KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET - 4
lượt xem 35
download
Mặt khác, trong khuôn khổ DiffServ không có khả năng điều khiển các lỗi đường kết nối. Ví như trong miền DiffServ, một đường kết nối mang lưu lượng EF bị đứt kết nối, thì sẽ không có cách nào cung cấp đường kết nối thay thế để đảm bảo mất gói tối thiểu nhất. Hơn thế nữa, trong Diffserv không cung cấp bất kỳ kỹ thuật lưu lượng nào, điều đó có nghĩa là sẽ có những đường kết nối thì quá tải, trong lúc các đường khác có thể không được sử dụng. Điều này đặt ra...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET - 4
- Mặt khác, trong khuôn khổ DiffServ không có khả năng điều khiển các lỗi đường kết nối. Ví như trong miền DiffServ, một đường kết nối mang lưu lượng EF bị đứt kết nối, th ì sẽ không có cách nào cung cấp đường kết nối thay thế để đảm bảo mất gói tối thiểu nhất. Hơn thế nữa, trong Diffserv không cung cấp bất kỳ kỹ thuật lưu lượng nào, điều đó có nghĩa là sẽ có những đường kết nối thì quá tải, trong lúc các đường khác có thể không được sử dụng. Điều này đặt ra thử thách cho các nhà cung cấp dịch vụ làm sao khai thác được các ưu điểm của DiffServ mà vẫn khắc phục được những hạn chế của nó. 1.5 Những tồn tại của mạng IP trong việc phát hiện lỗi và tái định tuyến lưu lượng Lưu lượng đi trong mạng không phải lúc nào cũng suôn sẻ, việc kết nối bị lỗi có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào. Mạng IP có thể cung cấp cơ chế phát hiện lỗi và tái định tuyến lưu lượng bên trong mạng như sau: - Node sẽ phát hiện đường kết nối hỏng - Sau đó sẽ tính toán và tìm đường dẫn thay thế - Node trước đường liên kết hỏng sẽ phát (flood) các thông báo lỗi đường truyền đến các node còn lại - Tất các cả node sẽ tính lại đường đi và cập nhật bảng thông tin định tuyến FIB (Forwarding Information Base). Vấn đề tồn tại ở đây chính là thời gian cập nhật bảng FIB: thời gian hội tụ (convegence) và thời gian truyền tại mỗi node là khác nhau dẫn đến thông tin trên
- bảng FIB sai lệch. Kết quả sẽ xảy ra hiện tượng vòng lặp trong mạng. Cụ thể như sau: Hình 1.12 Tái định tuyến trong mạng IP IP sử dụng thuật toán SPF (shortest Path First) để tính đường ngắn nhất cho lưu lượng ( từ A-B-C –E-F). Khi có sự cố link xảy ra giữa C và E, C sẽ định tuyến lưu lượng quay trở lại B, trong khi B chưa hội tụ đầy đủ , bảng FIB của B chưa cập nhật hoàn toàn nên vẫn cứ đẩy gói đến C. Do đó sẽ xảy ra vòng lặp giữa B và C. Khi link khôi phục lại, có thể lúc đó B vẫn chưa hội tụ kịp thời, bảng FIB cập nhật thông tin trạng thái lúc đ ường liên kết lúc lỗi. Do đó khi lưu lượng đến B sẽ được định tuyến quay trở lại A trong khi lưu lượng từ A vẫn gởi đến B. Vòng lặp lại xảy ra tại A và B. Một vấn đề khác, khi C tính toán lại đường thay thế tức là lưu lượng sẽ đi từ A-B-C-D-E-F. Lúc này để tránh xảy ra hiện tượng vòng lặp tại các router A, B, C sẽ được thiết lập thời gian giữ (hold down) để đảm bảo mạng hội tụ đầy đủ. Nếu không thiết lập thời gian này, hiện tượng vòng lặp có thể xảy ra Đây chính là nhược điểm lớn nhất của IP, khi sử dụng DiffServ trong mạng IP sẽ không đảm bảo được chất lượng dịch vụ đã ký kết với khách hàng..
