intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kén việc - người trẻ đang “giết” dần cơ hội

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

94
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không chán nản vì chịu cảnh thất nghiệp dài dài, trái lại, một số người trẻ có cơ hội nhưng vẫn thẳng thừng từ chối đón nhận nó vì cảm thấy công việc chưa tương xứng với bản thân. Có hay không một phần của nghịch lý “thừa thiếu” trên thị trường lao động nước ta hiện nay xuất phát từ xu hướng “kén việc” của ngưởi trẻ. Cầm tấm bằng loại giỏi ra trường, Hà vẫn ung dung nằm nhà trong khi đám bạn cùng khóa vất vả ngược xuôi mong nhanh chóng có được một công việc ổn định...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kén việc - người trẻ đang “giết” dần cơ hội

  1. Kén việc - người trẻ đang “giết” dần cơ hội Không chán nản vì chịu cảnh thất nghiệp dài dài, trái lại, một số người trẻ có cơ hội nhưng vẫn thẳng thừng từ chối đón nhận nó vì cảm thấy công việc chưa tương xứng với bản thân. Có hay không một phần của nghịch lý “thừa thiếu” trên thị trường lao động nước ta hiện nay xuất phát từ xu hướng “kén việc” của ngưởi trẻ. Cầm tấm bằng loại giỏi ra trường, Hà vẫn ung dung nằm nhà trong khi đám bạn cùng khóa vất vả ngược xuôi mong nhanh chóng có được một công việc ổn định nuôi thân, đỡ khoản gánh vác cho gia đình. Lí do cho việc “nhàn hạ” của Hà nghe qua có vẻ hợp lý: “Đã mất công tìm việc thì phải chọn những công việc đúng tầm của mình mà làm, cứ thấy đâu có tuyển dụng mà hăng hái nộp hồ sơ thì nếu có được vào làm thật sau này cũng cảm thấy hối tiếc”. Thế nhưng lướt mạng, đọc báo, nghe người quen mách bảo, Hà vẫn tỏ ra dửng dưng với các thông tin tuyển dụng. Công ty nào cô cũng chê “tầm thường quá”, vị trí nào cô cũng chê không xứng với cái bằng của mình. Rồi Hà lại tiếp tục chờ đợi trong khi bạn bè đã yên vị với các công việc của mình. Cũng như Hà, Mạnh Quân, trở về nước sau những năm tháng du học bên Anh. Bố mẹ Quân tưởng rằng cậu quý tử sẽ nhanh chóng tìm việc để “trả nợ” chi phí học hành đắt đỏ bên trời Tây nhưng trái lại, Quân không mảy may đến chuyện xin việc khiến cả hai ông bà như ngồi trên đống lửa. Sáng sáng, cậu đi uống cà phê, tán gẫu với bạn bè, về nhà là đóng kín cửa, tuyệt nhiên không hề đả động đến chuyện đi làm cho công ty này, công ty nọ. Bố mẹ nhắc nhở, Quân hào hứng: “Mình đi du
  2. học về phải kiếm được công việc nào đó thu nhập phải tính bằng nghìn đô thì mới mong vớt vát được chứ. Đi làm mấy cái việc nhàn nhàn ai cũng làm được, lương thấp lè tè thì chịu sao nổi”. Nói vậy, Quân nghĩ mình sẽ tìm được công việc như mong muốn mà thôi. Bạn bè cùng cánh du học như Quân, đứa nào cũng cho làm thế là đúng. Quen thói “chảnh”, kén cá chọn canh trong tất cả mọi việc, Hằng áp dụng cả cái thói quen ấy khi kiếm việc làm cho mình. Đến công ty này thấy phòng làm việc không ưng ý, Hằng bỏ đi không một lời từ biệt. Đến cơ quan nọ thấy mình chưa được trọng dụng mấy, Hằng cũng nhanh chóng ra đi. Cứ thế, ch ưa nơi nào có thể giữ Hằng quá mấy tháng. “Kén” chọn mãi, giờ Hằng yên vị tại một công ty xuất nhập khẩu nhưng ai cũng biết Hằng vẫn chưa hẳn đã hài lòng ở vị trí đang là mơ ước nhiều người như vậy. Kén việc đang được xem là xu hướng mới nở rộ trên thị trường lao động nước ta, khá phổ biến ở những người trẻ. Lẽ đơn giản là trong thời buổi kinh tế hội nhập và cạnh tranh, họ có quá nhiều sự lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Tâm lý này nặng hơn ở tầng lớp sinh viên, người lao động có tay nghề. Với những người này, tiếp thị, bán hàng, giao hàng…chưa bao giờ được nghĩ đến dù họ đang trong tình cảnh thất nghiệp. Thậm chí, sinh viên chưa ra trường đi làm thêm cũng tránh xa những nghề được coi là chưa xứng với tầm của họ. Thiết nghĩ, người trẻ hiện nay có quyền kén việc. Hàng trăm trang web tuyển dụng tràn lan trên mạng, các trung tâm giới thiệu và tư vấn việc làm mọc lên như nấm sau mưa, những công ty săn đầu người hứa hẹn hàng nghìn cơ hội việc làm … người trẻ vì thế ngày càng có nhiều yêu cầu hơn đối với công việc mà họ sẽ làm. Tuy nhiên, đằng sau đó còn cả những hệ lụy mà ít người chưa trải qua sẽ khó có thể biết đến. Nhiều người trẻ nóng vội đốt cháy giai đoạn, xem thăng tiến chỉ là chuyện ngày một ngày hai chứ không nghĩ rằng đó là một quá trình lâu dài và bạn
  3. sẽ phải mất khá nhiều thời gian cũng như công sức để leo dần lên, từng nấc thang một. Chưa kể một số công ty, doanh nghiệp tuyển người và bố trí công việc không hẳn là dựa trên năng lực, trình độ chuyên môn của ứng viên mà còn dựa trên kinh nghiệm người đó đã từng trải qua như kỹ năng tổ chức, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, những mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp… Người trẻ lấy đâu ra kinh nghiệm khi chưa trải qua hoặc làm hời hợt ở những vị trí khác trước đó? Nhiều chuyên gia tuyển dụng cho rằng với những người trẻ, kén việc đôi khi bất lợi nhiều hơn là có lợi. Hãy xem mỗi công việc là một cơ hội thử thách, kén việc chỉ khiến bạn mất thời gian và “nhảy việc” dài dài mà thôi. Trong thực tế hiện nay điều kiện thị trường lao động khá khó khăn, việc làm trái ngành nghề đào tạo, hay những công việc chưa phù hợp với sở thích, mong muốn cũng là một cách để người trẻ tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị cho những bước tiến tiếp theo trong sự nghiệp. Đó là chưa kể không ít người còn hơi “ảo tưởng” về năng lực của mình mà “mộng” về những thứ có vẻ vượt quá khả năng. Các chuyên gia còn đưa ra lời khuyên là hãy tạm bằng lòng trong một thời gian và cần nhìn vào thực tế một chút.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0