Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Kết hợp sản xuất ngô và lợn: Bài học nâng cao sinh kế cho hộ<br />
nuôi lợn và cải thiện việc sử dụng đất của các hộ trồng ngô<br />
<br />
Isabelle Baltenweck1, Nguyễn Thị Thịnh1, Nguyễn Thị Dương Nga2, Phạm<br />
Văn Hùng2, Nguyễn Hữu Nhuần2, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Ma. Lucila<br />
Lapar1 và Nils Teufel1<br />
<br />
Cơ quan<br />
1<br />
Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, Nairobi, Kenya.<br />
2<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
Tác giả đại diện<br />
i.baltenweck@cgiar.org<br />
<br />
Từ khóa<br />
Sinh kế nông thôn, tác động qua lại giữa trồng trọt – chăn nuôi, thể chế<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Nuôi lợn có thể tạo cơ hội đáng kể cải thiện sinh kế cho nhiều hộ gia đình<br />
tại vùng Tây bắc Việt Nam, một trong những khu vực vùng xa và nghèo<br />
181<br />
nhất của Việt Nam (Huyen và cộng sự, 2016). Theo truyền thống, chăn<br />
nuôi lợn là một phần quan trọng trong hệ thống nông nghiệp của khu vực<br />
này, được chăn thả tự nhiên, ăn lá rau rừng và ăn các sản phẩm dư thừa<br />
sau thu hoạch tạo ra sản phẩm với chi phí thấp và chất lượng được cho<br />
là cao. Trong những năm gần đây, các hệ thống chăn nuôi thâm canh đã<br />
phát triển với việc áp dụng các giống lợn mới và các giống ngô lai làm thức<br />
ăn gia súc. Điều này dẫn tới ngô trở thành cây trồng chiếm ưu thế tại vùng<br />
cao, được trồng trên sườn đồi và độc canh, dẫn đến sói mòn đất đáng<br />
kể cũng như suy giảm chất màu trong đất (Nguyễn và cộng sự, 2016).<br />
Nghiên cứu này nhằm xác định những rào cản và cơ hội chính trong việc<br />
lồng ghép chăn nuôi lợn với canh tác ngô cải tiến nhằm cải thiện thu nhập<br />
của các hộ nông dân quy mô nhỏ trong khi tạo ra một hệ thống bền vững<br />
hơn với môi trường bằng cách tìm hiểu hệ thống luân canh đa dạng và có<br />
lợi nhuận hơn cũng như cải thiện độ màu mỡ của đất thông qua chu kỳ<br />
dinh dưỡng và chất hữu cơ quan trọng. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho<br />
những nghiên cứu sâu hơn về các phương án hứa hẹn nhất.<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Đầu tiên, việc rà soát các nghiên cứu đã tiến về trồng ngô và nuôi lợn tại<br />
Việt Nam nói chung và tại khu vực tây bắc nói riêng được triển khai. Sau<br />
đó dữ liệu sơ cấp được thu thập tại 4 xã thuộc tỉnh Hòa Bình và Sơn La<br />
vào tháng 3 năm 2017. Những tỉnh này được lựa chọn bởi do có diện tích<br />
trồng ngô và số lượng lợn nuôi lớn nhất tại khu vực Tây bắc. Hòa Bình cũng<br />
là địa điểm nghiên cứu của dự án SafePORK, một dự án đã được lên kế<br />
hoạch của ACIAR nhằm hỗ trợ chăn nuôi lợn an toàn. Tại mỗi tỉnh, chúng<br />
tôi lựa chọn 1 xã có mức độ tiếp cận thị trường thấp và 1 xã có mức độ<br />
tiếp cận thị trường cao. Dữ liệu được thu thập bằng cách sử dụng 4 công<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
cụ khác nhau: i) Lập bản đồ chuỗi giá trị với các tác nhân tại địa phương;<br />
ii) Phỏng vấn một số tác nhân chính trong chuỗi giá trị; iii) Thảo luận nhóm<br />
với người nông dân; và iv) Phỏng vấn cá nhân nông dân. Tổng số 165 tác<br />
nhân đã được phỏng vấn, khoảng 39-44 người cho mỗi xã trong 4 xã trên.<br />
<br />
Kết quả<br />
Thịt lợn là một nguồn thực phẩm từ động vật quan trọng trong bữa ăn của<br />
người Việt Nam. Cầu thịt lợn tăng lên theo thời gian, phần lớn do sự gia<br />
tăng dân số và thu nhập (Nga và cộng sự, 2015). Cầu về thịt lợn chất lượng<br />
