intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kết quả và giải pháp nhằm nâng cao việc chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Kết quả và giải pháp nhằm nâng cao việc chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay trình bày các nội dung: Giáo lý của Phật về chăm sóc sức khỏe nhân sinh; Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo Việt Nam hiện nay; Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo Việt Nam hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kết quả và giải pháp nhằm nâng cao việc chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay

  1. KẾT QUẢ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN CỦA PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY TS. LÊ TRUNG KIÊN1* Tóm tắt: Với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, coi trọng “nhập thế”, Phật giáo đã và đang huy động được các nguồn lực tham gia ngày càng mạnh mẽ và có hiệu quả vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thể hiện giá trị phổ quát nhân văn, nhân ái đối với con người. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong hoạt động duy trì, mở rộng quy mô, dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ thiện cho người dân. Qua đó, “xiển dương” Phật pháp, tôn chỉ hành đạo giúp người, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, vừa để truyền bá tư tưởng Phật giáo và nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của tăng, ni, phật tử các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, góp phần đẩy nhanh việc đảm bảo an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và phát triển đất nước hiện nay. Từ khóa: Phật giáo, sức khỏe nhân dân, xã hội từ thiện. Đặt vấn đề Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là hoạt động thiện nguyện nhân đạo, “từ bi” theo truyền thống giáo lý được Phật giáo đặc biệt quan tâm chú trọng mở rộng, phát triển và đạt được những kết quả to lớn, góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân và đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội hiện nay. Phật giáo đã và đang khuyến khích và thực hiện việc tư vấn, chữa trị các bệnh xã hội, hỗ trợ người nhiễm HIV, hỗ trợ cai nghiện ma túy, thuốc lá,… khám, chữa bệnh, chăm sóc cho người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần,… với quy mô ngày càng lớn mạnh, nguồn lực và nguồn nhân lực tham gia thực hiện ngày càng chất lượng, nghiêm túc và có hiệu quả ở mọi mặt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhìn nhận còn một số bất cập, song Phật giáo từng bước khắc phục * Bộ Công an.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 521 trên cơ sở quán triệt quan điểm cảu Đảng, chính sách của Nhà nước, tăng cường đẩy mạnh đồng bộ các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong hệ thống các cơ sở của Phật giáo hiện nay. Phương pháp nghiên cứu Bài viết chú trọng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện chứng để làm rõ khung lý thuyết giáo lý của Phật về chăm sóc sức khỏe nhân dân, vận dụng giải quyết những tồn tại đặt ra và những kiến nghị trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo. Bài viết sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, khoa học chính trị như: phương pháp lôgic kết hợp phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm làm rõ nội dung và giá trị của giáo lý Phật giáo; nêu nguyên nhân đạt được và những tồn tại đặt ra để từ đó đưa ra giải pháp, kiến nghị trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật. Phương pháp phân tích tài liệu, tổng kết thực tiễn và thống kê nhằm khai thác, đánh giá tình hình, thành tựu, hạn chế trong hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên cơ sở báo cáo tổng kết hằng năm, tổng kết giai đoạn, tổng kết nhiệm kỳ và số liệu cập nhật. Phương pháp so sánh nhằm trình bày, phân tích so sánh kết quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo từng nội dung cụ thể và theo thời gian. Phương pháp điều tra nhằm cung cấp luận cứ thực tiễn, đánh giá khoa học về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của các cơ sở y tế khám, chữa, chẩn trị, cấp phát thuốc và các quy trình hoạt động hiện nay. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng một số phương pháp khoa học liên ngành, như: phương pháp chuyên gia; kỹ thuật nghiên cứu: khái quát hóa, trừu tượng hóa; phân tích diễn ngôn; v.v... Các phương pháp có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau nhằm làm rõ từng nội dung của giáo lý nhà Phật về chăm sóc sức khỏe nhân dân. 1. Giáo lý của Phật về chăm sóc sức khỏe nhân sinh Trải qua 8 kỳ đại hội Phật giáo toàn quốc, từ 28 Ban Trị sự Phật giáo và 6 ban, ngành hoạt động trong nhiệm kỳ I đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành lập được 63 Ban Trị sự trên 63 tỉnh, thành phố và 13 ban ngành hoạt động chuyên môn. Tính đến tháng 6 năm 2019, cả nước có 55.941 tăng ni; 19.166 tự viện với hơn 24 triệu phật tử và hàng chục triệu người kính ngưỡng đạo Phật1. Phật giáo Việt Nam là tôn giáo có truyền thống “hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc”, triết lý của Phật giáo thẩm thấu sâu sắc, hòa quyện vào triết lý sống của người Việt Nam 1 Đại đức Thích Minh Ân (2019), Nhìn lại 38 năm hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (https:// phatgiao.org.vn/nhin-lai-38-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giao-hoi-pgvn -d37921.html), ngày7-11-2019.
  3. 522 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... và từ đó hình thành nên những giá trị nhân văn, đúng với phương châm “nhập thế cứu đời”. Với tư cách là thành viên trong khối đại đoàn kết toàn dân, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tăng, ni, phật tử luôn luôn gắn liền với dân tộc trong mọi hoạt động xã hội, thực hiện đúng phương châm “Đạo pháp - Dân tộc”. Các Ban Trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo trong toàn quốc thường xuyên động viên tăng, ni, phật tử địa phương hoàn thành tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh trên địa bàn dân cư, tham gia các đoàn thể, các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì lợi ích của đất nước và dân tộc Việt Nam. Trách nhiệm xã hội của Phật giáo chính là trách nhiệm đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vì người khác, quan tâm tới người khác. Kinh điển nhà Phật “Vô minh La Sát tập” có viết: “Năng thiện hài hòa, tạo tác nghiệp quả, chuyển luân sinh tử”, nghĩa là hòa hợp với người khác, làm những việc tạo ra sự hài hoà cũng là một công việc tạo thiện, tích đức, đồng thời cũng có tác dụng thoát ly sinh tử. Phật giáo luôn kêu gọi bình đẳng giữa người với người, thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội. Chủ trương chúng sinh bình đẳng, các nước hòa bình, kêu gọi từ bi tế thế, đây là sự thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội của Phật giáo. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói riêng và công tác an sinh xã hội nói chung, Phật giáo không ngừng tuyên truyền nâng cao đạo đức qua những phương thức khác nhau, đó là hoạt động từ thiện, là công tác xã hội, tham gia tích cực vào công tác xã hội, vào sự nghiệp giáo dục, chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, tích cực bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái, v.v. Đức Phật Thích Ca đã nói: “Tự vi tự y hỗ, tha nhân hà khả y? Tự kỷ thiện điều ngự, chứng nan đắc sở y” (“Tự mình là vị cứu tinh. Tự mình nương tựa vào mình tốt thay. Nào ai cứu được mình đây? Tự mình điều phục hàng ngày cho chuyên” - Kinh Pháp Cú, phẩm 160). Chính vì thế, trong quá trình nhập thế hành đạo, Phật giáo đã sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người, mọi giai tầng trong xã hội một cách vô điều kiện, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Xuất phát từ thuyết duyên khởi: “Cái này có thì cái kia có. Cái này không thì cái kia không. Cái này diệt thì cái kia diệt” Phật giáo đã tìm thấy mối tương quan giữa mọi vật, mọi việc, giữa những con người khác nhau trong xã hội. Vì thế, Phật giáo có sức mạnh quy tụ rất lớn mọi tầng lớp trong xã hội, tạo nên các mối dây liên hệ, khơi dậy được các giá trị nhân văn, nhân ái truyền thống của dân tộc, hướng con người vun đắp thiện tâm. Các chương trình an sinh xã hội, vì cộng đồng của Phật giáo đều có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi trong xã hội, có ảnh hưởng tích cực tới đời sống tâm hồn con người.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 523 Thông qua các chương trình giáo dục, các chương trình vì cộng đồng, Phật giáo đã đi vào lối sống, nếp nghĩ của nhiều người dân Việt Nam từ việc ăn ở, sinh hoạt hàng ngày đến việc đối đức, v.v. Điều này khẳng định sự tồn tại đúng đắn, sức sống và những giá trị tích cực mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội. Giáo lý trao truyền cho các đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni về pháp môn Tứ vô lượng tâm (Catvaryapramanani): Từ bi, Hỷ xả, Vô ngã, Vị tha và dạy cho các phật tử thực hành hạnh bố thí (dana) là hàng đầu trong pháp môn Lục độ ba la mật (Paramitas): Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ, đồng thời thực hành y phương minh (chữa bệnh cứu chúng sinh) là một trong Ngũ minh (5 kỹ năng) của người hành giả thực hành giáo lý Phật giáo của con đường Bồ tát đạo. Từ nền tảng giáo lý của Phật giáo, tăng, ni, phật tử đã luôn luôn gắn liền với hạnh nguyện chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cứu người, và cứu chúng sinh. Đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Trong quan niệm của Phật giáo, những việc tu phước, làm việc thiện chính là con đường để giúp con người có một cuộc sống an bình. Kinh nhà Phật luôn nhắc đến tinh thần vô ngã, vị tha, khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, thể hiện lòng nhân ái của mình với người khác. Hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn đóng vai trò thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội rất lớn của Phật giáo. Không chỉ là sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn bằng những hành động mang tính thực tiễn, thiết thực, cụ thể. Nổi bật là sự hỗ trợ vật chất của Phật giáo trong hoạt động hành đạo với các hoạt động an sinh xã hội ngay trong bản thân từng cộng đồng, thông qua việc giúp đỡ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trên tinh thần đó, từ xưa đến nay Phật giáo đã tham gia vào các công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách thiết thực thể hiện phương châm “Mỗi người con Phật là một thầy thuốc, mỗi ngôi chùa là một nhà thương”. 2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo Việt Nam hiện nay Hiện nay, Việt Nam có 43 tổ chức tôn giáo đã được công nhận hoặc cấp đăng ký hoạt động thuộc 15 tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo có những cơ quan chuyên môn giúp thực hiện những chức năng khác nhau của tôn giáo, trong đó có chức năng chăm sóc sức khỏe nhân dân, y tế nhân đạo như: Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Ban Từ thiện Xã hội; Giáo hội Công giáo Việt Nam có Ủy ban Bác ái - Xã hội, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam có Ban Phước thiện… Trong đó, Phật giáo là tôn giáo
  5. 524 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... có đóng góp lớn nhất, thể hiện rõ nét nhất về quy mô, phạm vi, cách thức tổ chức và những nội dung thiết thực trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Những kết quả đạt được là: Thứ nhất, về quy mô và mức độ huy động nguồn lực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân không ngừng gia tăng. Các hoạt động xã hội của Phật giáo đã góp phần thiết thực vào an sinh xã hội trong bối cảnh xây dựng đất nước hiện nay. Kết quả huy động nguồn lực cho các hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ nhiệm kỳ III đến nhiệm kỳ VII như sau: Nhiệm kỳ III (1992 - 1997) là 111,733 tỷ đồng; nhiệm kỳ IV (1997 - 2002) 296,972 tỷ đồng; nhiệm kỳ V (2002 - 2007), đạt trên 400 tỷ đồng; nhiệm kỳ VI (2007 - 2012) lên tới 2.879,432 tỷ đồng, tăng gấp gần 10 lần nhiệm kỳ trước1; nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), trị giá lên hơn 6.838,199 tỷ đồng, trong đó Giáo hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đóng góp 1.471 tỷ đồng, Phân ban Ni giới Trung ương và các tỉnh, thành là 1.000 tỷ đồng2. Với hệ thống tổ chức sẵn có và được phân công theo những chức năng chuyên biệt, các tổ chức của Phật giáo có những thuận lợi để tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân. Theo kết quả báo cáo của các tỉnh, thành phố, hiện có trên 200 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhân đạo có quy mô và trên 500 cơ sở nhỏ, lẻ3. Theo số liệu của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm kỳ III của Giáo hội, toàn quốc có 25 Tuệ Tĩnh đường, 655 phòng thuốc chuẩn trị y học dân tộc hoạt động có hiệu quả đã khám và phát thuốc trị giá trên 9 tỷ đồng. Nổi bật nhất là lớp học Y học cổ truyền của Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội, các Tuệ Tĩnh đường chùa Pháp Hoa, tịnh xá trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên - Huế (chùa Diệu Đế, Tuệ Tĩnh đường Hải Đức, Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa), Lâm Đồng (Tuệ Tĩnh đường Linh Quang), Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Cà Mau, Pháp Hoa - Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Quảng Nam, Đà Nẵng… nhiệm kỳ IV, toàn quốc có 126 Tuệ Tĩnh đường, 115 phòng thuốc chẩn trị y học đã khám, chữa bệnh và phát thuốc với tổng trị giá trên 9 tỷ đồng. Nhiệm kỳ V, trên toàn quốc, số lượng Tuệ Tĩnh đường và các phòng thuốc không thay đổi nhưng tổng trị giá khám, chữa bệnh và phát thuốc lên tới 35 tỷ đồng. Trong đó, hệ thống 1 Nguyễn Thanh Xuân (chủ biên): Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2015, tr.384-385. 2 Ban Từ thiện Xã hội Trung ương (2017), Báo cáo tổng kết công tác phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017), Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/10/2017). 3 Bộ Y tế (2018), Báo cáo số 1052/KCB-QLHN ngày 30/8/2018 về cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh phong, tâm thần của các tôn giáo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Hà Nội.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 525 Tuệ Tĩnh đường tỉnh Đồng Nai đạt hơn 11,921 tỷ đồng; Thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 6 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế đạt hơn 3,852 tỷ đồng. Phòng khám chữa bệnh là phòng khám Đông y, một số là phòng khám Đông - Tây y kết hợp. Đến nay, Phật giáo có “165 cơ sở Tuệ Tĩnh đường, hàng trăm phòng chẩn trị y học dân tộc, châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu, khám và phát thuốc nam, thuốc bắc; có trên 10 phòng khám Tây y, Đông Tây y kết hợp, đã khám và phát thuốc từ thiện cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân, với kinh phí lên đến hàng chục tỷ đồng”1. Ở nơi nào có sự hiện hữu của tỉnh hội Phật giáo thì đều có sự hoạt động tích cực của hệ thống Tuệ Tĩnh đường thuộc các hệ phái Phật giáo khác nhau. Riêng Giáo hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn (2014 - 2019) có 8 hội quán, đã khám miễn phí cho 1.509.024 bệnh nhân, với 5.322.241 thang thuốc, 524.587 các loại bệnh châm cứu và 38.517 kg thuốc viên, thuốc tán. Năm 2018, Phật giáo có cơ sở khám, chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân cụ thể: Tổng số chức sắc, chức việc, tín đồ tham gia các cơ sở khám chữa bệnh (chức sắc, nhà tu hành: 363, chức việc: 110, tín đồ: 1865); tổng số cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế của các tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (cơ sở đã được cấp phép: 87, cơ sở chưa được cấp phép: 26); cơ sở phòng khám chuyên khoa (số lượt người được khám, chữa bệnh: 417.932, số người được cấp thuốc miễn phí: 355.398); cơ sở phòng khám chuẩn trị y học cổ truyền (số lượt người được khám, chữa bệnh: 1.336.453, số người được cấp thuốc miễn phí: 2.049.756); cơ sở bệnh xá (số lượt người được khám, chữa bệnh: 5.485, số người được cấp thuốc miễn phí: 1.000); cơ sở khác (số lượt người được khám, chữa bệnh: 2.065.391, số người được cấp thuốc miễn phí: 2.073.391). Tổng giá trị các hoạt động của Phật giáo hỗ trợ, ủng hộ trong lĩnh vực y tế trong 5 năm (2012-2017) là: 3.333,268 tỷ đồng (so với tôn giáo khác: Công giáo: 2.404,129 tỷ đồng; Đạo Tin lành: 1.226 tỷ đồng; Đạo Cao Đài: 67,582 tỷ đồng; Phật giáo Hòa Hảo: 95,486 tỷ đồng; Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam: 1.592,067 tỷ đồng; Minh Sư đạo: 350 tỷ đồng). Kết quả Phật giáo tham gia ủng hộ các chương trình y tế của địa phương 5 năm (2012-2017) đạt: 1.488,042 tỷ đồng (so với tôn giáo khác: Công giáo: 541,570 tỷ đồng; Đạo Tin lành: 0 tỷ đồng; Đạo Cao Đài: 0 tỷ đồng; Phật giáo Hòa Hảo: 402 tỷ đồng; Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam: 643,465 tỷ đồng; Minh Sư đạo: 0 tỷ đồng). Kết quả tôn giáo tham gia hoặc ủng hộ khám chữa bệnh, phòng thuốc lưu động trong 5 năm (2012-2017) là: 900,1 tỷ đồng (so với tôn giáo khác: Công giáo: 471,4 tỷ đồng; Đạo Tin lành: 155 tỷ đồng; Đạo 1 Đại Đức Thích Minh Ân (2019), Nhìn lại 38 năm hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (https:// phatgiao.org.vn/nhin-lai-38-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-giao-hoi-pgvn-d37921.html), ngày7-11-2019.
