại được. Nhà Trần thay nhà Lý cầm quyền từ năm 1225. Với ngót hai thế kỷ hòa bình xây dựng (từ năm 1077 đến năm 1258), quốc gia Đại Việt đã đủ sức đánh tan ba cuộc xâm lược Nguyên Mông xảy ra trong vòng
  4. 30 năm trời (từ 1258 đến 1288). Lúc này, cho dù quân Nguyên Mông có mạnh nhưng thế và lực của Đại Việt đã vững vàng, do đó, không chỉ đuổi được giặc mà còn giữ vững được biên cương. Sử có cho biết vào năm 1345 đời Trần Dụ Tông, nhà Nguyên đã sai sứ giả Vương Sĩ Thành sang hỏi về cột đồng. Vua Trần sai Phạm Sư Mạnh đi biện bạch rồi cũng yên chuyện13. Chắc hẳn nhà nước thời Trần không quên việc tương tự đã xảy ra hơn 70 năm trước (năm 1272): Hốt Tất Liệt sai người sang hỏi về cột đồng Mã Viện, vua Trần Nhân Tông sai viên ngoại lang Lê Kính Phu đi hội khám, trả lời: “dựng lâu năm đã bị mai một, không còn tung tích gì nữa”14. Bấy giờ nhà Nguyên còn đang ở thế mạnh, giờ đây nhà Nguyên đã bước vào giai đoạn suy yếu, do đó, biên cương của Đại Việt cũng yên ổn. * ** Hoạt động đối ngoại của bất cứ một nhà nước nào, xét cho cùng đều thông qua mối quan hệ với các quốc gia hữu quan nhằm thực hiện có hiệu quả công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của mình. Để thực thi hoạt động đối ngoại có hiệu lực, trước hết tùy thuộc vào sự sáng suốt của nhà nước. Đó là “biết mình, biết người” là nhận thức đúng đắn các mối tương quan lực lượng, xác định lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc để đề ra được đường lối, chính sách đối ngoại đúng đắn đối với từng đối tượng trong từng trường hợp và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Chính sách đó được thể hiện thông qua biện pháp cụ thể với những hình thức linh hoạt, phong phú và đa dạng.
  5. Từ thế kỷ XI, nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho các nhà nước thời Lý - Trần đã khá rõ ràng. Đó là giữ vững nền độc lập dân tộc, khôi phục, xây dựng đất nước, tạo thế đứng cho quốc gia phát triển thịnh vượng. Vào các thế kỷ XI - XIV khu vực Động Nam Á lục địa đã trải qua nhiều biến động trước làn sóng thiên di của người Thái tràn về phía nam, trước sự tranh giành, phân chia lãnh thổ giữa các bộ tộc, các quốc gia đã và đang trên con đường xác lập. Trong bối cảnh đó, có quốc gia hưng thịnh, oanh liệt một thời để nhanh chóng rơi vào cảnh suy tàn như Chân Lạp - đế quốc Ăng Co, hoặc trải qua nhiều sóng gió để đi đến lập nước như Lạng Xạng (Lào), Sukhôthai (Thái) hoặc bị thôn tính, sáp nhập hoàn toàn như Đại Lý ... Trong khi đó quốc gia Đại Việt có lịch sử dựng nước lâu đời, từng trải qua thăng trầm, đang bước vào thời ky phục hưng trong thế bị kẹp vào giữa hai quốc gia mạnh yếu. rộng hẹp khác nhau, nhưng đều có lịch sử dựng nước từ một đến nhiều thiên niên kỷ trước và có quan hệ không mấy êm đẹp. Trước tình thế bất lợi của nhà Trần, vào những thập kỷ cuối của thế kỷ XIV, Trần Nguyên Đán khuyên vua nhường để mong được yên15. Trong mối quan hệ khu vực, láng giềng như trên, các nhà nước Lý - Trần không chỉ biết mình mà còn biết khá rõ về người, do đó tỏ ra sáng suốt, linh hoạt trong đối ngoại. Lịch sử đã chứng minh trong suốt bốn thế kỷ, nhà nước Lý - Trần đã động viên nhân dân cầm vũ khí chiến đấu anh dũng đánh thắng mọi cuộc xâm lăng từ hai phía bắc, nam để đất nước Đại Việt tồn tại vững mạnh trong khu vực. Trên cơ sở sức mạnh kiên cường đó, nhà nước thời Lý - Trần có một chính sách đối ngoại khôn ngoan đối với từng
  6. đối tượng: mềm dẻo, nhún nhường có điều kiện và kiên quyết đối với Trung Hoa, vừa linh hoạt vừa cứng rắn với Chiêm Thành. Sự kết hợp giữa sức mạnh của vũ khí với chính sách đối ngoại đó đã bảo đảm thế chủ động của Đại Việt trong cuộc cạnh tranh mất còn theo quy luật “mạnh được yếu thua” giữa các quốc gia đang diễn ra trong khu vực trong thời đại phong kiến. Bảo vệ được độc lập tự chủ, giữ vững biên cương phía bắc, đẩy lùi Chiêm Thành về phía nam là sức mạnh của Đại Việt thời Lý - Trần, trong đó, hoạt động đối ngoại góp phần không nhỏ. Thời đại đặt ra những vấn đề và được giải quyết theo những quy luật của thời đại đó, hoạt động đối ngoại của nhà nước Lý - Trần là sản phẩm lịch sử chịu sự chi phối và quy định của lịch sử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2