Phạm Thị Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 35 - 38<br />
<br />
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM HIỆU LỰC MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA HỌC<br />
TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH ĐỐM NÂU LÁ KEO TẠI VƯỜN ƯƠM<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN<br />
Phạm Thị Diệu*, Đặng Kim Tuyến<br />
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Với mục tiêu tạo ra cây giống có chất lượng tốt phục vụ công tác trồng rừng thì việc chăm sóc cây<br />
con trong vườn ươm là rất quan trọng. Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thời<br />
gian qua đã xuất hiện bệnh đốm nâu lá Keo. Bài báo trình bày kết quả thử nghiệm hiệu lực của một<br />
số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh ở các công thức khác nhau so với đối chứng.<br />
Kết quả điều tra nguyên nhân gây bệnh là do nấm Gloeo sporium. Tỷ lệ nhiễm bệnh trước khi<br />
phun thuốc ở mức độ hại vừa. Sau 3 lần phun thuốc, chỉ số bệnh giảm dần còn ở mức độ hại nhẹ<br />
và Biobus 1.00WP là loại thuốc có hiệu lực trừ bệnh cao nhất trong 7 loại thuốc thử nghiệm<br />
(81,94%); Daconil 75WP có hiệu lực thấp nhất (68,13%)<br />
Từ khóa: Bệnh đốm nâu, Gloeo sporium, thuốc hóa học, Keo, vườn ươm.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ*<br />
Bệnh đốm nâu lá Keo là một loại bệnh phổ<br />
biến ở vườn ươm. Nó gây hại ở tất cả các loại<br />
Keo như Keo tai tượng, Keo lai và Keo lá<br />
tràm; bệnh nặng tỷ lệ bệnh có thể lên tới 6070% làm cho cây chết hoặc sinh trưởng rất<br />
kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, gây ra<br />
những tổn thất trong kinh doanh Lâm nghiệp.<br />
Biểu hiện của bệnh là trên mặt lá xuất hiện<br />
các đốm chấm màu nâu, các đốm nâu này lan<br />
dần không rõ hình dạng. Bệnh nặng thì cả hai<br />
mặt lá phủ kín những đốm nâu gần giống gỉ<br />
sắt. Sau một thời gian bị bệnh cây quang hợp<br />
rất kém, mép lá khô và biến hình xoăn lại có<br />
khi lá khô cong queo, các lá khô dần chết rơi<br />
rụng. Khi ở vườn ươm xuất hiện bệnh có thể<br />
sử dụng các loại thuốc hóa học có tác dụng<br />
đến mầm bệnh để trực tiếp tiêu diệt sợi nấm,<br />
bào tử nấm trên lá, vỏ cây, thân cây… đồng<br />
thời có tác dụng phòng bệnh phòng bệnh cho<br />
các cây khác khỏi bị lây lan sang. Vì vậy, việc<br />
tìm ra một số loại thuốc có hiệu quả cao nhất,<br />
có lợi về mặt kinh tế, nhằm hạn chế tác hại<br />
của bệnh, bảo vệ cây làm cho cây sinh trưởng<br />
và phát triển tốt hơn là cần thiết.<br />
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nội dung<br />
- Điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh và<br />
tình hình phân bố bệnh cây<br />
- Thử nghiệm hiệu lực một số loại thuốc hóa<br />
học trong phòng trừ bệnh: Đánh giá mức độ<br />
*<br />
<br />
Email: hoangdieutn@gmail.com<br />
<br />
hại bệnh đốm nâu lá Keo trước và sau mỗi lần<br />
sử dụng thuốc và tìm ra loại thuốc có hiệu lực<br />
phòng trừ cao nhất<br />
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh<br />
đốm nâu.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu có<br />
chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên<br />
cứu có liên quan đến đề tài và phương pháp<br />
nghiên cứu thực nghiệm.<br />
- Đề tài thử nghiệm 8 công thức thí nghiệm<br />
với 7 loại thuốc hóa học và một công thức<br />
đối chứng.<br />
- Mỗi công thức thí nghiệm được bố trí ở mỗi<br />
O. D. B khác nhau trên các luống với 3 lần<br />
nhắc lại (mỗi O. D. B = 1m2). Tiến hành điều<br />
tra tỷ mỷ đánh giá tình hình phân bố bệnh<br />
cây; đánh giá mức độ bệnh hại trên các ODB<br />
trước và sau mỗi lần sử dụng thuốc; mỗi lần<br />
phun thuốc cách nhau 14 ngày.<br />
Xử lý số liệu<br />
- Đánh giá tình hình phân bố bệnh cây theo<br />
công thức:<br />
P(%) =<br />
<br />
n<br />
N<br />
<br />
x 100<br />
<br />
- Đánh giá mức độ phân bố<br />
P < 10%: Phân bố cá thể<br />
P> = 10% -15%:Phân bố cụm<br />
P> 15%-25%: Phân bố đám<br />
P > 25%: Phân bố đều<br />
35<br />
<br />
1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 35 - 38<br />
<br />
Bảng 1. Đặc điểm các loại thuốc hóa học<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Tên thuốc<br />
Daconil 75WP<br />
Đồng Cloruloxi 30WP<br />
Biobus 1.00WP<br />
Score 250EC<br />
BP- nhepbun 800WP<br />
Cabenzim 500FL<br />
Anvil 5SC<br />
<br />
Hoạt chất<br />
Chlorothalonil: 75%<br />
Copper oxychloride 30%<br />
Trichoderma viride 1%<br />
Difenoconaze<br />
Zineb 800g/kg<br />
Carbendazim 500g/L<br />
Hexaconazole 50g/l<br />
<br />
Dạng thuốc<br />
Bột<br />
Bột<br />
Bột<br />
Nước<br />
Bột<br />
Nước<br />
Nước<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm bệnh trước khi sử dụng thuốc (P% )<br />
TT<br />
ODB<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
<br />
P(%)<br />
25,38<br />
22,85<br />
24,95<br />
26,69<br />
25,13<br />
23,98<br />
23,33<br />
23,4<br />
<br />
Luống 1<br />
Đánh giá<br />
Phân bố đều<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đều<br />
Phân bố đều<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
<br />
P(%)<br />
20,05<br />
21,2<br />
22,37<br />
23,41<br />
23,49<br />
24,08<br />
21,24<br />
22,26<br />
<br />
Luống 2<br />
Đánh giá<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
<br />
P(%)<br />
23,25<br />
22,05<br />
24,83<br />
28,19<br />
23,13<br />
21,92<br />
22,16<br />
22,97<br />
<br />
Luống 3<br />
Đánh giá<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đều<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
Phân bố đám<br />
<br />
TB<br />
<br />
24,46<br />
<br />
Phân bố đám<br />
<br />
22,26<br />
<br />
Phân bố đám<br />
<br />
23,56<br />
<br />
Phân bố đám<br />
<br />
- Mức độ bệnh hại lá tính theo công thức:<br />
<br />
- Đánh giá mức độ bị hại:<br />
R 50% đến 75%: Hại nặng<br />
R > 75%: Hại rất nặng<br />
+ Tính hiệu lực của thuốc<br />
Để tính hiệu lực của thuốc mỗi lần phun tôi<br />
áp dụng công thức:<br />
Ta x Cb<br />
HL(%) = 1x 100<br />
Tb x Ca<br />
+ Đánh giá hiệu lực:<br />
HL< 100%: Kết luận thuốc có hiệu lực<br />
HL =100%: Kết luận thuốc không có hiêu lực<br />
HL > 100%: Kết luận thuốc làm cho bệnh<br />
tăng lên.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Điều tra xác định nguyên nhân và đánh giá<br />
tình hình phân bố bệnh cây<br />
Kết quả điều tra nguyên nhân gây bệnh là do<br />
nấm Gloeo sporium gây nên, nấm gây bệnh<br />
thuộc loại kí sinh có tính chuyên hóa cao.<br />
<br />
Kết quả điều tra tình hình phân bố bệnh cây<br />
trước khi sử dụng thuốc được thể hiện trong<br />
bảng 2:<br />
Qua quá trình nghiên cứu theo dõi tỷ lệ nhiễm<br />
bệnh trung bình ở Luống 1: 24,46%; Luống 2:<br />
22,26% và Luống 3: 23,56 % cho thấy bệnh<br />
đã phân bố đám khắp luống.<br />
Đánh giá mức độ hại bệnh đốm nâu lá Keo<br />
trước và sau mỗi lần sử dụng thuốc và tìm ra<br />
loại thuốc có hiệu lực phòng trừ cao nhất<br />
Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh đốm<br />
nâu lá Keo trước và sau mỗi lần sử dụng<br />
thuốc được thể hiện trong bảng 3.<br />
Số liệu bảng 3 cho thấy ở các công thức có sử<br />
dụng thuốc hóa học, mức độ bệnh hại giảm<br />
dần qua các lần phun thuốc. Tỷ lệ giảm bệnh<br />
của bệnh hại lá qua các lần sử dụng thuốc<br />
được thể hiện qua bảng 4.<br />
Số liệu trên cho thấy công thức 3 Biobus<br />
1.00WP là có khả năng hạn chế bệnh cao<br />
nhất, chỉ số bệnh giảm trung bình qua 3 lần<br />
phun 8,65%, tổng 3 lần phun giảm là 25,97%.<br />
Còn thuốc có khả năng hạn chế bệnh thấp<br />
nhất là CT 2: Đồng Cloruxi 30WP với chỉ số<br />
bệnh giảm trung bình là 7,04%, tổng 3 lần<br />
phun giảm 21,13%.<br />
<br />
36<br />
<br />
2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
101(01): 35 - 38<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả điều tra mức độ hại lá của bệnh đốm nâu lá Keo trước và sau các lần sử dụng thuốc<br />
Trước khi sử<br />
dụng thuốc<br />
RTB<br />
Đánh<br />
%<br />
giá<br />
<br />
Công thức<br />
<br />
Sau khi sử dụng thuốc<br />
Lần 1<br />
<br />
Lần 2<br />
Lần 3<br />
Đánh giá RTB<br />
Đánh giá RTB<br />
Đánh giá<br />
%<br />
%<br />
Hại vừa 29,35 Hại vừa<br />
28,07 Hại vừa<br />
<br />
Đối chứng (ĐC)<br />
<br />
28,32<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
RTB<br />
%<br />
29,28<br />
<br />
Daconil 75WP (CT1)<br />
<br />
32,89<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
26,23<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
18,55<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
10,39 Hại nhẹ<br />
<br />
Đồng cloruxi30WP (CT2) 27,33<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
22,45<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
9,12<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
6,6<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
Biobus 1.00WP (CT3)<br />
<br />
31,63<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
22,24<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
7,12<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
5,66<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
Score 250 EC (CT4)<br />
<br />
31,35<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
26,17<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
17,08<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
7,06<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
BP-nhepbun 800 WP<br />
(CT5)<br />
Cabenzim 50WP (CT6)<br />
<br />
31,53<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
22,48<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
16,02<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
8,79<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
27,8<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
24,31<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
14,4<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
6,23<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
Anvil 5SC (CT7)<br />
<br />
28,35<br />
<br />
Hại vừa<br />
<br />
24,41<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
15,43<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
7,19<br />
<br />
Hại nhẹ<br />
<br />
Bảng 4. Tỷ lệ tăng giảm bệnh hại lá ở các công thức (%)<br />
Chỉ số tăng giảm theo các lần sử<br />
dụng thuốc (%)<br />
I<br />
II<br />
III<br />
+0,96<br />
+0,07<br />
-1,28<br />
-6,66<br />
-7,68<br />
-8,16<br />
-5,28<br />
-13,33<br />
-2,52<br />
-9,39<br />
-15,12<br />
-1,46<br />
-3,9<br />
-9,09<br />
-10,02<br />
-9,05<br />
-6,28<br />
-7,23<br />
-3,49<br />
-9,91<br />
-8,17<br />
-3,94<br />
-8,98<br />
-8,24<br />
<br />
Công thức<br />
Đối chứng (ĐC)<br />
Daconil 75WP (CT1)<br />
Đồng cloruxi30WP (CT2)<br />
Biobus 1.00WP (CT3)<br />
Score 250 EC (CT4)<br />
BP-nhepbun 800 WP (CT5)<br />
Cabenzim 50WP (CT6)<br />
Anvil 5SC (CT7)<br />
<br />
Tổng giảm<br />
-1,28<br />
-22,5<br />
-21,13<br />
-25,97<br />
-23,01<br />
-22,56<br />
-21,57<br />
-21,16<br />
(+) Tăng; (-) Giảm<br />
<br />
Kết quả so sánh hiệu lực của các loại thuốc sau 3 lần sử dụng thuốc được thể hiện ở bảng 5.<br />
Bảng 5. So sánh hiệu lực của thuốc sau 3 lần phun<br />
Chỉ số R(%)<br />
trước khi<br />
phun thuốc<br />
28,32<br />
<br />
Chỉ số R %)<br />
sau khi phun<br />
thuốc lần cuối<br />
28,07<br />
<br />
Chỉ số giảm<br />
sau 3 lần<br />
phun<br />
1,28<br />
<br />
Daconil 75WP (CT1)<br />
<br />
32,89<br />
<br />
10,39<br />
<br />
22,5<br />
<br />
68,13<br />
<br />
Đồng cloruxi30WP (CT2)<br />
<br />
27,73<br />
<br />
6,6<br />
<br />
21,13<br />
<br />
75,98<br />
<br />
Biobus 1.00WP (CT3)<br />
<br />
31,63<br />
<br />
5,66<br />
<br />
25,97<br />
<br />
81,94<br />
<br />
Score 250 EC (CT4)<br />
<br />
30,7<br />
<br />
7,06<br />
<br />
23,01<br />
<br />
76,79<br />
<br />
BP-nhepbun 800 WP (CT5)<br />
<br />
31,53<br />
<br />
8,79<br />
<br />
22,56<br />
<br />
71,87<br />
<br />
Cabenzim 50WP (CT6)<br />
<br />
27,8<br />
<br />
6,23<br />
<br />
21,57<br />
<br />
77,39<br />
<br />
Anvil 5SC (CT7)<br />
<br />
28,35<br />
<br />
7,19<br />
<br />
21,16<br />
<br />
74,41<br />
<br />
Công thức<br />
Đối chứng (ĐC)<br />
<br />
Hiệu lực từng<br />
loại thuốc<br />
0<br />
<br />
37<br />
<br />
3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Phạm Thị Diệu và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Từ kết quả trên có thể kết luận:<br />
Thuốc có hiệu lực cao nhất đến bệnh đốm nâu<br />
lá Keo trong giai đoạn vườn ươm là thuốc<br />
Biobus 1.00WP có hiệu lực tiêu diệt bệnh là :<br />
81,94%. Thuốc Daconil 75WP có hiệu lực trừ<br />
bệnh thấp nhất trong 7 loại thuốc (68,13%).<br />
Đề xuất một số biện pháp phòng trừ<br />
Trong thời gian nghiên cứu cho thấy bệnh<br />
đốm nâu lá Keo do nấm gây nên, nấm gây<br />
bệnh phát sinh, phát triển liên quan chặt chẽ<br />
với điều kiện thời tiết. Bệnh phát triển mạnh<br />
nhất trong điều kiện nhiệt độ không khí 20250C. Trong điều kiện trời âm u, ít nắng, ẩm<br />
độ không khí cao thì bệnh càng nặng, do vậy<br />
không gieo ươm Keo vào vụ đông - xuân mà<br />
gieo vào vụ hè thu để tránh bệnh.<br />
Thường xuyên vệ sinh vườn ươm, không để<br />
cây bị che bóng.<br />
Khi cây bị hại nặng hoặc đốm nâu lá Keo có<br />
nguy cơ phát dịch thì sử dụng thuốc hóa học<br />
để phun, tốt nhất nên sử dụng thuốc Biobus<br />
1.00WP vì hiệu quả trừ bệnh cao (hiệu lực trừ<br />
bệnh 81,94% như đề tài đã khảo nghiệm).<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm<br />
thuốc hóa học để phòng trừ bệnh đốm nâu lá<br />
Keo trong vườn ươm tôi rút ra kết luận như sau:<br />
<br />
101(01): 35 - 38<br />
<br />
- Bệnh đốm nâu lá Keo tại vườn ươm trường<br />
Đại học Nông Lâm là do nấm Gloeo sporium<br />
gây nên.<br />
- Tỷ lệ nhiễm bệnh là phân bố đám trên các<br />
luống.<br />
- Kết quả điều tra mức độ gây hại trước khi sử<br />
dụng thuốc cho thấy bệnh gây hại ở mức độ<br />
hại vừa.<br />
Sau 3 lần phun thuốc, chỉ số bệnh giảm còn ở<br />
mức độ hại nhẹ.<br />
Thuốc Biobus 1.00WP có hiệu lực trừ bệnh<br />
cao nhất trong 7 loại thuốc (81,94%), thuốc<br />
Daconil 75WP có hiệu lực trừ bệnh thấp nhất<br />
(68,13%).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Trần Văn Mão (1993), “Kỹ thuật phòng trừ<br />
bệnh hại cây rừng” Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[2]. Trần Văn Mão (1997), “Bệnh cây rừng”, giáo trình<br />
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.<br />
[3]. Nguyễn Thị Thùy (2011), “Thử nghiệm hiệu<br />
lực một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ<br />
bệnh đốm nâu lá cây Keo tai tượng (ACACIA<br />
MANGIUM WILD) tại vườn ươm trung tâm<br />
giống cây nguyên liệu giấy An Hòa - Tuyên<br />
Quang”, đề tài tốt nghiệp, Trường Đại học<br />
Nông Lâm Thái Nguyên.<br />
[4]. Đặng Kim Tuyến (2005), “Bài giảng bệnh<br />
cây rừng”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.<br />
<br />
SUMMARY<br />
RESULTS OF THE EXPERIMENT TO CONTROL DISEASE<br />
OF LEAF -BROWN-SPOT DISEASE ON ACCACIA IN THE NURSERY<br />
AT THE THAI NGUYEN UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY<br />
Pham Thi Dieu*, Dang Kim Tuyen<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
<br />
For the good quality seedlings, the control of disease on seedlings in the nursery is very important.<br />
The nursery of the Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry recently appeared leafbrown-spot disease on Accacia with significant rate . The article presents the results of effect of<br />
some pesticide on the disease to prevent seedlings.<br />
The results of the experiment showed that the disease is caused by the fungus Gloeo sporium. The<br />
damage rate of the disease before treatment is at moderate level. After three times of treatment, the<br />
rate had been reduced into low level. Among 7 experimental pesticides the efect of Biobus<br />
1.00WP is the highest (81.94%); and the aconil lowest (68.13%)<br />
Keywords: Brown-leaf- spots, Gloeo sporium, pesticide, Acacia, nursery<br />
Ngày nhận bài: 03/1/2013, ngày phản biện:24/1/2013, ngày duyệt đăng:26/3/2013<br />
*<br />
<br />
Email: hoangdieutn@gmail.com<br />
<br />
38<br />
<br />
4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />