intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu sử dụng rong sụn để xử lý ô nhiễm ưu dưỡng trong ao nuôi tôm

Chia sẻ: Nguyen Phuong Ha Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

134
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp nuôi thâm canh cho năng suất cao, song do mật độ nuôi cao, lượng thức ăn cần cho tôm cũng nhiều thêm vì vậy lượng thức ăn dư thừa và các chất bài tiết của tôm cũng lớn theo làm cho môi trường trong ao nuôi mau chóng bị ô nhiễm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu sử dụng rong sụn để xử lý ô nhiễm ưu dưỡng trong ao nuôi tôm

  1. Kết quả nghiên cứu sử dụng rong sụn để xử lý ô nhiễm ưu dưỡng trong ao nuôi tôm Phương pháp nuôi thâm canh cho năng suất cao, song do mật độ nuôi cao, lượng thức ăn cần cho tôm cũng nhiều thêm vì vậy lượng thức ăn dư thừa và các chất bài tiết của tôm cũng lớn theo làm cho môi trường trong ao nuôi mau chóng bị ô nhiễm. Khoảng chục năm trở lại đây, người ta đã bước đầu thành công trong việc xử lý ô nhiễm ưu dưỡng bằng rong biển (Chaiyakam, 1994; Noiry, 1999, v.v). Các tác giả này đưa ra mô hình trồng rong câu kết hợp với loài hai mảnh vỏ, có thể loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng nitơ, phốt pho trong ao nuôi tôm, kể cả phần đáy. Tại Phân viện Khoa học Vật liệu Nha Trang, bước đầu cũng thu được những kết quả ban đầu nghiên cứu sử dụng rong câu cước, chỉ vàng để xử lý. Trong báo cáo này, chỉ đề cập đến kết quả nghiên cứu khả năng xử lý môi trường ưu dưỡng của rong sụn trong các ao nuôi tôm sú chuyên canh.
  2. Nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành trong các bể kính có dung tích 50 lít. Chất đáy của ao nuôi tôm sau khi thu hoạch được lấy về cho vào bể kính rồi cho nước biển đã lọc bỏ phytoplankton tới 40 lít, tại 2 địa điểm Vạn Ninh Khánh Hoà và Ninh Hải (Ninh Thuận). Rong sụn Kappaphycus alvarezii được trồng theo phương pháp giàn cố định trên đáy ao sau khi thu hoạch tôm với mật độ ban đầu khoảng 1.600 - 2.000 g/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy : rong sụn có khả năng hấp thụ một lượng muối amôn rất lớn với tốc độ cao. Chỉ sau 24 giờ, hàm lượng amôn trong nước từ 1.070,49 mg/l giảm xuống còn 830,10 mg/l đối với mật độ rong 400 g/m2, tương ứng trên 20% Ðến ngày thứ 5 thì ở mọi mật độ rong thí nghiệm hàm lượng amôn trong nước giảm đi hơn 80% và nó giữ ở mức đó cho tới khi kết thúc thí nghiệm ngày thứ 10, hàm lượng amôn chỉ còn 10 % so với ngày đầu (hình 1). Trong khi đó, ở bể đối chứng hàm lượng amôn trong nước tuy có giảm nhưng không đáng kể tở 1.001,18 mg/l xuống 950,02 mg/l ở ngày thứ 7 và giữ ở mức đó cho tới khi kết thúc thí nghiệm.
  3. Ðối với phốt phát, sau 24 giờ rong sụn hấp thụ được từ 30 đến 60% .Mức độ hấp thụ phốt phát tăng theo mật độ rong thả vào trong bể. Hiện tượng gia tăng này có lẽ là do trùng với quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy tạo ra phốt phát và giải phóng vào trong môi trường nước, cho nên tuy rong có hấp thụ đi một lượng phốt phát trong nước, song lại được bổ sung ngay từ đáy, bởi vậy ở một số bể thí nghiệm ta thấy là lượng phốt phát giảm đi không đáng kể Ðối với thành phần nitrit, thì kết quả nghiên cứu cho thấy rong sụn hầu như không hấp thụ. Còn nitrat trong nước thì rong sụn một phần với xu thế gia tăng theo mật độ rong thả trong bể. Một điều đáng lưu ý khác là khả năng hấp thụ nitơ tổng số của rong sụn cũng khá cao. Sau hai ngày đối với mật độ thả rong từ 500 đến 700 g/m2 hàm lượng nitơ tổng số đã giảm xuống từ 50 - 70 % . Xét qua hàm lượng ôxy hoà tan trong nước chúng ta thấy nhờ có rong mà hàm lượng ôxy trong nước được gia tăng một cách đáng kể. ở bể có mật độ rong 700 g/m2 thì hàm lượng ôxy trong nước tăng từ 5,28 mgO2/l ở ngày đầu lên 7,53 g/m2 sau 3 ngày. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, hàm
  4. lượng ôxy hoà tan đồng loạt giảm với hàm lượng khá lớn. Nguyên nhân của sự giảm thiểu ôxy trong nước có lẽ là do quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy gây nên. Hiện tượng này rất phù hợp với nhận định trên khi phốt phát trong nước gia tăng đồng loạt ở các bể vào thời điểm này. Việc giữ vững hàm lượng ôxy cao trong ao là điều quan trọng, nó chính là nguồn thúc đẩy nhanh quá trình phân rã vật chất hữu cơ trong chất đáy của ao, giải phóng nhanh các sản phẩm của quá trình phân rã trong chất đáy, góp phần rút ngắn quá trình làm sạch môi trường ao nuôi. Qua kết quả nghiên cứu trên cho ta thấy, rong sụn Kappaphycus alvarezii có khả năng hấp thụ tốt các chất thải dinh dưỡng trong môi trường ưu dưỡng. Nó có thể là một tác nhân trong vấn đề là sạch môi trường ao nuôi trồng thuỷ sản. Nó gợi cho chúng ta một hướng làm vệ sinh ao nuôi thuỷ sản sau khi thu hoạch bằng việc trồng xen canh rong sụn trong ao đìa trong thời gian chuyển vụ. Vừa tạo thu nhập phụ cho người nông dân, vừa không gây ô nhiễm môi trường xung quanh vùng nuôi trồng thuỷ sản. Từ những kết quả thu được có thể tóm lược như sau :
  5. - Trồng rong sụn trong ao sau khi thu hoạch tôm giúp ta xử lý được chất đáy ao nuôi khỏi bị nhiễm bẩn bởi các chất thải tích luỹ trong quá trình nuôi tôm có hiệu quả cao. Rong sụn có thể giúp cho quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong chất đáy ao nhanh và hấp thụ các sản phẩm phân huỷ với tốc độ cao góp phần tích cực vào việc xử lý, làm vệ sinh ao đìa, không gây ô nhiễm tới vùng xung quanh. - Trồng rong sụn trong ao nuôi tôm sau khi thu hoạch, ngoài việc giúp ta xử lý ô nhiễm đáy ao, người nông dân còn có nguồn thu nhập phụ từ rong sụn trong thời kỳ chuyển vụ. Gọi là nguồn thu phụ vì so với lợi nhuận thu từ nuôi tôm cao hơn. Song nguồn thu từ trồng rong sụn hiện nay không phải là nhỏ. tại Diễn đàn Trích báo cáo KHCN - SUMA Phạm Văn Huyên - Phân viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2