VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC<br />
TRONG PHÒNG CHỐNG TUYẾN TRÙNG HẠI CÀ RỐT<br />
Ngô Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Đặng Thị Lan Anh,<br />
Phạm Văn Sơn, Hà Thị Kim Thoa<br />
Viện Bảo vệ Thực vật<br />
TÓM TẮT<br />
Cà rốt, là một loại rau ăn củ có giá trị kinh tế và thương mại cao được trồng nhiều ở một số<br />
địa phương như Lâm Đồng và Hải Dương. Tuy nhiên, cà rốt đang bị tuyến trùng gây hại nặng, ảnh<br />
hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng<br />
một số chế phẩm sinh học để quản lý hiệu quả tuyến trùng và hạn chế sử dụng thuốc hóa học hướng<br />
tới một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững.<br />
Kết quả bước đầu cho thấy, hai chế phẩm sinh học Khuẩn-18 và SH-BV1 được ứng dụng tại<br />
Lâm Đồng và Hải Dương đều có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt. Hiệu quả kỹ<br />
thuật: hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 68,2 - 78,2 % và trong rễ đạt 76,2 - 77,5 %; năng<br />
suất tăng hơn so với tập quán nông dân sử dụng thuốc hóa học từ 19,6 - 23,4 tấn/ha. Hiệu quả mô<br />
trường đã giảm được thuốc hóa học từ 15 - 35 lít/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế, thu lãi cao hơn so với tập<br />
quán nông dân từ 57,4 - 75,7 triệu/ha/vụ.<br />
Từ khóa: Tuyến trùng, Chế phẩm sinh học, Khuẩn-18, SH-BV1<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Cà rốt là một loại rau ăn củ có giá trị kinh<br />
tế và thương mại cao, yêu cầu mẫu mã đẹp, sản<br />
phẩm có thể sử dụng làm thức ăn sống hoặc qua<br />
chế biến, được sử dụng phổ biến và là sản phẩm<br />
xuất khẩu có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều<br />
ở một số địa phương như Lâm Đồng và Hải<br />
Dương v.v. Tuy nhiên, cà rốt đang bị tuyến<br />
trùng gây hại nặng, làm cho củ cà rốt bị biến<br />
dạng như củ mọc lông, củ chẻ, củ nứt v.v., ảnh<br />
hưởng lớn đến năng suất và chất lượng.<br />
Hiện nay, người nông dân chủ yếu sử<br />
dụng thuốc hóa học để phòng trừ tuyến trùng<br />
nhưng sự gây hại của chúng không có chiều<br />
hướng giảm mà ngày cành bị ảnh hưởng<br />
nghiêm trọng hơn. Việc nghiên cứu giải pháp<br />
phòng trừ tuyến trùng nói chung, đặc biệt là<br />
chế phẩm sinh học và các loại sinh vật đối<br />
kháng nói riêng nhằm hạn chế và kiểm soát<br />
mật độ tuyến trùng hại trong đất vẫn chưa được<br />
quan tâm đúng mức.<br />
Để góp phần giải quyết các khó khăn<br />
trên, bài báo này cung cấp một số kết quả về<br />
ứng dụng chế phẩm sinh học an toàn, thân<br />
thiện với môi trường, kiểm soát tình hình tuyến<br />
trùng gây hại cây cà rốt là vấn đề cấp thiết, góp<br />
phần ổn định diện tích, năng suất, chất lượng<br />
nông sản của nước ta.<br />
<br />
948<br />
<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Vật liệu nghiên cứu<br />
- Các giống và vườn cà rốt thuộc phạm<br />
vi của đề tài.<br />
- Chế phẩm sinh học SH-BV1, bao gồm<br />
các thành phần: thảo mộc trừ tuyến trùng<br />
Saponin, Alkaloid, Azadirachtin và dầu thực vật<br />
có độc tính mạnh với tuyến trùng ký sinh thực<br />
vật, nấm đối kháng (Trichoderma harzianum),<br />
VSV ức chế bệnh (Bacillus subtilis), nấm trừ<br />
