TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 23, 2004<br />
<br />
<br />
<br />
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU GIẢM NGHÈO <br />
THEO PHƯƠNG PHÁP CÙNG THAM GIA Ở XÃ BÌNH THÀNH <br />
HUYỆN HƯƠNG TRA,Ì TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Nguyễn Ngọc Châu<br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
Xã Bình Thành huyện Hương Trà là một xã trung du miền núi nằm hai bên bờ <br />
sông Hữu Trạch, cách thành phố Huế khoảng 15 km. Xã Bình Thành trước đây là một <br />
phần của xã Hương Thọ, tháng 1 năm 1975 một bộ phận cư dân đi làm kinh tế mới <br />
đã định cư ở đây. Năm 1979 HTX Bình Thành 2 được thành lập, sau đó (tháng 4 năm <br />
1984) sát nhập với bộ phận dân cư của xã Hương Thọ hình thành nên xã Bình Thành <br />
như hiện nay. <br />
Cư dân xã Bình Thành huyện Hương Trà có nguồn gốc từ nhiều nơi hợp thành. <br />
Dân tại chỗ thuộc xã Hương Thọ (thôn Thọ Bình, Thọ Tân), một bộ phận từ thành <br />
phố Huế lên xây dựng kinh tế mới từ tháng 1/1975 và một số di dân tự do từ các <br />
huyện và tỉnh khác đến. Trong đó sôï người từ thành phố Huế lên xây dựng kinh tế <br />
mới chiếm số lượng đông nhất. Họ có nguồn gốc là những người buôn bán nhỏ, đạp <br />
xích lô, bốc vác và một bộ phận là những người tham gia chế độ cũ chuyển lên làm <br />
kinh tế mới.<br />
Năm 2002 toàn xã có 547 hộ (trong đó có 63 hộ mới tách ra vào cuối năm 2002), <br />
2779 nhân khẩu và 1191 lao động. Về phân loại hộ theo báo cáo của xã năm 2002 <br />
toàn xã có 168 hộ thuần nông nghiệp (chiếm 30,7% tổng số hộ) và 249 hộ lâm <br />
nghiệp (chiếm 45,5%) còn các nhóm hộ khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.<br />
Theo tiêu chuẩn phân loại năm 2002 xã Bình thành chỉ có 87 hộ (chiếm 16%) là <br />
hộ khá và giàu; 274 hộ (50%) là hộ trung bình. Hộ đói nghèo còn chiếm tỷ lệ khá cao <br />
trong xã, hiện tại xã còn 186 hộ đói nghèo chiếm tới 34 % tổng số hộ. Đây là một xã <br />
có tỷ lệ hộ nghèo cao so với toàn tỉnh và cả nước, do vậy công tác xóa đói giảm <br />
nghèo là một nhiệm vụ cấp bách và nặng nề trước mắt cũng như lâu dài của địa <br />
phương.<br />
Từ thực tế đó với sự hỗ trợ của các tổ chức chúng tôi đã chọn Bình thành là <br />
một trong những xã làm điểm nghiên cứu dự án giảm nghèo cho cư dân lưu vực sông <br />
Hương.<br />
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nguyên nhân nghèo đói ở xã Bình Thành được xác định bằng phương pháp đánh <br />
giá có sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương. Cán bộ nghiên cứu chỉ đóng <br />
vai trò hướng dẫn các hội thảo. Những người tham gia đánh giá được chia thành 3 <br />
nhóm:<br />
<br />
88<br />
Nhóm I: Nhóm những người am hiểu, bao gồm những người có tham gia vào <br />
hoạt động quản lý về mặt chính quyền và đoàn thể ở địa phương, chẳng hạn như: <br />
Đại diện UBND xã, đại diện Hội nông dân, giáo viên...<br />
Nhóm II: Bao gồm các hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ <br />
Nhóm III: Bao gồm các hộ nghèo mang tính đại diện ở địa phương<br />
Với các thành phần tham gia như vậy, kết quả đánh giá sẽ được xác định khách <br />
quan, thể hiện ở các góc độ và cách nhìn nhận khác nhau, từ đó việc xác định các <br />
