Trần Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 83- 89<br />
<br />
KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI NHẬP NỘI<br />
TỪ TRUNG QUỐC TẠI VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC<br />
Trần Trung Kiên1*, Thái Thị Ngọc Trâm1, Hoàng Minh Công2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
Trạm Khuyến nông huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Kết quả khảo nghiệm 3 giống ngô lai nhập nội từ Trung Quốc với giống đối chứng NK4300 trong<br />
vụ Xuân và Đông năm 2011, vụ Xuân 2012 tại một số tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã<br />
chọn được giống GY135 là giống triển vọng. Trong thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản vụ Xuân và vụ<br />
Đông 2011, giống GY135 có năng suất đạt cao nhất và khá ổn định ở cả 2 thời vụ (82,7 tạ/ha, vụ<br />
Xuân 2011 và 67,8 tạ/ha vụ Đông 2011). Khảo nghiệm sản xuất tại 6 điểm ở 4 tỉnh Thái Nguyên,<br />
Bắc Kạn, Tuyên Quang và Yên Bái trong vụ Đông 2011 và vụ Xuân 2012 cho thấy giống GY135<br />
đạt năng suất 61,7 tạ/ha (vụ Đông 2011) và đạt từ 57,8 - 73,4 tạ/ha (vụ Xuân 2012) cao hơn đối<br />
chứng NK4300 từ 101,1 - 105,5%. Giống GY135 được người dân lựa chọn để mở rộng diện tích<br />
gieo trồng ở các vụ sau.<br />
Từ khóa: Khảo nghiệm, năng suất, ngô lai, nhập nội, Trung Quốc.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Trung Quốc là một trong những nước đi đầu<br />
về nông nghiệp đặc biệt là trong công tác<br />
chọn tạo giống. Năng suất ngô ở Trung Quốc<br />
đứng vị trí thứ hai trên thế giới [6]. Viện<br />
Nghiên cứu Ngô – Trường Đại học Nông<br />
nghiệp Vân Nam, Trung Quốc đã nghiên cứu<br />
chọn tạo được nhiều giống ngô năng suất và<br />
chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu giống cho<br />
sản xuất trong và ngoài nước. Một số giống<br />
đã phổ biến trong sản xuất như: Xundan No.<br />
7, Gengyuann135, Jingeng No. 1, Yunfeng<br />
88, Yunda No. 1, Gengyuann 11, Yunda No.<br />
14, AS-3, Makmur-3, Makmur-1, Makmur-7,<br />
Makmur-2, Makmur-6, AS-2, AS-7. Năng<br />
suất trung bình của các giống ngô này từ 100<br />
– 120 tạ/ha. Hiện nay Trung Quốc vẫn tiếp<br />
tục lai tạo đưa ra sản xuất những bộ giống<br />
ngô lai mới năng suất cao phù hợp từng vùng<br />
sinh thái. Việc nhập nội những giống ngô mới<br />
tiềm năng của Trung Quốc vào thử nghiệm<br />
sản xuất tại Việt Nam không những là một<br />
trong những phương pháp hữu hiệu nhất<br />
nhằm đẩy mạnh sản xuất ngô trong nước bằng<br />
công tác giống mà còn tạo ra nguồn vật liệu<br />
đa dạng phong phú phục vụ cho công tác lai<br />
tạo giống ngô của Việt Nam. Xuất phát từ<br />
*<br />
<br />
Tel: 0983 360 276; Email: kienngodhnl@gmail.com<br />
<br />
những cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng<br />
tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng thích<br />
ứng của một số giống ngô lai nhập nội từ<br />
Trung Quốc tại khu vực trung du miền núi<br />
phía Bắc Việt Nam.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu nghiên cứu: Gồm 3 giống ngô lai<br />
nhập nội từ Trường Đại học Nông nghiệp Vân<br />
Nam - Trung Quốc: YD1, JG6, GY135 với<br />
giống đối chứng NK4300.<br />
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Thí<br />
nghiệm khảo nghiệm cơ bản được tiến hành<br />
tại Thành phố Thái Nguyên vụ Xuân và vụ<br />
Đông năm 2011. Khảo nghiệm sản xuất được<br />
tiến hành tại: phường Phố Cò – TX. Sông<br />
Công – tỉnh Thái Nguyên, xã Khe Mo –<br />
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên, xã<br />
Phượng Tiến – huyện Định Hoá - Thái<br />
Nguyên, Xã Y Can – huyện Trấn Yên – tỉnh<br />
Yên Bái, phường Ỷ La – TP. Tuyên Quang –<br />
tỉnh Tuyên Quang, xã Lương Thành – huyện<br />
Na Rì – tỉnh Bắc Kạn.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm khảo<br />
nghiệm cơ bản được bố trí theo khối ngẫu<br />
nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 4 công thức<br />
với 3 lần nhắc lại. Diện tích 1 ô là 14 m2 (5 m<br />
x 2,8 m) trồng 4 hàng. Khoảng cách giữa các<br />
83<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lần nhắc lại là 1 m. Mỗi lần nhắc lại các giống<br />
thí nghiệm được gieo liên tiếp nhau, mỗi<br />
giống trồng 4 hàng, hàng cách hàng 70 cm,<br />
cây cách cây 25 cm (mật độ 5,7 vạn cây/ha),<br />
gieo 2 hạt trên hốc và tỉa để một cây trên hốc.<br />
Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 2 hàng<br />
giữa của ô. Xung quanh thí nghiệm có băng<br />
bảo vệ, chiều rộng băng trồng ít nhất 2 hàng<br />
ngô, khoảng cách, mật độ như trong thí<br />
nghiệm. Thí nghiệm khảo nghiệm sản xuất<br />
được bố trí tuần tự không có nhắc lại, mỗi<br />
giống trồng trong một ô 1000 m2. Các chỉ tiêu<br />
theo dõi và phương pháp theo dõi được tiến<br />
hành theo hướng dẫn của CIMMYT, quy<br />
trình của Viện Nghiên cứu ngô và Quy phạm<br />
khảo nghiệm giống ngô Quốc gia số QCVN<br />
01-56 : 2011/BNNPTNT [1].<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Kết quả khảo nghiệm cơ bản các giống ngô<br />
thí nghiệm vụ Xuân và vụ Đông năm 2011 tại<br />
Thái Nguyên<br />
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của<br />
các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011 và<br />
vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên<br />
Số liệu bảng 1 cho thấy các giống ngô tham<br />
gia thí nghiệm có thời gian từ gieo đến tung<br />
phấn vụ Xuân ngắn hơn so với vụ Đông, biến<br />
động từ 59 – 61 ngày, sớm hơn đối chứng<br />
(NK4300: 62 ngày), vụ Đông 2011 thời gian<br />
này biến động từ 66 - 71 ngày, muộn hơn so<br />
với đối chứng (NK4300: 64 ngày). Trong đó<br />
giống GY135 có thời gian từ gieo đến tung<br />
phấn ngắn nhất cả 2 thời vụ (vụ Xuân 59 ngày<br />
và vụ Đông 66 ngày sau gieo).<br />
Qua theo dõi cho thấy giai đoạn này tương tự<br />
như giai đoạn tung phấn, thời gian từ gieo đến<br />
<br />
107(07): 83- 89<br />
<br />
phun râu của các giống ngô nhập nội từ Trung<br />
Quốc vụ Xuân sớm hơn vụ Đông, biến động<br />
từ 59 - 63 ngày, trong đó hai giống JG6 và<br />
GY135 phun râu sớm hơn đối chứng 2 ngày,<br />
còn giống YD1 tương đương đối chứng; vụ<br />
Đông các giống ngô nhập nội thí nghiệm có<br />
thời gian từ gieo đến phun râu biến động từ<br />
67- 73 ngày, muộn hơn đối chứng. Trong đó<br />
giống GY135 phun râu sớm nhất kể cả 2 thời<br />
vụ (vụ Xuân: 59 ngày và vụ Đông: 66 ngày<br />
sau gieo). Khoảng cách tung phấn - phun râu<br />
của các giống ngô Trung Quốc ngắn, từ 0 - 2<br />
ngày (vụ Xuân) và từ 1 - 2 ngày (vụ Đông).<br />
Trong vụ Đông, giai đoạn tung phấn - phun<br />
râu, ngô thí nghiệm gặp điều kiện nhiệt độ<br />
không khí thấp (16 - 200C) nhưng khoảng<br />
cách tung phấn – phun râu vẫn đảm bảo thuận<br />
lợi cho thụ phấn thụ tinh. Điều đó chứng tỏ<br />
các giống ngô nhập nội từ Trung Quốc có khả<br />
năng chịu rét và hạn tốt, nên thời gian từ gieo<br />
đến phun râu của các giống đồng đều hơn và<br />
ngắn hơn so với giống đối chứng (NK4300 là<br />
3 ngày).<br />
Thời gian sinh trưởng của cây ngô được tính<br />
từ khi gieo đến khi chín sinh lý. Qua theo dõi<br />
các giống ngô thí nghiệm cho thấy vụ Xuân<br />
thời gian sinh trưởng của các giống ngắn hơn<br />
vụ Đông, biến động từ 94 - 102 ngày, ngắn<br />
hơn đối chứng (NK4300: 105 ngày) thuộc<br />
nhóm sinh trưởng ngắn. Trong đó giống JG6<br />
có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (94 ngày).<br />
Vụ Đông thời gian sinh trưởng của các giống<br />
thí nghiệm biến động từ 119 - 123 ngày, dài<br />
hơn đối chứng (NK4300: 114 ngày), trong đó<br />
giống GY135 có thời gian sinh trưởng ngắn<br />
nhất (119 ngày).<br />
<br />
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011<br />
và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên<br />
Thời gian từ gieo đến… (ngày)<br />
Giống<br />
YD 1<br />
JG 6<br />
GY 135<br />
NK4300 (đ/c)<br />
<br />
Tung phấn<br />
VX 2011<br />
VĐ 2011<br />
61<br />
69<br />
59<br />
71<br />
59<br />
66<br />
62<br />
64<br />
<br />
Phun râu<br />
VX 2011<br />
VĐ 2011<br />
63<br />
70<br />
59<br />
73<br />
59<br />
67<br />
63<br />
67<br />
<br />
Chín sinh lý<br />
VX 2011<br />
VĐ 2011<br />
102<br />
121<br />
94<br />
123<br />
100<br />
119<br />
105<br />
114<br />
<br />
84<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 83- 89<br />
<br />
Bảng 2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011<br />
và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên<br />
Giống<br />
YD1<br />
JG6<br />
GY135<br />
NK4300 (đ/c)<br />
P<br />
CV (%)<br />
LSD.05<br />
<br />
Chiều cao cây (cm)<br />
VX 2011<br />
VĐ 2011<br />
307,1<br />
188,5<br />
278,7<br />
175,7<br />
307,5<br />
180,8<br />
309,5<br />
205,9<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
6,4<br />
5,2<br />
8,1<br />
7,8<br />
<br />
Tóm lại qua nghiên cứu chúng tôi thấy, trong vụ<br />
Xuân 2011 các giống ngô nhập nội từ Trung<br />
Quốc gặp điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi<br />
nên có các giai đoạn sinh trưởng phát triển tốt<br />
và thời gian sinh trưởng ngắn. Còn trong vụ<br />
Đông 2011, do gặp điều kiện nhiệt độ thấp<br />
nhiều hơn vụ Xuân nên thời gian các giai đoạn<br />
sinh trưởng phát triển và thời gian sinh trưởng<br />
kéo dài hơn so với vụ Xuân.<br />
Đặc điểm hình thái của các giống ngô thí<br />
nghiệm vụ Xuân 2011 và vụ Đông 2011 tại<br />
Thái Nguyên<br />
Chiều cao cây của các giống ngô thí nghiệm ở<br />
vụ Xuân 2011 biến động từ 278,7 - 307,5 cm.<br />
Trong đó giống JG6 có chiều cao cây thấp<br />
nhất (278,7 cm), thấp hơn đối chứng<br />
(NK4300: 309,5 cm), hai giống còn lại có<br />
chiều cao cây tương đương đối chứng chắc<br />
chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống ngô<br />
thí nghiệm đều có chiều cao cây cao. Nguyên<br />
nhân là do trong vụ này, ngô thí nghiệm gặp<br />
điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi, mưa sớm<br />
và đều, nhiệt độ không khí cao nên cây ngô<br />
sinh trưởng mạnh, phát triển thân lá tốt.<br />
Ở vụ Đông 2011, chiều cao cây của các giống<br />
ngô thí nghiệm biến động từ 175,7 - 188,6<br />
cm, thấp hơn so với giống đối chứng NK4300<br />
(205,8 cm) ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó<br />
giống JG6 có chiều cao cây thấp nhất (165,7<br />
cm), cao nhất là giống YD1 (178,6 cm). Trong<br />
vụ Đông, do điều kiện thời tiết không thuận lợi,<br />
đặc biệt mưa ít nên các giống ngô thí nghiệm<br />
đều có chiều cao cây thấp. Đây là một đặc điểm<br />
có lợi vì những giống ngô thấp cây sẽ có khả<br />
năng chống đổ tốt, hạn chế đổ gẫy.<br />
<br />
Chiều cao đóng bắp (cm)<br />
VX 2011<br />
VĐ 2011<br />
103,0<br />
85,7<br />
93,9<br />
75,6<br />
107,4<br />
77,1<br />
117,8<br />
103,4<br />
< 0,05<br />
< 0,05<br />
6,2<br />
5,0<br />
8,8<br />
4,7<br />
<br />
Các giống ngô thí nghiệm có chiều cao đóng<br />
bắp ở vụ Xuân 2011 tương đối đồng đều biến<br />
động từ 93,9 - 107,4 cm, thấp hơn so với<br />
giống đối chứng (117,8 cm) ở mức tin cậy<br />
95%. Các giống thí nghiệm có chiều cao đóng<br />
bắp chiếm 33,5 - 34,9% so với chiều cao cây.<br />
Trong vụ Đông 2011, các giống ngô thí<br />
nghiệm có chiều cao đóng bắp đồng đều<br />
trong từng giống. Chiều cao đóng bắp của<br />
các giống ngô thí nghiệm biến động từ 80,6 91,7 cm, thấp hơn so với giống đối chứng<br />
(103,4 cm), chiếm 42,6 - 45,5% so với chiều<br />
cao cây, thấp hơn giống NK4300 (50,2%).<br />
Nhận thấy, các giống ngô nhập nội từ Trung<br />
Quốc có chiều cao đóng bắp thấp ở cả hai vụ<br />
thí nghiệm. Đây là một đặc điểm tốt để cây<br />
ngô có khả năng chống đổ gẫy tốt, hạn chế<br />
sâu bệnh hại và có khả năng cơ giới hoá.<br />
Số liệu bảng 3 cho thấy số lá trên của các<br />
giống ngô thí nghiệm vụ Xuân nhiều hơn vụ<br />
Đông, biến động từ 18,6 - 19,8 lá, trong đó<br />
YD1 có số lá tương đương đối chứng, hai<br />
giống còn lại có số lá ít hơn đối chứng<br />
(NK4300: 20,3 lá) ở mức tin cậy 95%. Vụ<br />
Đông, các giống ngô nhập nội thí nghiệm có số<br />
lá ít hơn vụ Xuân, biến động từ 16,5 - 17,1 lá,<br />
ít hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy các giống ngô nhập nội từ<br />
Trung Quốc tuy có số lá trên cây trung bình<br />
nhưng lại có góc lá đứng giúp cho lá quang<br />
hợp tốt, ít sâu bệnh, chăm sóc vui xới bón phân<br />
thuận lợi và có thể tăng mật độ trồng, là cơ sở<br />
cho việc tăng năng suất ngô.<br />
85<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Trần Trung Kiên và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
107(07): 83- 89<br />
<br />
Bảng 3. Số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân 2011<br />
và vụ Đông 2011 tại Thái Nguyên<br />
Giống<br />
YD1<br />
JG6<br />
GY135<br />
NK4300 (đ/c)<br />
P<br />
CV (%)<br />
LSD.05<br />
<br />
Số lá/cây (lá)<br />
VX 2011<br />
VĐ 2011<br />
19,8<br />
19,2<br />
18,6<br />
20,3<br />
< 0,05<br />
2,5<br />
0,5<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu chỉ số diện tích lá của các<br />
giống ngô thí nghiệm ở bảng 3 cho thấy: Ở vụ<br />
Xuân 2011, chỉ số diện tích lá của các giống<br />
ngô nhập nội từ Trung Quốc tham gia thí<br />
nghiệm biến động từ 2,7 - 3,5 m2 lá/m2 đất,<br />
trong đó hai giống YD1 và GY135 đạt tương<br />
đương so với đối chứng, giống JG6 đạt thấp<br />
hơn so với giống đối chứng NK4300 (4,4 m2<br />
lá/m2 đất) ở mức tin cậy 95%. Ở vụ Đông<br />
2011: Chỉ số diện tích lá của các giống ngô<br />
nhập nội tham gia thí nghiệm biến động từ<br />
2,3 - 3,2 m2 lá/m2 đất. Hai giống YD1 và<br />
GY135 có chỉ số diện tích lá bằng nhau<br />
tương đương giống đối chứng, giống JG6 có<br />
chỉ số diện tích lá thấp hơn giống đối chứng<br />
ở mức độ tin cậy 95%. Tóm lại, các giống<br />
nhập nội từ Trung Quốc có chỉ số diện tích<br />
lá không cao; tuy nhiên, do có bộ lá đứng và<br />
hiệu suất quang hợp cao, cùng khả năng<br />
đồng hóa, tạo vật chất khô tốt nên ngô vẫn<br />
đạt được năng suất cao sau này.<br />
Khả năng chống chịu của các giống ngô tham<br />
gia thí nghiệm vụ Xuân 2011 và vụ Đông 2011<br />
tại Thái Nguyên<br />
Khả năng chống chịu sâu bệnh<br />
Ở vụ Xuân 2011, su đục thân xuất hiện vào<br />
giai đoạn sau thụ phấn, thụ tinh cây ngô bị<br />
nhiễm vào giai đoạn ngô chín sáp nên không<br />
gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Các giống<br />
ngô nhập nội từ Trung Quốc bị nhiễm sâu đục<br />
thân mức độ điểm 4 từ 25 - < 35% số cây bị<br />
hại nhẹ hơn so với giống đối chứng (NK4300:<br />
điểm 5). Vụ Đông 2011: Sâu đục thân xuất<br />
hiện vào giai đoạn ngô được 3 - 5 lá. Tuy<br />
<br />
16,9<br />
16,5<br />
17,1<br />
17,8<br />
< 0,05<br />
3,5<br />
0,5<br />
<br />
CSDTL (m2 lá/m2 đất)<br />
VX 2011<br />
VĐ 2011<br />
3,4<br />
2,7<br />
3,5<br />
4,4<br />
< 0,05<br />
14,8<br />
1,0<br />
<br />
3,0<br />
2,3<br />
3,2<br />
3,7<br />
< 0,05<br />
11,0<br />
0,7<br />
<br />
nhiên, các giống ngô bị nhiễm sâu đục thân<br />
nhẹ tỷ lệ cây bị hại