  7. 526 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Cao Đài: 705 tỷ đồng; Phật giáo Hòa Hảo: 1.220 tỷ đồng; Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam: 247,840 tỷ đồng; Minh Sư đạo: 0 tỷ đồng). Thứ hai, Phật giáo tham gia vào tất cả các nội dung chính của an sinh xã hội ở những mức độ khác nhau, bao gồm: bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững; trợ giúp xã hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phát triển bảo hiểm xã hội (bao gồm cả bảo hiểm y tế) và tiếp cận dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu (dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở tối thiểu; dịch vụ nước sạch và dịch vụ thông tin). Trước đây, Phật giáo chủ yếu tham gia vào nội dung nhân đạo, từ thiện và hình thức chủ yếu là quyên góp kinh phí để trợ giúp cho đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. Việc trợ giúp thường xuyên chủ yếu dành cho một số cơ sở từ thiện (trung tâm bảo trợ, Tuệ Tĩnh đường). Hiện nay, Phật giáo đã mở rộng ra các hoạt động tăng cường giải quyết việc làm gắn với giảm nghèo bền vững; tổ chức trợ giúp cơ bản về giáo dục, y tế và chỗ ở cho người dân. Nam 2017, Chương trình hoạt động Phật sự được Ban Từ thiện Xã hội Trung ương thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam nêu ra có 5 điểm chủ yếu có đóng góp đáng kể vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Nhà nước đang được triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả. Đó là: 1. Nhân rộng hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng phát thuốc Đông - Tây y tại các địa phương trong cả nước; 2. Tiếp tục vận động thành lập bệnh viện tư nhân thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam; 3. Vận động xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho các đối tượng chính sách; 4. Tiếp tục vận động các Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành thành lập trường dân lập, lớp học tình thương, trung tâm dạy nghề, nuôi dạy trẻ mồ côi, trẻ em tàn tật…; 5. Phối hợp với các cơ quan liên hệ Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu và phát triển thêm các Trung tâm tư vấn và chương trình phòng chống HIV/AIDS. Hiện nay, những mô hình y tế nhân đạo của Phật giáo tập trung vào những nội dung cơ bản sau: Sơ cứu bệnh nhân; hỗ trợ bệnh nhân nghèo điều trị bệnh bẩm sinh; xe đưa rước bệnh nhân miễn phí; phòng khám, điều trị bệnh miễn phí; trồng và sưu tầm thuốc nam, vườn thuốc nam; nhà thuốc nam và chế biến dược thảo; khám bệnh bốc thuốc nam điều trị miễn phí. Những nội dung hoạt động này đều có ý nghĩa tích cực đối với việc nâng cao sức khỏe nhân dân. Hoạt động trợ giúp xã hội được đẩy mạnh cả với trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo ngày càng đa dạng, phong phú, có sức lan tỏa lớn. Các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe miễn phí của Phật giáo được đánh giá cao là tổ chức các hoạt động trợ giúp cơ bản về y tế cho những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Tăng ni, phật tử nhiều nơi đã hăng hái tham
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 527 gia các hoạt động hiến máu nhân đạo; quyên góp hỗ trợ mổ mắt miễn phí cho bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, vá hàm ếch…; tổ chức các bếp ăn từ thiện, nồi cháo tình thương cho bệnh nhân nghèo, v.v... Nhiều nơi, Ban Trị sự Phật giáo đã thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ người bị nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam, tâm thần, bệnh nhân phong…;. Các cơ sở y tế này đã thực hiện khám bệnh và phát thuốc, châm cứu, bấm huyệt cho hàng chục nghìn lượt người bệnh. Những bệnh lý được khám, chữa hiệu quả. Căn bệnh mãn tính liên quan đến hệ tim mạch, bệnh tâm thể, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ xương khớp, bệnh da liễu và một số bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết và đặc biệt hiệu quả trong vấn đề chữa bệnh HIV/AIDS bằng đông y; phát xe lăn cho người khuyết tật, nạn nhân bị nhiễm chất độc dioxin; nhiều tự viện, tăng ni, phật tử đã có sáng kiến tặng thẻ bảo hiểm y tế và đóng bảo hiểm xã hội cho người già cô đơn không nơi nương tựa, người nghèo, trẻ mồ côi... Tổ chức hiến máu nhân đạo, hiến mô tạng; đóng góp xây dựng hệ thống nước sạch; khoan giếng nước tại các vùng nước mặn; hỗ trợ áo quan, chôn cất người chết; cứu trợ bà con bị lũ lụt, thiên tai, tai nạn; xây dựng bếp ăn miễn phí cho người nghèo tại các bệnh viện và các điểm trung tâm của thị trấn có đông lao động nghèo. Ấn hành các tập kỷ yếu về y học… phục vụ chăm sóc, điều trị bệnh cho người dân nghèo ở những vùng hẻo lánh, xa xôi. “Thực tế cho thấy sức đề kháng và chỉ số CD4 của người mắc bệnh AIDS tăng lên đáng kể sau ba tháng điều trị ở đây, kết quả này đã được kiểm chứng khi các bệnh nhân đến xét nghiệm ở bệnh viện Pastuer, đồng thời giảm thiểu những căn bệnh tấn công người nhiễm HIV một cách rõ rệt... thật sự góp phần không nhỏ trong công cuộc cứu người thuộc lĩnh vực y học”1. Mô hình xe cứu thương, xe chuyển bệnh miễn phí của Phật giáo phối hợp với Hội chữ Thập đỏ có ý nghĩa rất thiết thực, có sức lan tỏa ngày càng rộng, do đó số lượng xe cứu thương tăng lên rất nhanh. Khi mô hình mới hoạt động chỉ có chưa đầy 10 chiếc, hầu hết là xe cũ, nhưng đến nay có gần 300 xe, với trên 150 ban điều hành rải đều ở đều các tỉnh có đông tín đồ, đưa rước bệnh nhân nghèo từ nhà đến bệnh viện cấp cứu và người qua đời từ bệnh viện về nhà miễn phí, không phân biệt người trong đạo hay ngoài đạo2; các xe cũ trước đây đã được thay thế bằng những xe mới, trị giá bình quân mỗi xe trên 700 triệu đồng (tổng kinh phí đầu tư mua xe cứu thương trị giá trên 2.100 tỷ đồng), kinh phí được tín đồ đóng góp cũng như tín đồ Phật giáo vận động từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ. 1 Mai Thị Thơm (2018): Vài ghi nhận về công tác khám chữa bệnh từ thiện của Phật giáo Việt Nam hiện nay (https:// vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=ban-tu-thien-xa-hoi/41-vai-ghi-nhan-ve-cong-tac-kham-chua- benh-tu-thien-cua-phat-giao-viet-nam-hien-nay-193.html), ngày 6-9-2018. 2 Nguyễn Huy Diễm (2017), Nhận dạng và xác định trách nhiệm của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với xã hội hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tr. 97.
  9. 528 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Thứ ba, về nguồn nhân lực khám chữa bệnh ở các phòng khám từ thiện Phật giáo, có nơi thì chuẩn bị theo hình thức thầy truyền trò, người học trò vừa phụ việc vừa học hỏi, nơi lớn hơn thì hoặc cho đi học ở các lớp Lương y kế thừa do Tỉnh hội Phật giáo các nơi tổ chức như thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Huế..., hoặc cho đi học ở các trường về y học cổ truyền, các trường liên quan đến y học trong và ngoài nước, nơi lớn hơn nữa thì hợp tác với nhiều y bác sĩ thiện nguyện từ các cơ sở y học khác nhau. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đào tạo hàng trăm tăng ni có trình độ Sơ cấp y tế và Lương y Tuệ Tĩnh đường để tăng cường hiệu quả hoạt động về y tế nhằm chia sẻ gánh nặng cho xã hội và nhân dân trên tinh thần từ bi, trí tuệ của đạo Phật. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực hiện tại và tương lai tương đối phong phú. Thông qua hệ thống Tuệ Tĩnh đường đã góp phần tăng cường lực lượng y tế các địa phương trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân; các cơ sở đã góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho y tế Nhà nước trong nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dân ngày càng cao, đặc biệt đối với những đối tượng dân nghèo, những trẻ em bị khuyết tật (bại não, bại liệt, tự kỷ, chậm phát triển tinh thần) cần phục hồi chức năng và những người nhiễm HIV/AIDS cần chăm sóc tư vấn. Về nguồn tài lực, vật lực, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh từ thiện Phật giáo đều dựa vào sự đóng góp của các thành phần hảo tâm của xã hội, các cơ sở của Phật giáo và của bệnh nhân. Những phòng khám chữa bệnh từ thiện thuộc hệ thống Tuệ Tĩnh đường có tổ chức thì nguồn nhân lực vật lực mở rộng và ổn định hơn, bởi hầu hết ban từ thiện của tỉnh hội, thành hội Phật giáo các nơi đều được thành lập từ khá sớm nên có khả năng huy động nhiều nguồn lực ủng hộ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hoạt động khám chữa bệnh của các Tuệ Tĩnh đường cũng là một hoạt động từ thiện thiết yếu. Do vậy, nhiều Tuệ Tĩnh đường, người điều hành cũng là người phụ trách chính trong ban từ thiện của Tỉnh hội Phật giáo. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có được những kết quả trên đây là do: Thứ nhất, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe; khám, chữa bệnh cho các nhóm đối tượng người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần…, góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Trong công tác tôn giáo, Nghị quyết số 25/2003/NQ-TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trong đó nhấn mạnh: “Giải
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 529 quyết việc tôn giáo tham gia thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động y tế, văn hóa, xã hội, giáo dục… của Nhà nước, theo nguyên tắc: Khuyến khích các tôn giáo đã được Nhà nước thừa nhận tham gia phù hợp với chức năng, nguyên tắc tổ chức của mỗi tôn giáo và quy định của pháp luật. Cá nhân tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tham gia với tư cách công dân thì được khuyến khích và tạo điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật”. Nghị quyết số 15/2012/NQ-TW, ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 nhấn mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật” và đặt ra yêu cầu: Coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm cho người dân tiếp cận được các dịch vụ xã hội ở mức tối thiểu như y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thời gian qua, được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, hoạt động của Phật giáo trên địa bàn các tỉnh, thành phố luôn được duy trì ổn định, Phật giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật thể hiện ở việc chấp hành tốt chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định ở địa phương, hăng hái tham gia các hoạt động y tế xã hội góp phần vào sự phát triển của đất nước. Các chủ trương, chính sách của trung ương, của địa phương phù hợp với tâm tư nguyện vọng của nhân dân cũng như chức sắc, nhà tu hành, tín đồ Phật giáo, tạo được sự đồng thuận trong xã hội; Phật giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. Thứ hai, hoạt động của Phật giáo có nhiều chuyển biến tích cực, có chất lượng, theo đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó đồng hành cùng dân tộc; đã cùng với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tuyên truyền, vận động nhân dân và đồng bào có đạo thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, tích cực tham gia phát triển cộng đồng thông qua các cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào thi đua “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế”; tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố quốc phòng an ninh ở địa phương. Bên cạnh đó, Phật giáo đã tích cực tham gia công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, các hoạt động bảo trợ xã hội, chăm sóc sức khỏe;
  11. 530 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... khám chữa bệnh cho người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần và truyền thông, vận động hiến tặng mô, tạng… đạt kết quả khá tốt. Các cuộc vận động, phong trào và hoạt động này có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, các cơ sở y tế trong việc hướng dẫn, giúp đỡ và quản lý đối với hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc cho người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh nhân phong, tâm thần... của Phật giáo. Về công tác quản lý của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Phật giáo phối hợp với Bộ Y tế trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình quốc gia thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, bệnh phong, tâm thần… như: Chương trình Phòng chống Lao quốc gia, Chương trình phòng chống bệnh Phong quốc gia, Chương trình phòng, chống HIV/ AIDS, Chương trình Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng, Chiến lược quốc gia về phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét tại Việt Nam, Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng... Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc (Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện chuyên khoa Phong, Da liễu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Tâm thần…) triển khai thực hiện các chương trình quốc gia này và đạt được nhiều kết quả tốt góp phần quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế, Sở Y tế tiến hành hướng dẫn thực hiện các thủ tục để thẩm định, cấp phép hoạt động theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh... của Phật giáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo và cấp thuốc từ thiện tại các địa phương đúng quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Các cơ sở đều được chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện thực hiện thủ tục thành lập. Các cơ sở chủ yếu đều có giấy phép hoạt động hành nghề khám chữa bệnh, giấy phép kinh doanh, cơ sở hoạt động có bảng hiệu phù hợp với hình thức hành nghề và phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở, có nội quy riêng được công khai, có tủ thuốc cấp cứu đúng với cơ số theo quy định, có sổ sách theo dõi bệnh nhân đến khám và điều trị. Cơ cấu nhân sự các phòng khám đều có khối phòng chức năng, khối lâm sàng, khối cận lâm sàng; các phòng chẩn trị y học cổ truyền thì giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm chính về chuyên môn kỹ thuật. Phật giáo các tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Hội Châm cứu… hướng dẫn trình tự thủ tục xin cấp phép hoạt động, miễn thu lệ phí dịch vụ; hỗ trợ trang thiết bị y tế, hướng dẫn chuyên
  12. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 531 môn, phương pháp để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thường xuyên củng cố, kiện toàn tổ chức cơ sở, quan tâm công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn… từ đó đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong định hướng phát triển cho công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, sự tham gia của Phật giáo vào hoạt động an sinh xã hội chăm sóc sức khỏe nhân dân hiện vẫn còn một số tồn tại sau: Thứ nhất, thiếu những thông tin, hiểu biết đầy đủ, đúng đắn về chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước. Việc chăm sóc sức khỏe nhân dân diễn ra ở khu vực y tế nhà nước nói chung chưa có nhiều chuyển biến, khu vực y tế tư nhân vẫn còn những hạn chế, sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội, ban ngành, đoàn thể hay các hộ gia đình trong xã hội hóa y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân vẫn còn mờ nhạt. Còn một số tổ chức chưa tham gia nhiều vào lĩnh vực xã hội hóa y tế bởi chưa có một hành lang pháp lý cụ thể rõ ràng trong lĩnh vực này. Nội dung của xã hội hóa y tế, được hiểu là huy động các nguồn lực khác nhau của xã hội, có sự tham gia công sức, trí tuệ của cộng đồng và đồng thời phải có chính sách xã hội để bảo đảm công bằng xã hội với khả năng tiếp cận dịch vụ y tế được tốt hơn. Thứ hai, mặc dù đã có cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hoạt động xã hội hóa y tế, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện các văn bản này đã xuất hiện một số vấn đề bất cập, đặc biệt là khi áp dụng cho đối tượng là tổ chức, cá nhân Phật giáo, thể hiện ở tính thiếu cụ thể, đồng bộ trong các chủ trương đối với việc tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia hoạt động xã hội hóa y tế1. Ví dụ: Theo Luật Bảo hiểm y tế năm 2014, mọi người dân có thẻ bảo hiểm y tế sẽ không bị hạn chế nơi khám chữa bệnh. Như vậy, khi người dân đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế của Phật giáo cũng sẽ được hưởng bảo hiểm y tế như tại các cơ sở y tế công. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh của Phật giáo đều là khám chữa bệnh mang tính từ thiện không mang tính kinh doanh lợi nhuận nguồn chi trả Bảo hiểm y tế chủ yếu là từ nguồn từ thiện vậy thì cở sở khám chữa bệnh của Phật giáo lấy nguồn kinh phí này như thế nào, Nhà nước có hỗ trợ không?  Thứ ba, hệ thống cơ sở phòng khám, Tuệ Tĩnh đường của Phật giáo còn khiêm tốn về cơ sở vật chất, đội ngũ điều hành quản lý chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân. Cơ sở chăm sóc sức khỏe nhân dân thường được tiếp nhận cơ sở vật chất và thuốc chữa bệnh miễn phí từ các cá nhân, tổ chức khác, nên 1 Nguyễn Thị Tố Uyên (2018) (https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=ban-tu-thien-xa-hoi/33-vai- tro-cua-phat-giao-trong-cong-tac-xa-hoi-hoa-y-te-o-viet-nam-hien-nay-185.html, ngày 6-9-2018).
  13. 532 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... nhiều trang thiết bị y tế còn lạc hậu; do tự nguyện đóng góp nên nguồn kinh phí thiếu sự ổn định. Cơ sở vật chất để thực hiện các hoạt động xã hội hóa còn hạn hẹp, nhiều nơi chưa đáp ứng được quy định của pháp luật. Phật giáo có ít cơ sở riêng để thực hiện các hoạt động này, thông thường các cơ sở khám chữa bệnh của Phật giáo phải sử dụng khuôn viên cơ sở thờ tự để thực hiện hoạt động xã hội, hầu hết hoạt động khám chữa bệnh của Phật giáo đều diễn ra ở trong chùa. Ở địa phương, các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhân dân diễn ra không đồng nhất, mang tính nhỏ lẻ, đơn lẻ, không đồng bộ, thể hiện sự chênh lệch ở số lượng và quy mô của các phòng khám, chăm sóc sức khỏe nhân dân của các hệ phái, tỉnh hội Phật giáo, tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Nha Trang, vùng đồng bằng sông Cửu Long… Việc thực hiện thủ tục quy định còn tồn tại, thiếu sự liên kết, kết nối với hệ thống các cơ quan phúc lợi xã hội và các cơ quan dịch vụ chăm sóc, trợ giúp xã hội khác. Số lượng các phòng khám từ thiện chăm sóc sức khỏe chưa đạt tiêu chuẩn khám chữa bệnh của Bộ Y tế còn nhiều. Chất lượng chăm sóc, trợ giúp xã hội còn hạn chế. Các bệnh lý được khám, chữa không nhiều, hầu hết là những loại bệnh thuộc mạn tính hoặc đơn giản. Việc khám chữa bệnh ở các phòng khám từ thiện chỉ chú ý đến khám chữa bệnh hiện tại, hoặc thiên về cách bốc thuốc trị bệnh mà chưa chú ý nhiều đến việc phòng bệnh, hay dùng các phương pháp hỗ trợ hữu hiệu như ngồi thiền, ăn chay, sống điều độ, nhận định rõ về tương quan giữa tâm sinh lý, nghiệp quả... Công suất hoạt động cũng không cao, điều này thể hiện ở thời gian và không gian khám chữa bệnh. Những điều không đạt được như phòng khám không đạt chuẩn về vệ sinh, thuốc không có nguồn gốc xuất xứ, thuốc không bao bì nhãn mác, không thời hạn sử dụng, không ghi rõ hàm lượng, liều lượng, thành phần thuốc, người khám chữa bệnh có hoặc không có giấy phép hành nghề. Tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe, y tế nhân đạo, Phật giáo phần lớn chú trọng đến hoạt động trong các chính sách trợ giúp xã hội nhằm giảm bớt khó khăn đối với người nghèo, giảm thiểu nỗi đau về thể xác và tinh thần đối với người bệnh, những cuộc đời bất hạnh, chứ chưa giải quyết được một cách căn cơ của vấn đề về lao động, việc làm và thoát nghèo bền vững. 3. Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân của Phật giáo Việt Nam hiện nay Thứ nhất, tiếp tục quán triệt đầy đủ và thực hiện có hiệu quả những quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
  14. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 533 Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội”1, đồng thời đề ra nhiều chủ trương mới trong lĩnh vực bảo đảm an sinh xã hội, như: mở rộng đối tượng và nâng cao hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội đến mọi người dân; chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh xã hội của công dân; đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đánh giá theo chuẩn nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo; phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ những người yếu thế. Chủ trương, chính sách an sinh xã hội của Đảng rất phù hợp với tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo, đặc biệt, chủ trương xã hội hóa công tác an sinh xã hội tạo điều kiện rất thuận lợi để Phật giáo tham gia vào các nội dung của công tác này. Phật giáo cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng ta khẳng định: “tăng đầu tư nhà nước đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế”2. Phật giáo tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đẩy mạnh xã hội hóa đối với cung cấp các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân, theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 25/10/2017, hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Để thúc đẩy sự phát triển các hoạt động chăm sóc sức khỏe; khám chữa bệnh của các tôn giáo, Phật giáo cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả những văn bản quy phạm pháp luật như: Luật tín ngưỡng, tôn giáo tại Điều 55 về Hoạt động giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo của các tôn giáo đã quy định các tổ chức tôn giáo: “Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật có liên quan”; Luật khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định nhiều nội dung cụ thể hơn, trong đó có nội dung phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân tôn giáo tham gia hoạt động này; Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành; Nghị quyết số 20/2017/NQ-TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh tình hình mới; 1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.137. 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 228.
  15. 534 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định cấp Chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Thông tư số 30/2014/TT-BYT ngày 28/8/2014 của Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; Thông tư số 29/2014/TT-BYT của Bộ Y tế Quy định biểu mẫu và chế độ báo cáo thống kê y tế áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân;... Các chủ trương của Đảng và những văn bản pháp luật đã tạo ra một hành lang pháp lý để cho tổ chức, cá nhân của Phật giáo tham gia hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo và truyền thông, vận động hiến tặng mô, tạng; là công cụ pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động này. Qua đó, Phật giáo phát huy tốt vai trò của mình trong việc khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.  Thứ hai, tham mưu, đề xuất kiến nghị Nhà nước ban hành chính sách, hành lang pháp lý phù hợp với tính chất từ thiện. Thông qua những chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, tổng kết hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhận thấy những bất cập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục tham mưu, đóng góp đổi mới, kiến nghị Nhà nước thể chế hóa các chủ trương, chính sách về vấn đề an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân thành những văn bản qui phạm pháp luật, pháp lý cho các cá nhân, tổ chức tôn giáo được hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực “phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh của Phật giáo nhất những nơi cớ sở Phật giáo có nhu cầu giao đất để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác từ thiện xã hội thì nhà nước cần xem xét giao đất theo đúng trình tự và thủ tục qui định của pháp luật. Trong các yếu tố để xem xét, cần căn cứ tình hình thực tế của địa  phương,  nhu cầu của nhân dân trong các hoạt động giáo dục, y tế… Các ngành chức năng phải thường xuyên tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động từ thiện xã hội hóa y tế nhất là ở tại các cơ sở khám, chữa bệnh từ thiện. Trong công tác quản lý cần có kế hoạch giúp đỡ và hướng dẫn các cơ sở này về các mặt như: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tạo điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị. Thứ ba, đẩy mạnh xây dựng quy mô tổ chức, chất lượng đội ngũ, khoa học, hiệu quả, thiết thực chăm sóc sức khỏe nhân dân; phổ biến kinh nghiệm, giá trị trên các phương tiện truyền thông của Phật giáo.
  16. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 535 Phật giáo cần tiếp tục xây dựng và mở rộng hệ thống dịch vụ y tế miễn phí khắp trong cả nước nhằm khám bệnh, chữa trị cho người bệnh (đặc biệt là người nghèo) bằng các phương pháp y học dân tộc và y học hiện đại. Đề xuất với nhà nước để thành lập bệnh viện từ thiện của Phật giáo. Định hướng tự chủ tài chính trong các hoạt động phật sự của Giáo hội qua việc xây dựng kinh tế Phật giáo ở những lĩnh vực hợp lý để bổ sung nguồn lực tài chính, vật chất phục vụ lâu dài công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Khuyến khích phát triển kinh tế tự túc của các cơ sở tự viện. Đồng thời, khuyến khích tăng, ni, phật tử vận động ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn mổ mắt miễn phí, ủng hộ những bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam, bệnh nhân ghép tim, thận và bệnh nhân mắc bệnh nan y, cấp xe lăn, xe lắc cho người tàn tật, cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo… Cần khắc phục những tồn tại ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo sự thống nhất, đồng bộ cho tất cả các phòng khám từ thiện của Phật giáo bằng cách xây dựng bộ khung hoạt động chung, từ đó giúp nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cứu người. Đối với việc khám chữa bệnh, ngoài việc kê đơn bốc thuốc, điều trị theo kiểu y học thông dụng, cần kết hợp các phương pháp tu học của người con Phật: Thân - Tâm song hành. Có như vậy không chỉ chữa trị được bệnh hiện tại mà còn chuyển hóa được cách sống, tạo điều kiện hướng đến cuộc sống an lạc lâu dài cho tương lai. Người thầy thuốc Phật giáo cần truyền bá rộng rãi, tổ chức các lớp tập thiền, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay... gần gũi hơn nữa, thiết thực hơn nữa, thường xuyên hơn nữa để giúp mọi người có cách sống tốt hơn, chú trọng phòng bệnh hơn chữa bệnh với tinh thần “họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập”. Giáo hội cần thường xuyên đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chức việc, tăng, ni thông thạo y học (Y phương minh) để khám, chữa bệnh hiệu quả, có uy tín trong hệ thống y tế cho nhân dân. Đẩy mạnh truyền thông Phật giáo như một kênh hoằng pháp và chuyển tải những hoạt động phật sự vào đời sống, đặc biệt là những kinh nghiệm khám, chữa bệnh, bài học nâng cao sức khỏe, kỹ năng cho người dân trong cuộc sống. Thông qua hoạt động này góp phần phổ cập kiến thức y học, vận dụng y học Phật giáo vào thực tiễn cuộc sống và để truyền bá tư tưởng Phật giáo đến đông đảo nhân dân. Qua đó, nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của đạo Phật, hình ảnh tốt đẹp của tăng, ni, phật tử, của tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp trong sự nghiệp phụng đạo, nâng cao sức khỏe nhân dân vì tương lai của dân tộc. 4. Kết luận Trong thời gian qua, với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, Phật giáo đang ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động an sinh xã hội,
  17. 536 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... đóng góp về trí tuệ, vật chất để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy còn một số tồn tại, nhưng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trực tiếp hoạt động điều trị bệnh, cứu giúp mọi người gặp phải hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được tiếp cận dịch vụ y tế, chăm sức khỏe tốt hơn, góp phần thiết thực vào việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Phật giáo tiếp tục phát huy những thế mạnh, khắc phục hạn chế, tham mưu cho các cấp có liên quan trong việc mở rộng quy mô, xã hội hóa hoạt động y tế, nâng cao chất lượng từ thiện, quan tâm sâu rộng các đối tượng trong xã hội, nâng tầm vị thế từ bi để dịch vụ chăm sức khỏe tốt hơn, chuyên nghiệp hơn, góp phần thiết thực vào việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Đây là một trong những hoạt động góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta hiện nay. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Đại Đức Thích Minh Ân (2019), Nhìn lại 38 năm hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, (https://phatgiao.org.vn/nhin-lai-38-nam-hinh-thanh- va-phat-trien-cua-giao-hoi-pgvn-d37921.html), ngày 7-11-2019. 2. Ban Từ thiện Xã hội Trung ương (2017), Báo cáo tổng kết công tác phật sự nhiệm kỳ VII (2012-2017) Ban Từ thiện Xã hội Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21/10/2017). 3. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. 4. Bộ Y tế (2015), Thông tư số 41/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2011/TTBYT ngày 14/11/2011 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2018), Báo cáo số 1052/KCB-QLHN ngày 30/8/2018 Báo cáo về cơ sở khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người khuyết tật, người nhiễm HIV/ AIDS, bệnh phong, tâm thần của các tôn giáo của Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Hà Nội. 6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 228. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, tr.137.
  18. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 537 8. Nguyễn Huy Diễm (2017), Nhận dạng và xác định trách nhiệm của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo đối với xã hội hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế, Viện Nghiên cứu Tôn giáo. 9. Đan Khánh, Phật giáo Việt Nam với các hoạt động nhân đạo, từ thiện, Báo Nhân dân điện tử số ra ngày 7/11/2018. 10. Trần Đức Quỳnh (2019), Giáo hội Phật giáo Việt Nam với công tác từ thiện xã hội, (http://mattran.org.vn/dan-toc-ton-giao/giao-hoi-phat-giao-viet-nam-voi- cong-tac-tu-thien-xa-hoi-27694.html), ngày 2-8-2019. 11. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2012), Báo cáo tổng kết công tác phật sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VI (2007-2012). 12. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Báo cáo tổng kết công tác phật sự - 35 năm thành lập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự trình bày tại Đại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. 13. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2017-2022. 14. Mai Thị Thơm (2018), Vài ghi nhận về công tác khám chữa bệnh từ thiện của Phật giáo Việt Nam hiện nay (https://vbgh.vn/index.php?language=vi&nv= news&op=ban-tu-thien-xa-hoi/41-vai-ghi-nhan-ve-cong-tac-kham-chua-benh-tu- thien-cua-phat-giao-viet-nam-hien-nay-193.html), ngày 6-9-2018. 15. Đặng Tài Tính, Phật giáo Việt Nam góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, (http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/ 38/0/241/0/3259/Phat_giao_ Viet_Nam_gop_phan_quan_trong_trong_qua_ trinh_xay_dung_va_phat_trien_dat_nuoc) 16. Nguyễn Thị Tố Uyên (2018), (https://vbgh.vn/index.php?language= vi&nv=news&op=ban-tu-thien-xa-hoi/33-vai-tro-cua-phat-giao-trong-cong-tac-xa- hoi-hoa-y-te-o-viet-nam-hien-nay-185.html, ngày 6-9-2018). 17. Nguyễn Thanh Xuân (chủ biên), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2015, tr.384-385.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2