Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NUÔI SÁ SÙNG<br />
(Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) TRONG BỂ XI MĂNG<br />
BẰNG CON GIỐNG SẢN XUẤT NHÂN TẠO CÓ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU<br />
RESEARCH RESULTS OF PEANUT WORM (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767)<br />
CULTURE TRIALS IN XIMEN TANKS USING ARTIFICIAL BREEDING SEEDS<br />
OF DIFFERENT SIZES<br />
Võ Thế Dũng1, Võ Thị Dung2, Nguyễn Thị Ngọc Trang3<br />
Ngày nhận bài: 18/11/2014; Ngày phản biện thông qua: 08/12/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) là đối tượng có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị kinh tế, nhiều tiềm<br />
năng để phát triển thành một đối tượng nuôi phù hợp với nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, đối tượng này chưa<br />
được nghiên cứu nhiều. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu nuôi thử nghiệm sá sùng trong bể xi măng bằng con giống<br />
sản xuất nhân tạo với 2 nhóm kích thước (Nghiệm thức 1 có chiều dài trung bình 2,0 ± 0,2 cm, khối lượng 0,29 ± 0,09 g,<br />
Nghiệm thức 2 có chiều dài trung bình dài 1,0 ± 0,1 cm, khối lượng 0,08 ± 0,02 g). Sau 60 ngày nuôi (với Nghiệm thức 1)<br />
và 80 ngày nuôi (Nghiệm thức 2). Kết quả cho thấy: Nghiệm thức 1 cho tỷ lệ sống cao hơn có ý nghĩa thống kê so với<br />
Nghiệm thức 2 (79,5% so với 69,6%); Nghiệm thức 1 sinh trưởng chiều dài và khối lượng nhanh hơn có ý nghĩa thống kê so<br />
với Nghiệm thức 2 (đạt 5,94 cm và 2,93 g so với 5,34 cm và 2,32 g). Sử dụng con giống có chiều dài 2,0 cm cho tỷ lệ sống<br />
và sinh trưởng tốt hơn con giống 1,0 cm.<br />
Từ khóa: Nuôi sá sùng, Sipunculus nudus, kích thước giống, sinh trường, tỷ lệ sống<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Peanut worm (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) is a highly nutritious and economical species, and good potential<br />
for aquaculture in different localities in Vietnam. However, this species has not been studied much. This paper present<br />
results of growth trial of Peanut worm in ciment tanks using artificial seeds of two size (Trial 1 with average length of<br />
2.0 ± 0.2 cm, weight of 0.29 ± 0.09 g, Trial 2 with average length of 1.0 ± 0.1 cm, weigth of 0.08 ± 0.02 g). After 60 days<br />
(with Trial 1) and 80 days (with Trial 2) of culturing. Results showed that: survival rate of Trial 1 was statistical higher<br />
than Trial 2 (79.5% compared to 69.6%); Leng and weigth growth of Trial 1 were statistical higher than Trial 2 (5.94 cm<br />
and 2.93 g compared to 5.34 cm and 2.32 g). Using the artificial seeds of 2.0 cm long give better survival and growth rates<br />
than the seed of 1.0 cm long.<br />
Keywords: Peanut worm culture, Sipunculus nudus, seed size, growth, survival rate<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Khánh Hòa có bờ biển dài, có điều kiện khí<br />
hậu, thổ nhưỡng phù hợp để phát triển nuôi nhiều<br />
loài hải sản. Tại Khánh Hòa, đã có nhiều công trình<br />
nghiên cứu xây dựng các quy trình nuôi các loài hải<br />
sản thành công như tôm sú, ốc hương, cua xanh,<br />
tôm chân trắng. Tất cả các loài này đều đã được<br />
phát triển thành các đối tượng nuôi thương phẩm<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
thành công tại Khánh Hòa, sau đó được nhân rộng<br />
ra nhiều địa phương khác trên cả nước. Mặc dù<br />
vậy, thời gian gần đây các đối tượng truyền thống<br />
nói trên đều ít nhiều gặp phải khó khăn, đặc biệt là<br />
những khó khăn do dịch bệnh gây ra. Dịch bệnh đã<br />
làm người dân không còn vốn để sản xuất hoặc tiếp<br />
tục sản xuất nhưng không có lợi nhuận, nên nhiều<br />
ao đầm ở khắp nơi trên địa bàn cả tỉnh bị bỏ hoang.<br />
<br />
TS. Võ Thế Dũng, 2 ThS. Võ Thị Dung: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III<br />
Nguyễn Thị Ngọc Trang: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2007 - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Việc tìm ra một đối tượng nuôi mới, phù hợp với<br />
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương,<br />
phù hợp với khả năng về vốn của người dân, có thị<br />
trường tiêu thụ là hết sức cấp bách.<br />
Sá sùng (Sipunculus nudus Linnaeus, 1767) đã<br />
được tìm thấy ở vùng triều các tỉnh Quảng Ninh,<br />
Khánh Hòa (Nguyễn Thu Hà và cs, 2004; Nguyễn<br />
Quang Hùng và cs, 2005). Thịt sá sùng thơm ngon,<br />
chứa 18 axít amin (trong đó có 8 axít amin không<br />
thay thế) và 17 khoáng chất rất cần thiết cho sự sống<br />
(Nguyễn Huỳnh Dạ Thảo và cs, 2004); vì thế, nhu<br />
cầu của thị trường cả trong và ngoài nước ngày càng<br />
tăng, áp lực khai thác làm nguồn lợi tự nhiên của sá<br />
sùng suy giảm nhanh chóng (Võ Thế Dũng và các cs,<br />
2013b). Hiện nay, mỗi kg sá sùng tươi sống có giá từ<br />
200-300.000 đồng, nhưng số lượng không nhiều, và<br />
ngày càng giảm mạnh (Võ Thế Dũng và cs, 2013;<br />
Võ Thế Dũng và cs, 2014).<br />
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, góp phần<br />
bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, sử dụng hiệu quả những<br />
ao đang bị bỏ hoang do không thể nuôi các đối<br />
tượng khác, đồng thời tìm ra một nghề mới mang<br />
lại thu nhập cho cư dân địa phương. Ủy ban nhân<br />
dân tỉnh Khánh Hòa cấp kinh phí thực hiện Đề tài<br />
“Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất<br />
giống nhân tạo và nuôi thương phẩm sá sùng<br />
Sipunculus nudus Linnaeus, 1767 tại Khánh Hòa).<br />
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu của nội dung<br />
“Lựa chọn kích thước giống thả phù hợp cho sá<br />
sùng” thuộc đề tài nói trên.<br />
<br />
Số 1/2015<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Chuẩn bị bể để nuôi sá sùng thương phẩm<br />
- Thí nghiệm được thực hiện trong các bể<br />
xi măng có độ sâu ≥ 1,0 m, diện tích đáy mỗi lô<br />
thí nghiệm là 24 m2. Lót đáy bể bằng chất đáy<br />
cát-bùn, độ dày lớp chất đáy khoảng 35 cm. Chọn<br />
chất đáy từ các khu vực không bị ô nhiễm với nước<br />
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, hay các hóa<br />
chất được thải ra trong quá trình sản xuất nông<br />
nghiệp, thủy sản như chlorine,… Đem phơi khô chất<br />
đáy để loại bỏ bớt các khí độc gây ô nhiễm trước<br />
khi đưa vào đáy bể nuôi sá sùng. Lọc chất đáy qua<br />
lưới để loại bỏ vỏ ốc, vỏ sò và một số sinh vật còn<br />
sống có thể làm ảnh hưởng đến sá sùng giống khi<br />
mới thả xuống.<br />
- Lắp hệ thống sục khí dưới đáy bể.<br />
- Bơm nước biển qua lọc cơ học vào bể, xả bỏ<br />
vài lần để làm sạch chất đáy. Cuối cùng bơm nước<br />
vào bể đến độ sâu mực nước khoảng 70-90 cm.<br />
- Cấy tảo, bổ sung thức ăn chế biến (tôm cá<br />
nhỏ nấu chín, giã nhỏ, một ít thức ăn tổng hợp Tiger<br />
dùng cho tôm, cá). Chờ đến khi tảo lên, kiểm tra các<br />
yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH., ôxy hòa tan, độ<br />
mặn, trước khi thả sá sùng giống.<br />
- Treo lưới lan trên các bể để đảm bảo nhiệt độ<br />
trong các bể thí nghiệm không lên quá cao.<br />
- Các thí nghiệm được lặp lại 5 lần.<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu<br />
- Đối tượng: Sá sùng giống sản xuất nhân tạo<br />
với 2 nhóm kích thước trung bình khác nhau là<br />
1,0 ± 0,1 cm, khối lượng 0,08 ± 0,02 g và 2,0 ± 0,2 cm,<br />
khối lượng 0,29 ± 0,09 g.<br />
- Thời gian: Từ 8/2013 - 10/2013<br />
- Địa điểm: Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III<br />
<br />
Hình 1. Sá sùng giống<br />
<br />
Hình 2. Sá sùng giống<br />
<br />
2.2. Thả giống<br />
- Thời điểm thả giống: Thả vào sáng sớm hoặc<br />
chiều tối, lúc nhiệt độ nước giao động từ 26 - 280C<br />
- Lựa chọn con giống: Con giống có màu sắc<br />
hồng hào, khỏe mạnh, không bị trầy xước, không có<br />
dấu hiệu của bệnh.<br />
- Nghiệm thức 1: con giống có chiều dài<br />
2,0 ± 0,2 cm, khối lượng 0,29 ± 0,09 g. Con giống<br />
thuộc Nghiệm thức này lớn hơn 20 ngày tuổi so<br />
với con giống thuộc Nghiệm thức 2. Thời gian thí<br />
nghiệm đối với Nghiệm thức này kéo dài 60 ngày.<br />
- Nghiệm thức 2: con giống có chiều dài<br />
1,0 ± 0,1 cm, khối lượng 0,08 ± 0,02 g. Để sá sùng<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
đạt kích thước từ 1,0 cm lên 2,0 cm, phải mất 20<br />
ngày ương nuôi. Do đó, Nghiệm thức 2 được kéo<br />
dài thời gian thí nghiệm thêm 20 ngày để tuổi sá<br />
sùng tại thời điểm kết thúc thí nghiệm bằng tuổi của<br />
sá sùng tại Nghiệm thức 1 khi kết thúc thí nghiệm,<br />
vì thế thời gian nuôi là 80 ngày. Số liệu thu được<br />
tại thời điểm 40 ngày nuôi được dùng để so sánh<br />
với số liệu thu được tại thời điểm 20 ngày nuôi của<br />
Nghiệm thức 1, tương tự như vậy, số liệu thu được<br />
tại 60 ngày được đem so sánh với số liệu thu được<br />
tại 40 ngày của Nghiệm thức 1, số liệu thu được tại<br />
80 ngày được so sánh với số liệu thu được tại 60<br />
ngày của Nghiệm thức 1.<br />
- Mật độ thả: 50 con/m2 cho cả 2 nghiệm thức.<br />
2.3. Chăm sóc hàng ngày<br />
- Theo dõi một số yếu tố môi trường vào 7 và 14<br />
giờ hàng ngày: Nhiệt độ: đo bằng nhiệt kế, pH., ôxy<br />
hòa tan: đo bằng máy cầm tay Pinpoint2 (Do Mỹ sản<br />
xuất). Độ mặn: đo bằng khúc xạ kế.<br />
- Kiểm tra lượng thức ăn: Kiểm tra hàng ngày<br />
trước khi cấp thêm thức ăn. Nếu thấy thức ăn quá<br />
dư thừa, phải vớt bỏ, sau đó giảm lượng thức ăn<br />
của ngày hôm đó xuống.<br />
- Thay nước: Mỗi tuần thay nước 2 lần, mỗi lần<br />
30-50%. Xả nước tầng đáy, để giảm thiểu lượng<br />
nước bẩn trong bể. Sau những lần mưa to, xả bớt<br />
lớp nước tầng mặt và bơm thêm nước biển vào bể.<br />
- Thức ăn: gồm thức ăn chế biến (5 - 10% khối<br />
lượng sá sùng mỗi ngày) và bổ sung thêm vi tảo.<br />
Thức ăn chế biến gồm cá tôm nhỏ, bột cá, bột đậu<br />
nành, cám gạo nấu chín, xay nhuyễn, cho ăn mỗi<br />
ngày 1 lần vào sáng sớm. Các loài tảo thường được<br />
sử dụng là Nanochloropsis oculata, N. atomus,<br />
Chaetoceros muelleri, C. calcitrans, và C. gracilis,<br />
<br />
có thể cấy tảo ngay trong bể nuôi, hoặc cấy tảo ở<br />
bên ngoài và đưa vào bể nuôi.<br />
2.4. Định kỳ kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ sống<br />
- 20 ngày 1 lần, kiểm tra sinh trưởng và tỷ lệ<br />
sống của sá sùng trong các lô thí nghiệm.<br />
- Kiểm tra bằng cách tháo cạn nước. Thu toàn<br />
bộ sá sùng trong 1m2 đáy của mỗi lô thí nghiệm;<br />
đếm số lượng sá sùng để tính tỷ lệ sống, cân và đo<br />
30 cá thể để tính tốc độ sinh trưởng. Sau khi hoàn<br />
thành công việc, thả lại số sá sùng đã kiểm tra vào<br />
phần bể mới đào lên, đánh dấu để sau đó không<br />
kiểm tra lại nơi đã kiểm tra.<br />
Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được xử lý<br />
bằng phần mềm excel.<br />
X<br />
Tỷ lệ sống: A (%) =<br />
x 100<br />
N<br />
Trong đó: A là tỷ lệ sống được tính bằng đơn<br />
vị %;<br />
X là số cá thể còn sống;<br />
N là tổng số cá thể sá sùng được sử dụng trong<br />
nghiên cứu;<br />
Số liệu tỷ lệ sống được so sánh thống kê bằng<br />
Kruskal - Walis test (Phần mềm Stata 9.0).<br />
Sinh trường: sinh trưởng của sá sùng thể hiện<br />
ở 2 giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng qua<br />
các lần kiểm tra trong quá trình nuôi.<br />
Giá trị trung bình về chiều dài và khối lượng<br />
qua các lần đo được so sánh thống kê bằng ANOVA<br />
(Phần mềm Stata 9.0).<br />
Các phép so sánh thống kê dùng mức ý nghĩa<br />
α = 0,05.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
1. Tỷ lệ sống của sá sùng ở các nghiệm thức<br />
khác nhau sau thời gian thí nghiệm<br />
Bảng 1. Tỷ lệ sống của sá sùng của các lô thí nghiệm có kích thước giống thả khác nhau<br />
<br />
Kích thước<br />
giống (cm)<br />
<br />
2,0 ± 0,2<br />
<br />
1,0 ± 0,1<br />
<br />
Lần kiểm tra<br />
<br />
Tỷ lệ sống (%)<br />
Lô 1<br />
<br />
Lô 2<br />
<br />
Lô 3<br />
<br />
Lô 4<br />
<br />
Lô 5<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
Sau 20 ngày nuôi<br />
<br />
85,0<br />
<br />
86,5<br />
<br />
89,0<br />
<br />
88,5<br />
<br />
86,0<br />
<br />
87,0 ± 1,7a1<br />
<br />
Sau 40 ngày nuôi<br />
<br />
80,5<br />
<br />
83,0<br />
<br />
85,0<br />
<br />
84,0<br />
<br />
83,5<br />
<br />
83,2 ± 1,7b1<br />
<br />
Sau 60 ngày nuôi<br />
<br />
77,0<br />
<br />
79,5<br />
<br />
82,0<br />
<br />
80,0<br />
<br />
79,0<br />
<br />
79,5 ± 1,8c1<br />
<br />
Sau 20 ngày nuôi<br />
<br />
83,0<br />
<br />
81,5<br />
<br />
82,5<br />
<br />
85,0<br />
<br />
86,0<br />
<br />
83,6 ± 1.9<br />
<br />
Sau 40 ngày nuôi<br />
<br />
76,5<br />
<br />
72,0<br />
<br />
77,0<br />
<br />
79,0<br />
<br />
79,5<br />
<br />
76,8 ± 3,0a2<br />
<br />
Sau 60 ngày nuôi<br />
<br />
72,5<br />
<br />
70,0<br />
<br />
73,0<br />
<br />
74,5<br />
<br />
76,0<br />
<br />
73,2 ± 2,3b2<br />
<br />
Sau 80 ngày nuôi<br />
<br />
69,5<br />
<br />
67,0<br />
<br />
68,5<br />
<br />
71,0<br />
<br />
72,0<br />
<br />
69,6 ± 2,0c2<br />
<br />
(Ghi chú: Tỷ lệ sống trung bình có các chữ cái giống nhau với số đi kèm khác nhau là khác nhau có ý nghĩa thống kê, P