Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TRƯỚC THẤP NỐI MÁY<br />
TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG<br />
Trần Minh Đức*, Nguyễn Cao Cương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt trước thấp điều trị ung thư trực tràng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu, theo dõi tất cả các bệnh nhân ung thư trực tràng<br />
được phẫu thuật cắt trước thấp nội soi hỗ trợ, tái lập lưu thông tiêu hóa bằng dụng cụ khâu nối máy tại bệnh viện<br />
Bình Dân từ 01/2011 đến tháng 3/2013.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật nội soi cắt trước nối máy điều<br />
trị ung thư trực tràng giữa và cao tại bệnh viện Bình Dân. Xác định tỉ lệ biến chứng sớm trong thời gian hậu<br />
phẫu 30 ngày.<br />
Kết quả: 100 bệnh nhân, tỉ lệ nam/nữ: 1,77. Tuổi trung bình 61,26 ± 13,04 tuổi (24-84). Triệu chứng chủ<br />
yếu là đi cầu ra máu: 90,1%. Kết quả nội soi: ung thư 1/3 giữa: 80%, 1/3 trên: 20%. Kết quả giải phẫu bệnh:<br />
100% carcinoma tuyến. Giai đọan trước mổ: Dukes A/B/C/D lần lượt là 2/15/70/13. Thời gian mổ trung bình<br />
180 ± 32 phút. Biến chứng sớm sau mổ: 8 trường hợp nhiễm trùng vết mổ, 4 trường hợp xì miệng nối, 1 trường<br />
hợp chảy máu miệng nối. Thời gian nằm viện trung bình: 8,1 ngày.<br />
Kết luận: Phẫu thuật cắt trước thấp nội soi trong điều trị ung thư trực tràng là một phẫu thuật khả thi, tỉ lệ<br />
tai biến và biến chứng thấp. Khả năng cắt triệt để và nạo vét hạch tương đương với mổ mở nên kết quả về mặt<br />
ung thư học không khác biệt so với mổ mở.<br />
Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, cắt đại trực tràng, ung thư trực tràng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
TO ACCESS THE OUTCOMES OF LAPAROSCOPIC LOW ANTERIOR RESECTION FOR<br />
MANAGEMENT RECTAL CANCER<br />
Tran Minh Duc, Nguyen Cao Cuong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 1 - 2014: 62 - 66<br />
Introduction: Evaluate the outcomes of laparoscopic low anterior resection for rectal cancer<br />
Material and method: Observational study on rectal cancer patients who underwent laparoscopic low<br />
anterior resction and were performed end to end anatomosis by EEA from 01/2011 to 3/2013 at Binh Dan<br />
hospital.<br />
Methods: rospective descriptive study<br />
Purpose: Determine the successful rate of laparoscopic low anterior for management ractal cacner.<br />
Determine the rate of early complication<br />
Results: Total of 100 patients, mean age 61.26 years (range 24-84), male/female: 1.77. Coloscopic results:<br />
middle third rate: 80%, lower third rate: 20%. Biopsy results: 100% adenocarcinomas. Dukes classification<br />
A/B/C/D: 2/15/70/13. Mean operative times: 180 minutes. Postoperative complication: infection of incision 8<br />
patients, fiistula anatomosis 4 patient, bleeding in anatomosis 1 patient. Mortality: 0%. Hospital stay 8.1 days.<br />
* Bệnh viện Bình Dân<br />
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Trần Minh Đức<br />
<br />
62<br />
<br />
ĐT: 091354190<br />
<br />
Email: drtramidu@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Conclusion: Laparoscopic low anterior resection is a feasible and safe proceduce, low perioperative<br />
complication. The ability of radical surgery and lymphadenectomy are likely open surgery so that oncology results<br />
are not different.<br />
Keywords: Laparoscopic surgery, low anterior resection, rectal cancer<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
<br />
Ung thư trực tràng là loại ung thư thường<br />
gặp của đường tiêu hoá sau ung thư đại tràng<br />
và là bệnh phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam,<br />
ung thư đại trực tràng đứng hàng thứ 5 sau<br />
ung thư phế quản, dạ dày, gan và vú ở nữ. Tại<br />
trung tâm Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh,<br />
tỷ lệ ung thư trực tràng chiếm 14,8% trong<br />
tổng số các loại ung thư(7,19). Kể từ khi Jacobs<br />
tiến hành ca phẫu thuật cắt đại tràng qua nội<br />
soi ổ bụng đầu tiên năm 1990, vai trò của phẫu<br />
thuật nội soi trong ung thư đại trực tràng đã<br />
từng bước được khẳng định và ngày càng<br />
phát triển. Lợi ích của phẫu thuật nội soi đã<br />
được khẳng định ngay sau mổ như người<br />
bệnh ít đau, nhu động sớm trở lại, phục hồi<br />
nhanh hơn, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ ít<br />
hơn và mang lại giá trị thẩm mỹ. Về khả năng<br />
vét hạch, cắt bỏ rộng rãi tổ chức ung thư, tỷ lệ<br />
tái phát, di căn lỗ trocart và đặc biệt là thời<br />
gian sống 5 năm sau mổ đang được tiến hành<br />
nghiên cứu và khẳng định. Tuy vậy, kết quả<br />
của một số nghiên cứu đã cho thấy phẫu thuật<br />
nội soi có khả năng cắt bỏ rộng và vét hạch<br />
ngang bằng với mổ mở. Thời gian sống 5 năm<br />
sau mổ giữa phẫu thuật nội soi và mổ mở là<br />
tương đương(9,18).<br />
<br />
Các bệnh nhân có ung thư trực tràng ở 1/3<br />
trên và 1/3 giữa (khối u cách bờ hậu môn ≥ 7 cm).<br />
<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh<br />
giá một số kết quả sớm của phương pháp cắt<br />
trước thấp với nội soi hỗ trợ trong điều trị ung<br />
thư trực tràng 1/3 trên và giữa.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư trực<br />
tràng 1/3 trên và 1/3 giữa được phẫu thuật cắt<br />
trước thấp với nội soi hỗ trợ tại bệnh viện Bình<br />
Dân Tp Hồ Chí Minh từ 01/2011 đến tháng<br />
3/2013.<br />
<br />
Bướu chưa xâm lấn vùng chậu, chưa có di<br />
căn đại thể ở gan và phúc mạc trên phim CT<br />
scan và khi thám sát nội soi.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Xác định tỉ lệ thành công của phương pháp<br />
phẫu thuật nội soi cắt trước nối máy điều trị ung<br />
thư trực tràng giữa và cao tại bệnh viện Bình<br />
Dân.<br />
Xác định tỉ lệ biến chứng sớm trong thời gian<br />
hậu phẫu 30 ngày.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Chúng tôi chọn sử dụng tỉ lệ thành công là<br />
95% (P = 0,95) để đưa vào tính cỡ mẫu cho<br />
nghiên cứu của chúng tôi. Theo công thức trên ta<br />
có n = 73.<br />
Chúng tôi thực hiện được trên 100 bệnh<br />
nhân.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Trong khoảng thời gian từ 1/2012 – 01/2013<br />
chúng tôi thực hiện được 100 trường hợp cắt<br />
trước thấp nối máy. Đa phần bệnh nhân nhập<br />
viện ở độ tuổi 50 – 79 tuổi chiếm tỉ lệ 73%. Bệnh<br />
nhân nhập viện với lí do đi cầu ra máu: 90,1%,<br />
tiếp theo là các triệu chứng: đau bụng: 35.6%.<br />
Các triệu chứng ít gặp hơn là rối lọan tiêu hóa:<br />
31.6%, phân dẹt 10%, sụt cân: 5%.<br />
Kho ng 20-29 30-39 40-49 50-59 60-69 70-79 80-89 T ng<br />
tu i<br />
S BN<br />
3<br />
3<br />
12<br />
22<br />
30<br />
21<br />
9<br />
100<br />
T l<br />
3% 3% 12% 22% 30% 21% 9% 100%<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
63<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
<br />
Scheidbach là 208 phút(17). Hewitt và cs(4), đã so<br />
sánh thời gian phẫu thuật của phẫu thuật nội soi<br />
với mổ mở, kết quả cho thấy thời gian mổ mở<br />
dài hơn so với phẫu thuật nội soi, sự khác biệt có<br />
ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Khi so sánh thời<br />
gian phẫu thuật trung bình, chúng tôi thấy thời<br />
gian phẫu thuật của chúng tôi cũng tương<br />
đương các tác giả trên. Theo tác giả Satoshi<br />
Ogiso(16) thời gian mổ còn bị ảnh hưởng bởi độ<br />
hẹp của khung chậu. Qua nghiên cứu của chúng<br />
tôi nhận thấy ở bệnh nhân nam khung chậu hẹp<br />
và sâu hơn nữ nên gây khó khăn cho việc tiến<br />
sâu vào khung chậu để bóc tách trực tràng, điều<br />
này dẫn đến làm tăng thời gian phẫu thuật ở<br />
bệnh nhân nam hơn nữ, kết quả này có ý nghĩa<br />
thống kê. Bên cạnh đó khung chậu hẹp cũng làm<br />
khó khăn trong việc đưa dụng cụ Echelon flex 60<br />
va cắt trực tràng sau khi đã phẫu tích xong.<br />
<br />
Đ c đi m<br />
Tu i<br />
<br />
Giá tr<br />
61,26 ± 13,04 tu i (2484)<br />
Gi i<br />
nam: n<br />
1,77: 1<br />
V trí sang thương 1/3 gi a:1/3 trên<br />
80: 20<br />
Gi i ph u b nh<br />
100% carcinoma tuy n<br />
CTScan trư c m<br />
90% trư ng h p<br />
Giai đ an trư c m Dukes A/B/C/D<br />
2/15/70/13<br />
<br />
Đặc điểm phẫu thuật<br />
Đ c đi m<br />
Giá tr<br />
Th i gian ph u thu t<br />
180 ± 32 phút<br />
Lương máu m t<br />
96,7 ± 13,2 ml (20-500)<br />
Di n c t dư i<br />
2,3 ± 0,7 cm<br />
Th i gian trung ti n<br />
2,09 ± 0,214 ngày (1– 6)<br />
Th i gian ăn l i sau<br />
3,23 ± 0,16 ngày (2–6)<br />
ph u thu t<br />
Th i gian n m vi n<br />
8,1 ± 3,6 ngày<br />
8%<br />
Bi n ch ng<br />
Nhi m trùng<br />
v tm<br />
Xì mi ng n i<br />
4%<br />
Ch y máu<br />
1%<br />
mi ng n i<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Ung thư trực tràng là một bệnh thường gặp<br />
trong ung thư đường tiêu hoá và chiếm một tỷ lệ<br />
đáng kể trong ung thư đại-trực tràng, thường<br />
gặp ở các bệnh nhân cao tuổi. Qua nghiên cứu<br />
100 bệnh nhân ung thư trực tràng, chúng tôi<br />
thấy tuổi trung bình 61,26 ± 13,04 tuổi. Kết quả<br />
này phù hợp với các nghiên cứu của Phạm Quốc<br />
Đạt(13) và thấp hơn so với nghiên cứu của Porter<br />
là 65 tuổi(15). Bên cạnh đó việc xuất hiện những<br />
bệnh nhân trẻ tuổi (không có yếu tố gia đình)<br />
phải chăng nó đang cảnh báo đến môi trường và<br />
thói quen ăn uống của người dân nước ta trong<br />
thời gian gần đây.<br />
Trong khảo sát của chúng tôi, các bệnh nhân<br />
có vị trí bướu (khoảng cách từ bờ dưới bướu đến<br />
bờ hậu môn) > 7cm. Kết quả này tương tự<br />
nghiên cứu của các tác giả Võ Tấn Long(2,2). Thời<br />
gian phẫu thuật trung bình của chúng tôi là 180 ±<br />
32 phút. Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng<br />
Bắc, khi cắt toàn bộ mạc treo trực tràng nội soi<br />
cho 58 bệnh nhân, thời gian mổ trung bình là 168<br />
± 34 phút(8) Theo Chung và cộng sự là 175 phút<br />
(105 – 305 phút)(3). Theo nghiên cứu của<br />
<br />
64<br />
<br />
Một trong những tiêu chuẩn của phẫu thuật<br />
triệt căn là đường cắt phải dưới u phải ít nhất là<br />
2cm. Nguyễn Xuân Hùng cho rằng: về phương<br />
diện ung thư học, một phẫu thuật được cho là<br />
triệt để thì diện cắt ruột, đặc biệt với ung thư<br />
trực tràng, phải nằm trên tổ chức lành (không có<br />
tế bào ung thư). Đối với ung thư trực tràng đó là<br />
diện cắt tính từ cực dưới của khối u. Giới hạn an<br />
toàn cho phép là 2cm(12). Trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi có 2 trường hợp có độ dài bệnh phẩm<br />
dưới u < 2cm, đây là hai trường hợp có khối u<br />
nằm thấp, u khá to và khung chậu hẹp nên khi<br />
đưa Echelon 60 xuống cắt đầu dưới khá khó<br />
khăn và không đảm bảo được chiều dài bệnh<br />
phẩm dưới u, tuy nhiên không có một trường<br />
hợp nào diện mặt cắt u còn tế bào ung thư, đều<br />
này có thể do chúng tôi sử dụng máy nối vòng<br />
nên có một phần trực tràng bị cắt nằm trong máy<br />
nối nên độ dài bệnh phẩm dưới u trên 2cm.<br />
Theo nghiên cứu của Abrahm(1), trong 12<br />
nghiên cứu ngẫu nhiên với 2512 trường hợp đã<br />
cho rằng tỷ lệ tử vong của mổ nội soi thấp hơn<br />
so với mổ mở. Trong nghiên cứu của chúng tôi,<br />
không có trường hợp nào tử vong trong và sau<br />
phẫu thuật. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
cũng giống kết quả nghiên cứu của các tác giả<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trong nước(8). Theo kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi, không có tai biến trong mổ. Có 13<br />
bệnh nhân có biến chứng sau mổ chiếm 13%,<br />
trong đó có 4 bệnh nhân bị xì miệng nối, 1 bệnh<br />
nhân chảy máu miệng nối sau mổ, 8 trường hợp<br />
nhiễm trùng vết mổ. Trong 4 trường hợp xì<br />
miệng nối (4%) được mổ lại để rả miệng nối đưa<br />
ra làm hậu môn nhân tạo. Tỷ lệ này cao hơn so<br />
với nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc(8) và<br />
cộng sự là 1,8%, theo Triệu Triều Dương(20) và<br />
Nguyễn Minh Hải(11) tỷ lệ này là 0%. Một số<br />
nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng cho<br />
kết quả tương tự như Yamamoto tỷ lệ này là<br />
2,8%(21), Lechaux là 2%(6). Qua đó, cho thấy cần<br />
chú ý trong quá trình bóc tách và giải phóng trực<br />
tràng, cầm máu tốt để tránh biến chứng sau mổ.<br />
Cũng như việc kiểm tra miệng nối để tránh rò<br />
miệng nối. Miệng nối phải đảm bảo kín, không<br />
căng và nuôi dưỡng tốt. Trong trường hợp cần<br />
thiết phải đưa hồi tràng ra ngoài làm mở thông<br />
hồi tràng toàn bộ ở hố chậu phải để bảo vệ<br />
miệng nối và đóng lại sau 8 tuần nếu miệng nối<br />
đại tràng-hậu môn liền tốt.<br />
<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy,<br />
tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là 8%, cao hơn so với<br />
nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Bắc (1,8%)(8),<br />
nhưng thấp hơn so với nghiên cứu của Triệu<br />
Triều Dương (15,4%)(20). Theo Lechaux(6), tỷ lệ<br />
này là 8%, Polliand là 5,5%(14). Đặc biệt là thấp<br />
hơn đáng kể so với mổ mở: theo Nguyễn Hữu<br />
Ước tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ là khá cao là<br />
30,6%, có thể do tác giả nghiên cứu vào những<br />
năm 1990 nên điều kiện vô trùng không được<br />
tốt(10). Theo nghiên cứu của Hong và cộng sự, tỷ<br />
lệ nhiễm trùng giữa hai nhóm mổ nội soi và mổ<br />
mở lần lượt là 4% và 8,8%(5).<br />
<br />
Tác giả Arezzo(2) và cộng sự nghiên cứu điều<br />
trị xì miệng nối trực tràng không cần phẫu thuật,<br />
ông báo cáo 3 trường hợp được điều trị cho kết<br />
quả khá tốt. Tác giả sử dụng một hệ thống hút<br />
liên tục được cấu tạo bằng một ống trụ sponge<br />
xốp nối với ống hút, đặt vào miệng nối và hút<br />
liên tục để giữ khô và sạch miệng nối tạo thuận<br />
lợi cho sự lành miệng nối. Kết quả đạt được<br />
bước đầu đáng khích lệ khi cả 3 bệnh nhân đều<br />
không cần phải mổ lại.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Nhiễm trùng vết mổ là một biến chứng tuy<br />
không ảnh hưởng nặng nề đến kết quả phẫu<br />
thuật nhưng lại làm kéo dài thời gian nằm viện<br />
và tăng chi phí điều trị nên cần được quan tâm.<br />
Chúng tôi nhận thấy rằng việc che chắn vết mổ<br />
cẩn thận góp phần làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng<br />
đáng kể, trong nghiên cứu này chúng tôi sử<br />
dụng một dụng cụ che chắn vết mổ tự chế được<br />
làm từ ống hút và găng tay kết quả chỉ còn 1<br />
trường hợp nhiễm trùng vết mổ so với 7 trường<br />
hợp trước đó khi chưa sử dụng dụng cụ này.<br />
<br />
Có một trường hợp chảy máu miệng nối sau<br />
mổ, chúng tôi truyền máu và theo dõi bệnh diễn<br />
tiến tốt đến bệnh nhân xuất viện mà không cần<br />
can thiệp ngọai khoa.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy<br />
phẫu thuật nội soi cắt trước thấp nối máy trong<br />
điều trị ung thư trực tràng giữa – cao là hiệu quả,<br />
khả thi và an toàn.<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />
Abraham NS, Yong S, Solomon MJ (2004), "Meta-analysis of<br />
short-term outcomes after laparoscopic resection for colorectal<br />
cancer". Br J Surg, 91, 1111-1124.<br />
Arezzo, A Miegge, A Garbarini (2010), "Endolumina vacuum<br />
therapy for anastomotic leaks after rectal surgery". Tech<br />
Coloproctocol, 14, 279 - 281.<br />
Chung CC, Ha JPY, Tsang WWC (2001), "Laparoscopicassisted total mesorectal excision and colonic J pouch<br />
reconstruction in the treatment of rectal cancer". Surg Endosc,<br />
15, 1098-1101.<br />
Hewitt PM, Ip SM, Kwok SPY et al (1998), "Laparoscopicassisted vs open surgery for colorectal cancer". Dis Colon<br />
Rectum, 41, 901-909.<br />
Hong D, Tabet J, Anvari M (2001), "Laparoscopic vs. open<br />
resection for colorectal edenocarcinoma". Dis Colon Rectum,<br />
44(1), 10-19<br />
Lechaux D (2005), "RÐsection rectal par laparoscopie avec<br />
exérèse totale du mésorectal. RÐsult¸t à long term d’une série<br />
de 179 patients". Ann de chir, 130, 224 - 234.<br />
Nguyễn Bá Đức (1999), "Chương trình phát triển mạng lưới<br />
phòng chống ung thư tại Việt Nam 1999 - 2000 và 2000 2005". Tạp chí thông tin y dược, 11, 1 - 6.<br />
Nguyễn Hoàng Bắc (2006), "Cắt toàn bộ mạc treo trực tràng<br />
bằng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng<br />
thấp". Tạp chí Y học Việt Nam, 319, 131-138.<br />
Nguyễn Hoàng Bắc, Đỗ Minh Đại, Lê Quang Anh Tuấn, Việt,<br />
U. V. (2003), "Phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng". Hội thảo<br />
<br />
65<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 1 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
10.<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
66<br />
<br />
chuyên đề bệnh hậu môn trực tràng TP Hồ Chí Minh, 11, 160 165.<br />
Nguyễn Hữu Ước (1990), "Kết quả điều trị bệnh ung thư trực<br />
tràng". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện-Hà Nội, 1-47.<br />
Nguyễn Minh Hải (2004), "Kết quả sớm của phẫu thuật cắt<br />
toàn bộ trực tràng qua ngả bụng và tầng sinh môn bằng nội<br />
soi ổ bụng trong ung thư trực tràng hậu môn". Tạp chí Y học<br />
Việt Nam, 319, 34-44.<br />
Nguyễn Xuân Hùng (2003), "Cắt trực tràng bảo tồn-Đâu là<br />
giới hạn?". Tạp chí ngoại khoa, 3, 1-8.<br />
Phạm Quốc Đạt (2002), "Đánh giá kết quả điều trị tia xạ kết<br />
hợp phẫu thuật trong ung thư biểu mô tuyến trực tràng". Luận<br />
văn tiến sĩ, Trường đại học Y Hà Nội.<br />
Polliand C, Barrat C, Raselli R (2002), "Cancer colorectal: 74<br />
patients traités par laparoscopie avec un recul moyen de 5<br />
ansColorectal carcinoma". Ann Chir, 127, 690-696.<br />
Porter GA, Soskolne CL, Yakimets WW et al (1998), "Surgeonrelated factor 2nd outcome in rectal cancer". Ann Surg, 227(2),<br />
158-167.<br />
Satoshi Ogiso, Takashi Yamaguchi, Hiroaki Hata, Meiki<br />
Fukuda (2011), "Evaluation of factors affecting the difficulty of<br />
laparoscopic anterior resection for rectal cancer: 'narrow<br />
pelvis' si not a contradication". Sugr Endosc, 25, 1907 - 1912<br />
<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
21.<br />
<br />
Scheidbach H, Schneider C, Konradt J, Barlehner E, Kohler L,<br />
Wittekind C et al. (2002), "Laparoscopic abdominoperineal<br />
resection and anterior resection with curative intent for<br />
carcinoma of the rectum". Surg Endosc, 16(1), 7-13.<br />
Trần Bình Giang, Tôn Thất Bách (2003), "Phẫu thuật nội soi ổ<br />
bụng". Nhà xuất bản Y Học 1 - 104, 387 -406.<br />
Trần Đức Dũng (2005), "Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật<br />
nội soi trong điều trị ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Việt<br />
Đức từ năm 2003 - 2005 ". Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa<br />
II, Trường Đại học y Hà Nội.<br />
Triệu Triều Dương, Đặng Vĩnh Dũng, Đỗ Ngọc Thể (2006),<br />
"Kết quả của việc điều trị ung thư trực tràng thấp bằng<br />
phương pháp TME và bảo tồn thần kinh chủ động vùng<br />
chậu". Y học Việt nam, số đặc biệt, 93-98.<br />
Yamamoto S (2002), "Prospective evaluation of laparoscopic<br />
surgery for rectosigmoidal and rectal carcinoma". Dis Colon<br />
Rectum, 45(12), 1648-1654.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
04/11/2013<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
1/12/2013<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
20/02/2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ thuật BV. Bình Dân 2014<br />
<br />