Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016 - Báo cáo sơ bộ
lượt xem 4
download
Báo cáo sơ bộ Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016 gồm các nội dung vềnNhận xét sơ bộ về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản; Số liệu sơ bộ một số chỉ tiêu chủ yếu về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016 - Báo cáo sơ bộ
- 1
- 2
- LỜI NÓI ĐẦU Cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016 đƣợc tiến hành trên phạm vi cả nƣớc vào thời điểm 01/7/2016 theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ. Mục tiêu chủ yếu của cuộc Tổng điều tra là thu thập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng, phân tích xu hƣớng biến đổi, xây dựng kế hoạch, chiến lƣợc phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn và cải thiện mức sống dân cƣ nông thôn, đồng thời để đánh giá kết quả thực hiện một số nội dung của các chƣơng trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tổng điều tra thực hiện với quy mô lớn liên quan đến hơn 17 triệu hộ điều tra ở nông thôn và hộ có hoạt động nông, lâm nghiệp, diêm nghiệp và thuỷ sản ở thành thị; 33.488 trang trại; 8.978 UBND xã. Để tổ chức cuộc Tổng điều tra, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp đã huy động 180 nghìn điều tra viên, tổ trƣởng và giám sát viên. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ƣơng tổng hợp và công bố Báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 gồm các nội dung sau: A. Nhận xét sơ bộ về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản B. Số liệu sơ bộ một số chỉ tiêu chủ yếu về nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Phần 1: Thông tin cơ bản về nông thôn 1. Kết cấu hạ tầng nông thôn (từ biểu 1.1 đến biểu 1.14) 2. Số lƣợng, cơ cấu hộ nông thôn (từ biểu 1.15 đến biểu 1.22) 3. Kết quả thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (từ biểu 1.23 đến biểu 1.24) Phần 2: Thông tin cơ bản về sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 1. Số lƣợng, cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (từ biểu 2.1 đến biểu 2.3) 3
- 2. Thông tin về trang trại (từ biểu 2.4 đến biểu 2.14) 3. Thông tin về cánh đồng lớn (từ biểu 2.15 đến biểu 2.20) Báo cáo đƣợc thực hiện trong thời gian ngắn với khối lƣợng thông tin lớn, phạm vi rộng nên khó tránh khỏi sai sót, hạn chế. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ƣơng rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các tổ chức và cá nhân để rút kinh nghiệm cho những lần biên soạn sau đạt kết quả tốt hơn. BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƢƠNG TỔNG ĐIỀU TRA NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN NĂM 2016 4
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. Các vùng kinh tế - xã hội: ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng TDMNPB: Trung du và miền núi phía Bắc BTBDHMT: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung ĐNB: Đông Nam Bộ ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long 2. CN-XD: Công nghiệp, xây dựng 3. KT-XH: Kinh tế - xã hội 4. MTQG: Mục tiêu Quốc gia 5. NTM: Nông thôn mới 6. NLTS: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 7. TĐT 2016: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 8. THCS: Trung học cơ sở 9. THPT: Trung học phổ thông 10. UBND: Ủy ban nhân dân 5
- 6
- MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 3 A- NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN 11 I- Tình hình nông thôn 13 1. Kết cấu hạ tầng nông thôn 13 2. Hộ khu vực nông thôn 17 3. Kết quả thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới 20 II- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 23 1. Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản 23 2. Kinh tế trang trại 25 3. Sản xuất nông nghiệp theo mô hình cánh đồng lớn 29 LỜI KẾT 31 B- SỐ LIỆU SƠ BỘ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 33 Phần I: Thông tin cơ bản về nông thôn 35 Biểu số 1.1. Kết cấu hạ tầng nông thôn qua 3 kỳ Tổng điều tra năm 2006, năm 2011 và năm 2016 37 Biểu số 1.2. Số xã, thôn qua 2 kỳ Tổng điều tra năm 2011 và năm 2016 phân theo địa phƣơng 38 Biểu số 1.3. Số xã, thôn có điện phân theo địa phƣơng 40 Biểu số 1.4. Giao thông nông thôn phân theo địa phƣơng 42 Biểu số 1.5. Xã có trƣờng học phổ thông phân theo địa phƣơng 46 Biểu số 1.6. Xã có trƣờng mẫu giáo, mầm non; thôn có lớp mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ phân theo địa phƣơng 48 7
- Biểu số 1.7. Hệ thống nhà văn hoá ở nông thôn phân theo địa phƣơng 50 Biểu số 1.8. Hệ thống sân/khu thể thao ở nông thôn phân theo địa phƣơng 52 Biểu số 1.9. Hệ thống thƣ viện xã, tủ sách pháp luật ở nông thôn phân theo địa phƣơng 54 Biểu số 1.10. Hệ thống loa truyền thanh ở nông thôn phân theo địa phƣơng 56 Biểu số 1.11. Hệ thống y tế ở nông thôn phân theo địa phƣơng 58 Biểu số 1.12. Vệ sinh môi trƣờng ở nông thôn phân theo địa phƣơng 62 Biểu số 1.13. Hệ thống hỗ trợ sản xuất ở nông thôn phân theo địa phƣơng 66 Biểu số 1.14. Xã có tổ hợp tác, làng nghề phân theo địa phƣơng 68 Biểu số 1.15. Số lƣợng và cơ cấu hộ ở khu vực nông thôn qua 3 kỳ Tổng điều tra năm 2006, năm 2011 và năm 2016 phân theo vùng 70 Biểu số 1.16. Số lƣợng và cơ cấu hộ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực nông thôn qua 3 kỳ Tổng điều tra năm 2006, năm 2011 và năm 2016 phân theo địa phƣơng 74 Biểu số 1.17. Số lƣợng và cơ cấu hộ công nghiệp và xây dựng ở khu vực nông thôn qua 3 kỳ Tổng điều tra năm 2006, năm 2011 và năm 2016 phân theo địa phƣơng 76 Biểu số 1.18. Số lƣợng và cơ cấu hộ dịch vụ ở khu vực nông thôn qua 3 kỳ Tổng điều tra năm 2006, năm 2011 và năm 2016 phân theo địa phƣơng 78 Biểu số 1.19. Số hộ nông thôn tại thời điểm 01/7/2016 phân theo loại hộ và địa phƣơng 80 Biểu số 1.20. Cơ cấu hộ nông thôn tại thời điểm 01/7/2016 phân theo loại hộ và địa phƣơng 84 Biểu số 1.21. Số hộ nông thôn tại thời điểm 01/7/2016 phân theo nguồn thu nhập lớn nhất và địa phƣơng 88 Biểu số 1.22. Cơ cấu hộ nông thôn tại thời điểm 01/7/2016 phân theo nguồn thu nhập lớn nhất và địa phƣơng 90 Biểu số 1.23. Xã đạt tiêu chí nông thôn mới tại thời điểm 01/7/2016 phân theo địa phƣơng 92 Biểu số 1.24. Kết quả thực hiện một số tiêu chí của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới qua 2 kỳ Tổng điều tra 2011 và 2016 phân theo vùng 95 8
- Phần II: Thông tin cơ bản về sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 97 Biểu số 2.1. Số lƣợng và cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản qua 3 kỳ Tổng điều tra năm 2006, năm 2011 và năm 2016 phân theo loại hộ và vùng 99 Biểu số 2.2. Số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản tại thời điểm 01/7/2016 phân theo loại hộ và địa phƣơng 101 Biểu số 2.3. Cơ cấu hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản tại thời điểm 01/7/2016 phân theo loại hộ và địa phƣơng 105 Biểu số 2.4. Số lƣợng trang trại có tại thời điểm 01/7 qua 2 kỳ Tổng điều tra năm 2011 và năm 2016 phân theo địa phƣơng 107 Biểu số 2.5. Số lƣợng và cơ cấu trang trại tại thời điểm 01/7 qua 2 kỳ Tổng điều tra năm 2011 và năm 2016 phân theo lĩnh vực sản xuất và vùng 109 Biểu số 2.6. Số lƣợng và cơ cấu trang trại tại thời điểm 01/7 qua 2 kỳ Tổng điều tra năm 2011 và năm 2016 phân theo lĩnh vực sản xuất 110 Biểu số 2.7. Số trang trại tại thời điểm 01/7/2016 phân theo lĩnh vực sản xuất và địa phƣơng 111 Biểu số 2.8. Cơ cấu trang trại tại thời điểm 01/7/2016 phân theo lĩnh vực sản xuất và địa phƣơng 113 Biểu số 2.9. Số lao động làm việc thƣờng xuyên của trang trại tại thời điểm 01/7 phân theo địa phƣơng 115 Biểu số 2.10. Đất trang trại sử dụng tại thời điểm 01/7/2016 phân theo địa phƣơng 117 Biểu số 2.11. Cơ cấu đất trang trại sử dụng tại thời điểm 01/7/2016 phân theo địa phƣơng 119 Biểu số 2.12. Diện tích đất sử dụng bình quân 1 trang trại tại thời điểm 01/7/2016 phân theo địa phƣơng 121 Biểu số 2.13. Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại trong 12 tháng qua của 2 kỳ Tổng điều tra năm 2011 và năm 2016 phân theo địa phƣơng 123 9
- Biểu số 2.14. Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 trang trại trong 12 tháng qua của 2 kỳ Tổng điều tra năm 2011 và năm 2016 phân theo địa phƣơng 125 Biểu số 2.15. Thông tin chung về cánh đồng lớn phân theo địa phƣơng 127 Biểu số 2.16. Số lƣợng cánh đồng lớn phân theo loại cây trồng và địa phƣơng 129 Biểu số 2.17. Số lƣợt hộ tham gia bình quân một cánh đồng lớn phân theo loại cây trồng và địa phƣơng 131 Biểu số 2.18. Diện tích gieo trồng trong 12 tháng qua của cánh đồng lớn phân theo loại cây trồng và địa phƣơng 133 Biểu số 2.19. Diện tích gieo trồng trong 12 tháng qua bình quân một cánh đồng lớn phân theo loại cây trồng và địa phƣơng 135 Biểu số 2.20. Tỷ lệ diện tích gieo trồng của cánh đồng lớn đƣợc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trƣớc khi sản xuất phân theo loại cây trồng và địa phƣơng 137 10
- A NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ NÔNG THÔN, NÔNG NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN 11
- 12
- Qua tổng hợp nhanh kết quả cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 cho thấy trong những năm gần đây tình hình nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nƣớc ta tiếp tục phát triển toàn diện song còn nhiều khó khăn, thách thức. Dƣới đây là những nét khái quát về bức tranh nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản từ kết quả sơ bộ cuộc Tổng điều tra: I- TÌNH HÌNH NÔNG THÔN 1. Kết cấu hạ tầng nông thôn Tại thời điểm 01/7/2016, cả nƣớc có 8.978 xã, 79.899 thôn (ấp, bản); giảm 93 xã (giảm 1%) và giảm 1.005 thôn (giảm 1,2%) so thời điểm 01/7/2011. Số lƣợng xã, thôn trên địa bàn nông thôn giảm đáng kể so với năm 2011 là do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây, trong đó vùng ĐBSH giảm 43 xã (giảm 2,2%), 169 thôn (giảm 1,1%); BTBDHMT giảm 40 xã (giảm 1,6%), 955 thôn (giảm 4,5%). Mạng lưới điện đã được phủ rộng hầu hết khu vực nông thôn Cả nƣớc có 100% xã có điện (các tỷ lệ tƣơng ứng năm 2006 là 98,9%, năm 2011 là 99,8%); sau 10 năm (2006-2016), tỷ lệ thôn có điện đã tăng trên 5%: Từ 92,4% năm 2006 và 95,6% năm 2011 đã lên đến 97,8% năm 2016. Trong 6 vùng KT-XH, vùng TDMNPB đạt tỷ lệ thấp nhất với 94,5% thôn có điện; mặc dù số thôn có điện của vùng này tăng nhiều nhất cả nƣớc (tăng 1.496 thôn) đã làm giảm gần một nửa số thôn chƣa có điện so với năm 2011 (năm 2011 còn 2.898 thôn đến năm 2016 chỉ còn 1.489 thôn chƣa có điện). Đây là thành tựu lớn của Chƣơng trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo. Điện khí hoá nông thôn đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cƣ nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng núi, vùng sâu và đồng bằng. Hệ thống giao thông nông thôn có sự phát triển mạnh về số lượng và chất lượng Đến thời điểm 01/7/2016 cả nƣớc có 8.927 xã có đƣờng ô tô từ trụ sở UBND huyện đến trụ sở UBND xã (sau đây gọi là đƣờng ô tô đến trụ sở UBND xã), chiếm 99,4% tổng số xã (năm 2011 tỷ lệ này là 98,6%); giao thông nông thôn đảm bảo thƣờng xuyên thông suốt, với 98,9% xã có đƣờng ô tô đến trụ sở UNBD xã đi lại đƣợc quanh năm (năm 2011 là 97,2%). Tiếp tục thực hiện phƣơng châm "Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm", hệ thống giao thông nông thôn đã đƣợc nâng cấp về chất lƣợng so với các năm trƣớc. Tỷ lệ xã 13
- có đƣờng giao thông từ trụ sở UBND huyện đến trụ sở UBND xã đƣợc nhựa, bê tông hoá tăng nhanh trong vòng 10 năm qua (từ 70,1% năm 2006 tăng lên 87,4% năm 2011, đến năm 2016 đạt 97%). Hai vùng có tỷ lệ tăng nhanh nhất so với năm 2006 là TDMNPB (từ 45,8% năm 2006 tăng lên 71,0% năm 2011, đến năm 2016 đạt 93,3%) và Tây Nguyên (các tỷ lệ tƣơng ứng của 3 kỳ là 65,6%; 84,0% và 96,7%). Hệ thống giao thông đến cấp thôn đƣợc chú trọng phát triển mạnh với 93,3% số thôn có đƣờng ô tô đến UBND xã (năm 2011 đạt 89,6%), trong đó 5/6 vùng đã có trên 90% số thôn đạt chỉ tiêu này. Riêng vùng ĐBSCL chỉ đạt 73,7% số thôn có đƣờng ô tô đến UBND xã, mặc dù có sự phát triển khá so với năm 2011 (năm 2011 đạt 65,9%). Sự phát triển của hệ thống giao thông nông thôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đời sống của cƣ dân nông thôn. Hệ thống trường học ở khu vực nông thôn được duy trì ổn định Đến năm 2016, hệ thống trƣờng tiểu học đã cơ bản phủ khắp các xã, cả nƣớc có 99,7% số xã đã có trƣờng tiểu học, chỉ còn 23 xã chƣa có trƣờng tiểu học ở 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (Nghệ An có 6 xã, Quảng Nam có 5 xã, Gia Lai có 2 xã, Bắc Kạn có 2 xã,…); năm 2011 con số tƣơng ứng là 51 xã. Tỷ lệ xã có trƣờng THCS đạt 92,8% và 13,5% số xã có trƣờng THPT (tƣơng ứng năm 2011 lần lƣợt là 92,9%; 12,8%). Cùng với sự phát triển của hệ thống trƣờng học tại cấp xã, các trƣờng mẫu giáo, mầm non đã phát triển theo hƣớng gia tăng số xã có trƣờng và giảm số thôn có lớp 14
- phân tán tại một số vùng. Cả nƣớc đạt tỷ lệ 99,6% số xã có trƣờng mẫu giáo, mầm non, chỉ còn 39 xã chƣa có trƣờng mẫu giáo, mầm non (năm 2011 đạt tỷ lệ 96,3%, tƣơng đƣơng còn 339 xã chƣa có trƣờng mẫu giáo, mầm non); trong đó hai vùng có tỷ lệ cao so 2011 là TDMNPB (năm 2011 đạt 92,8%; năm 2016 đạt 99,5%) và ĐBSCL (năm 2011 đạt 92,0%; năm 2016 đạt 99,2%). Trong khi đó, tỷ lệ thôn có lớp mẫu giáo, mầm non chỉ còn 38,2% số thôn (năm 2011 đạt 46,0% số thôn có lớp mẫu giáo, mầm non). Hệ thống cơ sở vật chất văn hóa được tăng cường Tỷ lệ xã có nhà văn hóa đã tăng khá trong vòng 10 năm qua, từ 30,6% năm 2006, đến năm 2016 đạt 58,6% số xã có nhà văn hóa. Một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trên 90% số xã có nhà văn hóa xã (Vĩnh Phúc 95,5%; Hải Phòng 97,9%; Nghệ An 90,1%; Đà Nẵng 100%; Tây Ninh 93,8%; Sóc Trăng 100%). Cả nƣớc có 78,1% số thôn có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng (năm 2011 có 62,7%). Tại thời điểm 01/7/2016, cả nƣớc có 98,3% số xã có tủ sách pháp luật (năm 2011 có 97%), trong đó vùng ĐNB có 100% số xã; ĐBSH có 99,5% số xã có tủ sách pháp luật. Tỷ lệ xã có hệ thống loa truyền thanh tăng từ 81,4% năm 2011 lên 89,7% năm 2016. Hệ thống cơ sở y tế nông thôn tiếp tục được củng cố, phát triển Đến năm 2016, cả nƣớc có 8.933 xã có trạm y tế xã, chiếm 99,5% số xã trong đó có 69,8% số xã đƣợc công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã theo tiêu chuẩn giai đoạn đến 2020. Một số trạm y tế xã đã đƣợc nâng cấp thành các trung tâm y tế. TDMNPB hiện vẫn còn 19 xã (chiếm 0,8% số xã của vùng) chƣa có trạm y tế xã thuộc các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu. Trên cả nƣớc, tỷ lệ thôn có cán bộ y tế thôn/cô đỡ thôn bản đạt 96,2% (năm 2011 là 93,9%), trong đó vùng TDMNPB có tỷ lệ cao nhất, đạt 98,8%. Vùng Tây Nguyên do thực hiện chính sách tăng cƣờng cán bộ y tế/cô đỡ thôn bản nên tỷ lệ này tăng mạnh, từ 84,3% năm 2011 lên 96,1% năm 2016. Vệ sinh môi trường nông thôn đã từng bước được cải thiện Tính đến thời điểm 01/7/2016 cả nƣớc có 34,8% số xã và 22,7% số thôn đã xây dựng hệ thống thoát nƣớc thải sinh hoạt chung, tƣơng ứng năm 2011 chỉ đạt 18,5% số xã và trên 8,5% số thôn. Trong đó, vùng ĐBSH đạt tỷ lệ cao nhất với 74,8% số xã và 66,9% số thôn; Tây Nguyên đạt tỷ lệ thấp nhất (các tỷ lệ tƣơng ứng là 10,7% và 5%). Những năm gần đây hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn nông thôn đã 15
- đƣợc nhiều địa phƣơng quan tâm. Đến năm 2016, cả nƣớc có 62,4% số xã có tổ chức thu gom rác thải (năm 2011 có 44,1%) và 45,3% số thôn có tổ chức thu gom rác thải (tăng gấp 1,7 lần số thôn có tổ chức thu gom của năm 2011). Tuy kết quả đạt đƣợc còn thấp và chƣa đều giữa các vùng, các địa phƣơng nhƣng xu hƣớng chung là tăng dần so với các kỳ Tổng điều tra trƣớc. Vùng ĐBSH đạt tỷ lệ cao nhất về hai chỉ tiêu trên (94,8% và 90,4%), thấp nhất là TDMNPB (chỉ đạt 26,7% và 16%). Hệ thống mạng lưới hỗ trợ sản xuất ở nông thôn được mở rộng Đến năm 2016, cả nƣớc có 60,8% số xã có chợ (năm 2011 đạt 57,6%), trong đó vùng ĐBSH đạt mức tăng cao nhất với tỷ lệ 72,9% số xã (năm 2011 đạt 64,8%); vùng có tỷ lệ xã có chợ đạt thấp nhất là Tây Nguyên chỉ đạt 37,7%. Mạng lƣới cửa hàng cung cấp giống, nguyên liệu, vật tƣ và thu mua sản phẩm NLTS cho ngƣời dân phát triển nhanh và tăng ở tất cả các vùng trên cả nƣớc; số xã có cơ sở/cửa hàng đạt tỷ lệ 80,5% (năm 2011 đạt 66,5%). Cả nƣớc có 2.479 xã có mô hình tổ hợp tác hỗ trợ phát triển sản xuất, chiếm 27,6% tổng số xã, trong đó phát triển mạnh ở ĐNB (chiếm 61,5% số xã) và ĐBSCL (chiếm 84,3% số xã). Một số tồn tại Trong những năm gần đây mặc dù Nhà nƣớc và xã hội đã quan tâm, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣng kết quả còn hạn chế thể hiện qua một số nét sau: 16
- (1) Tỷ lệ thôn chƣa có điện ở một số tỉnh miền núi còn cao nhƣ: Điện Biên 14,7%; Hà Giang 11,1%; Sơn La 10,9%; Lào Cai 10,4%; Bắc Kạn 8,5%; Cao Bằng 8,4%;… (2) Hệ thống đƣờng giao thông ở vùng sâu, vùng núi cao, hải đảo còn nhiều khó khăn. Cả nƣớc hiện còn 0,6% số xã (tƣơng ứng 51 xã) chƣa có đƣờng ô tô đi đến UBND xã; riêng các tỉnh ĐBSCL có gần 2,1% số xã (tƣơng ứng 27 xã), cụ thể Kiên Giang với 9,3% số xã; Bạc Liêu với 14,3% số xã; Cà Mau với 3,7% số xã; Hậu Giang với 5,6% số xã. Cả nƣớc vẫn có 1,2% số xã có đƣờng ô tô không đi lại đƣợc quanh năm; 3% số xã chƣa có đƣờng đến UBND xã đƣợc rải nhựa, bê tông hóa, tập trung ở vùng TDMNPB. (3) Vấn đề môi trƣờng nông thôn còn nhiều bất cập. Hiện chỉ có 35,5% số thôn có xử lý rác thải sinh hoạt. Việc xây dựng hệ thống thoát nƣớc thải cũng chỉ tập trung ở một số địa bàn nông thôn. 2. Hộ khu vực nông thôn Số hộ nông thôn tiếp tục tăng trong 5 năm qua Theo kết quả sơ bộ, tại thời điểm 01/7/2016 cả nƣớc có 15,99 triệu hộ nông thôn. Trong giai đoạn 2006-2016, số hộ nông thôn của cả nƣớc tăng 2,22 triệu hộ (tăng 16,1%), tập trung chủ yếu giai đoạn 2006-2011 tăng 1,58 triệu hộ (tăng 11,4%); giai đoạn 2011-2016 hộ nông thôn tiếp tục tăng nhẹ, chỉ tăng 0,64 triệu hộ (tăng 4,2%) do quá trình đô thị hóa ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng. So với năm 2011, số hộ nông thôn của cả 6 vùng KT-XH đều tăng, trong đó ba vùng có tốc độ tăng cao nhất là: Tây Nguyên (tăng 10,6%), ĐNB (tăng 8,2%) và TDMNPB (tăng 7,8%) nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng di cƣ, mặt khác những vùng này có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao so với cả nƣớc. Quy mô nhân khẩu bình quân một hộ nông thôn có xu hƣớng giảm nhanh hơn so với hộ dân cƣ cả nƣớc. Số nhân khẩu bình quân 1 hộ nông thôn giai đoạn 2011-2016 giảm từ 3,8 ngƣời/hộ năm 2011 xuống còn 3,6 ngƣời/hộ năm 2016. Cũng trong thời gian này số nhân khẩu bình quân 1 hộ dân cƣ cả nƣớc hầu nhƣ không thay đổi, khoảng 3,7 ngƣời/hộ1. Cơ cấu hộ nông thôn có sự chuyển dịch từ hộ NLTS sang hộ phi NLTS Khu vực nông thôn hiện có 8,61 triệu hộ NLTS, chiếm 53,9%; 3,22 triệu hộ CN-XD, chiếm 20,1%; 3,11 triệu hộ dịch vụ, chiếm 19,4% và 1,05 triệu hộ khác, 1 Theo số liệu tính toán từ Tổng điều tra Dân số và nhà ở 2009 và Điều tra dân số giữa kỳ năm 2014. 17
- chiếm 6,6%. Sau 10 năm, cơ cấu hộ khu vực nông thôn có sự chuyển dịch rõ nét từ hộ NLTS sang hộ phi NLTS. Tỷ trọng hộ NLTS giảm từ 71,1% năm 2006 xuống 62,1% năm 2011 và 53,9% năm 2016; tỷ trọng hộ phi NLTS tăng tƣơng ứng 25,1%, 33,4% và 39,6%. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này không đồng đều giữa các vùng. Vùng ĐBSH có sự chuyển dịch nhanh với tỷ trọng hộ NLTS các năm 2006, 2011, 2016 lần lƣợt là 60,5%; 47,4% và 35,8%; vùng ĐNB chuyển dịch khá nhanh với tỷ trọng tƣơng ứng là 50,7%, 39%, 31,7%; vùng Tây Nguyên lại có sự chuyển dịch chậm, lần lƣợt là 88,8%, 86,3% và 85%. Xu hướng biến động của hộ NLTS ngược với hộ phi NLTS Xét trên phạm vi cả nƣớc, số hộ NLTS ở có xu hƣớng giảm qua ba kỳ điều tra và ngày càng thể hiện rõ nét. Năm 2011 có 9,54 triệu hộ, giảm 248 nghìn hộ (giảm 2,5%) so với năm 2006; năm 2016 có 8,61 triệu hộ, giảm 925,2 nghìn hộ (giảm 9,7%) so với năm 2011. Giai đoạn 2011-2016 có 4/6 vùng KT-XH giảm số hộ NLTS. Vùng ĐBSH có số hộ NLTS giảm sâu nhất với 391,5 nghìn hộ (giảm 21,5%), trong đó Hải Dƣơng (giảm 30,4%), Bắc Ninh (giảm 29,6%), Vĩnh Phúc (giảm 22,4%). Cũng trong giai đoạn 2011-2016, số hộ phi NLTS tăng gần 1,2 triệu hộ (tăng 23,2%), trong đó số hộ CN-XD tăng 39,6%; hộ dịch vụ tăng 9,9%. Nhóm hộ CN-XD tăng mạnh ở tất cả các vùng; một số tỉnh tăng rất cao nhƣ Hải Dƣơng (tăng 75%), Bắc Ninh (tăng 69,3%), Đồng Nai (tăng 41,3%). 18
- Nhƣ vậy, trong 10 năm 2006-2016, xu hƣớng thay đổi của hộ NLTS ngƣợc với hộ nông thôn. Nếu nhƣ hộ nông thôn tăng 16,1% thì ngƣợc lại hộ NLTS giảm 12,0%. Số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ NLTS giảm, từ phi NLTS tăng Ở khu vực nông thôn, số hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ hoạt động NLTS vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhƣng có xu hƣớng giảm. Sau 10 năm, tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập từ NLTS giảm từ 67,8% năm 2006 xuống còn 57,1% năm 2011 và 49% năm 2016. Tại thời điểm 01/7/2016 tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động NLTS khá cao ở các vùng: Tây Nguyên (84,7%), TDMNPB (68,3%) và ĐBSCL (57,4%). Vùng TDMNPB do điều kiện địa hình khó khăn, trình độ dân trí thấp nên ngành nghề chậm phát triển, hoạt động kinh tế hộ vẫn chủ yếu là NLTS. Vùng Tây Nguyên và ĐBSCL do lợi thế phù hợp phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao nhƣ cà phê, hồ tiêu, cá tra, tôm nƣớc lợ,… nên nhiều hộ có nguồn thu nhập cao từ nông nghiệp và thủy sản. Tỷ trọng nhóm hộ có nguồn thu nhập từ các hoạt động phi NLTS đều tăng, tăng nhiều nhất thuộc nhóm hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động CN-XD, chiếm tỷ trọng là 11,3% năm 2006; 17,3% năm 2011 và 22,7% năm 2016. (%) Tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập từ hoạt động phi NLTS của vùng ĐBSH và ĐNB cao nhất cả nƣớc. Trong đó, vùng ĐNB tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập từ CN-XD là 36,5%; tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập từ thƣơng nghiệp, vận tải, dịch vụ khác còn lại 19
- là 27,8%. Vùng ĐBSH có tỷ trọng tƣơng ứng lần lƣợt là 35,4% và 23,9%. Kết quả trên phản ánh xu hƣớng phát triển sản xuất của các vùng, những vùng có ngành nghề phi NLTS phát triển, nguồn thu nhập của ngƣời dân không còn phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng hộ NLTS và tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ NLTS đều giảm qua các kỳ TĐT 2006, TĐT 2011 và TĐT 2016 Giai đoạn 2006 - 2016, tỷ trọng hộ NLTS và tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập từ NLTS đều giảm qua các kỳ TĐT. Tỷ trọng hộ NLTS giảm từ 71,1% năm 2006 xuống còn 62,2% năm 2011 và 53,9% năm 2016. Tƣơng tự tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập từ NLTS cũng giảm và giảm sâu hơn, lần lƣợt là 67,8%, 57,8% và 49,0%. Ở khu vực nông thôn, năm 2016 tỷ trọng hộ NLTS là 53,9% và tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ hoạt động NLTS chiếm 49%; trong khi tỷ trọng hộ sản xuất phi NLTS chỉ chiếm 39,6%, nhƣng tỷ trọng hộ có nguồn thu nhập lớn nhất từ các hoạt động phi NLTS chiếm đến 43,1%. Điều này cho thấy hiệu quả sản xuất của các ngành phi NLTS cao hơn so với hoạt động NLTS. 3. Kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Trong thời gian qua, Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đƣợc triển khai rộng khắp trên toàn quốc và đã đạt những kết quả khả quan. Bức 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng - phương pháp thí nghiệm đồng ruộng - chương 3
9 p | 389 | 86
-
TÍNH SẲN CÓ VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM,: BẰNG CHỨNG TỨ ĐIỀU TRA TIẾP CẬN NGUỒN LỰC CỦA HỘ GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM 2006-2008-2010
32 p | 72 | 5
-
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 423/2021
164 p | 11 | 5
-
Kết quả điều tra ảnh hưởng của một số yếu tố thời tiết đến cây mai vàng nở hoa vào dịp tết tại An Nhơn - Bình Định
6 p | 48 | 4
-
Báo cáo Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12 tỉnh
350 p | 61 | 4
-
Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011
388 p | 9 | 3
-
5 điểm sáng trong khu vực nông thôn, nông nghiệp qua số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 tỉnh Thái Bình
4 p | 28 | 3
-
Báo cáo kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 tỉnh Bình Dương
212 p | 11 | 3
-
Khoa học và công nghệ giai đoạn 2004-2010 - Tóm tắt kết quả nghiên cứu
250 p | 8 | 3
-
Kết quả sơ bộ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016
5 p | 48 | 2
-
Hiệu quả một số các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
5 p | 76 | 2
-
Kết quả chủ yếu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011 tỉnh Hà Tĩnh
71 p | 9 | 2
-
Báo cáo Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2010 tại 12 tỉnh
289 p | 61 | 2
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
12 p | 37 | 1
-
Kết quả điều tra hiện trạng canh tác dừa ở vùng duyên hải miền Trung
8 p | 8 | 1
-
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong tái canh cà phê vối ở Tây Nguyên
8 p | 35 | 1
-
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2019-2021 huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
9 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn