intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kẻ thù của thận và mắt

Chia sẻ: Nguquai Nguquai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

117
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận và làm giảm thị lực. Tuy nhiên còn có những nguyên nhân khác gây suy thận thì thị lực vẫn có nguy cơ bị giảm. Điều nguy hiểm là đái tháo đường và tăng huyết áp không có những triệu chứng rõ rệt nên không được phát hiện sớm, không được chữa trị kịp thời, nên càng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho thận và mắt. Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp đã phá hủy thận và mắt như...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kẻ thù của thận và mắt

  1. Kẻ thù của thận và mắt Hai bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận và làm giảm thị lực. Tuy nhiên còn có những nguyên nhân khác gây suy thận thì thị lực vẫn có nguy cơ bị giảm. Điều nguy hiểm là đái tháo đường và tăng huyết áp không có những triệu chứng rõ rệt nên không được phát hiện sớm, không được chữa trị kịp thời, nên càng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho thận và mắt.
  2. Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp đã phá hủy thận và mắt như thế nào? Bong và rách võng mạc. - Đái tháo đường có thể phá hủy thận, gọi là bệnh thận do đái tháo đường. Lượng đường tích tụ trong cơ thể có thể phá hủy các mạch máu, kể cả các mạch máu ở thận. Mức đường trong máu càng cao thì lượng máu chảy qua thận càng nhiều, làm các mạch máu vốn đã mảnh nay phải tăng cường hoạt động và gây tăng huyết áp. Thận bị tổn thương sẽ không có khả năng loại bỏ các chất độc hại và nước dư thừa, những chất độc hại này vẫn được giữ trong máu sẽ tích tụ ngày một nhiều làm quá trình phá hủy mạnh thêm, hậu quả là thận sẽ bị hỏng hoàn toàn. Vì suy thận ở bệnh nhân đái tháo đường xuất hiện dần dần, bệnh nhân có thể không nhận thấy các triệu chứng, chỉ đến khi thận bắt đầu suy mới nhận ra. - Tăng huyết áp cũng có thể phá hủy thận: Xơ hóa mạch máu thận là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh thận mạn tính tiến triển. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy mô đệm xơ hóa và angiotensin II đóng vai trò trung tâm trong bệnh thận. Nếu kích hoạt hệ rennin-angiotensin-aldosteron sẽ gây nên tăng huyết áp hệ thống và tăng áp lực trong cầu thận làm ảnh hưởng huyết động tới nội mạc mạch máu và tiểu cầu thận. Angiotensin II có vai trò đa dạng và ảnh hưởng của cơ chế tác dụng ngược gây viêm và xơ hóa nhu mô thận. Trường hợp tăng huyết áp do đái tháo đường cần kiểm tra microalbumin niệu. Những bệnh
  3. nhân suy thận giai đoạn cuối do tăng huyết áp thường dẫn đến phì đại thất trái và bị bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim. Thận suy lại làm tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng cao sẽ phá hủy các mạch máu ở trong thận, thận không thể loại bỏ các chất độc hại và nước dư thừa nữa, lượng nước dư thừa lại làm cho huyết áp có thể tăng cao hơn nữa. Nếu thận sản xuất ra quá nhiều enzym, renin, huyết áp sẽ tiếp tục tăng cao. Dần dần, huyết áp cao sẽ làm cho các mạch máu trong thận trở nên nhỏ hơn và yếu đi, làm cho lượng máu cung cấp đến thận giảm và chức năng thận cũng giảm theo, hậu quả cuối cùng dẫn đến suy thận. Như vậy, đồng thời với suy thận là quá trình giảm thị lực. Mặt khác, bệnh thận cũng làm tăng huyết áp và giảm thị lực. Những bệnh về mắt phổ biến ở bệnh nhân suy thận là: bệnh về võng mạc, bệnh đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp. Bệnh võng mạc Bệnh tăng huyết áp và tiểu đường làm cho những mạch máu nhỏ trong mắt bị tổn thương gây nên bệnh võng mạc. Khi nguyên nhân gây bệnh do đái tháo đường, thì gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường. Đái tháo đường làm mức đường huyết tăng cao, mức đường huyết cao có thể phá hủy những mạch máu nhỏ trong thận và trong mắt. Tăng huyết áp làm căng quá mức thành mạch máu, dẫn đến bị đứt hoặc vỡ thành mạch. Hai bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường đều gây tổn
  4. thương võng mạc một cách âm thầm, bệnh nhân thường không cảm thấy các triệu chứng và chỉ biết khi đã bị tổn thương. Khi những mạch máu của võng mạc bị tổn thương, chúng trở nên yếu và có thể bị vỡ làm cho máu sẽ rò rỉ vào thủy tinh thể dẫn đến thủy tinh thể bị mờ đục và chặn ánh sáng nhận từ võng mạc. Tuy những mạch máu bị phá hủy sẽ được thay thế bởi các mạch máu mới, nhưng các mạch máu mới cũng lại quá yếu và có thể bị vỡ. Do càng nhiều máu rò rỉ vào thủy tinh thể, nên càng ít ánh sáng đến được võng mạc. Có khi những tổn thương mạch máu này đã thành sẹo, các mô sẹo này có thể rơi vào tròng đen của mắt, mang theo cả võng mạc, gọi là bong võng mạc. Nếu đã bong võng mạc thì thị lực giảm rất nhiều, thậm chí có thể bị mù. Đục thủy tinh thể Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể rất cao, do mức đường huyết cao phản ứng với protein trong mắt và tạo thành một sản phẩm phụ ở trong thủy tinh thể và gây đục thủy tinh thể. Tăng nhãn áp
  5. Tăng huyết áp đồng thời cũng tăng nhãn áp. Khi nhãn áp tăng cao, thần kinh thị giác có thể bị phá hủy dẫn đến mất một phần hoặc hoàn toàn thị lực. Tăng nhãn áp là do thủy dịch không thoát ra bình thường gây áp lực tác động lên mạch máu làm giảm sự cung cấp ôxy và dinh dưỡng cho thần kinh thị giác, dần dần các dây thần kinh thị giác bị phá hủy gây mất thị lực. Cần làm gì để phòng và phát hiện bệnh sớm? Nên khám và kiểm tra mắt định kỳ, đối với bệnh nhân đái tháo đường nên đi khám mắt 6 tháng một lần. Khám kiểm tra mức đường huyết hay huyết áp ở mức bình thường. Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống thuốc đúng liều, tập thể dục đều đặn và ăn kiêng theo bệnh. Nếu thấy có biểu hiện bất thường như: nhìn mờ, nhìn một thành hai hay nhìn có bóng; thấy đau ở một hay cả 2 mắt, ánh sáng nhấp nháy, hoa mắt, thấy các điểm đen nên đi khám bệnh ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2