TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỚM VÀ LÂU DÀI BỆNH<br />
PHÌNH ĐẠI TRÀNG BẨM SINH BẰNG PHẪU THUẬT<br />
QUA ĐƯỜNG HẬU MÔN MỘT THÌ<br />
Bùi Đức Hậu<br />
Bệnh viện Nhi trung ương<br />
Nghiên cứu nhằm mô tả kết quả điều trị sớm và lâu dài bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật<br />
qua đường hậu môn một thì tại bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: 75 bệnh nhân bao gồm 59 nam giới<br />
(78,7%) và 16 nữ giới (21,3%), tuổi dao động từ 15 ngày đến 36 tháng. 44 bệnh nhân có vô hạch trực tràng<br />
(58,7%), 28 vô hạch trực tràng - đại tràng sigma (37,3%) và 3 vô hạch đại tràng trái (4%). Thời gian phẫu<br />
thuật trung bình 92 phút. Trong 14 bệnh nhân phẫu thuật phải kết hợp thêm đường mổ khác: có 2 trường<br />
hợp phẫu thuật nội soi (2,7%) và 12 trường hợp sử dụng đường mổ Pfannenstiel (16%); do động mạch mạc<br />
treo đại tràng sigma căng, vô hạch dài, chảy máu khi phẫu tích và dính do viêm phúc mạc cũ. Không có tử<br />
vong do phẫu thuật, có một trường hợp rỉ máu miệng nối đã cầm khi chèn mét và 2 trường hợp bị nhiễm<br />
trùng. 75 bệnh nhân đại tiện tự chủ trước khi ra viện. Kết luận: phẫu thuật qua hậu môn một thì an toàn và<br />
cho kết quả tốt.<br />
Từ khóa: bệnh phình đại tràng bẩm sinh, phẫu thuật qua hậu môn một thì<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh phình đại tràng bẩm sinh còn có tên<br />
gọi khác là bệnh Hirschsprung hay bệnh vô<br />
hạch đại tràng bẩm sinh. Bệnh Hirschsprung<br />
là một bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo một<br />
số nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh là 1/5.000 trẻ<br />
đẻ sống [1, 2]. Tỷ lệ mắc bệnh khác nhau giữa<br />
các nhóm dân tộc: người Bắc Âu là 1,5/10.000<br />
trẻ đẻ sống, người Mỹ gốc Phi là 2,1/10.000<br />
trẻ đẻ sống và ở châu Á là 2,8/10.000 trẻ đẻ<br />
sống [3]. Bệnh Hirschsprung có thể biểu hiện<br />
rất sớm ở trẻ sơ sinh với bệnh cảnh tắc ruột<br />
cấp tính dẫn đến tử vong nếu không can thiệp<br />
kịp thời hoặc có thể biểu hiện bán cấp và mãn<br />
tính ở trẻ gây táo bón, ỉa chảy kéo dài do viêm<br />
ruột trường diễn dẫn đến suy dinh dưỡng,<br />
chậm phát triển. Hiện nay nhiều kỹ thuật mổ<br />
và đường mổ khác nhau đã được sử dụng để<br />
Địa chỉ liên hệ: Bùi Đức Hậu. Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi<br />
Trung ương.<br />
Email: hau_doctor@nhp.org.vn<br />
Ngày nhận: 10/01/2013<br />
Ngày được chấp thuận: 26/4/2013<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh. Các kỹ<br />
thuật đều phải tiến hành qua đường mở bụng<br />
kinh điển đó là đường trắng giữa trên - dưới<br />
rốn hoặc đường cạnh giữa trái đã được sử<br />
dụng trong nhiều năm. Gần đây để giảm bớt<br />
sang chấn và có được sẹo mổ đẹp, kín đáo<br />
các đường mổ khác như đường Pfannenstiel<br />
cải tiến (đường rạch da theo nếp lằn bụng),<br />
đường qua hậu môn, đường sau trực tràng và<br />
phẫu thuật nội soi đã dần thay thế đường mổ<br />
bụng [4, 5].<br />
Bệnh viện Nhi Trung ương bắt đầu áp<br />
dụng phẫu thuật qua đường hậu môn từ<br />
cuối năm 2000. Đến đầu năm 2003 phẫu<br />
thuật một thì qua đường hậu môn đã được<br />
tiến hành một cách có hệ thống để điều trị<br />
cho những bệnh nhân bị bệnh phình đại<br />
tràng bẩm sinh từ sơ sinh đến 3 tuổi. Vì<br />
vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm<br />
mục tiêu đánh giá kết quả điều trị sớm và<br />
lâu dài bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng<br />
phẫu thuật qua đường hậu môn một thì tại<br />
bệnh viện Nhi Trung ương.<br />
97<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
1. Đối tượng<br />
Bao gồm các bệnh nhân phình đại tràng<br />
bẩm sinh được phẫu thuật một thì qua đường<br />
hậu môn từ tháng 2 năm 2003 đến tháng 6<br />
năm 2006 tại bệnh viện Nhi Trung ương.<br />
2. Phương pháp<br />
<br />
đại tràng qua miệng nối để lưu khoảng 5 ngày.<br />
Kết thúc phẫu thuật.<br />
3. Đạo đức nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức<br />
của bệnh viện Nhi Trung ương thông qua.<br />
<br />
III. KẾT QUẢ<br />
Kết quả có 75 bệnh nhân, nam giới chiếm<br />
<br />
Thiết kế: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng<br />
không đối chứng (Quasi-experimental study).<br />
<br />
78,7%, nữ giới chiếm 21,3%. Phần lớn bệnh<br />
<br />
Mẫu nghiên cứu: chọn mẫu thuận tiện, tất<br />
cả các bệnh nhân phình đại tràng bẩm sinh<br />
được phẫu thuật một thì qua đường hậu môn<br />
trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện Nhi<br />
Trung ương.<br />
Cỡ mẫu thu được: n = 75 bệnh nhân.<br />
<br />
tháng là 16,0%, 13 - 18 tháng là 9,3%, 19 - 24<br />
<br />
Kỹ thuật mổ<br />
- Tư thế: bệnh nhân nằm tư thế sản khoa<br />
(có thể không treo chân nếu bệnh nhân quá<br />
nhỏ).<br />
- Tiến hành: bắt đầu rạch vòng quanh niêm<br />
mạc của ống hậu môn ngay trên đường lược<br />
khoảng 0,5 cm. Phẫu tích ống niêm mạc lên<br />
trên khoảng 6 - 8 cm, rồi cắt qua lớp thanh cơ<br />
trực tràng để vào ổ phúc mạc, tiếp tục phẫu<br />
tích mạc treo sigma kéo trực tràng và sigma ra<br />
ngoài qua ống hậu môn. Tiến hành sinh thiết<br />
lạnh ở 2 vị trí chỗ trực tràng hẹp và chỗ dãn<br />
cho là đại tràng bình thường để khẳng định<br />
chẩn đoán. Cắt bỏ đoạn đại tràng vô hạch và<br />
đoạn đại tràng dãn ngoài ổ bụng. Cắt bớt<br />
phần ống thanh cơ của trực tràng, chỉ để lại<br />
phần ống thanh cơ trên đường lược 1cm. Tiến<br />
hành nối đại tràng lành với ống hậu môn cách<br />
đường răng lược khoảng 0,5 cm. Nối 1 thì, có<br />
thể để mỏm thừa đại tràng nếu đường kính<br />
đại tràng và ống hậu môn quá chênh lệch<br />
hoặc có những yếu tố làm ảnh hưởng tới sự<br />
an toàn của miệng nối. Đặt 1 xông Folley vào<br />
<br />
bệnh nhân đều được sinh đủ tháng và có cân<br />
<br />
98<br />
<br />
nhi ở độ tuổi < 6 tháng (62,7%). Độ tuổi 6 - 12<br />
tháng là 6,7%. Chỉ có 5,3% bệnh nhi ở độ tuổi<br />
> 30 tháng và không có bệnh nhi nào ở trong<br />
độ tuổi 25 - 30 tháng. Trong đó, bệnh nhi có<br />
tuổi nhỏ nhất là 10 ngày và lớn nhất là 36<br />
tháng, với tuổi trung bình 7,5 tháng. Tất cả 75<br />
nặng khi sinh từ ≥ 2500 gram. Có một trường<br />
hợp bệnh nhi có anh ruột cũng mắc bệnh<br />
phình đại tràng bẩm sinh.<br />
1. Triệu chứng<br />
Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của<br />
bệnh nhân là chậm đại tiện phân su (chiếm<br />
97,3%), táo bón kéo dài phải thụt tháo<br />
thường xuyên (84%), bụng trướng, mềm,<br />
quai đại tràng nổi (76%) và tắc ruột từng đợt<br />
(41,3%). Có 8% bệnh nhi có triệu chứng của<br />
viêm ruột (đại tiện phân lỏng từng đợt, thối<br />
khẳm).<br />
Tình trạng vô hạch biểu hiện trên phim<br />
chụp X-quang có thuốc cản quang và xác định<br />
tổn thương trong mổ là giống nhau với tỷ lệ<br />
bệnh nhân chỉ biểu hiện vô hạch ở trực tràng<br />
là 58,7%, vô hạch ở cả trực tràng và đại tràng<br />
sigma chiếm 37,3%. Chỉ có 4% bệnh nhân có<br />
biểu hiện vô hạch từ trực tràng đến đại tràng<br />
trái (bảng 1).<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Bảng 1. Tình trạng vô hạch ở bệnh nhân phình đại tràng bẩm sinh<br />
Vị trí vô hạch<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Vô hạch trực tràng<br />
<br />
44<br />
<br />
58,7<br />
<br />
Vô hạch trực tràng và đại tràng Sigma<br />
<br />
28<br />
<br />
37,3<br />
<br />
Vô hạch từ trực tràng đến đại tràng trái<br />
<br />
3<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Vô hạch trực tràng<br />
<br />
44<br />
<br />
58,7<br />
<br />
Vô hạch trực tràng và đại tràng Sigma<br />
<br />
28<br />
<br />
37,3<br />
<br />
Vô hạch từ trực tràng đến đại tràng trái<br />
<br />
3<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Vô hạch trên phim Xquang có thuốc cản quang<br />
<br />
Vô hạch nhận định trong mổ<br />
<br />
2. Kết quả phẫu thuật sớm<br />
Có 81,3% bệnh nhân được mổ bằng<br />
đường qua hậu môn đơn thuần và 18,7%<br />
bệnh nhân phải kết hợp với đường bụng (có<br />
2,7% bệnh nhân nội soi, 16% bệnh nhân mở<br />
bụng bằng đường Pfannenstiel). Thời gian<br />
phẫu thuật với đường qua hậu môn đơn thuần<br />
ngắn nhất là 50 phút, dài nhất 150 phút và<br />
thời gian trung bình là 92 phút. Với đường mổ<br />
phối hợp thì thời gian phẫu thuật ngắn nhất là<br />
120 phút, dài nhất là 210 phút và trung bình là<br />
164,2 phút. Kết quả cũng cho thấy, đa số các<br />
bệnh nhân có đoạn ruột phải cắt bỏ ≤ 25 cm<br />
chiếm tỷ lệ 60%, còn lại 40% có đoạn ruột<br />
phải cắt bỏ > 25 cm.<br />
Sau phẫu thuật, thời gian trung bình là 12<br />
giờ trẻ có trung tiện, 24 giờ trẻ đã đại tiện.<br />
Sau mổ 6 giờ cho trẻ uống nước đường,<br />
sau 48 giờ cho ăn sữa. Kết quả sớm khi<br />
xuất viện với 100% bệnh nhân toàn trạng<br />
ổn định, tự đại tiện tốt. Thời gian điều trị<br />
sau mổ ngắn nhất 5 ngày, dài nhất 15 ngày<br />
bao gồm cả những trường hợp bị biến chứng,<br />
trung bình 6,90 ± 1,31 ngày.<br />
Tử vong và biến chứng sớm: không có<br />
bệnh nhân tử vong, không có hẹp và rò miệng<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
nối, có một trường hợp chảy rỉ máu miệng nối<br />
đã chèn mét miệng nối và truyền máu tự cầm<br />
không phải mổ lại. 2 trường hợp khác bị<br />
nhiễm trùng, trong đó 1 bị áp xe nhỏ ở miệng<br />
nối tự khỏi sau đợt điều trị bằng kháng sinh, 1<br />
bị toác thành bụng ngày thứ năm sau mổ phải<br />
đóng lại thành bụng, diễn biến ổn định sau<br />
mổ.<br />
3. Kết quả lâu dài<br />
Số bệnh nhân được theo dõi sau khi ra<br />
viện là 67 chiếm tỷ lệ 89,3%; trong đó có 54<br />
bệnh nhân nam (80,6%) và 13 bệnh nhân nữ<br />
(19,4%). Có 8 bệnh nhân không theo dõi được<br />
chiếm tỷ lệ 10,7%. Thời gian bệnh nhân được<br />
theo dõi trung bình là 14 tháng, trong đó ngắn<br />
nhất là 3 tháng và dài nhất là 41 tháng.<br />
Tỷ lệ suy dinh dưỡng sau mổ (19,4%)<br />
giảm xuống so với trước mổ (31,3%), nhưng<br />
khác biệt này không có ý nghĩa thống kê<br />
(p > 0,05) (biểu đồ 1).<br />
Sau phẫu thuật phần lớn bệnh nhân có số<br />
lần đại tiện từ 1 - 4 lần/ngày chiếm 76,1%. Có<br />
19,4% bệnh nhân đại tiện từ 5 - 6 lần/ngày và<br />
4,5% bệnh nhân có số lần đại tiện > 6 lần/<br />
ngày. Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật<br />
<br />
99<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
sau khi ra viện đều đại tiện chủ động (100%),<br />
không có bệnh nhân nào còn bị táo bón (0%).<br />
<br />
Tỷ lệ són phân sau phẫu thuật gặp ở 14,9%<br />
bệnh nhân (bảng 2).<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
120<br />
100<br />
80<br />
<br />
31,3<br />
<br />
19,4<br />
<br />
60<br />
40<br />
<br />
68,7<br />
<br />
80,6<br />
<br />
20<br />
<br />
Không SDD<br />
<br />
SDD<br />
<br />
0<br />
Trước mổ<br />
<br />
Sau mổ<br />
<br />
Biểu đồ 1. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trước và sau mổ<br />
Bảng 2. Chức năng đại tiện chung sau ra viện<br />
Chức năng đại tiện<br />
<br />
(n = 67)<br />
<br />
%<br />
<br />
1 - 4 lần/ngày<br />
<br />
51<br />
<br />
76,1<br />
<br />
5 - 6 lần/ngày<br />
<br />
13<br />
<br />
19,4<br />
<br />
> 6 lần/ngày<br />
<br />
3<br />
<br />
4,5<br />
<br />
Đại tiện chủ động<br />
<br />
75<br />
<br />
100<br />
<br />
Táo bón tồn tại<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Són phân<br />
<br />
10<br />
<br />
14,9<br />
<br />
Số lần đại tiện<br />
<br />
Tính chất đại tiện<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả chung về chức năng đại tiện sau khi ra viện<br />
theo phân loại Wingspread cải tiến<br />
Chức năng đại tiện<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Rất tốt và tốt<br />
<br />
51<br />
<br />
76,1<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
14<br />
<br />
20,9<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
2<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
67<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br />
Theo phân loại Wingspread cải tiến thì đa số bệnh nhân sau phẫu thuật đều có chức năng đại<br />
tiện rất tốt và tốt (76,1%). Tỷ lệ có chức năng trung bình là 20,9% và 3% có chức năng xấu.<br />
Bảng 4. Mối liên quan giữa chức năng đại tiện theo phân loại Wingspread cải tiến<br />
với tuổi phẫu thuật của bệnh nhân<br />
Chức năng<br />
<br />
Rất tốt và tốt<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Xấu<br />
<br />
đại tiện<br />
<br />
n1<br />
<br />
%<br />
<br />
n2<br />
<br />
%<br />
<br />
n3<br />
<br />
%<br />
<br />
≤ 6 tháng<br />
<br />
32<br />
<br />
82,1<br />
<br />
6<br />
<br />
15,4<br />
<br />
1<br />
<br />
2,5<br />
<br />
p<br />
<br />
p > 0,05<br />
> 6 tháng<br />
<br />
19<br />
<br />
67,9<br />
<br />
8<br />
<br />
28,6<br />
<br />
1<br />
<br />
3,5<br />
<br />
Tỷ lệ bệnh nhân có độ tuổi dưới hoặc bằng 6 tháng có kết quả mổ rất tốt và tốt (chiếm 82,1%)<br />
cao hơn so với trẻ ở độ tuổi trên 6 tháng (67,9%). Tuy nhiên sự liên quan giữa tuổi phẫu thuật và<br />
chức năng đại tiện không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br />
Sau phẫu thuật tất cả các bệnh nhân nam (54 bệnh nhân) đều có khả năng cương dương vật<br />
vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và khả năng tiểu tiện của tất các các bệnh nhân được theo dõi (67<br />
bệnh nhân) sau mổ đều bình thường.<br />
<br />
IV. BÀN LUẬN<br />
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân nam<br />
chiếm đa số, tỷ lệ nam/nữ = 3,7/1. Nhiều<br />
nghiên cứu khác cũng cho rằng đa số bệnh<br />
nhân bị phình đại tràng bẩm sinh là nam giới<br />
[1, 7, 13, 14]. Bệnh nhân 0 - 6 tháng tuổi<br />
chiếm tỷ lệ 62,7% (từ 0 - 12 tháng tuổi chiếm<br />
78,7%) trong đó có 14 (18,7%) bệnh nhân < 1<br />
tháng tuổi. Như vậy tuổi phẫu thuật hiện nay<br />
đã được giảm thấp, bệnh nhân được mổ sớm<br />
hơn so với một số nghiên cứu đã được tiến<br />
hành trước đây [6, 7]. Biểu hiện lâm sàng chủ<br />
yếu gặp ở nhóm đối tượng nghiên cứu là<br />
chậm đại tiện phân su 97,3%, táo bón kéo dài<br />
phải thụt tháo thường xuyên 84%. Vị trí vô<br />
hạch ở trực tràng chiếm đa số (58,7%). Và<br />
không có sự khác nhau về vị trí vô hạch giữa<br />
nhận định trên phim chụp đại tràng trước mổ<br />
và nhận định trong khi mổ. Hầu hết bệnh nhân<br />
được mổ bằng đường qua hậu môn đơn<br />
TCNCYH 82 (2) - 2013<br />
<br />
thuần (81,3%). Tuy nhiên, 18,7% bệnh nhân<br />
phải kết hợp với đường bụng, trong đó có<br />
2,7% bệnh nhân nội soi và 16% bệnh nhân<br />
mở bụng bằng đường Pfannenstiel. Nguyên<br />
nhân chủ yếu là do 4 bệnh nhân động mạch<br />
mạc treo đại tràng sigma căng, 5 bệnh nhân<br />
vô hạch cao phải hạ đại tràng phải, 2 bệnh<br />
nhân chảy máu nhiều khi phẫu tích và dính do<br />
viêm phúc mạc thai nhi cũ, 3 bệnh nhân sigma<br />
và đại tràng trái giãn to thành dầy, tế bào hạch<br />
thần kinh thành đại tràng bị thoái hoá phải cắt<br />
bỏ dài.<br />
Kết quả nghiên cứu này cho thấy điều trị<br />
bệnh phình đại tràng bẩm sinh bằng phẫu thuật<br />
qua đường hậu môn một thì là một phương<br />
pháp an toàn. Tỷ lệ biến chứng thấp, không rò<br />
miệng nối, không hẹp miệng nối. Trong nghiên<br />
cứu này không gặp một trường hợp nào có<br />
biến chứng hẹp miệng nối sau mổ. Trong khi<br />
đó, đây là biến chứng thường gặp trong các<br />
101<br />
<br />