- 1.6 Kết luận Việc cung cấp và đảm bảo chất lượng dịch vụ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp. Do đó khi thực thi DiffServ trong mạng IP, với những ưu điểm của nó có thể mang lại chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng theo đúng hợp đồng thỏa thuận, nhưng với khả năng tái định tuyến của IP không thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Để khắc phục nhược điểm này, việc tìm ra công nghệ mới với cơ chế khôi phục nhanh là mục tiêu đặt lên hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ. Chương 2 sẽ đi vào tìm hiểu mạng MPLS, kỹ thuật lưu lượng và một số mô hình khôi phục đường dẫn. Chương 3 Sự kết hợp giữa DiffServ và MPLS 3.1 Giới thiệu MPLS và DiffServ có những điểm khá tương đồng. Cả 2 kiểu đều tập hợp các lưu lượng tại biên và xử lý tại lõi, chúng đều có khả năng mở rộng. MPLS đưa ra một số lợi thế để phục vụ các nhà cung cấp mạng. Tuy nhiên nó không có khả năng cung cấp các cấp độ dịch vụ phân biệt trên cùng 1 luồng lưu lượng. Do đó, MPLS và DiffServ là sự kết hợp hoàn hảo, chúng có thể kết hợp để khai thác điểm mạnh của mỗi công nghệ, đồng thời khắc phục những điểm yếu của nhau. Sự kết
- hợp giữa MPLS và DiffServ nhằm mục đích lớn nhất là khả thi chất lượng dịch vụ điểm- điểm. 3.2 Sự kết hợp giữa MPLS và DiffServ DiffServ hay MPLS có thể được sử dụng để đưa ra một số dịch vụ với QoS khác nhau. Bất kỳ sơ đồ định tuyến nào có thể được sử dụng trong mạng DiffServ và các cấp độ dịch vụ khác nhau tùy vào mỗi khách hàng, nó phụ thuộc vào các điểm mã (code point) khác nhau được gắn vào các gói tin tại các nút DiffServ. Các mạng MPLS có thể được cấu hình để đưa ra các chất lượng dịch vụ khác nhau đến các đường dẫn khác nhau xuyên suốt qua mạng. Nếu cả hai công nghệ được kết hợp, khi đó các đề xuất dịch vụ DiffServ chuẩn hóa được đưa ra và MPLS có thể dễ dàng điều khiển theo cách mà các dịch vụ này thực thi. Việc điều khiển này có nghĩa là các dịch vụ được đề xuất sẽ được phục vụ theo các thôn g số QoS đã được định nghĩa trước đó [4] 3.2.1 DiffServ hỗ trợ MPLS MPLS chỉ phục vụ cho các dịch vụ lớp 3 và không định nghĩa một kiến trúc QoS mới. Vì thế DiffServ có thể hỗ trợ cho MPLS bằng cách cung cấp kiến trúc QoS cho các mạng MPLS [4]. MPLS là cơ chế kết nối có hướng, khi được sử dụng trong các mạng đường trục, nó có thể được nâng cấp cho các vấn đề mở rộng, đặc biệt với RSVP - TE. Việc kết hợp MPLS và DiffServ nâng cấp các mạng không đảm bảo điều kiện trên mỗi luồng trong các router lõi. Chỉ có điều kiện trên mỗi LSP mới được đảm bảo. Nếu không sử dụng DiffServ m à sử dung IntServ trong
- mạng MPLS (khi được đề nghị trong bản dự thảo mới) th ì chỉ tốn phí để đảm bảo điều kiện trên mỗi luồng và trên mỗi LSP. Với việc tổ hợp LSP có thể làm giảm số lượng LSP DiffServ có thể cung cấp các dịch vụ khác nhau trên mỗi luồng lưu lượng. Lược đồ lưu lượng hợp nhất của DiffServ không chỉ làm giảm phí tổn điều kiện luồng mà còn tăng khả năng thực thi của MPLS trong việc giảm bớt số nhãn được quản lí. 3.2.2 MPLS hỗ trợ DiffServ Khi các lỗi kết nối xảy ra, đặc tính tái địn h tuyến nhanh của MPLS có thể hỗ trợ MPLS trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ. Dĩ nhiên việc các đường kết nối bị đứt liên kết thì không xảy ra thường xuyên hàng ngày trong các mạng đường trục MPLS cung cấp kỹ thuật lưu lượng cho DiffServ. Có thể h ình dung các đường dẫn khác nhau cho các nhóm PHBs khác nhau, lấn chiếm tài nguyên hay các cấp độ bảo vệ khác nhau cho các PHBs khác nhau….. Khi muốn sử dụng DiffServ trong mạng không đồng nhất về các môi trường lớp kết nối, ví dụ như trong các mạng ATM thì MPLS vẫn là sự lựa chọn hàng đầu. 3.2.3 Các đặc tính khác so với IP DiffServ Khi so sánh với mạng IP DiffServ thì về cơ bản mạng MPLS-DiffServ vẫn không khác gì mấy. Các thành phần chức năng như bảng thỏa thuận điều hòa lưu lượng TCA, PHB vẫn không thay đổi. Các router tại biên vẫn thực hiện các chức
- năng phân lớp (classification), đánh dấu (marking), chính sách (policing) và định dạng (shaping). Đồng thời các chức năng quản lý bộ đệm cũng nh ư lập lịch gói tin đi trong mạng theo thực thi PHB vẫn giữ nguyên. Điểm khác ở đây chính là cấu trúc của node MPLS và việc chuyển tiếp gói tin , do đó nó kéo theo một số thực thi DiffServ khác so với mạng IP Hình 3.1 Minh họa ánh xạ trường Prec/DSCP đến EXP Các router LSR chuyển tiếp chỉ dựa vào header MPLS và trường mở rộng EXP, do đó LSR không nhìn thấy trực tiếp trường Prec/DSCP trên header IP. Vì thế các thông tin DiffServ phải đ ược chuyển vào trong MPLS header được mô tả như hình 3.1. Vấn đề đặt ra ở đây là trường DSCP là trường 6bit trong khi trường EXP của nhãn chèn MPLS lại chỉ có 3 bit. Làm thế nào để ánh xạ từ DSCP sang EXP? Bảng 3.1 sẽ mô tả việc ánh xạ giữa DSCP và EXP
- Bảng 3.1 Mô tả việc ánh xạ giữa trường DSCP và EXP 3.2.4 Các dạng đường dẫn LSP trong MPLS-DiffServ MPLS-DiffServ định nghĩa 2 dạng LSP với các đặc tính và cách thức hoạt động khác nhau. Dạng thứ nhất là đường dẫn chuyển mạch nhãn có lớp được suy ra từ trường mở rộng E-LSP (EXP-inferred-class LSP) có thể vận chuyển nhiều lớp lưu lượng đồng thời. Dạng thứ 2 là LSP có lớp được suy ra từ nhãn L-LSP (Label-inferred-class LSP) chỉ vận chuyển duy nhất 1 lớp lưu lượng. Chúng phụ thuộc vào nhiều cơ chế khác nhau để mã hóa, đánh dấu DiffServ cho các gói tin. Các dạng LSP này yêu cầu các cách thức báo hiệu khác nhau và việc mã hóa DSCP cũng khác nhau, đây là 2 lĩnh vực quan trọng làm cho MPLS DiffServ khác với các đặc tính ban đầu. 3.2.4.1 E-LSP MPLS DiffServ định nghĩa E-LSP như một dạng của LSP mà có thể mang nhiều lớp lưu lượng đồng thời. Các router chuyển mạch nh ãn LSR sử dụng trường
- EXP trong header chèn để suy ra PHB mà gói tin yêu cầu. Như hình 3.1 trường EXP chứa 3 bit, do đó một đ ường E-LSP có thể hỗ trợ 8 lớp dịch vụ, nó có thể mang nhiều hơn nếu các lớp sử dụng nhiều lớp con (ví dụ AF1 có thể sử dụng 2 hay 3 lớp con). Hơn thế nữa, chúng cũng không định nghĩa bất kỳ cấu trúc n ào trên trường 3 bit. Các LSR có thể thiết lập E-LSP với việc dự trữ băng thông [7]. Hình 3.2 Ánh xạ giữa IP header với MPLS shim header cho đường E-LSP Miền MPLS C A D B EF AF1 AF2 Hình 3.3 Mạng MPLS sử dụng E-LSP
- Hình 3.2 biểu diễn một mạng sử dụng các đường E-LSPs. Trong trường hợp này có 2 đường E-LSP giữa 2 node A và D. Mạng hỗ trợ 3 lớp dịch vụ : EF, AF1 và AF2. Đường E-LSP đầu tiên mang lưu lượng EF, đường LSP thứ 2 mang tổng hợp cả 3 lớp dịch vụ. Theo các nguyên tắc của E-LSP, tất cả các node thực thi PHB đều dựa trên giá trị trường EXP của gói tin. Chú ý rằng, một số lưu lượng EF đi theo một đường E-LSP, trong khi một số lại đi theo đường khác. Node A có thể chia nhỏ lưu lượng EF và node C chỉ việc phục vụ lưu lượng EF đó mà không cần phải quan tâm đến việc LSP nào mang lưu lượng EF. MPLS DiffServ định nghĩa các cơ chế báo hiệu ánh xạ cho E-LSP giữa các giá trị EXP và PHBs. Một LSR kết hợp các ánh xạ từ EXP đến PHB cho các nh ãn đầu vào và các ánh xạ PHB đến EXP cho các nhãn đầu ra. Việc báo hiệu là ngẫu nhiên và chiếm giữ vị trí khi thiết lập LSP, khi đó việc ánh xạ giữa các giá trị EXP và PHB sẽ được sử dụng 3.2.4.2 L-LSP MPLS DiffServ định nghĩa L-LSP là một dạng LPS mà chỉ có thể vận chuyển du y nhất 1 lớp lưu lượng. Các router LSR suy ra lớp dịch vụ được kết hợp cùng với nhãn của gói tin từ đó xác định chính xác PHB. Các LSR sẽ cập nhật sự kết hợp giữa các nhãn L-LSP và các lớp trong suốt quá trình thiết lập LSP. Việc báo hiệu sẽ chỉ định đường LSP như một L-LSP và định rõ lớp dịch vụ mà L-LSP
- sẽ vận chuyển. Giống như E-LSP, các LSR sẽ thiết lập L-LSP bởi việc dự trữ băng thông [6] Hình 3.4 Ánh xạ giữa IP header và MPLS shim header cho đường L-LSP Hình 3.4 minh họa một mạng MPLS sử dụng các đường L-LSPs. Trong trường hợp này sẽ có 4 đường L-LSP giữa node A và D. Mạng sử dụng 3 lớp dịch vụ EF, AF1 và AF2. Đường L-LSP đầu tiên sẽ mang lưu lượng AF2, đường 2 và 3 mang lưu lượng EF và đường cuối cùng mang lưu lượng AF1. Chú ý rằng node A đã chia nhỏ lưu lượng EF trên 2 đường L-LSP. Node C sẽ nhận ra dạng lưu lượng EF bằng cách sử dụng các nh ãn và phục vụ lưu lượng này mà không cần phải xem xét LSP nào đã mang nó ( có nghĩa là node sẽ không cung cấp PHB trên mỗi L- LSP mà trên mỗi lớp dịch vụ).
- Miền MPLS C A D B EF AF1 AF2 Hình 3.5 Mạng MPLS sử dụng L-LSPs Việc sử dụng E-LSP và L-LSP trong cùng mạng MPLS sẽ không loại trừ lẫn nhau. Các LSR sẽ đảm bảo nội dung của nh ãn DiffServ. Nội dung này chính là loại đường dẫn LSP (E-LSP hay L-LSP), các đối xử PHBs mà LSP hỗ trợ và ánh xạ giữa việc đóng gói tin với một PHB. Đối với các nh ãn đầu vào, việc ánh xạ sẽ chỉ ra các LSR có suy ra PHB như thế nào. Đối với các nhãn đầu ra, việc ánh xạ sẽ chỉ ra làm thế nào LSR mã hóa PHB [6] Hình 3.5 minh họa một mạng MPLS sử dụng đồng thời cả L-LSP và E- LSP. Trong ví dụ này, sẽ có 2 đường E-LSP giữa 2 node D và E và 2 đường L- LSP giữa 2 node A và D. Với mạng sử dụng 3 lớp dịch vụ:EF, AF1 và AF2. Node C sẽ vận chuyển cả 2 đường E-LSP và L-LSP. Node này sử dụng nội dung của nhãn DiffServ để xác định dạng đường dẫn LSP và ánh xạ chính xác đến PHB từ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET - 3
11 p | 110 | 31
-
KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET - 2
11 p | 99 | 30
-
KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET - 6
11 p | 104 | 27
-
KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET -5
11 p | 111 | 26
-
KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET - 7
11 p | 112 | 26
-
KẾT HỢP DIFFSERV VÀ MPLS TRONG VIỆC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ INTERNET - 1
11 p | 108 | 24
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn