intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả hoạt động theo mô hình tự chủ của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2022

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Kết quả hoạt động theo mô hình tự chủ của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2022" đánh giá kết quả mô hình tự chủ của HTU trong năm 2022, từ đó đưa ra những đề xuất để triển khai mô hình hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả hoạt động theo mô hình tự chủ của trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội năm 2022

  1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH TỰ CHỦ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI NĂM 2022 Trần Thị Ngát1 Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội Abstract In recent years, autonomy at tertiary education units has become a trend in Vietnam. Hanoi industrial textile garment university (HTU) is operating under this model. This article evaluated the result of HTU's autonomy model in 2022, from which suggestions would be made to implement the model more effectively in the coming time. Keywords: Autonomy, model, university, results, implementary. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mô hình tự chủ trường đại học đang trở thành một xu hướng phổ biến trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chính phủ đang coi cải cách giáo dục là vấn đề cấp thiết và sống còn để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách hệ thống quản lý giáo dục đại học (GDĐH) mà cụ thể là vấn đề tự chủ đại học (ĐH) nhiều người cho là mấu chốt để nâng cao chất lượng GDĐH [3]. Tự chủ giúp cho trường đại học có thể tự quản lý và phát triển một cách độc lập, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục và cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, tại Việt Nam, mô hình tự chủ trường đại học vẫn chưa phát triển mạnh mẽ như các nước khác. Các trường đại học vẫn phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách nhà nước và phải tuân thủ các quy định của chính phủ. Tuy nhiên, một số trường đại học đã bắt đầu tự chủ và phát triển dựa trên nguồn tài trợ từ doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận. Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội thành lập theo quyết định số 769/QĐ – TTg ngày 04 tháng 6 năm 2015 và hoạt động theo mô hình trường đại học tự chủ. Theo đó Trường hoàn toàn độc lập, tự chủ trong quản lý, không trực thuộc một Bộ chủ quản nào sau khi tự chủ (chỉ chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục ĐH của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội [4]. Nhà trường nỗ lực thực hiện kế hoạch năm học 2021-2022. Bài viết này tổng hợp, phân tích kết quả Trường đã đạt được năm học 2021 - 2022, đề xuất giải pháp hoàn thành kế hoạch năm học 2022-2023. 2. NỘI DUNG 2.1. Tìm hiểu về tự chủ đại học Tự chủ đại học đang là một khái niệm “nóng” hiện nay, vì tất cả các cuộc cải cách giáo dục trên thế giới đều nhằm vào việc trao thêm quyền tự chủ cho các trường. Theo Anderson và Johnson, tự chủ đại học bao gồm 7 lĩnh vực hoạt động sau: (1) Cán bộ: tuyển dụng, thăng tiến, tư cách cán bộ giảng dạy và cán bộ hành chính cấp cao. (2) Sinh viên (SV): tuyển sinh, tiến trình học tập, kỷ luật. (3) Chương trình đào tạo (CTĐT) và hoạt động 1 ngattt@hict.edu.vn 587
  2. giảng dạy: phương pháp, thi/kiểm tra, nội dung, giáo trình. (4) Các tiêu chuẩn chuyên môn: tiêu chuẩn bằng cấp, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và kiểm định. (5) Nghiên cứu và xuất bản: đào tạo sau đại học, đề tài ưu tiên, tự do xuất bản. (6) Điều hành: các hội đồng, phòng ban, hội SV. (7) Hành chính và tài chính: ngân quỹ, chi phí vận hành, chi phí thiết bị vật tư, công việc thời vụ, nguồn quỹ ngoài ngân sách, các quy định trách nhiệm. Các lĩnh vực quản trị nói trên tạo thành 3 nhóm khác nhau: nhóm 1 (lĩnh vực 1 và 2) liên quan đến việc quản lý GV và SV, hai chủ thể trực tiếp thực hiện đến các hoạt động chính yếu của một trường đại học là giảng dạy, học tập và nghiên cứu; nhóm 2 (lĩnh vực 3, 4, 5) liên quan đến việc quản lý các hoạt động của các chủ thể trong nhóm 1; nhóm 3 (lĩnh vực 6, 7) chủ yếu liên quan đến những hoạt động của bộ phận quản lý, điều hành và phục vụ. Khi so sánh trong phạm vi của một trường đại học, có thể thấy mức độ tự chủ đối với các lĩnh vực này thường không giống nhau. Ở các trường có độ tự chủ cao, sự kiểm soát của Bộ chỉ tồn tại ở các lĩnh vực 4 (các tiêu chuẩn chuyên môn) và 7 (hành chính và tài chính). Tại các trường có độ tự chủ trung bình, sự kiểm soát của Bộ có thể tăng thêm ở các lĩnh vực 3 (CTĐT và hoạt động giảng dạy) và 6 (điều hành). Trong khi đó, ở các trường có độ tự chủ thấp, Bộ có quyền can thiệp vào tất cả các lĩnh vực hoạt động của trường đại học [1]. Tự chủ đại học là tự do học thuật, tự chủ và trách nhiệm. Trong đó coi tự do học thuật là yếu tố cần thiết trong lúc này để có một nền đại học tự chủ. Bởi vì, tự do học thuật trong các đại học ở nước ta chưa thực sự được chú trọng ngay từ các giảng viên (GV) và cả trong bộ máy quản lí. Tự do học thuật trong các đại học chính là các vấn đề liên quan đến quyền tự do nghiên cứu và tự do phát biểu. Đứng sau quyền tự do học thuật là quyền tự chủ. Hiểu giản đơn tự chủ đại học là quyền lực quản lí điều hành không chịu sự kiểm soát nào từ bên ngoài. Quyền tự chủ đại học được phân biệt thành hai dạng “bản thể” (substantive) và “thủ tục” (procedural). Quyền tự chủ bản thể là quyền của nhà trường được tự xác định các mục tiêu và chương trình của mình để trả lời câu hỏi dạy “cái gì”? Điều này được thể hiện trong tuyên bố sứ mạng của trường đại học. Các trường đại học có quyền tuyên bố sứ mạng và các mục tiêu, cách thức đi đến mục tiêu mà không phụ thuộc vào bất cứ sự can thiệp nào kể cả từ chính phủ, từ các cơ quan quản lí đại học. Quyền tự chủ thủ tục là quyền của nhà trường được xác định các biện pháp thi hành để theo đuổi các mục tiêu và chương trình đã vạch ra. Đó là dạy học “như thế nào”. Quản lí các biện pháp thực hiện cần phải hết sức mềm dẻo và linh hoạt. Nó luôn thay đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu về đảm bảo chất lượng mà đại học đã cam kết. Hiệu trưởng các trường đại học là người chịu trách nhiệm về những tuyên bố của mình trong các CTĐT, chịu trách nhiệm về “sản phẩm” giáo dục mà mình đưa ra trong tuyên bố sứ mạng. 2.2. Kết quả hoạt động tự chủ năm 2022 của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội 2.2.1. Công tác đào tạo 2.2.1.1. Công tác tuyển sinh, truyền thông Tuyển sinh đạt 98,5%, trong đó đại học đạt 100%; cao đẳng đạt 88,1%. Tổng nhập học tăng 9,5% so với 2021, trong đó đại học tăng 11%; cao đẳng tăng 1%. 588
  3. Bảng 1: Kết quả tuyển sinh năm 2022 TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ TH/KH 1 Số lượng tuyển sinh HSSV 1380 1.359 98,5% (Nguồn: Báo cáo tổng kết đảng năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 [2]) Cơ cấu ngành nghề trong từng năm tuyển sinh dần cải thiện, tỷ trọng các ngành khác dệt may tăng dần qua các năm. Nếu năm 2020 các ngành khác chỉ chiếm 13,7% thì đến năm 2022 đã tăng lên 28,6%, đảm bảo đào tạo nhân lực cho toàn chuỗi cung ứng dệt may, không chỉ tập trung vào khâu sản xuất. Kết quả tuyển sinh năm 2022 tăng sau hai năm liên tiếp trước đó sụt giảm. Trong giai đoạn 2016-2022, năm 2022 cũng là năm có kết quả tuyển sinh trình độ đại học tốt nhất. 2.2.1.2. Quản lý đào tạo Bảng 2: Kết quả một số chỉ tiêu thực hiện năm 2022 Kế Thực Tỷ lệ TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính hoạch hiện TH/KH Mở ngành hoặc chuyên ngành mới trình Ngành 1-2 1 100% 1 độ đại học Đề tài nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp 2 nhà nước, Bộ và Tập đoàn + Cấp Nhà nước Đề tài 1-2 1 100% + Cấp Bộ Đề tài 1-2 1 100% + Cấp Tập đoàn Đề tài 1-2 1 100% 3 Đề tài NCKH cấp trường (giao mới) Đề tài 8-12 17 142% 4 NCKH của SV (giao mới) Công trình 13-19 19 100% Sáng kiến kinh nghiệm (mỗi đơn vị tối Sáng kiến 7 0 0% 5 thiểu 1) 6 Tổ chức hội thảo khoa học Hội thảo 1-2 11 550% 7 Biên soạn giáo trình + Nghiệm thu Cuốn 6 3 50% + Biên soạn mới Cuốn 5-6 3 60% + Xuất bản sách, giáo trình Cuốn 4-6 4 100% + Dịch sách, giáo trình nước ngoài Cuốn 2-3 2 100% Bài báo khoa học đăng trên tạp chí có Bài 32-42 46 110% 8 tính điểm (mỗi khoa/trung tâm đào tạo tối thiểu 2 bài) Doanh thu từ đào tạo ngắn hạn và tư vấn Tỷ đồng 1,5-2 1,692 100% 9 chuyên sâu (không tính tiếng Anh tăng cường) 10 Triển khai chương trình hợp tác quốc tế Chương trình 1 0 0% 11 Ký thỏa thuận hợp tác với đối tác Thỏa thuận Trong nước 7-10 18 180% Nước ngoài 1-2 0 0% (Nguồn: Báo cáo tổng kết đảng năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 [2]) 589
  4. Quản lý đào tạo: Quản lý đào tạo các lớp chính quy thực hiện theo đúng quy định; tiếp tục ứng dụng phần mềm tín chỉ trong quản lý đào tạo nhằm đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và liên thông dữ liệu giữa các đơn vị; thực hiện rà soát, cập nhật các quy định đã ban hành đúng quy định 2 năm/lần; tổ chức đào tạo 16 lớp theo nhu cầu của doanh nghiệp (DN), tiếp tục triển khai 02 lớp đang đào tạo phải tạm dừng năm 2021, trong đó có 2 lớp giám đốc cho Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 1 lớp giám đốc cho công ty Cổ phần Đầu tư & Thương mại TNG; 1205 cử nhân đã tốt nghiệp trong năm 2022 trong đó có 926 cử nhân trình độ đại học ngành công nghệ may, sợi dệt, quản lý công nghiệp dệt may, thời trang, marketing, cơ khí, điện, điện tử và 279 cử nhân trình độ cao đẳng ngành công nghệ may, cơ khí sửa chữa thiết bị may, thời trang. Kết quả thi “Olympic các môn học”, “Thi kỹ năng nghề”: Hội thi Olympic có 23 môn thi với 410 SV dự thi. Kết quả: 119 giải (5 giải nhất, 13 giải nhì, 43 giải ba và 58 giải khuyến khích). Thi kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 12: có 08 thí sinh thi ở 3 nghề, trong đó 2/3 nghề SV đạt giải: nghề Thiết kế thời trang kỹ thuật số có 03/04 SV (01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc, 01 huy chương đồng); nghề Công nghệ thời trang có 01/03 thí sinh đạt huy chương đồng và 02/03 thí sinh đạt chứng nhận xuất sắc. Xây dựng CTĐT, nhà trường đã chỉnh sửa quy định xây dựng, thẩm định CTĐT đáp ứng Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT và yêu cầu thực tiễn quản lý, chỉnh sửa quy định đặt mã CTĐT, đặt mã học phần. Đồng thời, các khoa/trung tâm chỉnh sửa CTĐT đáp ứng chuẩn CTĐT theo Thông tư 17. Các khoa/trung tâm thực hiện rà soát 7 CTĐT đại học về mục chuẩn đầu ra, nội dung, thời lượng, kiểm tra đánh giá... Biên soạn giáo trình: tổ chức thẩm định và nghiệm thu được 03 sách/giáo trình chuyên ngành phục vụ công tác đào tạo đại học của trường, đang thực hiện làm thủ tục xuất bản 04 giáo trình phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Đồng thời, trường đang hoàn thiện việc chỉnh sửa quy định biên soạn và thẩm định sách/giáo trình. Biên dịch được 02 tài liệu về công nghiệp 4.0 trong ngành may và quản lý chất lượng sợi ra tiếng Việt để làm tài liệu tham khảo giảng dạy cho trình độ đại học. Việc làm và quan hệ DN: thông tin tuyển dụng, vị trí việc làm của DN được thường xuyên gửi tới SV qua các kênh truyền thông: đăng trên website và fanpage là 40 tin, bài. Ngày hội việc làm năm 2022 thu hút 37 DN tham gia tuyển dụng trực tiếp tại ngày hội, 3 DN gửi thông tin tuyển dụng, cung cấp 3.417 vị trí việc làm cho SV. Số lượng DN tham gia ngày hội việc làm tăng 19 DN (tăng 76%), vị trí việc làm tăng 710 (tăng 26,2%) so với năm học 2020-2021 (năm học 2020 – 2021 có 21 DN tham gia cung cấp 2.707 vị trí việc làm). Công tác NCKH: NCKH của GV đã nghiệm thu 5 đề tài cấp trường. Ngoài ra, trường đang triển khai thực hiện 01 đề tài cấp nhà nước về ứng dụng AI vào dệt may thuộc chương trình Hỗ trợ DN nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030; triển khai thực hiện 01 đề án thuộc chương trình Phát triển công nghiệp hỗ trợ của Cục Công nghiệp-Bộ Công Thương; tham gia tuyển chọn 2 đề tài cấp Bộ Công Thương, trong đó 1 đề tài được vào vòng tiếp theo; thực hiện 03 đề tài cấp Tập đoàn Dệt may Việt Nam, 17 đề tài cấp trường đạt 142% theo nhiệm vụ năm học; Bài báo khoa học: 46 bài của cán bộ, GV nhà trường đăng trên các tạp chí và kỷ yếu Hội thảo khoa học có tính điểm trong và ngoài nước. Trong đó: 6 bài báo đăng trong tạp chí thuộc danh mục ISI/Sopus, 4 bài báo đăng trong kỷ yếu hội thảo/tạp chí quốc tế và 36 bài báo đăng trong 590
  5. kỷ yếu hội thảo/tạp chí trong nước có tính điểm. Đây là tiền đề rất quan trọng để nâng cao trình độ lý luận gắn với thực tiễn sản xuất của đội ngũ GV. Tổ chức thành công Hội nghị khoa học toàn quốc về Dệt, May, Da - Giày lần thứ III; NCKH của SV: nghiệm thu 17 đề tài, giao mới 19 đề tài (đạt 100% so với kế hoạch KH&CN của SV). Tỉ lệ SV tham gia NCKH năm 2021-2022 đã được cải thiện hơn so với năm học 2020-2021. Công tác hợp tác quốc tế, tu nghiệp sinh: là một trong 3 trường đại học của Việt Nam tham gia dự án RUN và dự án Fabric của GIZ; đã cử 03 cán bộ, GV tham gia Hội thảo “Xây dựng CTĐT về phát triển bền vững ngành dệt may”; phối hợp với công ty Labco tổ chức hội thảo tư vấn thực tập sinh Nhật Bản, có 8 SV đăng ký thực tập sau tốt nghiệp; phối hợp với công ty cổ phần giáo dục quốc tế Khang Anh làm hồ sơ xuất cảnh cho 01 SV đi thực tập 01 năm tại Nhật Bản vào tháng 3/2022 và đang hoàn thiện hồ sơ cho 3 SV đi thực tập 01 năm tại Nhật Bản dự kiến xuất cảnh trong tháng 9/2022. Đào tạo ngắn hạn: tổ chức đào tạo theo đơn đặt hàng của các DN cho các đối tượng từ cấp cơ sở đến cấp quản lý nhà máy dệt may; 16 lớp cho 07 DN và tổ chức với tổng số 584 học viên trong đó có 02 lớp giám đốc; 04 lớp kỹ thuật chuyền; 06 lớp Quản lý tổ sản xuất; 01 lớp tiếng Anh chuyên ngành; 01 lớp cán bộ IE; 01 lớp vật liệu… Các khóa đào tạo đã nâng cao kỹ năng quản lý cho cán bộ DN từ cấp cơ sở đến giám đốc nhà máy; tiếp tục tổ chức đào tạo đặt hàng trình độ cao đẳng cho 2 DN như Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG; Tổng Công ty may Bắc Giang LGG. 2.2.1.3. Công tác đảm bảo chất lượng Bảng 3: Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng Kế Thực Tỷ lệ TT Chỉ tiêu chủ yếu Đơn vị tính hoạch hiện TH/KH Tự đánh giá CTĐT và nộp cho Bộ 1 Chương trình 2-3 2 100% GD& ĐT 2 Đạt chuẩn kiểm định cơ sở giáo dục Trường Đạt Đạt 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết đảng năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023 [5]) Công tác kiểm định chất lượng: Hoàn thiện đánh giá ngoài cơ sở giáo dục theo quy định và được cấp giấy chứng nhận đạt kiểm định vào tháng 5/2022. Thực hiện tự đánh giá theo kế hoạch 2 CTĐT trình độ đại học: Công nghệ may, Quản lý công nghiệp. Trong năm học, hoạt động này gần như dừng lại để tập trung cho đánh giá cơ sở giáo dục. Đã nộp báo cáo về Cục Quản lý chất lượng-Bộ Giáo dục và Đào tạo và được chấp thuận sơ bộ. Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học: tổ chức vận hành mạng lưới đảm bảo chất lượng bên trong, tổ chức thu thập thông tin ĐBCL bên trong và minh chứng phục vụ công tác tự đánh giá. Tổ chức khảo sát các đối tượng liên quan để đánh giá chất lượng mọi hoạt động và phục vụ đào tạo gồm có: khảo sát SV về hoạt động giảng dạy của GV; khảo sát SV về nội dung HP; khảo sát SV về chất lượng các hoạt động đào tạo, phục vụ đào tạo; khảo sát SV tốt nghiệp về chất lượng khóa học; khảo sát cựu SV tốt nghiệp sau 02 tháng và 12 tháng về tình hình việc làm và mức độ đáp ứng công việc sau tốt nghiệp; khảo sát đội ngũ cán bộ GV, chuyên viên, nhân viên về chất lượng các hoạt động và phục vụ; khảo sát DN về mức độ đáp ứng công việc của SV tốt nghiệp. Công tác đảm 591
  6. bảo chất lượng đã đạt các mục tiêu lớn đặt ra, đáp ứng cơ bản yêu cầu phát triển của Trường trong giai đoạn hiện nay. 2.2.2. Công tác sản xuất Số lượt SV thực tập tại Trung tâm Sản xuất - Dịch vụ (TTSXDV): 1.600; SV được trả lương theo thực tế sản phẩm làm ra tại dây chuyền may hàng tháng, trả cùng lương công nhân trong bảng lương; số lượt GV thực tế tại TTSXDV: 12. Duy trì 1 vệ tinh phục vụ cho sản xuất của TTSXDV. Số lượng vệ tinh giảm so với năm trước là do dịch bệnh nên không triển khai hợp tác với nhiều vệ tinh. SV được thực hành, thực tập đúng đề cương; có cán bộ hỗ trợ hướng dẫn trực tiếp tại trung tâm nên giải quyết nhanh chóng những vướng mắc, hoặc đề nghị của SV [5]. 2.2.3. Công tác tài chính, đầu tư Các nguồn kinh phí thu được quản lý theo đúng luật ngân sách, quy định của nhà nước và phục vụ kịp thời, hiệu quả cho hoạt động của nhà trường. Để tăng hiệu quả cho các khoản chi, nhà trường đã lập kế hoạch dự toán từng khoản chi theo đúng quy định kịp thời, bám sát diễn biến thực tế, dự toán và có kế hoạch điều chỉnh tính đến tình huống dịch bệnh: -Tổng nguồn thu ước năm 2022: 149 tỷ - Tổng chi dự kiến năm 2022: 146 tỷ - Tổng đầu tư dự kiến năm 2022: gần 17 tỷ [5]. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả đạt được Bổ nhiệm tương đối đầy đủ đội ngũ cán bộ cho các phòng/khoa/trung tâm và bộ môn; đã ban hành quy hoạch Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2025-2030 và rà soát quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2021-2026; tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng bài bản, khoa học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác, quản lý đào tạo trình độ đại học đã dần đi vào ổn định. Khóa 3 trình độ đại học ra trường, đáp ứng tốt yêu cầu từ các đơn vị sử dụng lao động và nhận được phản hồi tích cực. Công tác NCKH đã dần đi vào nề nếp, đề tài thực hiện trải dài ở nhiều cấp, các đề tài mang tính ứng dụng cao và được đánh giá tốt về chất lượng nghiên cứu, thể hiện vai trò, vị thế của nhà trường đối với ngành nghề, cộng đồng. Nhà trường đã đạt kiểm định cơ sở giáo dục theo bộ tiêu chuẩn kiểm định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được công nhận tháng 5/2022. Thu nhập của cán bộ, GV, công nhân viên được cải thiện, đáp ứng mục tiêu đề ra, đặc biệt trong điều kiện dịch bệnh và khó khăn chung của nền kinh tế. Nỗ lực bám sát, theo dõi biến động SV và tư vấn kịp thời chế độ chính sách hỗ trợ SV nhất là trong điều kiện học tập online do ảnh hưởng của dịch bệnh. Phát triển khá mạnh doanh thu của khu vực sản xuất trong điều kiện thị trường dệt may thế giới có nhiều diễn biến tiêu cực vào cuối năm. 592
  7. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế Sự phối hợp giữa các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ chung còn hạn chế, bộc lộ khi rà soát, đánh giá các CTĐT do đơn vị điều phối/chủ trì chưa làm tốt vai trò và đơn vị phối hợp chưa chủ động trong thực hiện nhiệm vụ. Các hoạt động của câu lạc bộ chuyên môn chưa được đẩy mạnh, chưa thu hút được sự chú ý của SV. Một số SV còn có hiện tượng sao chép, không biết cách thức khai thác và lấy dữ liệu thực tế DN trong quá trình thực tập; kỹ năng trình bày báo cáo còn hạn chế. 2.4. Đề xuất một số giải pháp năm 2023 2.4.1. Về truyền thông, tuyển sinh Đẩy mạnh truyền thông số trong tuyển sinh. Phát triển và đẩy mạnh mối quan hệ với khách hàng thân thiết (khoảng 70-100 trường) và phối hợp truyền thông với 50 DN trên địa bàn tuyển sinh; lên danh sách cụ thể và giao nhiệm vụ đến từng cá nhân; kết hợp với Trường Cao đẳng Công nghệ TP. Hồ Chí Minh để tuyển sinh liên thông đại học vừa làm vừa học. Khai thác thị trường miền Trung bằng cách kết hợp với DN thực hiện truyền thông và tuyển sinh. 2.4.2. Về quản lý chương trình đào tạo Rà soát các CTĐT đại học đáp ứng chuẩn CTĐT và chuẩn kiểm định. Phát triển các CTĐT theo đặt hàng của DN, nhu cầu nâng cao trình độ của SV hoặc nhu cầu cấp chứng chỉ chuyên sâu về: merchandiser, logistics, đánh giá nhà máy, pháp luật, thị trường chứng khoán, kế toán trưởng,... nhằm tăng nguồn thu và tăng khả năng tự chủ về tài chính của trường; đẩy mạnh tốc độ đổi mới CTĐT và phương thức đào tạo theo hướng gắn các chuẩn đầu ra chủ chốt với môi trường DN sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn xuất khẩu, gắn với công nghiệp 4.0, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn. Tiếp tục tìm giải pháp đẩy mạnh đào tạo E-learning để nâng cao tính khả thi khi đào tạo cho DN. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý, từng bước nghiên cứu áp dụng nền tảng đại học số. Kết hợp tự biên soạn giáo trình và giáo trình mua bản quyền của nước ngoài để sử dụng cho đào tạo; phối hợp với các DN thuộc Tập đoàn dệt may Việt Nam để tổ chức biên soạn các giáo trình của ngành Sợi, đáp ứng yêu cầu đào tạo đại học ngành Sợi dệt. Tăng cường mối quan hệ với các DN, mời DN tham gia giảng dạy, đánh giá CTĐT, giáo trình, tài trợ học bổng, học phí...Trao đổi thường xuyên, hỗ trợ nhiều hơn cho các DN trong việc truyền tải thông tin tuyển dụng đến SV. 2.4.3. Về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Duy trì hợp tác với các đối tác quốc tế và phát triển các hình thức hợp tác phù hợp với tình hình thực tế. Tích cực tìm kiếm các đối tác quốc tế và thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc lĩnh vực hoạt động của Nhà trường 2.4.4. Về đảm bảo chất lượng giáo dục Triển khai kế hoạch hành động cải tiến chất lượng sau đánh giá ngoài cơ sở giáo dục. Hoàn thành báo cáo tự đánh giá 02 CTĐT trình độ đại học các ngành: Công nghệ 593
  8. may, Quản lý công nghiệp; chuẩn bị cho hoạt động đánh giá ngoài; hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý về ĐBCL, củng cố, vận hành mạng lưới ĐBCL bên trong, tổ chức khảo sát các bên liên quan; tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, đánh giá chất lượng đề thi và các khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập. 2.4.5. Về tự chủ tài chính, đầu tư cơ sở vật chất Công tác tài chính: Tiếp tục điều chỉnh học phí theo lộ trình tăng dần theo quy định của Chính phủ và phù hợp mặt bằng chung, với mức học phí chỉ bằng 60% theo quy định Nghị định 81/2021/NĐ-CP giúp giảm thiểu tác động của việc tăng học phí đối với xã hội, đồng thời cũng đảm bảo lộ trình hợp lý để SV không bị sốc khi phải nâng học phí lên mức khoảng 1,74 triệu đồng/SV/tháng vào tháng 8/2022 để đảm bảo bù đắp một phần khấu hao, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất theo lộ trình tự chủ. Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội và quan hệ với DN để tăng nguồn thu bằng các biện pháp cụ thể như: Phát triển các khóa đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu của DN giao chỉ tiêu doanh thu cho các khoa trung tâm. Thu hút nguồn tài trợ học phí từ DN cho SV cam kết về công tác tại DN, tăng nguồn thu từ nghiên cứu trực tiếp cho DN. Tăng thu từ sản phẩm kết hợp với học tập, đẩy mạnh triển khai nhận hàng từ thị trường cho SV thực hành nhằm tăng doanh thu từ khu vực học tập, tiết kiệm vật tư cho SV thực hành. Xây dựng các cơ chế khuyến khích gắn thu nhập với doanh thu phù hợp, giao kế hoạch doanh thu cho các bộ phận, đẩy mạnh triển khai nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phù hợp môn học và nhu cầu thị trường. Khuyến khích các đơn vị trong trường chủ động tham gia Đấu thầu đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước qua Bộ Khoa học công nghệ và các nhiệm vụ cấp Bộ qua Bộ công thương, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, nghiên cứu đề xuất các đề tài ứng dụng phù hợp mang lại hiệu quả cho DN; thực hiện các giải pháp thực hành tiết kiệm các chi phí văn phòng phẩm, khoán xe, tiết kiệm điện, vật tư, chi phí hành chính. Nghiên cứu khoán công việc, khoán phần mềm quỹ lương, đổi mới cách đánh giá công việc và trả lương nhằm tăng nguồn thu, tiết kiệm chi phí. Nghiên cứu cải thiện thu nhập cho cán bộ trẻ về trường để tạo nguồn cho tương lai. Công tác đầu tư: Cân đối huy động vốn tiếp tục đầu tư các trang thiết bị đào tạo, sản xuất có hiệu suất sử dụng lớn, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng phục vụ đào tạo. Đầu tư các thiết bị điện tử nâng cao năng suất, hiệu quả tại khu vực sản xuất. Cải tạo nâng cấp nhà nội trú SV tiếp tục thay thế nội thất theo chuẩn hiện nay nhằm cải thiện điều kiện ăn ở cho SV, nâng cao chất lượng phục vụ trong trường. Nâng cấp trạm biến áp tại khu C để đảm bảo tải cho việc vận hành khu C trong điều kiện lắp đặt 100% phòng học có điều hòa nhiệt độ. Đầu tư phòng thí nghiệm dệt may, phòng thực hành điện, điện tử, bổ sung máy tính thay thế các phòng học tin học, thư viện điện tử, các thiết bị cho chuyển đổi số. Chuyển đổi số: đầu tư hệ thống quản trị đại học số và tiếp nhận tài trợ phần mềm quản lý nhà máy may thông minh để đưa vào sản xuất và đào tạo. 2.4.6. Hoạt động sản xuất, phục vụ Tập trung nâng cao hiệu quả khu vực sản xuất, lựa chọn nguồn hàng có đơn giá cao, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Giữ ổn định lao động 350-400 lao động. Đảm bảo các điều kiện và tổ chức hướng dẫn SV thực tập theo đúng đề cương. Xác 594
  9. định mục tiêu 5 năm tới về địa vị pháp lý của trung tâm. Thực hành đánh giá nhà máy (trung tâm đạt chứng chỉ của tổ chức quốc tế) để đưa kiến thức thực tế, bộ tiêu chí về sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn vào TTSXDV, làm cơ sở đưa nội dung này vào các chương trình đào tạo. 3. KẾT LUẬN Việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, cơ sở đào tạo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, một chính sách đúng đắn của ngành giáo dục. Qua một thời gian thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các trường ĐH, chúng tôi nhận thấy đó là một quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau, nhiều cấp khác nhau và không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực của các trường ĐH trong tổ chức thực hiện mà cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong cơ chế chính sách… Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo Hội đồng trường, Ban Giám hiệu, trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Xin được chia sẻ kinh nghiệm bước đầu với các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu, nhà lãnh đạo giáo dục và mong nhận được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp. ________________ Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Kim Hồng (2011), “Tự chủ đại học = Tự do học thuật + Tự chủ + Trách nhiệm,” Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia do hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức. [2] Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (2022), “Báo cáo tổng kết năm học 2021 – 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2022 – 2023”. [3] Phạm Thị Lan Phượng (2011), “Mô hình quản lý trường đại học và vấn đề tự chủ cơ sở tại Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia do hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức. [4] Phạm Ngô Thuỳ Linh (2017), “Đánh giá sau một năm tự chủ của các trường đại học thuộc bộ Công thương”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ. [5] Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (2022), “Báo cáo tổng kết đảng năm 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm 2023”. 595
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1