Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CHỊU HẠN CHO VÙNG<br />
ĐẤT CẠN NHỜ NƯỚC TRỜI VÀ VÙNG ĐẤT KHÓ KHĂN VỀ NƯỚC<br />
Đỗ Việt Anh, 1Nguyễn Xuân Dũng, 1Trần Văn Tứ<br />
1<br />
Nguyễn Anh Dũng, 2Nguyễn Văn Chinh<br />
(1):Viện Cây lương thực và CTP;(2):Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc<br />
1<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Biến đổi khí hậu đang là mối quan tâm<br />
chung của các nước trên thế giới. Biến đổi khí<br />
hậu là nguyên nhân làm tăng, đồng thời làm<br />
thay đổi tần suất và cường độ các hiện tượng<br />
thời tiết bất thuận như: bão, mưa lớn, hạn<br />
hán…. Trong 50 năm gần đây, Việt Nam là<br />
một trong 5 quốc gia ở Châu Á bị ảnh hưởng<br />
nặng nề và bị thiệt hại đáng kể về tài sản mà<br />
hạn, lũ và bão gây ra. Theo số liệu của Bộ<br />
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ trong<br />
năm 2013, hạn, lũ và bão đã làm thiệt hại<br />
khoảng 25.000 tỷ đồng, là năm bị thiệt hại lớn<br />
nhất trong vài chục năm gần đây. Số liệu của<br />
Trung tâm Sống và Học vì Môi trường và Cộng<br />
đồng (01/2013) cho rằng, thiệt hại do biến đổi<br />
khí hậu gây ra khoảng 5% GDP, tương đương<br />
15 tỷ USD/năm và dự kiến khoảng 11% GDP<br />
vào năm 2030 ở Việt Nam.<br />
Từ thực tiễn trên cho thấy, giải pháp chọn<br />
tạo và sử dụng giống lúa chịu hạn được xem là<br />
một trong những giải pháp hữu hiệu, tiết kiệm<br />
và ít bị chi phối bởi vấn đề kinh phí đối với<br />
vùng sinh thái hạn. Bên cạnh giống lúa địa<br />
phương, các giống lúa chịu hạn cải tiến còn rất ít<br />
về số lượng và chủng loại, chưa đáp ứng kịp<br />
thời yêu cầu của sản xuất hiện nay. Vì vậy việc<br />
nghiên cứu chọn tạo giống lúa chịu hạn mới là<br />
cần thiết, bổ sung thêm giống lúa chịu hạn tốt,<br />
năng suất và chất lượng cho vùng đất cạn nhờ<br />
nước trời hoặc các vùng sinh thái có điều kiện<br />
khó khăn, đồng thời góp phần duy trì và ổn định<br />
an ninh lương thực tại các tỉnh trung du, miền<br />
núi phía Bắc, Miền Trung và Tây Nguyên.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu<br />
- Nhóm I: Giống lúa cho vùng đất khó<br />
khăn về nước: gồm LCH33, Sơn Lâm 2<br />
<br />
(LCH37), CH16, CH19 và CH207 hoặc CH5<br />
(Đối chứng).<br />
- Nhóm II: Giống lúa cho vùng đất cạn<br />
hoàn toàn nhờ nước trời: gồm CH10, CH12,<br />
PT46, PT105 và LC93- 4 (Đối chứng).<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc<br />
gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng<br />
của giống lúa (QCVN 01-55:2011/BNNPTNT)<br />
Đánh giá khả năng chịu hạn trong điều<br />
kiện hạn nhân tạo thông qua tỷ lệ nảy mầm, tỷ<br />
lệ rễ mầm đen ở nồng độ muối KClO3 3%,<br />
cũng như xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt bằng<br />
dung dịch đường saccarin ở nồng độ 01%. Độ<br />
ẩm cây héo của giống được xác định trong giai<br />
đoạn lúa trỗ - chín ở điều kiện hạn nhân tạo,<br />
mỗi giống được gieo ở chậu vại với 3 lần nhắc<br />
