N. T. Thắm, P. K. Ngọc, N. T. M. Nguyệt, Đ. T. A. Đào, L. T. Hải, N. T. Hà, N. H. Cường / Khả năng…<br />
<br />
KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN VÀ CHỐNG OXY HÓA<br />
CỦA DỊCH CHIẾT CỦ CẢI TRẮNG (Raphanus sativus L.)<br />
Nguyễn Thị Thắm (1), Phạm Kim Ngọc (1), (3)<br />
Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2), Đống Thị Anh Đào (1)<br />
1<br />
Khoa Kỹ thuật Hóa học, Trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh<br />
2<br />
Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM<br />
3<br />
Viện Kỹ thuật và Kinh tế biển, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu<br />
Ngày nhận bài 07/6/2017, ngày nhận đăng 12/10/2017<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hoạt tính kháng khuẩn và<br />
chống oxi hóa của dịch chiết củ cải trắng được chiết bằng dung môi ethanol 700. Khả<br />
năng kháng khuẩn của dịch chiết được xác định bằng phương pháp khuếch tán đĩa<br />
thạch trên 4 chủng vi khuẩn Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Pseudomonas<br />
aeruginosa và Salmonella typhi. Hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết được xác định<br />
qua khả năng khử gốc tự do ABTS*. Kết quả cho thấy dịch chiết củ cải trắng<br />
(Raphanus sativus L.) được chiết bằng ethanol có khả năng kháng cả 4 chủng vi khuẩn<br />
thử nghiệm, khả năng kháng nhóm vi khuẩn gram âm cao hơn vi khuẩn gram dương<br />
với đường kính vòng kháng khuẩn dao động trong khoảng 8-20 mm trong khoảng nồng<br />
độ khảo sát từ 100-1600 mg/ml. Nồng độ tối thiểu để ức chế vi khuẩn thử nghiệm<br />
(MIC) của cao chiết dao động trong khoảng 20-40 mg/ml. Ngoài ra, cao củ cải trắng<br />
còn có khả năng khử gốc tự do ABTS* với giá trị IC50 là 7,074 g/ml.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Theo các tài liệu y học cổ truyền, củ cải trắng có vị ngọt hơi cay, đắng, tính bình,<br />
không độc, có tác dụng long đờm, trừ viêm… được dùng trong chữa trị khá nhiều bệnh<br />
đường hô hấp, ung thư, bệnh đường tiêu hóa [1].<br />
Một số nghiên cứu khoa học công bố gần đây ở nước ngoài cho thấy dịch chiết từ<br />
củ cải trắng trồng ở một số nước khác nhau có khả năng khử các gốc tự do, làm giảm các<br />
quá trình oxi hóa, vốn là nguyên nhân sâu xa gây ra nhiều loại bệnh tật ở người [2, 3, 4].<br />
Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm của củ cải trắng cũng được đánh giá cao. Nước ép<br />
và dịch tr ch ly từ củ cải trắng bằng các dung môi khác nhau nước, methanol, ethanol,<br />
ethyl acetate, este dầu h a đã được xác định có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều<br />
loại vi khuẩn và nấm mốc khác nhau [5, 6]. Tuy nhiên, hoạt tính của dịch chiết phụ thuộc<br />
vào giống và đặc điểm nguồn gốc, điều kiện địa lý của vùng trồng.<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính chống oxi hóa và<br />
kháng khuẩn của dịch chiết từ củ cải trắng (Raphanus sativus L.) được thu hái tại huyện<br />
Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.<br />
2. Thực nghiệm<br />
2.1. Thiết bị<br />
Máy đo quang học UV-Vis GENESYS 10S, buồng đếm Ika RV10, máy hút chân<br />
không DOA-P504-BN, tủ sấy PO Box-30605, tủ lắc LM-2575RD, máy cô quay IKR10.<br />
Email: kimngoc080283@gmail.com (P. K. Ngọc)<br />
<br />
66<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2A (2017), tr. 66-72<br />
<br />
2.2. Nguyên liệu<br />
Củ cải trắng được thu hái vào tháng 2 năm 2016 tại trang trại thuộc huyện Đức<br />
Trọng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Củ cải tươi sau khi thu hoạch được rửa sạch, cắt lát<br />
dày 1-1,2 cm, sấy ở 500C đến khi còn 6-7% ẩm. Củ cải khô sau đó được xay nh , lọt qua<br />
sàng 40 mesh và bảo quản trong túi PE, tránh ánh sáng ở -200C làm mẫu nghiên cứu.<br />
Dòng vi khuẩn thử nghiệm: Bacillus cereus (VTCC 1005), Staphylococcus<br />
aureus (ATCC 6538), Pseudomonas aeruginosa (ATCC 9027), Salmonella typhi (ATCC<br />
14028).<br />
Hóa chất sử dụng: môi trường MHA (Anh), MHB (Himedia), TSB (Pháp). Kháng<br />
sinh thương mại được dùng làm chất chứng dương gồm ampicillin (10 g/đĩa ,<br />
gentamycin (10 g/đĩa và tetracylin 30 g/đĩa được cung cấp bởi Công ty Nam Khoa.<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.3.1. Điều chế cao củ cải trắng<br />
Bột củ cải khô được trích ly bằng dung môi ethanol 70o với tỉ lệ bột: dung môi =<br />
1:20 g/ml trong 4 giờ ở nhiệt độ 60oC. Dịch trích sau đó được lọc, cô quay đuổi dung môi<br />
hoàn toàn, thu được cao. Cao củ cải trắng chiết bằng ethanol 70o (gọi tắt là cao củ cải)<br />
được bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín ở 40C, tránh ánh sáng để sử dụng cho quá trình<br />
thí nghiệm.<br />
2.3.2. Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn<br />
Môi trường: sử dụng môi trường MHA thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn.<br />
Chuẩn bị chủng vi sinh vật thử nghiệm: giống trước khi sử dụng được tăng sinh<br />
trên môi trường TSB trong 12 giờ ở 37oC, lắc 100 vòng/phút. Huyền phù vi khuẩn sau đó<br />
được ly tâm tách sinh khối và pha loãng bằng nước cất vô trùng đến độ đục tương đương<br />
0,5 MC Farland. Huyền phù vi khuẩn này sau đó được pha loãng 100 lần bằng nước cất<br />
vô trùng để đạt mật độ 1,5 x 106 CFU/ml dùng trong thí nghiệm khảo sát hoạt tính kháng<br />
khuẩn [8].<br />
Chuẩn bị dịch kháng khuẩn: cao củ cải trắng được pha trong dung dịch DMSO<br />
5% vô trùng thành các nồng độ 100, 200, 400, 800 và 1600 mg/ml. Kháng sinh đối<br />
chứng dương gồm ampicillin, gentamycin và tetracylin. Mẫu đối chứng âm là dung dịch<br />
DMSO 5%.<br />
Xác định hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết bằng phương pháp khuếch tán trên<br />
đĩa thạch. Cho vào mỗi đĩa petri 25 ml môi trường MHA vô trùng (khoảng 40-50oC) và 1<br />
ml dịch vi khuẩn mật độ 1,5 x 106 CFU/ml, lắc đều, để yên khoảng 45 phút cho môi<br />
trường đông đặc. Mỗi đĩa petri được đặt 1 đĩa kháng sinh chứng dương và 6 đĩa giấy<br />
trắng đường kính 6 mm) vô trùng. Cho vào 5 đĩa trắng lần lượt 10 l dịch chiết đã pha<br />
(5 nồng độ) và 1 đĩa còn lại 10 l dung dịch DMSO 5% làm chứng âm. Thí nghiệm được<br />
lặp lại 3 lần. Các đĩa được ủ ở 32oC trong 16-20 giờ. Đường kính vòng ức chế được đo<br />
bằng thước đo đơn vị mm [9,10].<br />
Xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC (Minimal Inhibitory Concentration) bằng<br />
phương pháp pha loãng trong ống nghiệm với môi trường sử dụng là MHB [11].<br />
2.3.3. Phương pháp xác định hoạt tính chống oxi hóa<br />
Hoạt tính chống oxi hóa của cao được xác định thông qua khả năng khử gốc tự do<br />
ABTS* theo phương pháp của Re và cộng sự (1999) [12].<br />
67<br />
<br />
N. T. Thắm, P. K. Ngọc, N. T. M. Nguyệt, Đ. T. A. Đào, L. T. Hải, N. T. Hà, N. H. Cường / Khả năng…<br />
<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Khả năng kháng khuẩn của cao củ cải trắng<br />
Khả năng kháng khuẩn được xác định dựa trên khả năng ức chế sự phát triển của<br />
vi khuẩn thông qua các vòng kháng khuẩn xuất hiện trên đĩa thạch (hình 1, 2, 3 và 4).<br />
Đường kính vòng kháng khuẩn của dịch chiết củ cải trắng được trình bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1: Đường kính vòng kháng khuẩn của dịch chiết củ cải trắng (mm)<br />
Dịch kháng khuẩn<br />
<br />
B.cereus<br />
<br />
100 mg/ml<br />
<br />
11,56 ± 0,80<br />
<br />
9,94 ± 0,80<br />
<br />
8,78 ± 0,67<br />
<br />
11,39 ± 0,70<br />
<br />
200 mg/ml<br />
<br />
12,67 ± 0,50<br />
<br />
10,24 ± 2,77<br />
<br />
10,67 ± 0,50<br />
<br />
13,00 ± 0,97<br />
<br />
400 mg/ml<br />
<br />
13,89 ± 1,05<br />
<br />
11,94 ± 1,00<br />
<br />
12,22 ± 0,44<br />
<br />
13,89 ± 0,90<br />
<br />
800 mg/ml<br />
<br />
15,00 ± 0,50<br />
<br />
13,22 ± 0,73<br />
<br />
15,00 ± 0,70<br />
<br />
15,22 ± 1,11<br />
<br />
1600 mg/ml<br />
<br />
16,00 ± 0,71<br />
<br />
13,50 ± 0,86<br />
<br />
17,89 ± 0,60<br />
<br />
15,89 ± 1,08<br />
<br />
Ampicilin<br />
<br />
8,67 ± 0,58<br />
<br />
19,67 ± 0,58<br />
<br />
0<br />
<br />
15,33 ± 0,58<br />
<br />
Gentamycin<br />
<br />
16,67 ± 1,15<br />
<br />
13,00 ± 1,00<br />
<br />
21,00 ± 0,00<br />
<br />
15,00 ± 1,00<br />
<br />
Tetracylin<br />
<br />
24,67 ± 1,15<br />
<br />
18,00 ± 2,65<br />
<br />
0<br />
<br />
18,67 ± 1,12<br />
<br />
S.typhi<br />
<br />
P.aeruginosa<br />
<br />
S.aureus<br />
<br />
Hình 1: Khả năng kháng Bacillus cereus của dịch chiết củ cải trắng<br />
<br />
Hình 2: Khả năng kháng Pseudomonas aeruginosa của dịch chiết củ cải trắng<br />
<br />
68<br />
<br />
Trường Đại học Vinh<br />
<br />
Tạp chí khoa học, Tập 46, Số 2A (2017), tr. 66-72<br />
<br />
Hình 3: Khả năng kháng Staphylococcus aureus của dịch chiết củ cải trắng<br />
<br />
Hình 4: Khả năng kháng Salmonella typhi của dịch chiết củ cải trắng<br />
(1): 1600mg/ml, (2): 800 mg/ml, (3): 400 mg/ml, (4): 200 mg/ml, (5): 100 mg/ml, (6):<br />
chứng âm DMSO 5%, (7): chứng dương gồm 3 loại (a) Ampicillin , (b) Gentamycin, (c)<br />
Tetracyclin<br />
Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết củ cải trắng có khả năng ức chế sự phát<br />
triển của cả 4 chủng vi khuẩn thử nghiệm. Mức độ kháng phụ thuộc nồng độ của dịch<br />
chiết sử dụng. Hiệu quả kháng tốt nhất trên P.aeruginosa và thấp nhất với S.typhi. Ở<br />
nồng độ 1600 mg/ml, hiệu quả kháng của dịch chiết thấp hơn của tetracylin mức 30 g,<br />
tương đương với 10 g gentamycin và cao hơn 10 g ampicilin. Đặc biệt, hai loại kháng<br />
sinh ampicilin và tetracylin không có khả năng kháng chủng Pseudomonas aeruginosa,<br />
nhưng dịch chiết từ củ cải trắng lại kháng tốt. Ngay nồng độ dịch khá thấp 100 mg/ml,<br />
vòng kháng khuẩn thể hiện rất rõ, đường kinh kháng khuẩn đạt 8,78 ± 0,67 mm.<br />
Nồng độ ức chế tối thiểu MIC là nồng độ dịch chiết thấp nhất mà tại đó số lượng<br />
vi khuẩn không tăng theo thời gian nuôi cấy. Do đó, nồng độ ức chế tối thiểu càng thấp<br />
thì khả năng kháng khuẩn càng cao. Kết quả thực nghiệm trên dịch chiết củ cải trắng cho<br />
thấy giá trị MIC với S.typhi và P.aeruginosa là 40 mg/ml, với B.cereus và S.aureus là 20<br />
mg/ml.<br />
Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của S. Shukla và cộng sự (2011) khi<br />
nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của nước ép từ củ cải trắng Ấn Độ. Củ cải tươi được<br />
rửa sạch, ép lấy nước, lọc loại bã và cô giảm áp ở 35 ± 50C để thu cao. Hòa tan cao vào<br />
nước ở các nồng độ xác định dùng khảo sát hoạt tính kháng khuẩn. Các chủng vi sinh<br />
được khảo sát gồm S. aureus, E. coli, P. aeruginosa, Klebsiella pneumoniae,<br />
Enterococcus faecalis. Mẫu đối chứng là kháng sinh ampicillin. Kết quả cho thấy nước<br />
69<br />
<br />
N. T. Thắm, P. K. Ngọc, N. T. M. Nguyệt, Đ. T. A. Đào, L. T. Hải, N. T. Hà, N. H. Cường / Khả năng…<br />
<br />
ép từ củ cải trắng Ấn Độ có khả năng ức chế sự phát triển của cả 5 chủng vi sinh khảo<br />
sát, giá trị MIC xác định được dao động trong khoảng 0,078 - 0,625 mg/ml, trong đó hoạt<br />
tính ức chế 2 chủng E. coli và Enterococcus faecalis là tương đương với ampicillin, cao<br />
hơn ampicillin khi tác động lên Klebsiella pneumonia (MIC là 0,078 mg/ml so với 0,312<br />
mg/ml của ampicillin) [13].<br />
Đường kính vòng kháng khuẩn<br />
(mm)<br />
<br />
20<br />
<br />
B.cereus<br />
P.aeruginosa<br />
<br />
18<br />
<br />
S.typhi<br />
S.aureus<br />
<br />
16<br />
14<br />
12<br />
10<br />
8<br />
0<br />
<br />
500<br />
<br />
1000<br />
<br />
1500<br />
<br />
2000<br />
<br />
Nồng độ cao chiết (mg/ml)<br />
<br />
Hình 5: Khả năng kháng khuẩn của cao củ cải trắng với 4 chủng vi khuẩn khác nhau<br />
3.2. Khả năng chống oxy hóa của cao củ cải trắng<br />
Hoạt tính chống oxy hóa của cao tương đương 1,3283 ± 0,033) mM TEAC/g.<br />
Khả năng khử gốc tự do ABTS* của cao củ cải trắng ở các nồng độ khác nhau được thể<br />
hiện ở hình 6. Kết quả cho thấy khả năng khử gốc ABTS* tỉ lệ thuận với nồng độ cao sử<br />
dụng theo phương trình y = 4,616 x + 17,47, trong đó y là giá trị OD, x là nồng độ dịch<br />
cao củ cải trắng. Giá trị IC50 đạt được ở mức 7,074 g/ml.<br />
70<br />
y = 4,616x + 17,47<br />
R² = 0,980<br />
<br />
% độ giảm độ hấp thu<br />
<br />
60<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
3,2<br />
<br />
3,8<br />
<br />
4,4<br />
<br />
5,0<br />
<br />
5,6<br />
<br />
6,2<br />
<br />
6,8<br />
<br />
7,4<br />
<br />
8,0<br />
<br />
Nồng độ cao (µg/ml)<br />
<br />
Hình 6: Khả năng khử gốc tự do ABTS* của cao củ cải trắng<br />
<br />
70<br />
<br />