cao hơn tại các trung tâm đô thị, bao gồm lợn “nuôi tự nhiên” (Gautier và<br />
182<br />
cộng sự, 2009; Lapar và Toan, 2010) ngày càng tăng. Tuy nhiên, đến nay<br />
việc chăn nuôi lợn tại những vùng nghiên cứu dường như còn chậm đáp<br />
ứng với các cơ hội này. Kết quả thực địa cho thấy hệ thống kết hợp ngô-<br />
lợn đang được áp dụng rộng rãi bởi nông dân tại 4 xã. Các thuận lợi chính<br />
của hệ thống này so với trang trại lợn sử dụng hoàn toàn thức ăn công<br />
nghiệp bao gồm: (i) kiểm soát tốt hơn chất lượng và sự sẵn có thức ăn mọi<br />
lúc do thức ăn từ ngô có sẵn trong các trang trại; (ii) chi phí thức ăn giảm<br />
do loại bỏ được chi phí vận chuyển và giao dịch; và (iii) có tiềm năng tạo<br />
ra sản phẩm cung ứng cho thị trường ngách với thịt lợn chất lượng cao<br />
và/hoặc đáp ứng cầu thịt lợn “nuôi tự nhiên” không dùng thức ăn công<br />
nghiệp. Những bất lợi cũng được chỉ ra, đó là: (i) nhu cầu lao động cho<br />
trồng ngô cao, (ii) khó khăn trong việc lưu trữ ngô, hầu hết ngô bị nhiễm<br />
aflatoxin, (iii) tỷ lệ thịt mỡ cao hơn trong lợn ăn thức ăn chứa thành phần<br />
chủ yếu là ngô, (iv) chu kỳ chăn nuôi lợn bằng thức ăn từ ngô lâu hơn so<br />
với chăn nuôi bằng các thức ăn công nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ<br />
ra những khó khăn đối với các hộ gia đình sản xuất quy mô nhỏ trong các<br />
xã là khả năng tiếp cận đầu vào cũng như thị trường lợi nhuận hơn với<br />
các sản phẩm của họ. Nhiều phương án cải thiện chuỗi giá trị như thành<br />
lập các nhóm sản xuất (Huyền và cộng sự, 2016), sản xuất theo hợp đồng<br />
(Lapar và cộng sự, 2007) và hệ thống “thương lái ưa thích” (Scholl và cộng<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
sự, 2016) đã được thảo luận với các bên tham gia chuỗi giá trị. Họ cũng<br />
nhất trí rằng hành động tập thể giúp hộ chăn nuôi quy mô nhỏ tiếp cận<br />
được với các thị trường có lợi nhuận. Tuy nhiên các tổ chức này có xu<br />
hướng suy yếu khi hỗ trợ từ bên ngoài đã hết. Mặt khác, sản xuất theo<br />
hợp đồng có sự tham gia mạnh mẽ của khu vực tư nhân và thường có tính<br />
bền vững về mặt kinh tế, thực tế sản xuất theo hợp đồng thường không<br />
có sự tham gia của các hộ chăn nuôi qui mô nhỏ ở vùng sâu vùng xa.<br />
<br />
Thảo luận và kết luận<br />
Nghiên cứu này đã xem xét các cơ chế hỗ trợ cải tiến kết hợp các hoạt<br />
động nuôi lợn và trồng ngô nhằm cải thiện thu nhập hộ gia đình cũng như<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN<br />
tạo ra một hệ thống sản xuất bền vững hơn về môi trường bằng cách áp<br />
dụng các chiến lược sản xuất thức ăn thay thế và chiến lược cho ăn. Với<br />
các hệ thống trang trại chính ở Tây Bắc, Việt nam, trong đó các hộ chăn<br />
nuôi truyền thống quy mô nhỏ chiếm vai trò chủ đạo, những hộ này có<br />
thể tận dụng ưu thế thực hành chăn nuôi tương đối “tự nhiên” được<br />
người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao trong những thị trường cụ thể.<br />
Để hỗ trợ việc phát triển đó và với các thuận lợi trong việc lồng ghép ngô-<br />
lợn hiện nay, cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về thức ăn chăn nuôi thay<br />
thế được sản xuất tại hộ, ví dụ như thức ăn từ đậu, thêm thành phần 183<br />
ngô, nhằm sản xuất thức ăn bền vững hơn và cân bằng hơn. Để những<br />
hệ thống trên tác động vào thu nhập hộ gia đình thông qua hội nhập thị<br />
trường tốt hơn, cần các sắp xếp thể chế mới để kết nối hộ chăn nuôi lợn<br />
với thị trường đối với cả đầu vào, dịch vụ bao gồm khuyến nông và thị<br />
trường đầu ra. Do các chiến lược cải thiện tiếp cận thị trường đã thành<br />
công tại một số địa phương khác và cũng được thảo luận trong nghiên<br />
cứu này cho thấy vẫn còn nhiều trở ngại, do đó cần nghiên cứu các chiến<br />
lược mới. Khả năng phối hợp một số biện pháp đã được thảo luận, ví dụ<br />
khả năng liên kết nhóm nông dân với một số cửa hàng đặc biệt ở thành<br />
phố hoặc các tỉnh khác rất nên được tiếp tục nghiên cứu. Cuối cùng, để<br />
chứng minh rằng lợn nuôi theo cách truyền thống cũng có thể tạo ra thịt<br />
lợn an toàn, cần kết nối với dự án SafePORK.<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
1. Huyen, L. T. T., Muth, P. C., Markemann, A., Schöll, K. và Zárate, A. V. (2016).<br />
Tiềm năng phát triển phương án thị trường cho loại heo bản địa của nhóm hợp<br />
tác xã hộ gia đình người dân tộc Thái tại Tây Bắc Việt Nam. Trop Anim Health<br />
Prod, 48, 263-271.<br />
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người<br />
<br />
<br />
2. Gautier, P., Phuong, T.T., và Ninh, N.V. (2009). Các chủng gen heo tại Việt Nam:<br />
Cung và Cầu. Báo cáo kỹ thuật, Việt Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, Hà nội, Việt<br />
Nam. Tháng 3-2009, trang 37.<br />
3. Huong, P.T.M., Hau, N.V., Kaufmann, B., Zarate, A.V., và Mergenthaler, M.<br />
(2009). Chuỗi cung ứng mới nổi của thịt heo bản địa và tác động của nó tới các<br />
hộ chăn nuôi qui mô nhỏ vùng cao Việt Nam. Báo cáo được chuẩn bị và trình bày<br />
tại Hội nghị Hiệp hội Quốc tế các nhà kinh tế học nông nghiệp, Bắc Kinh, Trung<br />
Quốc, 16-22 tháng 8-2009.<br />
4. Lapar, L. và Toan, N.N. (2010). Nhu cầu thịt heo của người tiêu dùng Việt Nam:<br />
tác động của chính sách chăn nuôi vì người nghèo và kế hoạch phát triển tại Việt<br />
HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam. Tóm tắt dự án: Cải thiện năng lực cạnh tranh của các hộ chăn nuôi heo tại<br />
Việt Nam. Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế, Hà nội, Việt Nam.<br />
5. Lapar, M.L., Nguyễn Tuấn Sơn, Costales, A., và Delgado, C. (2007). Chăn nuôi<br />
heo theo Hợp đồng theo định hướng thị trường công bằng tại Miền Bắc Việt<br />
Nam. Báo cáo tổng kết dự án trình cho FAO, Hà nội, Việt Nam: ILRI, HAU và IFPRI.<br />
6. Nga, N.T.D., Lapar, L., Unger, F., Hung, P.V., Ha, D.N., Huyen, N.T.T., Long,T.V., và<br />
Be, D.T. (2015). Hành vi tiêu dùng thịt heo tại hộ gia đình Việt Nam: Hàm ý cho<br />
việc nâng cấp chuỗi giá trị chăn nuôi heo hộ gia đình quy mô nhỏ. Báo cáo trình<br />
bày tại Hội nghị nghiên cứu quốc tế về an ninh lương thực, Quản lý tài nguyên và<br />
phát triển nông thôn, Tropentag 2015, Berlin, Germany. 16-18 tháng 9.<br />
184<br />
7. Nguyen, H. N., Van de Fliert, E., & Nicetic, O. (2016). Chương 10: Làm thế nào<br />
để các nghiên cứu về nông nghiệp cho phát triển có thể tạo sự thay đổi - Đánh<br />
giá tác động của sinh kế tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam. Trong T. Mai Van, V.<br />
Tran Duc, S. Leisz J & G. Shivakoti (Eds.). Xác định lại tính đa dạnh và động năng<br />
quản lý tài nguyên thiên nhiên ở vùng cao Châu Á - Hệ thống sinh thái xã hội và<br />
tài nguyên thiên nhiên vùng cao ở miền Bắc Việt Nam (Tập 2, trang 155-176):<br />
Elsevier.<br />
8. Scholl, K., Markemann, A., Megersa, B., Birner, R., Zarate, A. V. (2016). Tác<br />
động của dự án khởi động tiếp thị theo nhóm của các hộ chăn nuôi –nghiên cứu<br />
trường hợp các nhóm tiếp thị chăn nuôi heo tại Việt Nam. Tạp chí quản lý và tổ<br />
chức hợp tác xã 4(2016) 31-41.<br />