lại. Đánh giá tính chịu hạn đồng ruộng thông<br />
qua các đặc điểm nông sinh học và hình thái<br />
theo thang điểm SES của IRRI (Standard<br />
evaluation system for rice, 2002). Các chỉ tiêu<br />
đánh giá khả năng chịu hạn gồm: độ cuốn lá,<br />
khả năng phục hồi sau hạn, khả năng trỗ thoát<br />
và tỷ lệ kết hạt của giống lúa ở các giai đoạn đẻ<br />
nhánh, trỗ bông và lúa chín. Số liệu năng suất<br />
được xử lý thống kê bằng chương trình<br />
IRRISTAT ver. 5.0.<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Đặc điểm nông sinh học của giống lúa<br />
chịu hạn<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống<br />
lúa thuộc nhóm I có thời gian sinh trưởng từ<br />
108 đến 120 ngày, ít nhiễm sâu bệnh và khả<br />
năng chống đổ trung bình ở vùng đất khó khăn<br />
về nước. Đối với các giống lúa thuộc nhóm II,<br />
thời gian sinh trưởng biến động từ 103 đến 118<br />
ngày, đồng thời ít nhiễm sâu bệnh và khả năng<br />
chống đổ trung bình ở vùng đất cạn hoàn toàn<br />
nhờ nước trời (Bảng 1).<br />
<br />
383<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM <br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm nông sinh học chủ yếu của giống lúa chịu hạn<br />
Tt<br />
<br />
Giống<br />
<br />
Thời gian sinh trưởng Cao cây<br />
vụ mùa (ngày)<br />
(cm)<br />
<br />
Nhóm I<br />
CH207<br />
LCH33<br />
Sơn Lâm 2<br />
CH16<br />
CH19<br />
Nhóm II<br />
LC93-4<br />
CH10<br />
CH12<br />
PT46<br />
PT105<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Khả năng chống chịu (điểm)<br />
Đạo ôn<br />
Bạc lá Rầy nâu Chống đổ<br />
<br />
121<br />
108<br />
109<br />
113<br />
115<br />
<br />
118<br />
110<br />
112<br />
100<br />
107<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
3<br />
3<br />
1-3<br />
1<br />
3<br />
<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
<br />
111<br />
103<br />
118<br />
112<br />
116<br />
<br />
116<br />
115<br />
118<br />
124<br />
117<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
<br />
1-3<br />
1-3<br />
1-3<br />
3<br />
3<br />
<br />
3<br />
1<br />
1<br />
1-3<br />
1-3<br />
<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3-5<br />
3-5<br />
<br />
3.2. Khả năng chịu hạn của giống lúa<br />
Bảng 2. Khả năng chịu hạn của các dòng giống lúa ở điều kiện nhân tạo, năm 2013- 2014<br />
Đơn vị tính: %<br />
TT<br />
<br />
Dòng, giống<br />
<br />
Nhóm I<br />
1 CH207 (đ/c)<br />
2 LCH33<br />
3 Sơn Lâm 2<br />
4 CH16<br />
5 CH19<br />
Nhóm II<br />
6 LC93-4 (đ/c)<br />
7 CH10<br />
8 CH12<br />
9 PT46<br />
10 PT105<br />
<br />
Tỷ lệ hạt nảy mầm ở Tỷ lệ hạt nảy mầm Tỷ lệ rễ mầm đen ở dd KClO3<br />
3,0% sau 14 ngày xử lý<br />
dd Saccarin 1%<br />
ở dd KClO3 3,0%<br />
47,7<br />
46,3<br />
47,7<br />
49,1<br />
45,7<br />
<br />
70,3<br />
67,1<br />
70,7<br />
72,3<br />
65,3<br />
<br />
19,3<br />
24,1<br />
19,1<br />
18,7<br />
25,7<br />
<br />
62,1<br />
58,7<br />
60,1<br />
23,7<br />
19,1<br />
<br />
83,3<br />
81,7<br />
83,1<br />
39,0<br />
37,3<br />
<br />
11,3<br />
12,7<br />
12,1<br />
89,3<br />
91,1<br />
<br />
- Khả năng chịu hạn của các giống lúa ở<br />
điều kiện nhân tạo:<br />
Khả năng chịu hạn của các dòng giống<br />
lúa được xác định bởi tỷ lệ hạt nảy mầm, tỷ lệ rễ<br />
mầm đen ở dung dịch KClO3 3,0%. Mức độ<br />
phản ứng của các dòng giống lúa là khác nhau<br />
với dung dịch saccarin 1% hoặc KCLO3 3 % về<br />
tỷ lệ hạt nảy mầm, cũng như tỷ lệ rễ mầm đen.<br />
<br />
384<br />
<br />
Từ kết quả nghiên cứu nhận thấy, giống<br />
lúa có tỷ lệ hạt nảy mầm càng cao, đồng thời<br />
có tỷ lệ rễ mầm đen thấp thì khả năng chịu hạn<br />
càng cao và ngược lại. Dựa vào tỷ lệ hạt nảy<br />
mầm và tỷ lệ rễ mầm đen ở dung dịch đường<br />
saccarin 1% và dung dịch muối KCLO3 3 %,<br />
có thể chia các giống lúa thành 2 nhóm, cũng<br />
như hướng sử dụng các giống lúa cho vùng đất<br />
khó khăn về nước hoặc vùng đất cạn nhờ nước<br />
trời (Bảng 3).<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
Bảng 3. Phân nhóm và hướng sử dụng giống lúa chịu hạn cho vùng đất khó khăn về nước hoặc<br />
vùng đất cạn nhờ nước trời<br />
TT<br />
1<br />
2<br />
<br />
Phân nhóm,<br />
hướng sử dụng<br />
Lúa chịu hạn, gieo cấy ở vùng<br />
đất khó khăn về nước<br />
Lúa cạn, gieo sạ ở vùng đất<br />
cạn nhờ nước trời hoàn toàn<br />
<br />
Tỷ lệ hạt nảy mầm ở dung<br />
dịch Saccarin 1%, (%)<br />
<br />
Tỷ lệ rễ mầm đen ở dung<br />
dịch KCLO3 3 %, (%)<br />
<br />
>45<br />
<br />
18 - 25<br />
<br />
>58<br />
<br />
11 - 13<br />
<br />
- Khả năng chịu hạn của các giống lúa ở điều kiện đồng ruộng:<br />
Bảng 4. Khả năng chịu hạn của các dòng giống lúa tại Hà Nội và Phú Thọ, vụ mùa 2014<br />
Đơn vị tính: điểm<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Giống, loại đất<br />
<br />
Giai đoạn<br />
Giai đoạn<br />
đẻ nhánh<br />
phân hóa đòng<br />
(hạn 15 ngày)<br />
(hạn 18 ngày)<br />
Độ cuốn lá KN phục Độ cuốn KN phục<br />
hồi<br />
lá<br />
hồi<br />
Đất khó khăn về nước tại Hà Nội<br />
CH207 (đ/c)<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
LCH33<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3-5<br />
Sơn Lâm 2<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
CH16<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
CH19<br />
3-5<br />
3<br />
3<br />
3-5<br />
Ẩm độ đất tầng<br />
44,3<br />
55,7<br />
0 -20 cm (%)<br />
Đất cạn nhờ nước trời tại Phú Thọ<br />
LC93-4 (đ/c)<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1<br />
CH10<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1-3<br />
CH12<br />
1<br />
1<br />
1<br />
1-3<br />
PT46<br />
3<br />
3<br />
3-5<br />
3-5<br />
PT105<br />
3<br />
3<br />
3-5<br />
3-5<br />
Ẩm độ đất tầng<br />
24,7<br />
31,3<br />
0 -20 cm (%)<br />
<br />
Kết quả đánh giá ở Bảng 4 cho thấy: giống<br />
CH16, Sơn Lâm 2 có độ cuốn của lá, khả năng<br />
phục hồi sau hạn, độ tàn lá và khả năng trỗ thoát<br />
tương đương giống CH207 với ẩm độ đất 44,3 %<br />
ở giai đoạn đẻ nhánh, 55,7 % ở giai đoạn phân<br />
hoá đòng và 47,5 % ở giai đoạn trỗ bông- chín<br />
tại Hà Nội. Ở điều kiện đất cạn nhờ nước trời tại<br />
Phú Thọ, CH10 và CH12 có độ cuốn của lá, khả<br />
năng phục hồi sau hạn, độ tàn lá và khả năng trỗ<br />
thoát cũng cho kết quả tương tự như giống đối<br />
chứng LC93- 4 với ẩm độ đất 24,7%, 31,3% và<br />
35,1% trong các giai đoạn đẻ nhánh, phân hóa<br />
đòng và trỗ bông - chín.<br />
3.3. Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất<br />
<br />
Giai đoạn<br />
Khả năng<br />
trỗ- chín<br />
chịu hạn<br />
(hạn 15 ngày)<br />
Độ tàn lá KN trỗ<br />
thoát<br />
3<br />
5<br />
3<br />
3<br />
3-5<br />
<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
3<br />
<br />
3<br />
3-5<br />
3<br />
3<br />
3-5<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3<br />
3<br />
<br />
1<br />
1<br />
1<br />
3-5<br />
3-5<br />
<br />
47,5<br />
3<br />
3<br />
3<br />
5<br />
5<br />
35,1<br />
<br />
Kạn và Phú Thọ vụ xuân 2014 nhận thấy các<br />
giống lúa thuộc nhóm I có tỷ lệ hạt lép từ 12,2<br />
– 20,4% và khối lượng 1000 hạt đạt 21,3 25,8g. Năng suất của các giống lúa chịu hạn<br />
mới đạt 50,2 - 56,2 tạ/ha, trong đó CH16 có<br />
năng suất cao hơn giống đối chứng CH5 với<br />
mức độ đáng tin cậy (Bảng 5).<br />
Ở điều kiện đất cạn nhờ nước trời tại Phú<br />
Thọ, các giống lúa thuộc nhóm II có tỷ lệ hạt<br />
lép từ 22,3 – 27,3% và khối lượng 1000 hạt đạt<br />
22,1- 24,3g. Năng suất của giống lúa cạn CH10<br />
đạt 45,3 tạ/ha; Tương tự CH12 đạt 46,7 tạ/ha,<br />
cao hơn giống đối chứng LC93-4 (40,1tạ/ha) ở<br />
mức độ đáng tin cậy.<br />
<br />
Từ số liệu thu được tại Hòa Bình, Bắc<br />
<br />
385<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
Bảng 5. Năng suất và yếu tố năng suất của một số giống lúa chịu hạn vụ xuân 2014 tại Hòa Bình,<br />
Bắc Kạn và Phú Thọ<br />
T<br />
Giống, loại đất<br />
Số bông Số hạt Tỷ lệ hạt lép Khối lượng Năng suất thực thu<br />
T<br />
gieo trồng<br />
/m2<br />
/bông<br />
(%)<br />
1.000 hạt (g) tạ/ha So với đ/c (%)<br />
I Đất khó khăn về nước tại Hòa Bình<br />
1 CH207 (đ/c)<br />
226,3<br />
2 Sơn Lâm 2<br />
230,0<br />
CV (%)<br />
LSD05<br />
Đất khó khăn về nước<br />
tại Bắc Kạn<br />
1 CH5 (đ/c)<br />
255,1<br />
2 CH16<br />
272,3<br />
CV (%)<br />
LSD05<br />
II Đất cạn nhờ nước trời tại Phú Thọ<br />
1 LC93-4 (đ/c)<br />
190,3<br />
2 CH10<br />
201,7<br />
3 CH12<br />
221,1<br />
CV (%)<br />
LSD05<br />
<br />
135,7<br />
150,8<br />
<br />
20,4<br />
18,5<br />
<br />
24,9<br />
24,1<br />
<br />
48,3<br />
50,2<br />
3,7<br />
4,9<br />
<br />
100,0<br />
103,9<br />
<br />
148,1<br />
160,1<br />
<br />
14,7<br />
12,2<br />
<br />
25,8<br />
21,3<br />
<br />
50,7<br />
56,2<br />
3,2<br />
4,1<br />
<br />
100,0<br />
110,8<br />
<br />
157,7<br />
173,3<br />
180,1<br />
<br />
26,7<br />
22,3<br />
27,3<br />
<br />
24,3<br />
22,1<br />
23,7<br />
<br />
40,1<br />
45,3<br />
46,7<br />
10,5<br />
3,3<br />
<br />
100,0<br />
112,9<br />
116,5<br />
<br />
3.4. Hiệu quả kinh tế của giống lúa chịu hạn<br />
tại một số địa phương<br />
Tính riêng năm 2015, kết quả xây dựng<br />
mô hình trình diễn giống lúa chịu hạn CH10,<br />
CH12, CH16 và Sơn Lâm 2 là 8 ha tại các tỉnh<br />
Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thanh Hóa và<br />
Đắk Nông. Các mô hình giống lúa chịu hạn mới<br />
<br />
đều có lợi nhuận cao (Mô hình CH10 từ 3,615 –<br />
10,626 triệu đồng; CH12 từ 4,130 – 12,786 triệu<br />
đồng; Sơn Lâm 2 đạt 8,426 triệu đồng; CH16<br />
đạt 4,751 triệu đồng), đồng thời chấp nhận cho<br />
phát triển tại các tỉnh Hòa Bình, Cao Bằng,<br />
Lạng Sơn, Thanh Hóa và Đắk Nông.<br />
<br />
Bảng 6. Hiệu quả kinh tế của mô hình giống lúa chịu hạn tại một số địa phương năm 2015<br />
Địa<br />
điểm<br />
<br />
Giống<br />
<br />
Hòa LC93-4 (MH cũ)<br />
Bình CH10 (MH mới)<br />
CH12 (MH mới)<br />
Cao LC93-4 (MH cũ)<br />
Bằng CH10<br />
CH12<br />
Lạng KD18 (MH cũ)<br />
Sơn CH10<br />
CH16<br />
Thanh HT1 (MH cũ)<br />
Hóa Sơn Lâm 2<br />
Đăk LC93-4 (MH cũ)<br />
Nông CH10<br />
CH12<br />
Cộng:<br />
<br />
386<br />
<br />
Diện tích Năng suất Lãi thuần của mô hình<br />
(ha)<br />
(tạ/ha)<br />
cũ, mới (triệu đồng)<br />
0,1<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,1<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,1<br />
2,0<br />
1,5<br />
0,1<br />
1,5<br />
0,1<br />
0,5<br />
0,5<br />
8,0<br />
<br />
39,5<br />
40,7<br />
44,3<br />
39,3<br />
43,1<br />
45,7<br />
44,0<br />
52,0<br />
50,0<br />
61,9<br />
69,7<br />
40,0<br />
50,3<br />
53,3<br />
<br />
320.000<br />
1.610.000<br />
4.130.000<br />
505.000<br />
3.615.000<br />
5.435.000<br />
431.000<br />
5.991.000<br />
4.751.000<br />
2.474.000<br />
8.426.000<br />
2.760.000<br />
10.626.000<br />
12.786.000<br />
<br />
Tỷ suất chi phí lợi<br />
nhuận cận biên<br />
1,0<br />
1,9<br />
7,5<br />
1,0<br />
5,9<br />
9,9<br />
1,0<br />
8,3<br />
6,2<br />
1,0<br />
12,9<br />
1,0<br />
16,5<br />
21,3<br />
<br />
386<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai <br />
<br />
3.5. Diện tích và năng suất giống lúa chịu hạn<br />
- Sản xuất thử giống lúa chịu hạn tại<br />
vùng đất khó khăn về nước:<br />
Kết quả sản xuất thử cho thấy, diện tích<br />
gieo cấy Sơn Lâm 2 đạt 903 ha, năng suất đạt<br />
55,4-72,8 tạ/ha ở vụ xuân, từ 50,6-68,9 tạ/ha ở<br />
vụ mùa, tăng 7-11% so với năng suất của giống<br />
lúa cùng trà tại địa phương.<br />
<br />
Giống lúa CH16 chủ yếu được gieo trồng<br />
trên các ruộng khó khăn về nước, năng suất đạt<br />
52,0-61,2 tạ/ha ở vụ xuân và 47,5 - 55,3 tạ/ha ở<br />
vụ mùa. Hiện nay, diện tích gieo cấy giống lúa<br />
CH16 đạt 427 ha tại các tỉnh phía Bắc.<br />
- Khảo nghiệm sản xuất giống lúa cạn tại<br />
vùng đất cạn nhờ nước trời:<br />
Diện tích khảo nghiệm sản xuất CH10 là<br />
32,6 ha; Tương tự, CH12 đạt 24,6 ha tại một số<br />
tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.<br />
<br />
Bảng 7. Tổng hợp diện tích và năng suất một số giống lúa chịu hạn năm 2012-2015 tại một số<br />
tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.<br />
Giống lúa<br />
<br />
Mùa vụ<br />
<br />
Loại đất<br />
<br />
Sơn Lâm 2<br />
<br />
Xuân, mùa<br />
2012-2015<br />
Xuân 2010-2015<br />
<br />
Khó khăn về<br />
nước<br />
Khó khăn về<br />
nước<br />
Khó khăn về<br />
nước<br />
Đất đồi núi, Đất<br />
đỏ Bazan<br />
Đất đồi núi, Đất<br />
đỏ Bazan<br />
<br />
CH16<br />
<br />
Mùa 2010-2015<br />
CH10<br />
CH12<br />
<br />
Vụ mùa, Hè thu<br />
2014-2015<br />
Vụ mùa, Hè thu<br />
2014-2015<br />
<br />
4. Kết luận và kiến nghị<br />
- CH16, Sơn Lâm 2 (LCH37) là các<br />
giống lúa ngắn ngày, chịu hạn khá, ít nhiễm<br />
sâu bệnh, thích ứng rộng và thích hợp gieo cấy<br />
ở vùng đất khó khăn về nước hoặc đất chủ<br />
động nước. Sơn Lâm 2 có năng suất 55,4-72,8<br />
tạ/ha ở vụ xuân, đạt 50,6-68,9 tạ/ha ở vụ mùa<br />
hoặc hè thu. Năng suất của CH16 đạt 52,0-61,2<br />
tạ/ha ở vụ xuân và 47,5 - 55,3 tạ/ha ở vụ mùa.<br />
- CH10, CH12 là 02 giống lúa cạn ngắn<br />
ngày, chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu bệnh, thích<br />
nghi cao, đồng thời thích hợp gieo sạ ở vùng<br />
đất cạn nhờ hoàn toàn nước trời tại các tỉnh<br />
Trung du- miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.<br />
CH10 có năng suất đạt 42,4-51,2 tạ/ha ở vụ<br />
mùa hoặc hè thu; Tương tự, CH12 năng suất<br />
đạt 42,5 - 53,3 tạ/ha ở vụ mùa hoặc hè thu tại<br />
vùng đất cạn hoàn toàn nhờ nước trời.<br />
- Sử dụng giống lúa chịu hạn CH16 để<br />
gieo cấy cho vùng đất khó khăn về nước tại các<br />
<br />
Diện tích<br />
(ha)<br />
903,0<br />
301,5<br />
<br />
Năng suất<br />
(tạ/ha)<br />
55,4-72,8 tạ/ha ở vụ xuân;<br />
50,6-68,9 tạ/ha ở vụ mùa<br />
52,0-61,2<br />
<br />
125,5<br />
<br />
47,5-55,3<br />
<br />
32,6<br />
<br />
42,4-51,2<br />
<br />
24,6<br />
<br />
42,5-53,3<br />
<br />
tỉnh phía Bắc. Do có tính thích ứng rộng nên<br />
giống lúa chịu hạn Sơn Lâm 2 được sử dụng để<br />
gieo cấy tại vùng đất khó khăn về nước của các<br />
tỉnh phía Bắc, Duyên hải Nam Trung bộ và<br />
Tây Nguyên.<br />
- Sử dụng giống lúa cạn CH10 và CH12<br />
để gieo sạ tại vùng đất cạn hoàn toàn nhờ nước<br />
trời của các tỉnh Trung du - miền núi phía Bắc<br />
hoặc Tây nguyên.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Đỗ Việt Anh (2013, 2015). Nghiên cứu chọn<br />
tạo giống lúa chịu hạn cho vùng đất cạn nhờ<br />
nước trời và các vùng sinh thái có điều kiện<br />
khó khăn. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài<br />
NCKH năm 2013- 2015.<br />
2. Nguyễn Văn Chinh (2013, 2015). Kết quả<br />
nghiên cứu và chọn tạo giống lúa chịu hạn.<br />
Báo cáo kết quả NCKH năm 2013-2015.<br />
<br />
387<br />
<br />