nguyên nhân nghèo đói và biện pháp xóa đói giảm nghèo sẽ phù hợp với thực tiễn <br />
hơn.<br />
II. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Kết quả đánh giá của nhóm thứ nhất (nhóm những người am hiểu)<br />
a. Xác định các nguyên nhân nghèo đói cấp I:<br />
Các thành viên của nhóm I (gồm 13 người tham gia trong số 15 người được <br />
mời dự hội thảo) đã đưa ra 15 nguyên nhân của sự đói nghèo của người dân ở địa <br />
phương đó là:<br />
Thiếu cần cù chịu Phụ thuộc vào rừng Đất đai xấu, bạc màu<br />
khó<br />
<br />
Thời tiết Thiếu cần <br />
cù chịu khó<br />
Thiếu kỷ thuật xuất Chi tiêu thiếu kế Thiếu nước sản xuất<br />
hoạch<br />
Thiếu vốn Thời tiết khắc nghiệt Đông con<br />
Trình độ dân trí thấp Thiếu đất sản xuất Thiếu lao động<br />
Neo đơn Bệnh tật Thiếu thông tin<br />
Dựa vào những nguyên nhân nêu ra trên đây, những người tham gia đã tiếp tục <br />
đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân (mỗi người chọn 3 nguyên nhân mà <br />
theo họ là tác động lớn nhất đến nghèo đói). Kết quả có 4 nguyên nhân chính dẫn <br />
đến nghèo đói như sau:<br />
Bảng I: Kết quả đánh giá của nhóm I về các nguyên nhân nghèo đói chủ yếu<br />
Kết quả đánh giá<br />
Số Nguyên nhân Tỷ lệ người lựa chọn so Số tương đối<br />
thứ tự với số người được hỏi (%)<br />
1 Đông con 8/13 61,5<br />
2 Thiếu vốn 7/13 53,8<br />
3 Phụ thuộc vào rừng 7/13 53,8<br />
4 Thiếu cần cù chịu khó 7/13 53,8<br />
<br />
<br />
<br />
89<br />
Đây là những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến nghèo đói theo ý kiến của <br />
nguời tham gia đánh giá, và cũng chính là những nguyên nhân cấp I. Từ những nguyên <br />
nhân cấp I này những người tham gia đánh giá sẽ tiếp tục xác định các nguyên nhân <br />
cấp II (nguyên nhân hình thành nên nguyên nhân cấp I) và nguyên nhân cấp III...<br />
b. Xác định nguyên nhân cấp II.<br />
Từ các nguyên nhân cấp I hội thảo tiếp tục phân tích bàn luận để tìm ra các <br />
nguyên nhân cấp II và cấp III theo phương pháp vẽ cây vấn đề. Những nguyên nhân <br />
này được phân tích và lý giải như sau: <br />
Đông con: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đông con của các hộ nghèo <br />
ở địa phương vẫn là vấn đề nhận thức. Do ảnh hưởng của quan niệm xưa nay về <br />
vấn đề nối dõi tông đường nên nhiều gia đình đã cố gắng theo đuổi để có được con <br />
trai. Điều này dẫn đến tình trạng đông con, đặc biệt là các gia đình có nhiều con <br />
gái.Thứ hai, vấn đề nhận thức về kế hoạch hóa gia đình của người dân ở đây còn rất <br />
hạn chế. Quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ” vẫn tồn tại khá nặng. Cuối cùng là trình <br />
độ hiểu biết về vấn đề sinh sản và phương tiện kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế.<br />
Thiếu vốn: Thực tế cho thấy, người dân ở địa phương vẫn tiếp cận được với <br />
các kênh tín dụng khác nhau. Tuy nhiên do cách sử dụng vốn vay không hợp lý đã dẫn <br />
đến khả năng hoàn trả vốn vay của người dân (đặc biệt là hộ nghèo) rất thấp, từ đó <br />
khả năng vay vốn ở những lần tiếp theo của họ rất khó khăn. Bên cạnh đó, mức cho <br />
vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người <br />
dân. Khối lượng vốn và thời hạn vay còn hạn chế nên người dân không thể thực <br />
hiện tốt kế hoạch đầu tư cho sản xuất của mình.<br />
Phụ thuộc vào rừng: Với diện tích rừng và đồi núi chiếm phần lớn diện tích <br />
đất đai của xã (90%) và hầu hết hộ nghèo ở địa phương đều sống nhờ vào rừng, thực <br />
tế cho thấy, những hộ nghèo này vốn đã nghèo nay lại càng nghèo hơn vì những lý do <br />
sau đây:<br />
Thứ nhất, thu nhập của những hộ dân sống nhờ vào rừng là rất bấp bênh. Việc <br />
khai thác rừng (chủ yếu là đi củi) không đều, phụ thuộc lớn vào thời tiết và sức <br />
khoẻ nên thu nhập của hộ không ổn định cộng thêm vào đó là việc chi tiêu không có <br />
kế hoạch đã dẫn đến tình trạng cuộc sống gia đình là tạm thời và lay lắt. Bên cạnh <br />
đó, với chủ trương cấm khai thác rừng của Nhà nước, những hộ dân cư này lại càng <br />
gặp khó khăn hơn trong kiếm sống.<br />
Thứ hai, với tình trạng cuộc sống tạm bợ, phụ thuộc lớn vào rừng nên hoạt <br />
động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của hộ đều bị lãng quên. Chính vì vậy, khi <br />
những hộ này quay lại với hoạt động sản xuất bình thường thay thế cho việc khai <br />
thác rừng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất do thiếu kinh <br />
nghiệm và tư liệu sản xuất như: đất đai, vốn liếng, kỹ thuật...<br />
Có thể nói khai thác rừng là một nghề chính ở địa phương (khoảng 47% dân cư <br />
của xã là sống chủ yếu nhờ vào rừng) và chính nghề này (trong điều kiện quỹ rừng <br />
ngày càng cạn kiệt) đã làm cho tình trạng đói nghèo của dân cư địa phương ngày càng <br />
trầm trọng.<br />
<br />
<br />
90<br />
Thiếu cần cù chịu khó: Đây cũng là một tình trạng bắt nguồn từ tư tưởng phụ <br />
thuộc vào rừng. Hầu hết các hộ sống nhờ vào rừng đều cho rằng việc khai thác rừng <br />
đem lại nguồn lợi nhanh hơn, kiếm tiền dễ hơn. Chính vì vậy họ chỉ quan tâm đến <br />
việc làm sao khai thác rừng càng nhiều càng tốt, không suy nghĩ đến hướng làm ăn <br />
mới. Sự thiếu kế hoạch trong chi tiêu đã dẫn đến nợ nần trong những lúc thời tiết <br />
xấu hay lúc đau ốm. Bên cạnh đó, việc khai thác rừng đem lại thu nhập thấp và <br />
không ổn định nên khả năng tích lũy của hộ cũng hạn chế, và như vậy việc đầu tư <br />
sản xuất vào những ngành nghề khác là không thực hiện được.<br />
Sự thiếu cần cù chịu khó của hộ nghèo ở đây thể hiện trong sản xuất khi họ từ <br />
bỏ nghề khai thác rừng. Với tư tưởng đã quen với việc khai thác rừng, đem lại thu <br />
nhập nhanh hơn, nên khi quay lại với công việc trồng trọt, chăn nuôi họ cảm thấy <br />
ngại bởi thời gian sản xuất quá dài, họ không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Ngoài ra, từ <br />
bỏ hoạt động khai thác rừng đồng nghĩa với mất đi nguồn thu nhập cần thiết cho chi <br />
tiêu hàng ngày, bởi vậy người dân lại càng không yên tâm và có hứng thú đối với <br />
công việc làm vườn hay chăn nuôi, từ đó lại quay về với rừng để kiếm sống.<br />
Bên cạnh những nguyên nhân chính nêu trên (nguyên nhân cấp I), một số <br />
nguyên nhân đói nghèo khác cũng đã được phân tích xác định nguyên nhân cấp II, III <br />
của nó, chẳng hạn như tình trạng thiếu lao động và thiếu kỷ thuật, thiếu kiến thức <br />
của các hộ nghèo.<br />
Về nguyên nhân thiếu lao động, phần lớn hộ nghèo ở địa phương rơi vào tình <br />
trạng này là do bệnh tật, neo đơn, già cả và đông con nhưng con còn nhỏ nên chưa đủ <br />
sức lao động.<br />
Thực trạng thiếu kỹ thuật sản xuất ở địa phương chủ yếu là do trình độ dân trí <br />
thấp, không đủ khả năng tiếp thu kỹ thuật mới. Bên cạnh đó, việc tập huấn và <br />
hướng dẫn sản xuất chỉ mới được áp dụng ở quy mô nhỏ (chủ yếu thực hiện thông <br />
qua Hội phụ nữ và số lượng thành viên tham gia hạn chế) và không được chú trọng. <br />
Ngoài ra, cơ hội tiếp nhận thông tin cũng là một vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đến <br />
trình độ và khả năng tiếp thu kỹ thuật sản xuất của người dân đa số hộ nghèo tham <br />
gia hội thảo đều không có tivi.<br />
2. Kết quả đánh giá của nhóm hai nhóm còn lại (mỗi nhóm 20 người)<br />
Với phương pháp hướng dẫn thảo luận và đánh giá tương tự, kết quả về <br />
nguyên nhân đói nghèo theo quan điểm của những người tham gia ở hai nhóm này cho <br />
thấy:<br />
a. Xác định các nguyên nhân nghèo đói và nguyên nhân cấp I.<br />
Các nguyên nhân của sự đói nghèo của người dân ở địa phương được nêu lên đó <br />
là:<br />
Thiếu vốn Thiếu đất <br />
Sử dụng vốn sai mục đích Thiếu kiến thức<br />
Đông con Bệnh tật<br />
Thiếu lao động Phụ thuộc vào rừng<br />
Thiếu trách nhiệm Thiếu mô hình sản xuất<br />
<br />
<br />
91<br />
Bốn nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói (nguyên nhân cấp I) của hai nhóm <br />
này đưa được tóm tắt ở bảng 2:<br />
Bảng I: Kết quả đánh giá của nhóm II và nhóm III về các nguyên nhân nghèo đói chủ yếu<br />
Kết quả đánh giá<br />
Số thứ tự Nguyên nhân Tỷ lệ người lựa chọn so Số tương đối<br />
với số người được hỏi (%)<br />
1 Thiếu vốn 40/40 100<br />
2 Đông con 24/40 60<br />
3 Bệnh tật 18/40 45<br />
4 Thiếu đất 18/40 45<br />
b. Xác định nguyên nhân cấp II.<br />
Thiếu vốn: Phần lớn người dân tham gia đều cho rằng thiếu vốn là do mức <br />
vay thấp. Bên cạnh đó thời hạn vay ngắn và thủ tục vay khó khăn cũng là nguyên <br />
nhân làm cho nguồn vốn khó đến tay người dân và ít phát huy hiệu quả.<br />
Đông con: Hầu hết người tham gia cho rằng nguyên nhân là do nhận thức kém <br />
về kế hoạch hóa gia đình.<br />
Thiếu kiến thức: Do hạn chế về việc tiếp cận thông tin như đài, báo, tivi...và <br />
ít được tập huấn về kỷ thuật sản xuất nên người dân ở đây đều làm ăn theo kiểu tự <br />
phát hiệu quả sản xuất không cao.<br />
Thiếu đất: Do một số hộ nhập cư sau nên diện tích đất sản xuất ít, thứ hai là <br />
do một số hộ chạy theo thu nhập từ rừng nên đã bỏ các diện tích khai hoang trước <br />
đây. Chính vì vậy diện tích này đã được các hộ cần cù chịu khó khai thác sử dụng <br />
thậm chí mua lại. Khi các hộ này nhận thức ra đất trồng là quan trọng thì quỹ đất đã <br />
phân phối hết, chỉ còn những diện tích đất có khả năng Nông nghiệp ở rất xa khu <br />
trung tâm.<br />
Như vậy so sánh với kết quả thảo luận của nhóm những người am hiểu (nhóm <br />
I) thì cơ bản các nguyên nhân nghèo đói được đưa ra là khá thống nhất về các <br />
nguyên nhân dẫn đến nghèo đói.. Tuy nhiên hai nhóm hộ nghèo và phụ nữ lại đưa <br />
thêm nguyên nhân thiếu đất và bệnh tật lại là 2 trong 4 nguyên nhân chính dẫn đến <br />
nghèo đói thay cho nguyên nhân thiếïu cần cù chịu khó. Mặc dù chúng ta biết rằng <br />
nói chung theo các nghiên cứu hiện nay về nghèo đói thì thiếu vốn không còn là <br />
nguyên nhân hàng đầu nữa mà có thể là thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Tuy <br />
nhiên đây là ý kiến người dân tự nhận xét nên chúng tôi phải tôn trọng. Đối với các <br />
hộ nghèo này họ không muốn nhận họ là người thiếu kiến thức, văn hóa thấp.<br />
<br />
II. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHỦ YẾU Ở XÃ BÌNH THÀNH<br />
Trên cơ sở những nguyên nhân của nghèo đói nêu trên, các giải pháp nhằm khắc <br />
phục tình trạng đói nghèo được xác định dựa trên các đóng góp ý kiến của những <br />
người tham gia. Cụ thể, các giải pháp được xác định theo phương pháp: mỗi người <br />
dân tham gia đề xuất 3 giải pháp cho một nguyên nhân. Tất cả các giải pháp này <br />
<br />
<br />
92<br />
được tổng hợp, phân loại theo mức độ quan trọng. Những giải pháp chủ yếu cần áp <br />
dụng để có thể xóa đói giảm nghèo cho người dân ở đây đó là:<br />
1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp<br />
Trồng cỏ chăn nuôi bò, trâu<br />
Trồng các loại cây: sắn, cao su, trồng rừng<br />
Cải tạo vườn, tập trung cho các loại cây: xoài, cam, chanh...<br />
Các loại cây con này khá phù hợp với điều kiện tự nhiên ở đây, hơn nữa đây là <br />
những cây, con thuộc các chương trình lớn của tỉnh đang được ưu tiên thực hiện nên <br />
sẽ có sự hỗ trợ tối đa của các cấp, ngành.<br />
2. Giải pháp vốn<br />
Các cấp chính quyền cần tạo điều kiện cho vay theo nhu cầu, thời hạn vay dài <br />
hơn.<br />
Bên cạnh việc đáp ứng đủ vốn vay, cần cung cấp thông tin, tập huấn và <br />
hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nhằm giúp người dân sử dụng vốn đúng mục đích và <br />
có hiệu quả.<br />
3. Giải pháp về kế hoạch hóa gia đình<br />
Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Kế hoạch hóa gia đình và có sự hỗ trợ <br />
thường xuyên các dụng cụ tránh thai đến từng người dân (đặc biệt là hộ nghèo).<br />
4. Giải quyết dứt điểm việc khai thác rừng bừa bãi<br />
Đây là một giải pháp khó thực hiện khi mà hầu hết hộ nghèo ở đây đều đang <br />
sống phụ thuộc vào rừng. Việc khai thác rừng đem lại thu nhập giải quyết vấn đề <br />
chi tiêu hàng ngày của hộ. Vì vậy muốn thực hiện giải pháp này cần phải:<br />
Có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền của địa phương đặc biệt trong thời gian <br />
đầu.<br />
Tổ chức tập huấn, hướng dẫn các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện <br />
của địa phương. Làm tốt công tác vận động tuyên truyền để nâng cao ý thức người <br />
dân về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng.<br />
5. Giải pháp tạo việc làm cho người lao động<br />
Cần xây dựng nếp nghĩ mới mới để họ quên đi tư tưởng cũ là sống dựa vào <br />
rừng đã ăn sâu vào tâm trí họ. Vì vậy cần làm tốt công tác vận động tư tưởng đồng <br />
thời thực hiện nghiêm túc chủ trương cấm khai thác rừng của Nhà nước.<br />
Tạo một định hướng nghề nghiệp mới, vì vậy phải tìm hiểu sâu sát từng hộ <br />
nghèo để biết được tâm tư nguyện vọng của họ.<br />
Cần tổ chức đào tạo nghề cho hộ, bố trí thêm đất sản xuất cho một số hộ <br />
thực sự thiếu đất.<br />
Trên đây là một số kết quả ban đầu về đánh giá đói nghèo có sự tham gia của <br />
người dân tại xã Bình Thành, huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế theo phương <br />
pháp cùng tham gia. Tuy nhiên đây mới chỉ là một trong những nội dung làm cơ sở <br />
cho việc đánh giá nghèo đói. Để có được các giải pháp thực sự có hiệu quả cần phải <br />
có các nghiên cứu phân tích định lượng từ việc điều tra phỏng vấn các hộ gia đình về <br />
các vấn đề liên quan đến tình hình cơ bản cũng như thu nhập chi tiêu của các hộ. <br />
Chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận thêm vấn đề này tại các số kỳ sau.<br />
<br />
93<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. CIDSE và nhà xuất bản Nông nghiệp. Giới thiệu phương pháp đánh giá nhanh <br />
nông thôn vói sự tham gia của nông dân phục vụ phát triển nông nghiệp, Q1. Hà <br />
Nội (1992)<br />
2. CIDSE và nhà xuất bản Nông nghiệp. Giới thiệu phương pháp đánh giá nhanh <br />
nông thôn vói sự tham gia của nông dân phục vụ phát triển nông nghiệp, Q2, Hà <br />
Nội (1992).<br />
3. Institute of Development Studies. PRA Tools & Techniques Pack (1996).<br />
4. Crone, Catherine D. and Carmen St. John Hunter. From the field: Tested <br />
Participatory Activities for Trainers. World Education (1980).<br />
5. Greenwood, David J. and Morten Levine. Introduction to Action Research: Social <br />
Research For Social Change. Sag Publication (1998).<br />
6. Participatory Assessment and Planning (PAP) Process for Community Planning <br />
and Natural Resource Management: A Training Manual, Farmer centred <br />
Agricultural Resource Management (FARM) programme (1997).<br />
7. Leonora C. Angeles; Kaurinar Jeeris Warder. Sử dụng các phương pháp nghiên <br />
cứu cùng tham gia có sự nhận thức giới trong thu thập thông tin về nghèo đói ở <br />
cộng đồng, lập kế hoạch dự án và đánh giá chính sách, tài liệu phục vụ cho hội <br />
thảo tham dự và giới, Hồ Núi Cốc, Thái Nguyên Việt Nam (23 25/10/2000).<br />
<br />
<br />
SOME PRIMARY RESULTS OF PARTICIPATORY POVERTY ASSESSMENT <br />
OF BINH THANH COMMUNE,HUONG TRA DISTRICT, <br />
THUA THIEN HUE PROVINCE<br />
Nguyen Ngoc Chau<br />
College of Economics, Hue University<br />
SUMMARY<br />
Participatory poverty assessment is the new approach that has recently been used by <br />
many organizations in practice nowadays in order to draw a picture of the existing poverty <br />
situation in Vietnam. This paper was writen on the basis of the participatory poverty assessment <br />
of Binh Thanh commune. The innitial findings were presented in this paper which indicates the <br />
roots of the poverty in the district. Based on these first hand findings, solutions were proposed <br />
for policy makers with the aim at the poverty reduction for the local inhabitants in Binh Thanh <br />
commune, Huong Tra district in Thua Thien Hue province from a community based perspective. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
94<br />