sâu hại trong đất (Metarhizium anisopliae), vi<br />
khuẩn cố định nitơ (Azotobacter beijerinckii), vi<br />
khuẩn phân giải phốt phát khó tan (Bacillus<br />
gisengihumi), xạ khuẩn phân giải Xenlulo<br />
(Streptomyces owasiensis) và các phụ gia khác.<br />
SH-BV1 có tác dùng phòng trừ tuyến trùng và<br />
nấm bệnh hại rễ cây hồ tiêu, cà phê. SH-BV1 do<br />
Viện Bảo vệ thực vật và Viện Thổ Nhưỡng<br />
Nông hóa sản xuất.<br />
- Chế phẩm sinh học K-18, gồm các thành<br />
phần: các enzyme như kitinaze, amylase,<br />
protease, chất kháng sinh, Saccharomyces sp1.,<br />
Saccharomyces sp2., Bacillus sp., Streptomyces<br />
saraceticus và các phụ gia khác. K-18 có tác<br />
dụng phòng trừ tuyến trùng, bệnh hại trong đất<br />
và rễ nhiều loại cây trồng khác nhau như cà phê,<br />
hồ tiêu, cà rốt… K-18 có nguồn gốc 100 % sinh<br />
học. An toàn cho người, động vật và môi trường,<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
không có dư lượng trong sản phẩm sau khi sử<br />
dụng. K-18 do Viện Bảo vệ thực vật sản xuất.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
vào máy nghiền dập với 250 ml nước sạch. Lọc<br />
lấy tuyến trùng bằng rây 40 µm.<br />
<br />
Phương pháp thu mẫu, lọc mẫu, đếm<br />
tuyến trùng, cách pha và sử dụng chế phẩm<br />
<br />
Đếm số lượng tuyến trùng bằng đĩa đếm<br />
(counting dish), đếm dưới kính hiển vi soi nổi<br />
(Zeizz Primo Vert), đếm toàn bộ tuyến trùng<br />
theo các dãy ô trên đĩa.<br />
<br />
- Phương pháp thu mẫu:<br />
+ Thu mẫu đất và rễ vào buổi sáng trong<br />
khoảng thời gian từ 5 – 9 h. Mỗi công thức thu<br />
5 điểm chéo góc, mỗi điểm thu theo khung có<br />
kích thước 40 × 50 cm, thu toàn bộ mẫu cây<br />
trong khung sau đó thu mẫu đất, gạt lớp đất bề<br />
mặt 5 cm, lấy sâu xuống đất 20 – 30 cm, mỗi<br />
mẫu có trọng lượng khoảng 500 g đất và rễ cho<br />
vào túi nilon. Sau khi thu xong mẫu được ghi<br />
nhãn mác (người điều tra, ngày điều tra, địa<br />
điểm điều tra, mã ký hiệu mẫu...).<br />
+ Bảo quản mẫu và xác định tuyến trùng<br />
theo Nguyễn Ngọc Châu (2003):<br />
Sau khi thu mẫu nhanh chóng tách lọc<br />
mẫu để kiểm tra, trong trường hợp cần phải vận<br />
chuyển đường xa hoặc lưu giữ chờ phân tích<br />
giám định, bảo quản mẫu trong hộp xốp để ở<br />
nơi thoáng mát.<br />
Phân loại tuyến trùng dựa theo tài liệu<br />
của Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh<br />
(2000); Trinh Q.P, Waeyenberge L., Nguyen<br />
N.C., Baldwin J.G., Karssen G. & Moens M.<br />
(2009). Quan sát và nhận biết các đặc điểm của<br />
tuyến trùng bằng kính hiển vi soi ngược Zeiss<br />
Primo Vert.<br />
- Phương pháp lọc mẫu đất:<br />
Bước 1: Phân loại các mẫu đất, dụng cụ<br />
(phễu, ống gel, ống nghiệm) được gắn lại với<br />
nhau cho lên giá đựng, đổ nước vào phễu cho<br />
ngập mẫu (200 ml nước);<br />
Bước 2: Cân mẫu đất 50g /mẫu (mẫu<br />
được ghi nhãn mác, ký hiệu mẫu);<br />
Bước 3: Cho mẫu đã cân lên rây 40 µm<br />
và đặt lên phễu lọc đã được chuẩn bị trước, sau<br />
48h tiến hành thu mẫu (dung dịch trong phần<br />
ống nghiệm).<br />
- Phương pháp lọc mẫu rễ: Phương pháp<br />
lọc tĩnh theo Nguyễn Ngọc Châu (2003).<br />
Mỗi mẫu lấy 5 g rễ, rửa sạch đất bằng<br />
vòi nước hoa sen, cắt thành đoạn 0,5 cm. Cho<br />
<br />
- Phương pháp đếm tuyến trùng<br />
<br />
- Cách pha và sử dụng chế phẩm K-18:<br />
Trước khi gieo (TKG): tưới nước trước<br />
cho đất ẩm, sau đó pha K-18 với 2.200 lít<br />
nước, tưới đều nước chế phẩm trên mặt luống.<br />
Cách pha K-18, tỷ lệ 1/300 như sau: lấy 7,5 lít<br />
K-18 pha lắc đều trong 2.200 lít nước sạch,<br />
phun hoặc tưới cho 1 hecta. Nếu đất khô, phải<br />
tưới qua một lần nước sao cho đất ẩm trước khi<br />
tưới K-18 đã pha.<br />
Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm<br />
K-18 phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt tại Lâm<br />
Đồng<br />
Mô hình ứng dụng tại thôn Lộc Quý, xã<br />
Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.<br />
Mô hình được bố trí với 4 lô thí nghiệm diện<br />
rộng không có nhắc lại, mỗi lô có diện tích 0,1<br />
ha: Lô 1: K-18, 120 lít/ha/TKG. Sau gieo K-18<br />
tỷ lệ 1/300 (5, 10, 15 NSG); Lô 2: SH-BV1,<br />
1500 kg/ha/ TKG; Lô 3: TQND: Vimoca<br />
20EC,15lít/ha/TKG. 5, 10 NSG (10 lít/ha/lần);<br />
Lô 4: Đ/C (Không xử lý).<br />
Xây dựng mô hình ứng dụng K-18<br />
phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt tại Hải<br />
Dương<br />
Mô hình bố trí Tạ Minh Tân, Nam Sách,<br />
Hải Dương. Mô hình được bố trí với 4 lô thí<br />
nghiệm diện rộng không có nhắc lại, mỗi lô có<br />
diện tích 0,1 ha: Lô 1: K-18, 100 lít/ha trước<br />
khi gieo (TKG). Sau gieo K-18 tỷ lệ 1/300 (5,<br />
10, 15 NSG); Lô 2: K-18, 120 lít/ha/TKG. Sau<br />
gieo K-18 tỷ lệ 1/300 (5, 10, 15 NSG); Lô 3:<br />
SH-BV1, 700 kg/ha/TKG; Lô 4: TQND (Bón<br />
Etocap 10G, 15 kg/ha/TKG, 1 lần/vụ).<br />
- Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá<br />
+ Mật độ tuyến trùng (con/50g đất,<br />
con/5g rễ) và hiệu lực phòng trừ (%)<br />
+ Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng,<br />
năng suất thực thu (năng suất tổng, năng suất<br />
củ đẹp hay củ thương phẩm, năng suất củ xấu)<br />
và hiệu quả kinh tế.<br />
<br />
949<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Phương pháp tính toán và xử lý số liệu<br />
Thí nghiệm đối với tuyến trùng hại rễ cà<br />
rốt: được tính theo công thức Abbott (1925).<br />
Thí nghiệm tuyến trùng trong đất cà rốt: được<br />
tính theo công thức Henderson Tilton (1955).<br />
Các số liệu được xử lý bằng chương trình<br />
Excel 2010<br />
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Mô hình ứng dụng K-18 phòng trừ<br />
tuyến trùng hại cà rốt tại Lâm Đồng<br />
<br />
Mô hình sử dụng K-18, 120 lít/ha/TKG<br />
và tưới 3 lần sau gieo có hiệu lực phòng trừ<br />
tuyến trùng cao đạt 78,2% (1 TSG); Lô 2 (SHBV1: dùng 1.500 kg/ha/TKG) có hiệu lực đạt<br />
72,9% (3 TSG); Lô 3 hiệu lực đạt cao ở thời<br />
điểm đầu vụ, thời điểm 1 TSG hiệu lực đạt<br />
61%, sau đó hiệu lực giảm, 2 TSG hiệu lực chỉ<br />
còn 25%, trong khi 2 chế phẩm sinh học hiệu<br />
lực còn rất cao đạt 72,7% (K-18) và 68,1%<br />
(SH-BV1), (Bảng 1).<br />
<br />
- Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong<br />
đất trồng cà rốt:<br />
Bảng 1. Mật độ và hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất của mô hình sử dụng K-18 (Xuân<br />
Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng, năm 2014)<br />
Lô thử<br />
nghiệm<br />
<br />
TKG<br />
<br />
1: K-18<br />
<br />
309,8<br />
<br />
Mật độ TT trong đất (con/50 g đất)<br />
5N<br />
1T<br />
2T<br />
3T<br />
145,0<br />
<br />
136,4<br />
<br />
260,6<br />
<br />
457,4<br />
<br />
Hiệu lực phòng trừ TT (%)<br />
5N<br />
1T<br />
2T<br />
3T<br />
58,3<br />
<br />
78,2<br />
<br />
72,7<br />
<br />
75,9<br />
<br />
2: SH-BV1<br />
330,8<br />
119,2<br />
195,8<br />
325,4<br />
549,8<br />
67,9 70,7 68,1<br />
72,9<br />
3: TQND<br />
323,0<br />
68,6<br />
255,0<br />
747,2 1283,0 81,1 61,0 25,0<br />
35,2<br />
4: Đ/C<br />
333,2<br />
374,4<br />
674,0 1028,4 2042,4<br />
Ghi chú: TKG – trước khi gieo; N – ngày sau gieo; T – tháng sau gieo; TQND – tập quán nông dân<br />
(Vimoca 20EC, liều lượng 35 lít/ha/vụ: lần 1 TKG 15 lít, lần 2 và 3 (5 và 10 NSG) 10 lít/ha/lần); TT Tuyến trùng; Tưới K-18, tỷ lệ 1/300 (7,5 lít/ha/lần)<br />
<br />
- Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong<br />
rễ cà rốt:<br />
Thời điểm 1 TSG, mô hình sử dụng K18, mật độ tuyến trùng là 59,3 con/5 g rễ thấp<br />
hơn so với SH-BV1 (96,3 con/5 g rễ); nông<br />
dân sử dụng thuốc Vimoca 20EC và đối chứng<br />
<br />
không xử lý có mật độ tuyến trùng cao hơn gấp<br />
nhiều lần (151,7 – 277,3 con/5 g rễ). Hiệu lực<br />
phòng trừ tuyến trùng của K-18 sau 1 tháng xử<br />
lý đạt 77,5%, SH-BV1 đạt 64,4 %, trong khi sử<br />
dụng thuốc hóa học hiệu lực đạt 40,5 %. (Bảng<br />
2).<br />
<br />
Bảng 2. Mật độ tuyến trùng hại rễ và hiệu lực phòng trừ tuyến trùng của K-18 trên mô hình cà rốt<br />
(Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng, năm 2014)<br />
Lô thử nghiệm<br />
<br />
1: K-18<br />
2: SH-BV1<br />
3: TQND<br />
4: Đ/C<br />
<br />
Mật độ TT hại rễ tháng sau gieo<br />
(con/50 g đất)<br />
1 TSG<br />
2 TSG<br />
3 TSG<br />
59,3<br />
161,7<br />
281,3<br />
96,3<br />
175,7<br />
308,0<br />
151,7<br />
368,0<br />
550,7<br />
277,3<br />
556,7<br />
719,3<br />
<br />
- Ảnh hưởng của K-18 đến năng suất,<br />
chất lượng cà rốt:<br />
Mô hình sử dụng K-18, lượng 120<br />
lít/ha/TKG, có tỷ lệ củ xấu thấp chiếm 14,8%.<br />
SH-BV1 có 18,2%, hóa học có 29,1% củ xấu<br />
<br />
950<br />
<br />
Hiệu lực phòng trừ TT tháng<br />
sau gieo (%)<br />
1 TSG<br />
2 TSG 3 TSG<br />
77,5<br />
70,9<br />
61,3<br />
64,4<br />
67,6<br />
56,7<br />
40,5<br />
32,6<br />
22,9<br />
-<br />
<br />
và Đ/C không xử lý có tới 33,3% củ xấu. Năng<br />
suất cao nhất ở mô hình sử dụng K-18 liều<br />
lượng 120 lít/ha/TKG, năng suất tổng đạt 58<br />
tấn/ha, năng suất củ đẹp đạt 49,4 tấn/ha. SHBV1 có năng suất củ đẹp đạt 47,5 tấn/ha. Công<br />
<br />
Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai<br />
<br />
thức sử dụng thuốc hóa học và không xử lý có<br />
năng suất củ đẹp thấp từ 28,7 tấn/ha và 29,8<br />
<br />
tấn/ha (Bảng 3).<br />
<br />
Bảng 3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất, chất lượng cà rốt của mô hình ứng dụng K-18 phòng<br />
trừ tuyến trùng (Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng, 2014)<br />
Năng suất (tấn/ha)<br />
Chỉ tiêu cấu thành năng suất, chất lượng cà rốt<br />
CD củ Chu vi củ Số lượng Tỷ lệ củ Trọng lượng<br />
Tổng<br />
Củ Củ đẹp<br />
(cm)<br />
(cm)<br />
(củ/m2)<br />
xấu (%)<br />
củ (kg/m2) năng suất xấu<br />
Lô 1: K-18<br />
18,5<br />
10,8<br />
55<br />
14,8<br />
5,8<br />
58<br />
8,6<br />
49,4<br />
Lô 2: SH-BV1 15,9<br />
10,6<br />
55<br />
18,2<br />
5,8<br />
58<br />
10,5<br />
47,5<br />
Lô 3: TQND<br />
15,4<br />
9,4<br />
55<br />
29,1<br />
4,2<br />
42<br />
12,2<br />
29,8<br />
Lô 4: Đ/C<br />
13,9<br />
9,4<br />
54<br />
33,3<br />
4,3<br />
43<br />
14,3<br />
28,7<br />
Lô thử<br />
nghiệm<br />
<br />
Ghi chú: CD - chiều dài; Cà rốt gieo ngày 17/1/2014, thu hoạch ngày 18/5/2014; củ xấu (không bán<br />
được): củ chẻ, củ nứt, củ mọc lông; Củ đẹp: củ bán được<br />
<br />
3.2. Mô hình ứng dụng K-18 phòng trừ<br />
tuyến trùng hại cà rốt tại Hải Dương<br />
- Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong<br />
đất trồng cà rốt:<br />
Qua hình 1 cho thấy, hai lô thử nghiệm<br />
K-18 với lượng 100 – 120 lít/ha làm cho mật<br />
độ tuyến trùng giảm xuống rất nhanh tương<br />
ứng 203 – 242 con/50g đất ở thời điểm 15<br />
NSG, ở thời điểm 110 NSG (thu hoạch) mật độ<br />
con/50 g đất<br />
800,0<br />
<br />
tuyến trùng tăng nhẹ từ 299 – 373 con/50g đất.<br />
Lô 3, thử nghiệm SH-BV1 mật độ giảm chậm<br />
hơn K-18 và mật độ xuống thấp nhất là 263<br />
con/50g đất ở thời điểm 60 NSG. Lô Đ/C<br />
(Etocap 10G) ở thời điểm 5 NSG mật độ tuyến<br />
trùng giảm hơn so với thời điểm TKG nhưng<br />
lại tăng lên rất nhanh ở các thời điểm về sau và<br />
đạt cao nhất là thời điểm 110 NSG với mật độ<br />
719 con/50g đất.<br />
<br />
Lô 1: K-18, 100 lít/ha<br />
Lô 3: SH-BV1, 700 kg/ha<br />
<br />
Lô 2: K-18, 120 lít/ha<br />
Lô 4 Đ/C (Etocap, 15kg/ha)<br />
<br />
700,0<br />
600,0<br />
500,0<br />
400,0<br />
300,0<br />
200,0<br />
100,0<br />
0,0<br />
TKG<br />
<br />
5 NSG<br />
<br />
15 NSG<br />
<br />
30 NSG<br />
<br />
60 NSG<br />
<br />
110 NSG<br />
<br />
Thời gian trước khi gieo và ngày sau gieo<br />
<br />
Hình 1. Mật độ tuyến trùng trong đất trồng cà rốt, mô hình ứng dụng K-18<br />
(Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014)<br />
Qua bảng 4 cho thấy, hiệu lực của K-18<br />
liều lượng 120 lít/ha/vụ cho hiệu quả cao nhất<br />
đạt 32,9 % (5 NSG) đến 68,2 % (30 NSG). K18 với liều lượng 100 lít/ha/vụ cũng cho hiệu<br />
<br />
lực cao ở thời điểm đầu vụ và đạt cao nhất 56,7<br />
% (30 NSG). SH-BV1 cho hiệu lực cao ở nhất<br />
ở thời điểm 60 NSG là 65,1%.<br />
<br />
951<br />
<br />
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Bảng 4. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất cà rốt, mô hình ứng dụng K-18<br />
(Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014)<br />
Lô thử<br />
nghiệm<br />
<br />
Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng (con/50 g đất)<br />
5<br />
15<br />
30<br />
60<br />
110<br />
<br />
Liều lượng/cách sử dụng<br />
<br />
1: K-18<br />
2: K-18<br />
3: SH-BV1<br />
4: TQND<br />
<br />
100 lít/ha/TKG. Tưới 3 lần: 5,<br />
10, 15 NSG<br />
120 lít/ha/TKG. Tưới 3 lần: 5,<br />
10, 15 NSG<br />
700 kg/ha/TKG<br />
Etocap 10G, 15kg/ha/lần/vụ<br />
<br />
20,2<br />
<br />
44,0<br />
<br />
56,5<br />
<br />
53,7<br />
<br />
46,5<br />
<br />
32,9<br />
<br />
55,4<br />
<br />
68,2<br />
<br />
62,4<br />
<br />
59,2<br />
<br />
4,9<br />
-<br />
<br />
13,0<br />
-<br />
<br />
52,9<br />
-<br />
<br />
65,1<br />
-<br />
<br />
57,9<br />
-<br />
<br />
Ghi chú: TKG – trước khi gieo; NSG – Ngày sau gieo; TQND – tập quán nông dân.<br />
<br />
- Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng hại rễ<br />
cà rốt:<br />
Mô hình năm 2014 sử dụng K-18 với<br />
lượng 100 và 120 lít/ha/lần (TKG) cho thấy;<br />
mật độ tuyến trùng hại rễ của cả 2 liều lượng<br />
đều thấp hơn đối chứng rất rõ rệt, 5 NSG mật<br />
<br />
độ tuyến trùng từ 213 – 255 con/5g rễ, thời<br />
điểm 30 NSG, mật độ tuyến trùng thấp nhất<br />
143 – 159 con/5g rễ. Đối chứng có mật độ<br />
tuyến trùng tăng dần ở các thời điểm sau gieo<br />
từ 460,4 – 808 con/5g rễ.<br />
<br />
Bảng 5. Mật độ tuyến trùng hại rễ cà rốt, mô hình ứng dụng K-18<br />
(Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014)<br />
Lô thử nghiệm<br />
<br />
Mật độ tuyến trùng hại rễ cà rốt, các ngày sau gieo (con/5 g rễ)<br />
<br />
5<br />
1: K-18<br />
255,0<br />
2: K-18<br />
213,0<br />
3: SH-BV1<br />
442,2<br />
4: TQND<br />
460,4<br />
Ghi chú: TQND – tập quán nông dân<br />
<br />
15<br />
228,2<br />
149,6<br />
310,4<br />
525,4<br />
<br />
Sử dụng K-18, 100 lít/ha/TKG và 120<br />
lít/ha/TKG có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng<br />
trong rễ đạt cao từ 73,6% và 76,2 % ở thời<br />
<br />
30<br />
159,0<br />
143,4<br />
192,8<br />
602,4<br />
<br />
60<br />
225,0<br />
202,2<br />
191,6<br />
710,6<br />
<br />
110<br />
315,8<br />
267,8<br />
236,6<br />
808,0<br />
<br />
điểm 30 NSG. Đạt 60,9% và 66,9 % (110<br />
NSG), SH-BV1 có hiệu lực phòng trừ tuyến<br />
trùng chậm hơn K-18 (Bảng 6).<br />
<br />
Bảng 6. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà rốt, mô hình ứng dụng K-18<br />
(Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014)<br />
Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà rốt các ngày sau gieo (%)<br />
Lô thử<br />
nghiệm<br />
5NSG<br />
15NSG<br />
30NSG<br />
60NSG<br />
110NSG<br />
1: K-18<br />
44,6<br />
56,6<br />
73,6<br />
68,3<br />
60,9<br />
2: K-18<br />
53,7<br />
71,5<br />
76,2<br />
71,5<br />
66,9<br />
3: SH-BV1<br />
4,0<br />
40,9<br />
68,0<br />
73,0<br />
70,7<br />
4: TQND<br />
Ghi chú: NSG – Ngày sau gieo; TQND – tập quán nông dân.<br />
<br />
- Ảnh hưởng của K-18 đến năng suất,<br />
chất lượng cà rốt:<br />
K-18 làm giảm tỷ lệ củ xấu đáng kể<br />
chiếm 2,2 – 3,5 % số củ, SH-BV1 chiếm 5,7 %<br />
và đối chứng của nông dân chiếm 20,6 %.<br />
<br />
952<br />
<br />
Năng suất tổng của mô hình dùng K-18, lượng<br />
100 và 120 lít/ha đạt cao nhất từ 61,5 – 65,2<br />
tấn/ha, năng suất củ đẹp đạt 59,3 – 63,8 tấn/ha<br />
tăng hơn so với đối chứng của nông dân từ<br />
18,9 – 23,4 tấn/ha (Bảng 7).<br />
<br />