KẾT QUẢ TRIỂN KHAI DỰ ÁN<br />
“XÂY DỰNG MÔ HÌNH HẦM Ủ CẢI TIẾN SỬ DỤNG BIOGAS CHẠY<br />
MÁY PHÁT ĐIỆN CHO TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIA SÚC TẠI HUYỆN<br />
CHÂU THÀNH TỈNH SÓC TRĂNG”<br />
Dương Hoàng Vân<br />
Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN tỉnh Sóc Trăng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mô hình hầm ủ biogas của dự án<br />
Hàng năm Sóc Trăng có tổng đàn heo khoảng 260.000 với trên 121 trang trại<br />
chăn nuôi, trong đó loại hình chăn nuôi heo thịt gia công cho Công ty TNHH CP<br />
với quy mô trung bình từ 1.000 - 5.000 heo có trên 15 trang trại, các trang trại còn<br />
lại với quy mô từ vài trăm con heo tập trung rải rác ở các huyện, số còn lại là chăn<br />
nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ và số lượng đàn heo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian sắp<br />
tới, vì theo định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh theo Quyết định số<br />
814/QĐHC–CTUBND, ngày 30/8/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc<br />
phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2009 - 2015 và<br />
định hướng đến năm 2020. Quyết định này đề cập đến việc xây dựng phát triển các<br />
vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, bảo đảm an toàn sinh học, và chuyển<br />
dịch phương thức chăn nuôi nhỏ lẽ, phân tán sang tập trung, công nghiệp, đưa tỷ<br />
trọng giá trị sản xuất chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp<br />
chiếm 24 - 25% vào năm 2015 và 34 - 36 % vào năm 2020.<br />
Cùng với phát triển của đàn heo sẽ phát sinh các vấn đề môi trường, Hầu hết<br />
các trang trại chưa đầu tư công trình xử lý môi trường, toàn bộ lượng phân và nước<br />
thải phát sinh hàng ngày được thải trực tiếp vào các ao lưu chứa trong khuôn viên<br />
trang trại, sau đó lan truyền ra bên ngoài làm ô nhiễm các kênh, rạch và ảnh hưởng<br />
trực tiếp đến sức khỏe dân cư. Theo tài liệu Nguyễn Quang Khải, nghề sản xuất<br />
khí sinh học, 2009, bình quân tải lượng chất thải hàng ngày tính trên đầu heo trung<br />
bình khoảng 2,5 kg, với tổng số đàn heo của tỉnh khoảng 260.000 con thì môi<br />
trường phải tiếp nhận lượng chất thải phát sinh hàng ngày khoảng 650 tấn, nếu có<br />
giải pháp thu gom và khai thác hợp lý thì đây sẽ là nguồn năng lượng khí sinh học,<br />
<br />
1<br />
năng lượng thay thế đáng kể phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người<br />
dân trong tỉnh.<br />
Xuất phát từ thực tế trên, trong năm 2010 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa<br />
học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đã đề xuất thực hiện dự án: ”Xây dựng mô hình<br />
hầm ủ cải tiến sử dụng biogas chạy máy phát điện cho trang trại chăn nuôi gia súc<br />
tại huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng” và đã được UBND tỉnh Sóc Trăng, Sở<br />
Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng chấp thuận triển khai thực hiện dự án.<br />
Thời gian thực hiện dự án 20 tháng (từ tháng 01/2011 đến tháng 08/2012) với<br />
tổng kinh phí thực hiện 585.348.754 đồng, trong đó nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa<br />
học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ 408.348.754 đồng, kinh phí đối ứng 177.000.000<br />
đồng. Qua thời gian triển khai dựa án đã đạt kết quả theo mục tiêu và nội dung dự<br />
án đặt ra và được Hội đồng đánh giá nghiệm thu của Sở Khoa học và Công nghệ<br />
đánh giá đạt yêu cầu (xếp loại B).<br />
Dự án đã xây dựng 01 mô hình hầm ủ biogas cải tiến, sử dụng công nghệ phủ<br />
bạt HDPE để xử lý chất thải của 2.200 heo thịt tại trang trại chăn nuôi của Công ty<br />
TNHH Dư Hoài, ấp Cống Đôi, xã Hồ Đắc Kiện, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng<br />
với thể tích hầm ủ biogas 2.200 m3, mô hình đã đi vào vận hành từ tháng 08 năm<br />
2011 đến nay, sử dụng 01 máy phát điện có công suất 100 KVA dùng khí biogas để<br />
phát điện phục vụ cho nhu cầu sử dụng điện năng của trang trại, thay thế khoảng<br />
67% chi phí điện năng từ điện lưới quốc gia.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hệ thống máy phát điện của dự án<br />
Đối với nước thải sau hầm ủ biogas của dự án, nồng độ các chất ô nhiễm có<br />
trong nước thải sau hầm ủ biogas còn rất cao không thể tải trực tiếp ra nguồn tiếp<br />
nhận, các giá trị đo đạt điều vượt giới hạn giá trị B của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia<br />
về nước thải công nghiệp gấp nhiều lần BOD5: 1.500 mg/l vượt giới hạn cho phép<br />
30 lần; COD: 2.550mg/lít vượt giới hạn cho phép 17 lần; SS: 1.085 mg/lít vượt giới<br />
hạn khoảng 11 lần; N tổng: 333 mg/lít vượt giới hạn khoảng 8,4 lần; Phốtpho tổng:<br />
111 mg/lít vượt giới hạn 18,5 lần; Tổng số Coliform (MPN/100ml): 9,3 x 106 vượt<br />
giới hạn khoảng 18,7 lần. Để xử lý nước thải sau hầm ủ biogas, trong dự án sử dụng<br />
04 ao sinh học, các ao được thiết kế liên thông nhau theo trình tự từ ao thứ nhất đến<br />
<br />
2<br />
ao thứ tư. Các ao có chức năng xử lý các thành phần hữu cơ, chất rắn lơ lửng và các<br />
chất ô nhiễm có trong nước thải nhờ bổ sung 1.000 lít chế phẩm vi sinh vật E.M và<br />
trồng các loại thực vật thủy sinh. Tổng thể tích các ao khoảng 10.800 m3. Kết quả<br />
phân tích chất lượng nước thải khi qua các công đoạn xử lý, tại điểm cuối của ao<br />
thứ tư – điểm nước thải trước khi ra nguồn tiếp nhận đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc<br />
gia về nước thải công nghiệp QCVN 40: 2011/BTNMT (giá trị B) đối với các chỉ<br />
tiêu COD, BOD5, SS, N tổng, P tổng và vi sinh.<br />
Hiệu quả kinh tế của dự án<br />
Trước khi tham gia thực hiện dự án nhu cầu điện năng cho trang trại trung<br />
bình khoảng 15.000 kW/tháng, Doanh nghiệp phải chi trả từ điện lưới quốc gia<br />
22.500.000 đồng. Khi tham gia dự án, với thời gian vận hành máy phát điện là<br />
14/24 giờ, sử dụng khoảng 50% lượng khí biogas, trang trại chỉ sử dụng từ lưới điện<br />
quốc gia khoảng 5.000 kW/tháng, giảm 10.000 kW/tháng. Chi phí tiền điện hàng<br />
tháng Doanh nghiệp tiết kiệm được từ sử dụng biogas để chạy máy phát điện<br />
khoảng 15.000.000 đồng.<br />
Sau khi trừ chi phí vận hành hệ thống biogas, hàng tháng Doanh nghiệp tiết<br />
kiệm từ chi phí điện khoảng 11.100.000 đồng, thời gian hoàn vốn của dự án<br />
khoảng 4 năm.<br />
Trường hợp máy phát điện hoạt động liên tục 24/24 giờ, sẽ đáp ứng 100%<br />
nhu cầu về điện phục vụ hoạt động của Trang trại. Như vậy, thời gian hoàn vốn chỉ<br />
khoảng 2 năm. Bên cạnh đó, trong quá trình chăn nuôi, hầm ủ luôn thừa gas cho<br />
nhu cầu sử dụng, khi Doanh nghiệp có biện pháp khai thác hết lượng khí biogas<br />
này, hiệu quả mang lại càng cao hơn.<br />
Hiệu quả xã hội của dự án<br />
Dự án đã góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ chất<br />
thải của trang trại chăn nuôi gia súc; góp phần làm giảm thiểu các tác động đến môi<br />
trường đất, nước, không khí, giảm hiệu ứng nhà kính và bảo vệ sức khỏe của cộng<br />
đồng dân cư xung quanh khu vực trang trại chăn nuôi.<br />
Việc sử dụng biogas để chạy máy phát điện phục vụ sản xuất còn giúp tăng<br />
hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất chăn nuôi; việc đầu tư hầm ủ biogas rộng<br />
rãi ở các trang trại chăn nuôi gia súc với quy mô vừa, lớn sẽ góp phần phát triển bền<br />
vững và ổn định kinh tế nông nghiệp nông thôn ở địa phương.<br />
Dự án góp phần nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong công tác bảo<br />
vệ môi trường, trong việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để<br />
thay thế các nguồn năng lượng khác phục vụ nhu cầu sản xuất và phát triển kinh tế -<br />
xã hội của địa phương.<br />
Ý nghĩa thực tiễn và khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu<br />
<br />
<br />
3<br />
Qua kết quả triển khai dự án, đã mang lại những ý nghĩa thiết thực về mặt<br />
kinh tế - xã hội rất lớn, vì giúp giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, vừa tận<br />
thu được nguồn khí sinh học làm năng lượng phục vụ cho sản xuất. Đơn vị chủ trì<br />
đã tiếp nhận công nghệ và có đủ khả năng chuyển giao công nghệ lắp đặt hầm ủ<br />
biogas bằng bạt HDPE cho các tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh.<br />
Trong lĩnh vực chăn nuôi gia súc, bên cạnh một số công ty, trang trại chăn<br />
nuôi có quy mô vừa và lớn, còn có nhiều trang trại nhỏ, hộ chăn nuôi gia đình từ vài<br />
chục đến vài trăm heo đa phần chưa xây dựng hầm ủ biogas, chưa khai thác hết<br />
nguồn năng lượng, đây là lĩnh vực có tiềm năng phát triển nhân rộng mô hình<br />
biogas và tận dụng nguồn nhiên liệu để phát điện, đun nấu, thắp sáng của dự án.<br />
Ngoài việc ứng dụng bạt HDPE trong xây dựng hầm ủ biogas để xử lý chất<br />
thải chăn nuôi, còn có thể dùng bạt HDPE trong việc xây hồ, ao sinh học, chứa và<br />
xử lý nước thải,… cho các ngành nghề sản xuất, chế biến sản phẩm nông, công<br />
nghiệp, thủy sản, thực phẩm, các cơ sở giết mổ tập trung,… là lĩnh vực có tiềm<br />
năng để nhân rộng mô hình biogas của dự án.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />