intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngư cụ khai thác mực bằng câu vàng ở tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

80
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu đã tính toán thiết kế được mẫu vàng câu khai thác mực dựa vào ngư cụ mẫu điều tra ở 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Vàng câu thiết kế được đánh bắt thử nghiệm 5 chuyến biển tại vùng biển Nam Bộ đều có lợi nhuận khá. Thu nhập bình quân của thuyền viên đạt 8,757 triệu đồng/người/chuyến biển, gấp 1,9 – 2,5 lần nghề câu mực kết hợp ánh sáng của địa phương. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ, có thể áp dụng nghề câu vàng khai thác mực vào nghề cá tỉnh Bến Tre.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả nghiên cứu thử nghiệm ngư cụ khai thác mực bằng câu vàng ở tỉnh Bến Tre

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2015<br /> <br /> THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM NGƯ CỤ KHAI THÁC MỰC<br /> BẰNG CÂU VÀNG Ở TỈNH BẾN TRE<br /> THE RESULTS OF EXPERIMENTAL RESEARCH SQUID FISHING GEAR BY LONGLINE<br /> IN BEN TRE PROVINCE<br /> Hoàng Văn Tính1, Nguyễn Như Sơn2, Phan Nhật Thanh3<br /> Ngày nhận bài: 25/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 15/7/2015; Ngày duyệt đăng: 15/12/2015<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kết quả nghiên cứu đã tính toán thiết kế được mẫu vàng câu khai thác mực dựa vào ngư cụ mẫu điều tra<br /> ở 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau. Vàng câu thiết kế được đánh bắt thử nghiệm 5 chuyến biển tại vùng biển Nam<br /> Bộ đều có lợi nhuận khá. Thu nhập bình quân của thuyền viên đạt 8,757 triệu đồng/người/chuyến biển, gấp<br /> 1,9 – 2,5 lần nghề câu mực kết hợp ánh sáng của địa phương. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ, có thể áp dụng<br /> nghề câu vàng khai thác mực vào nghề cá tỉnh Bến Tre.<br /> Từ khóa: Thử nghiệm, câu vàng khai thác mực, tỉnh Bến Tre<br /> ABSTRACT<br /> The study results designed a longline squid fishing based the models gear in Kien Giang and Ca Mau<br /> provinces. Using the designed gear to performed five experimental fishing trips in Southern seas had good profits.<br /> The average income of the crew reached 8,757 million/person/ fishing trip, higher 1.9 to 2.5 times than the<br /> crew’s income of the local squid fishing with light fisheries. Research results demonstrated, can apply longline<br /> squid fishing in Ben Tre province.<br /> Keywords: Experiment, Squid Longline, Ben Tre province<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bến Tre là một trong những địa phương<br /> có nghề khai thác hải sản phát triển của vùng<br /> Nam Bộ. Bình quân công suất của một tàu là<br /> 193,45CV/Tàu, gấp 4 lần so với cả nước [1].<br /> Nghề khai thác cá biển của tỉnh Bến Tre<br /> có 7 nhóm nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê,<br /> câu, đáy, bẫy, nghề khác. Tuy nhiên, một số<br /> nghề khai thác thân thiện với môi trường và<br /> có tính chọn lọc như câu, lưới vây, bẫy ít phát<br /> triển. Số tàu nghề câu chiếm tỷ lệ 3,52% tàu<br /> cá của tỉnh, lưới vây: 2,11%, bẫy: 2,9% [1].<br /> <br /> Những năm gần đây tàu câu mực sử dụng<br /> nguồn sáng (câu tay) giảm dần, do hiệu quả<br /> khai thác thấp (thu nhập bình quân của thuyền<br /> viên đạt 3,4 – 4,7 triệu đồng/người/chuyến<br /> biển) [1].<br /> Ngư trường chính của nghề khai thác tỉnh<br /> Bến Tre là vùng biển Nam Bộ, có trữ lượng<br /> nguồn lợi hải sản lớn của biển Việt Nam, trong<br /> đó nguồn lợi mực chiếm 70,3% của cả nước.<br /> Định hướng phát triển ngành khai thác<br /> hải sản của tỉnh đến năm 2020 là mở rộng<br /> khai thác xa bờ, hạn chế các nghề khai thác<br /> <br /> TS. Hoàng Văn Tính: Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang<br /> ThS. Nguyễn Như Sơn: Phân viện Nghiên cứu hải sản phía Nam<br /> 3<br /> KS. Phan Nhật Thanh: Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bến Tre<br /> 1<br /> 2<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2015<br /> <br /> vùng biển ven bờ, ảnh hưởng đến môi trường<br /> và nguồn lợi thủy sản.<br /> Mực là loài hải sản có giá trị xuất khẩu cao<br /> và tiêu thụ nội địa mạnh, có thể khai thác bằng<br /> nhiều loại ngư cụ như lưới kéo, câu, bẫy, lưới<br /> rê. Nghề cá tỉnh Bến Tre chưa sử dụng câu<br /> vàng khai thác mực và chưa có một nghiên<br /> cứu khoa học hoàn chỉnh nào được công bố<br /> về nghề câu vàng khai thác mực ở nước ta.<br /> Từ những phân tích trên, chúng tôi thực<br /> hiện đề tài "Nghiên cứu thử nghiệm ngư cụ<br /> khai thác mực bằng câu vàng" ở tỉnh Bến Tre.<br /> Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xây dựng mẫu<br /> vàng câu khai thác mực có hiệu quả để ứng<br /> dụng cho nghề cá tỉnh Bến Tre.<br /> II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tượng nghiên cứu: Nghề câu vàng<br /> khai thác mực<br /> 2. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Tính toán, thiết kế ngư cụ theo phương<br /> pháp tương tự: điều tra 20 ngư cụ mẫu có công<br /> suất máy chính từ 50 – 300CV ở 2 tỉnh Kiên<br /> Giang và Cà Mau với các nội dung nghiên cứu:<br /> tàu thuyền, trang thiết bị; ngư cụ; kỹ thuật khai<br /> thác; sản lượng khai thác, mùa vụ khai thác.<br /> Phân tích, chọn ngư cụ mẫu thiết kế từ 20<br /> mẫu ngư cụ điều tra. Phân tích ưu nhược điểm<br /> ngư cụ mẫu thiết kế. Tính toán ngư cụ mới.<br /> Các biểu thức tính toán sử dụng từ lý thuyết<br /> thiết kế ngư cụ [1]:<br /> T=<br /> <br /> (1);<br /> <br /> Tmax = Pđ = n* T<br /> <br /> (2);<br /> <br /> S=L<br /> <br /> (3)<br /> <br /> Ở đây: Pđ là độ bền đứt; T là lực căng; n<br /> là hệ số an toàn; G là trọng lượng trong không<br /> khí; L là dây cung; S là độ dài cung; f là độ<br /> võng; Gc lực chìm; R là lực cản, tính theo biểu<br /> thức (4) và (5):<br /> Gc = G*q<br /> <br /> (4);<br /> <br /> R=<br /> <br /> 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> (5)<br /> <br /> Ở đây: G là trọng lượng trong không khí<br /> của vật; q là xuất chìm; Cx là hệ số lực cản; V là<br /> tốc độ; ρ là mật độ nước biển; F là diện tích.<br /> So sánh lực căng lớn nhất dây câu phải<br /> chịu với độ bền đứt ướt tiêu chuẩn [1]:<br /> Sợi đơn PA, số hiệu 100, đường kính<br /> d = 1,1mm, [Pđ] = 25KG;<br /> Sợi đơn PA, số hiệu 80, đường kính<br /> d = 0,9mm, [Pđ] = 19KG;<br /> Sợi đơn PA, số hiệu 50, đường kính<br /> d = 0,55mm, [Pđ] = 7,5KG.<br /> - Thi công, lắp ráp hoàn chỉnh ngư cụ mới.<br /> - Thử nghiệm ngư cụ thiết kế [1]:<br /> + Tàu thử nghiệm: tàu cá vỏ gỗ có số đăng<br /> ký BT - 92340 – TS, công suất máy chính:<br /> 150CV.<br /> Máy móc và thiết bị phục vụ khai thác –<br /> hàng hải có: máy phụ (công suất 15CV), thuyền<br /> thúng, máy định vị; đo sâu; dò cá; thông tin liên<br /> lạc tầm xa, tầm gần; la bàn từ.<br /> + Ngư cụ: Vàng câu có 1000 dây thẻo<br /> (1000 rường câu), trong đó:<br /> * 500 dây thẻo trang bị 3 khóa xoay/1 dây<br /> thẻo tại 3 điểm liên kết: dây ganh, dây thẻo<br /> trên, dây triên; dây chì với dây thẻo dưới; dây<br /> thẻo dưới với rường câu (Đề tài gọi là câu thiết<br /> kế (TK).<br /> * 500 dây thẻo trang bị 1 khóa xoay/1 dây<br /> thẻo tại điểm liên kết dây chì với dây thẻo dưới<br /> (Đề tài gọi là câu đối chứng (ĐC).<br /> Các thông số kỹ thuật khác về ngư cụ của câu<br /> thiết kế (TK) và câu đối chứng (ĐC) giống nhau.<br /> Thời gian thử nghiệm: Chuyến biển 1:<br /> Từ 15/5/2013 - 14/6/2013; Chuyến biển 2:<br /> Từ 8/8/2013 - 5/9/2013; Chuyến biển 3: Từ<br /> 15/9/2013 - 17/10/2013.<br /> - Vùng biển thử nghiệm: vùng biển Nam<br /> Bộ, cùng ngư trường với nghề câu mực kết<br /> hợp ánh sáng.<br /> - Thu thập số liệu thử nghiệm: Sản phẩm<br /> của câu thiết kế (TK) và câu đối chứng (ĐC)<br /> được để riêng và ghi chép vào phiếu điều tra.<br /> Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê mô<br /> tả bằng phần mềm toán học Excel. Các số liệu<br /> thu thập và cách tính [1]:<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2015<br /> <br /> Tốc độ trôi câu: Tính theo biểu thức:<br /> V=<br /> <br /> (6)<br /> <br /> Trong đó: V là tốc độ trôi câu<br /> <br /> (hl/h); T là thời gian trôi câu (h); S là quãng<br /> đường tàu đi được trong thời gian T (hl), xác<br /> định dựa vào máy định vị).<br /> Sản lượng khai thác (Q) của chuyến biển<br /> được xác định khi bán sản phẩm, là tổng sản<br /> lượng thu được của các mẻ câu trong chuyến<br /> biển, tính theo biểu thức (7) [1]:<br /> <br /> Trong đó:<br /> <br /> Q=<br /> <br /> (7).<br /> <br /> Qi = Q1i +<br /> <br /> (8)<br /> <br /> Qi là sản lượng của mẻ câu thứ i (kg), bao<br /> gồm sản lượng thu được khi thăm câu và thu câu.<br /> Q1i là sản lượng mực thu được khi thu câu<br /> của mẻ câu thứ i; Q2im là sản lượng mực thu<br /> được của lần thăm câu thứ m của mẻ câu thứ<br /> i; z là số lần thăm câu của mẻ câu thứ i.<br /> Năng suất khai thác: là sản lượng khai thác<br /> của 100 rường câu (kg/100), tính theo biểu<br /> thức (9) [1].<br /> CPUEi = 100<br /> <br /> (9).<br /> <br /> CPUETB =<br /> <br /> (10).<br /> <br /> Trong đó: CPUETB là năng suất khai thác trung<br /> bình của chuyến biển; n là số mẻ câu khai thác<br /> của chuyến biển; E là số rường câu được thả<br /> trong mỗi mẻ.<br /> Hiệu quả kinh tế: Xác định 3 đại lượng gồm<br /> doanh thu (DT), chi phi (CP) và lợi nhuận (LN)<br /> của chuyến biển [1].<br /> * Doanh thu chuyến biển: là tổng số tiền<br /> thu được từ bán sản phẩm của chuyến biển.<br /> DT = Q * p<br /> (11)<br /> Trong đó: p là giá bán một đơn vị sản phẩm.<br /> * Chi phí chuyến biển: gồm chi phí nhiên<br /> liệu, nước đá, thực phẩm, vật tư bổ sung cho<br /> vàng câu, máy móc trong chuyến biển.<br /> CP = CP1 + CP2 + CP3 + CP4<br /> <br /> (12)<br /> <br /> (CP1, CP2, CP3, CP4 lần lượt là chi phí nhiên<br /> liệu, nước đá, thực phẩm, vật tư bổ sung của<br /> chuyến biển).<br /> * Lợi nhuận chuyến biển:<br /> LN = DT – CP<br /> (13)<br /> III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> Trong đó: CPUEi là năng suất khai thác của mẻ<br /> 1. Kết quả tính toán, thiết kế<br /> câu thứ i; Ei là số rường câu được thả của mẻ<br /> 1.1. Các thông số ngư cụ mẫu thiết kế<br /> câu thứ i. Năng suất khai thác trung bình của<br /> 1.1.1. Dây câu: Thông số kỹ thuật của dây câu<br /> chuyến biển tính theo biểu thức (10).<br /> ngư cụ mẫu thiết kế thể hiện ở bảng 1 [1].<br /> Bảng 1. Thông số kỹ thuật dây câu ngư cụ mẫu thiết kế<br /> Dây triên<br /> <br /> Dây thẻo trên<br /> <br /> Dây thẻo dưới<br /> <br /> Vật liệu<br /> <br /> d (mm)<br /> <br /> L (m)<br /> <br /> m/kg<br /> <br /> Vật liệu<br /> <br /> d (mm)<br /> <br /> L (m)<br /> <br /> m/kg<br /> <br /> Vật liệu<br /> <br /> d (mm)<br /> <br /> L (m)<br /> <br /> m/kg<br /> <br /> PA<br /> <br /> 1,1<br /> <br /> 12.000<br /> <br /> 625<br /> <br /> PA<br /> <br /> 0,9<br /> <br /> 40<br /> <br /> 950<br /> <br /> PA<br /> <br /> 0,55<br /> <br /> 3<br /> <br /> 1165<br /> <br /> 1.1.2. Các bộ phận khác: Thông số kỹ thuật các bộ phận khác ngư cụ mẫu thiết kế thể hiện ở<br /> bảng 2 [1]:<br /> Bảng 2. Thông số kỹ thuật các bộ phận khác ngư cụ mẫu thiết kế<br /> Phao ganh<br /> Vật liệu C.dài (m) Cmin (m)<br /> <br /> PVC<br /> <br /> 0,3<br /> <br /> 0,21<br /> <br /> Chì<br /> Cmax<br /> (m)<br /> <br /> G<br /> (Kg)<br /> <br /> 0,26 0,052<br /> <br /> Dây ganh<br /> <br /> Vật liệu<br /> <br /> Tr.lg<br /> (Kg)<br /> <br /> Pb<br /> <br /> 0,14<br /> <br /> 1.2. Chọn tốc độ trôi vàng câu<br /> Tốc độ trôi của ngư cụ mẫu là V = 1 - 1,1<br /> hl/h. Ngư cụ thiết kế hoạt động ở vùng biển<br /> Nam Bộ cùng ngư trường ngư cụ mẫu,<br /> <br /> Khóa xoay<br /> <br /> Tr.lg<br /> Vật liệu Quy cách Vật liệu<br /> (Kg)<br /> <br /> PE<br /> <br /> 700D/15<br /> <br /> Inox<br /> <br /> 0,03<br /> <br /> T.Lg rường<br /> câu (Kg)<br /> <br /> Tốc độ<br /> trôi<br /> (m/s)<br /> <br /> 0,012<br /> <br /> 0,56<br /> <br /> nên các yếu tố môi trường tác dụng lên ngư cụ<br /> thiết kế tương tự ngư cụ mẫu. Thời gian khai<br /> thác của ngư cụ thiết kế như ngư cụ mẫu. Đối<br /> tượng khai thác chính của ngư cụ mẫu là mực lá,<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> <br /> Số 4/2015<br /> <br /> mực ống, cũng là đối tượng đánh bắt chính<br /> của ngư cụ thiết kế.<br /> Từ những phân tích trên, chọn tốc độ trôi<br /> của ngư cụ thiết kế: V = 1 – 1,1 hl/h hay<br /> V = 0,51 – 0,56 m/s [1].<br /> 1.3. Dây câu<br /> 1.3.1. Dây triên<br /> a. Vật liệu và kết cấu dây: dây triên ngư cụ<br /> mẫu bằng sợi đơn PA, có ưu điểm: trơn bóng,<br /> ít bị rối, lực cản giảm, thuận lợi cho thao tác<br /> khi thu, thả câu, thông dụng, dễ mua, giá cả<br /> hợp lý; độ bền lớn hơn sợi đơn PE có cùng độ<br /> thô. Từ những phân tích trên, chúng tôi chọn<br /> vật liệu dây triên ngư cụ thiết kế là sợi đơn PA.<br /> b. Chiều dài dây: chiều dài dây triên (chiều<br /> dài vàng câu) liên quan tới thời gian thả câu, thu<br /> câu, thăm câu, số lượng dây thẻo, khoảng cách<br /> giữa 2 dây thẻo, kỹ năng về nghề của thuyền<br /> viên, trình độ công nghệ của tàu, điều kiện kinh<br /> tế của ngư dân, chiều dài dây ganh được thả.<br /> Kinh phí vàng câu thiết kế được duyệt<br /> là 1000 dây thẻo. Chiều dài dây ganh 6,0m,<br /> khoảng cách 2 dây thẻo là 13 m. Chiều dài<br /> vàng câu thiết kế là: 13.000m [1].<br /> c. Độ thô dây: dây triên ngư cụ mẫu có đường<br /> kính d = 1,1mm (số hiệu 100). Ứng với tốc độ<br /> V = 0,56m/s, lực căng T = 0,91KG. Lực đứt:<br /> Pđ = n*T; lấy n = 5 thì Pđ = 5*0,91 = 4,55 KG < [Pđ] [1].<br /> Như vậy, sử dụng dây triên như ngư cụ<br /> mẫu hoàn toàn bảo đảm về độ bền. Nghĩa là,<br /> đường kính dây triên ngư cụ mẫu d = 1,1mm là<br /> hợp lý. Từ phân tích như trên, chúng tôi chọn<br /> hệ số tỷ lệ độ thô Cd = 1.<br /> Đường kính dây triên ngư cụ thiết kế là:<br /> dtk = dm * Cd = 1,1* 1 = 1,1mm [1].<br /> Lực cản thủy động: R = 0,46 kg (R = R1 + 2 R2);<br /> Lực căng dây triên: T = 1,05 KG<br /> Lực căng lớn nhất dây triên phải chịu ứng<br /> với hệ số an toàn n = 5 là:<br /> Tmax = T*n = 5*1,05 = 5,25KG.<br /> <br /> 1.3.2. Dây thẻo<br /> a. Vật liệu và kết cấu dây: dây thẻo của<br /> ngư cụ mẫu thiết kế là sợi đơn PA. Ưu điểm khi<br /> sử dụng sợi đơn PA trong nghề câu vàng đã<br /> được phân tích ở mục (1.3.1). Do vậy, chúng<br /> tôi sử dụng vật liệu dây thẻo là sợi đơn PA.<br /> b. Chiều dài dây: chiều dài dây thẻo liên<br /> quan đến độ sâu ngư trường tàu đánh bắt. Độ<br /> sâu đánh bắt của ngư cụ mẫu tại thời điểm<br /> nghiên cứu từ 30 – 45m. Chiều dài dây thẻo<br /> ngư cụ mẫu là 43m (dây thẻo trên: 40m, dây<br /> thẻo dưới: 3m). Từ dữ liệu ở bảng 1, 2 tính<br /> được độ sâu rường câu chìm xuống của ngư<br /> cụ mẫu là 41,9m.<br /> Chúng tôi tính toán dây thẻo của ngư cụ thiết<br /> kế ứng với độ sâu ngư trường 35m (chiều dài<br /> dây thẻo trên là 32m và dây thẻo dưới là 3m) [1].<br /> c. Độ thô dây: độ thô dây thẻo trên ngư cụ<br /> mẫu thiết kế: d = 0,9mm, dây thẻo dưới:<br /> d = 0,55mm.<br /> Lực căng xuất hiện trên dây thẻo của<br /> ngư cụ mẫu ứng với tốc độ V = 0,56m/s là<br /> T = 0,84 KG. Lực đứt là Pđ = n*T; lấy n = 5, thì<br /> Pđ = 4,2 KG < [Pđ] = 7,5 KG.<br /> Như vậy, sử dụng dây thẻo như ngư cụ<br /> mẫu hoàn toàn bảo đảm về độ bền. Từ phân<br /> tích như trên, chúng tôi chọn hệ số tỷ lệ độ thô<br /> Cd = 1 [1].<br /> Vậy: đường kính dây thẻo trên của ngư cụ<br /> thiết kế là: dtr.KT = dtr.M * Cd = 0,9 * 1 = 0,9mm.<br /> Đường kính dây thẻo dưới của ngư cụ thiết<br /> kế là: dd.KT = dd.M * Cd = 0,55 * 1 = 0,55mm.<br /> 1.3.3. Trang bị chì<br /> Chì của ngư cụ mẫu là vật liệu (Pb) dạng hình<br /> trống (hình 1), trọng lượng 0,14 kg/dây thẻo. Kết<br /> quả phân tích mục b chứng tỏ mức trang bị này<br /> là phù hợp. Từ phân tích, chúng tôi trang bị chì<br /> cho ngư cụ thiết kế như sau: chì viên đúc sẵn,<br /> vật liệu Pb, dạng hình trống (hình 1), trọng lượng<br /> 0,14kg/7 viên cho một dây thẻo [1].<br /> <br /> Hình 1. Chì<br /> <br /> 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br /> <br /> Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br /> 1.3.4. Rường câu<br /> Rường câu ngư cụ mẫu thiết kế hình con<br /> tôm (mồi giả), hiệu Hải Đăng, số 35, lưỡi câu<br /> chùm bằng thép không gỉ, gắn cố định vào mồi<br /> giả. Dọc hai thân con tôm dán giấy phản quang<br /> và được bọc lớp áo mỏng bằng vật liệu tổng<br /> hợp (hình 2). Trọng lượng rường câu (chưa<br /> tính miếng chì) là 12 g/cái. Từ những phân tích<br /> trên, chọn rường câu cho ngư cụ thiết kế hình<br /> con tôm, số 35, hãng Hải Đăng sản xuất, gắn<br /> lưỡi câu chùm bằng thép không gỉ (hình 2) [1].<br /> <br /> Hình 2. Rường câu<br /> <br /> Số 4/2015<br /> 1.3.5. Khóa xoay<br /> Ngư cụ mẫu thiết kế sử dụng 3 khóa<br /> xoay/1dây thẻo, 70% số ngư cụ mẫu điều tra<br /> cũng trang bị như tàu mẫu thiết kế, 30% tàu trang<br /> điều tra trang bị 2 khóa xoay/1 dây thẻo. Trang bị<br /> 3 khóa xoay/1 dây thẻo, kinh phí tăng thêm so với<br /> trang bị 2 khóa xoay/1 dây thẻo. Phần kinh phí<br /> tăng thêm này rất nhỏ, nhưng giảm sự cố rối dây<br /> câu khi thu, thả và sản lượng đánh bắt cao hơn.<br /> Vật liệu chế tạo khóa xoay là Inox, không<br /> bị tác động của môi trường nước biển, kết cấu<br /> gọn nhẹ, giá thành rẻ, thông dụng, được sản<br /> xuất trong nước.<br /> Từ những phân tích trên, chúng tôi chọn<br /> khóa xoay cho ngư cụ thiết kế bằng thép không<br /> gỉ, trọng lượng bình quân 10g/1 cái. Số lượng<br /> khóa xoay trang bị trên một dây thẻo: 3 cái [1].<br /> <br /> Hình 3a. Khóa liên kết dây thẻo trên, dây triên, 3b. Khóa liên kết dây thẻo dưới và mồi giả<br /> <br /> 1.3.6. Tính lực cản thủy động, lực căng của<br /> dây thẻo, độ sâu rường câu chìm<br /> Sử dụng các biểu thức 1, 2, 3, 5, mục II,<br /> tính được các giá trị của Rx, L, f, T của dây thẻo<br /> ngư cụ thiết kế như sau:<br /> Lực cản thủy động: Rx = 0,063KG. Độ sâu<br /> rường câu chìm: L = 34,5m. Độ võng f = 1,015.<br /> Lực căng: T = 0,65 KG. Chọn hệ số an toàn n<br /> = 5, tính được lực căng lớn nhất dây thẻo chịu:<br /> Tmax = 3,25KG < [Pđ] = 7,5 KG.<br /> Kết luận: Với độ sâu ngư trường 35m, độ<br /> sâu rường câu của ngư cụ thiết kế chìm là<br /> 34,5m. Nghĩa là, những kết quả tính toán trên<br /> chấp nhận và được sử dụng để chế tạo vàng<br /> câu nghiên cứu thử nghiệm [1].<br /> 1.3.7. Phao ganh và dây ganh<br /> Lực nổi phao ganh ngư cụ mẫu thiết kế:<br /> từ các dữ liệu ở bảng 2, tính được lực nổi<br /> của phao là Q = 1,367 KG. Độ sâu rường câu<br /> của cụ mẫu chìm xuống là 41,9m (mục 1.3.2),<br /> chứng tỏ tổng lực chìm của ngư cụ mẫu thiết<br /> kế phù hợp lực nổi của phao ganh.<br /> <br /> Từ những phân tích, chúng tôi sử dụng<br /> phao ganh của ngư cụ thiết kế như sau: phao<br /> hình trụ (hình 4), vật liệu PVC, chiều dài L<br /> = 300mm, chu vi lớn nhất Cmax = 260mm,<br /> chu vi bé nhất Cmin = 210mm. Trọng lượng<br /> của phao: G = 0,052kg. Lực nổi của phao là<br /> Q = 1,367 KG [1].<br /> <br /> Hình 4. Dây ganh và phao ganh<br /> <br /> Dây ganh: Sử dụng sợi PE xe, số hiệu<br /> PE700D/15, đường kính d = 1,73mm, chiều dài<br /> 8m/dây.<br /> 1.3.8. Cờ đèn báo hiệu<br /> Chức năng của cờ hiệu là để quan sát,<br /> theo dõi vàng câu, báo hiệu cho các tàu<br /> thuyền khác tránh. Các thông số của cờ: chiều<br /> dài: 4,5m, làm bằng tre cây, bóng đèn 1,5V.<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2