Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC<br />
<br />
KHẢ NĂNG THỦY PHÂN PHYTATE VÀ CELLULOSE TRONG BÃ SẮN<br />
CỦA CHỦNG BACILLUS SUBTILIS C7<br />
THE HYDROLYSIS ABILITY OF BACILLUS SUBTILIS C7 ON CELLULOSE<br />
AND PHYTATE IN CASSAVA RESIDUE<br />
<br />
Mạch Trần Phương Thảo1, Phạm Hồng Ngọc Thùy2, Nguyễn Minh Trí3<br />
Ngày nhận bài: 21/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 21/02/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bacillus subtilis C7 có khả năng sinh các enzyme cellulase, phytase để thủy phân cellulose và phytate trong bã sắn.<br />
Nghiên cứu tiến hành khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thủy phân cellullose và phytate khi ủ bã sắn với chủng vi<br />
khuẩn Bacillus subtilis C7, từ đó xác định các thông số thích hợp cho quá trình ủ. Kết quả cho thấy thời gian ủ thích hợp là<br />
48 giờ, nhiệt độ ủ 36 ± 10C, tỷ lệ nước: hỗn hợp là 2:1, tỷ lệ đậu nành bổ sung 10%. Hiệu suất thủy phân cellulose, phytate<br />
sau khi ủ lần lượt là 35,27 ± 2,81% và 39,48 ± 0,05%.<br />
Từ khóa: Bacillus subtilis C7, cellulose, phytate, bã sắn<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Bacillus subtilis C7 has ability to synthesize cellulase and phytase to hydrolyze cellulose and phytate in cassava<br />
residue. This research studied factors that were influential in the productivity of cellulose and phytate hydrolysis in<br />
cassava residue with Bacillus subtilis C7 to choose suitable factors for fermentation. Research results showed that suitable<br />
fermenting time was 48 hours, fermenting temperature was 36 ± 10C , the ratio of water and mixture was 2:1, the content<br />
of added soybean was 10%. The hydrolysis productivity of cellulose and phytate after the fermentation was 35,27 ± 2,81%<br />
and 39,48 ± 0,05%, respectively.<br />
Keywords: Bacillus subtilis C7, cellulose, phytate, cassava residue<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sắn là cây lương thực quan trọng, được trồng<br />
ở rất nhiều nước trên thế giới. Tổ chức Nông Lương<br />
Liên hiệp quốc (FAO) xếp sắn là cây lương thực quan<br />
trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô<br />
và lúa mì. Ở Việt Nam, cây sắn đã chuyển đổi vai<br />
trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc<br />
độ cao, năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh<br />
ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Hiện nay, sắn được<br />
sử dụng chính trong chế biến tinh bột sắn, sản xuất<br />
ethanol, thức ăn chăn nuôi và ăn tươi. Phần bã sắn<br />
còn lại từ quá trình sản xuất tinh bột là nguồn thức ăn<br />
tiềm năng cho gia súc, nhất là trong tình trạng hiện<br />
nay, nguồn thức ăn gia súc trong nước không cung<br />
ứng đủ, thường phải nhập từ nước ngoài, chi phí<br />
thức ăn ảnh hưởng lớn đến thu nhập các hộ gia đình,<br />
cơ sở chăn nuôi và ảnh hưởng đến sự phát triển<br />
1<br />
2<br />
<br />
của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, trong bã sắn còn<br />
chứa thành phần khó hấp thu được là cellulose.<br />
Ngoài ra, trong bã sắn chứa axit phytic - yếu tố kháng<br />
dinh dưỡng - là chất có khả năng tạo phức chặt chẽ<br />
với các ion kim loại tạo nên các muối phytate (muối<br />
của axit phytic với Na+), phytin (muối của axit phytic<br />
với Ca2+, Mg2+) và các hợp chất khác như axit amin,<br />
protein, làm ức chế các enzyme tiêu hóa, ngăn cản<br />
sự hấp thu các chất này vào cơ thể sống [8].<br />
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Bacillus spp. có khả<br />
năng sinh tổng hợp enzyme cellulase, phytase [1],<br />
[2], [3], [10] để thủy phân cellulose và phytate. Do<br />
đó, việc nghiên cứu khả năng thủy phân cellulose<br />
và phytate trong bã sắn từ chủng Bacillus subtilis C7<br />
là cần thiết, góp phần nâng cao giá trị sử dụng, giá<br />
trị kinh tế cho bã sắn và hạn chế ô nhiễm môi trường<br />
do quá trình sản xuất tinh bột sắn gây ra.<br />
<br />
Mạch Trần Phương Thảo: Cao học Công nghệ sau thu hoạch 2011 - Trường Đại học Nha Trang<br />
ThS. Phạm Hồng Ngọc Thùy, 3 TS. Nguyễn Minh Trí: Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
180 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Chủng vi khuẩn Bacillus subtilis C7 được lấy từ<br />
Phòng Thí nghiệm Vi sinh, Khoa Công nghệ thực<br />
phẩm, Trường Đại học Nha Trang.<br />
2. Vật liệu nghiên cứu<br />
Bã sắn: Sau quá trình chế biến tinh bột sắn, bã<br />
sắn được thu nhận và sấy khô đến hàm lượng ẩm<br />
từ 5 - 6% để tiến hành nghiên cứu. Bã sắn mua từ<br />
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ánh Tuyết, Cam Hải<br />
Tây, Cam Lâm, Khánh Hòa.<br />
Đậu nành: Đậu nành được được tiến hành phân<br />
loại để loại bỏ các hạt bị hư hỏng, sâu mọt, sau đó<br />
tiến hành sấy khô đến hàm lượng ẩm khoảng 5 - 6%,<br />
xay nhỏ để sử dụng cho nghiên cứu. Đậu nành<br />
được mua tại chợ Đầm (Nha Trang, Khánh Hòa).<br />
Cám gạo: Sử dụng cám mới, không có dư vị<br />
chua hay đắng, không có mùi hôi. Độ ẩm của cám<br />
không quá 15%.<br />
Rỉ đường: Rỉ đường được mua ở Công ty Cổ<br />
phần Đường Ninh Hòa có độ ẩm 48%, bảo quản nơi<br />
khô ráo để sử dụng cho nghiên cứu.<br />
3. Phương pháp nghiên cứu<br />
3.1. Phương pháp phân tích<br />
3.1.1. Xác định hàm lượng cellulose theo TCVN<br />
4329-93 [9]<br />
Nguyên tắc: Dùng dung dịch axit và kiềm với<br />
nồng độ nhất định thủy phân và tách khỏi mẫu thử<br />
các chất bột đường, protein, dầu mỡ, một phần<br />
hemicelulose và lignin còn lại là cellulose thô.<br />
3.1.2. Xác định hàm lượng phytate theo phương<br />
pháp Wade [4]<br />
Nguyên tắc: Sử dụng dung dịch HCl 2,4% để<br />
chiết axit phytic ra khỏi mẫu, sau đó bổ sung dung<br />
dịch Wade (0,03% FeCl3 và 0,3% axit sulfosalisylic) để<br />
phản ứng với axit phytic, lượng dung dịch Wade không<br />
tác dụng với axit phytic được xác định bằng cách so<br />
màu ở bước sóng 500 nm, từ đó tính được hàm lượng<br />
axit phytic đã tác dụng với dung dịch Wade.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
<br />
Số 3/2014<br />
3.1.3. Xác định hoạt độ enzyme bằng phương pháp<br />
đo đường kính vòng thủy phân [5], [6]<br />
Nguyên tắc: Cho enzyme tác dụng lên cơ chất<br />
đặc hiệu cho từng enzyme (carboxy metyl cellulose<br />
(CMC) đối với cellulase, phytate đối với phytase)<br />
trong môi trường thạch, cơ chất bị phân giải, độ đục<br />
của môi trường bị giảm, môi trường trở nên trong<br />
suốt. Độ lớn của vòng phân giải phản ánh mức độ<br />
hoạt động của enzyme.<br />
3.2. Bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ<br />
đậu nành, nhiệt độ ủ, tỷ lệ nước bổ sung, thời gian<br />
và thành phần môi trường đến khả năng thủy phân<br />
cellulose và phytate<br />
Bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ<br />
đậu nành, nhiệt độ ủ, tỷ lệ nước bổ sung, thời gian<br />
và thành phần môi trường đến quá trình thủy phân<br />
cellulose và phytate với khoảng biến thiên của các<br />
yếu tố như sau:<br />
- Tỷ lệ đậu nành: từ 0 đến 20% với bước nhảy<br />
là 5%.<br />
- Nhiệt độ ủ: khảo sát ở ba mức nhiệt độ là<br />
24 ± 10C, 31 ± 10C, 36 ± 10C.<br />
- Tỷ lệ hỗn hợp (bã sắn + đậu nành): nước:<br />
1:1; 1:1,5; 1:2; 1:2,5.<br />
- Thời gian: khảo sát thời gian ủ từ 0 giờ đến<br />
72 giờ với bước nhảy là 12 giờ.<br />
- Thành phần môi trường: khảo sát bốn công<br />
thức môi trường:<br />
Công thức 1 (CT1): 5% Đậu nành + 5% cám<br />
gạo + 90% bã sắn;<br />
Công thức 2 (CT2): 5% Đậu nành + 5% rỉ<br />
đường + 90% bã sắn;<br />
Công thức 3 (CT3): 5% Đậu nành + 5% cám<br />
gạo + 5% rỉ đường + 85% bã sắn;<br />
Công thức 4 (CT4): 10% Đậu nành + 90% bã sắn.<br />
Cố định mật độ vi khuẩn là 106 CFU/g.<br />
3.3. Phân tích số liệu<br />
Mỗi thí nghiệm được tiến hành 3 lần, kết quả<br />
trình bày là trung bình cộng của 3 lần thí nghiệm ±<br />
độ tin cậy 95%. Số liệu được phân tích phương sai<br />
(ANOVA), sự khác biệt có ý nghĩa với p ≤ 0,05.<br />
<br />
1. Ảnh hưởng của tỷ lệ đậu nành đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ đậu nành đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 181<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Từ đồ thị hình 1 cho thấy, khi tỷ lệ đậu nành<br />
bổ sung là 10%, đường kính vòng phân giải CMC<br />
và phytate đạt cực đại, lần lượt là 9,08 ± 0,95 mm<br />
và 7,08 ± 0,96 mm. Hiệu suất thủy phân phytate và<br />
cellulose cũng tăng dần khi tăng tỷ lệ đậu nành từ<br />
0% đến 10%, cụ thể khi không bổ sung đậu nành<br />
thì hiệu suất thủy phân phytate và cellulose là<br />
9,36 ± 0,35% và 25,6 ± 2,90%, khi tỷ lệ đậu nành là<br />
10% thì hiệu suất thủy phân phytate và cellulose đạt<br />
<br />
Số 3/2014<br />
cao nhất, lần lượt là 39,48 ± 0,05% và 35,27 ± 2,81%.<br />
Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ đậu nành lên 15% và 20% thì<br />
hiệu suất thủy phân phytate và cellulose giảm dần.<br />
Do đó, chọn tỷ lệ đậu nành bổ sung là 10%,<br />
kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của<br />
L. Noubi và cs (1995) [7].<br />
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ ủ đến khả năng thủy<br />
phân cellulose và phytate<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Nghiên cứu lựa chọn 3 mức nhiệt độ 24 - 30<br />
- 36 C nhằm theo thang nhiệt độ thực tế ở các địa<br />
phương những vùng hay trồng và chế biến tinh bột<br />
sắn như Quảng Trị, Quảng Bình, Khánh Hòa… Khi<br />
tăng nhiệt độ ủ từ 24 ± 10C lên 36 ± 10C thì đường<br />
kính thủy phân CMC và phytate tăng; hiệu suất thủy<br />
phân cellulose và phytate cũng tăng tương ứng. Ở<br />
nhiệt độ ủ là 36 ± 1oC thì đường kính thủy phân<br />
CMC và phytate là 9,17± 0,72 mm và 7,75 ± 0,5 mm;<br />
0<br />
<br />
hiệu suất thủy phân cellulose đạt 33,30 ± 0,57% và<br />
phytate đạt 39,66 ± 0,02%; tăng 19% và 21% so với<br />
khi ủ ở nhiệt độ 24 ± 10C. Nếu tiếp tục tăng nhiệt độ<br />
lên 400C vẫn là điều kiện vi khuẩn Bacillus subtilis C7<br />
thích nghi và sinh enzyme phản ứng tiếp tục thủy<br />
phân tuy nhiên mức nhiệt độ này không thể duy<br />
trì một cách tự nhiên mà chỉ rơi vào trong khoảng<br />
24 - 360C. Vì vậy, nhiệt độ 36 ± 10C thích hợp cho<br />
quá trình thủy phân cellulose và phytate.<br />
<br />
3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước bổ sung đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của tỷ lệ nước bổ sung đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Từ hình 3 cho thấy, khi tỷ lệ hỗn hợp: nước tăng dần từ 1:1 lên 1: 2 thì đường kính thủy phân CMC và<br />
phytate tăng từ đó hiệu suất thủy phân cellulose và phytate cũng tăng dần. Ở mức tỷ lệ hỗn hợp: nước là<br />
1 : 2, hiệu suất thủy phân cellulose là 31,54 ± 1,32% và hiệu suất thủy phân phytate là 37,01 ± 0,67%. Tuy<br />
nhiên khi tiếp tục tăng tỷ lệ hỗn hợp:nước lên 1:2,5 thì hiệu suất thủy phân cellulose và phytate không khác biệt<br />
(p > 0,05). Vì thế chọn tỷ lệ hỗn hợp: nước là 1 : 2 (độ ẩm tương ứng là 70%) cho quá trình ủ.<br />
<br />
182 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 3/2014<br />
<br />
4. Ảnh hưởng của thời gian ủ đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian ủ đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Từ hình 4 cho thấy, khi tăng thời gian ủ từ 12 giờ<br />
đến 48 - 60 giờ thì đường kính CMC và phytate tăng<br />
từ đó hiệu suất thủy phân cellulose và phytate cũng<br />
tăng. Hiệu suất thủy phân cellulose sau khi ủ 48 giờ,<br />
đạt 31,54 ± 0,82%; nếu tiếp tục tăng thời gian ủ lên<br />
60 giờ và 72 giờ thì hiệu suất thủy phân cellulose<br />
<br />
không có sự khác biệt (p > 0,05). Thời gian ủ là<br />
48 giờ và 60 giờ thì hiệu suất thủy phân phytate lần<br />
lượt là 36,98 ± 0,47% và 40,06 ± 1,71%. Sau 48 giờ<br />
ủ thì hiệu suất thủy phân cellulose và phytate đều<br />
cao hơn 30%, do đó chọn thời gian ủ bã sắn với<br />
chủng vi khuẩn Bacillus subtilis C7 là 48 giờ.<br />
<br />
5. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của thành phần môi trường đến khả năng thủy phân cellulose và phytate<br />
<br />
Công thức 1 (CT1): 5% đậu nành + 5% cám gạo<br />
+ 90% bã sắn;<br />
Công thức 2 (CT2): 5% đậu nành + 5% rỉ đường<br />
+ 90% bã sắn;<br />
Công thức 3 (CT3): 5% đậu nành + 5% cám gạo<br />
+ 5% rỉ đường + 85% bã sắn;<br />
Công thức 4 (CT4): 10% đậu nành + 90% bã sắn.<br />
Kết quả trong hình 5 cho thấy, đường kính CMC<br />
và hiệu suất thủy phân cellulose ở CT1, CT2, CT3<br />
<br />
không có sự khác biệt (p > 0,05), trong khi ở CT4<br />
đường kính CMC đạt cao nhất 8,58 ± 0,36 mm hiệu<br />
suất thủy phân cellulose cao nhất ở 31,54 ± 0,82.<br />
Hiệu suất thủy phân phytate ở CT3, CT4 cũng cao<br />
hơn ở CT1 và CT2 (p < 0,05); đường kính thủy<br />
phytate đạt cao nhất ở CT4 là 6,08 ± 0,15 mm và<br />
hiệu suất đạt 36,74 ± 1,49. Vì vậy có thể bổ sung<br />
đậu nành nhằm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và<br />
tăng hiệu suất thủy phân cellulose và phytate.<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 183<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Xác định được các thông số của quá trình ủ<br />
bã sắn với chủng Bacillus subtilis C7 để quá trình<br />
thủy phân cellulose và phytate đạt hiệu quả cao.<br />
Kết quả cho thấy thời gian ủ thích hợp là 48 giờ,<br />
nhiệt độ ủ 36 ± 10C, tỷ lệ nước: hỗn hợp là 2:1, tỷ lệ<br />
đậu nành bổ sung 10%. Hiệu suất thủy phân<br />
<br />
Số 3/2014<br />
cellulose, phytate sau khi ủ lần lượt là 35,27 ± 2,81%<br />
và 39,48 ± 0,05%.<br />
2. Kiến nghị<br />
Nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa chủng<br />
Bacillus subtilis C7 và các chủng vi sinh vật khác để<br />
tăng hiệu quả thủy phân cellulose và phytate, giảm<br />
hàm lượng độc tố cyanua để ứng dụng trong sản<br />
xuất thức ăn chăn nuôi.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Tiếng Việt<br />
1.<br />
<br />
Nguyễn Minh Trí, Mạch Trần Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh Hải, Phạm Hồng Ngọc Thùy, 2013. Tuyển chọn chủng Bacillus<br />
spp. sinh enzyme và nhân sinh khối trên môi trường bã sắn. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 223: 84-88.<br />
<br />
2.<br />
<br />
TCVN 4329-93. Xác định chất xơ thô.<br />
<br />
3.<br />
<br />
Crispen Mawadza, Rajni Hatti-Kaul, Remigio Zvauya, Bo Mattiasson, 2000. Purification and characterization of cellulases<br />
produced by two Bacillus strains. Journal of Biotechnology, 83: 177 – 187.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Deepmoni Deka, P.Bhargavi, Ashish Sharma, Dinesh Goyal, and M. Jawed, and Arun Goyal, 2011. Enhancement of Cellulase<br />
Activity from a New Strain of Bacillus subtilis by Medium Optimization and Analysis with Various Cellulosic Substrates.<br />
Enzyme Research.<br />
<br />
5.<br />
<br />
Frühbeck G, Alonso R, Marzo F, Santidrián S., 1995. A modified method for the indirect quantitative analysis of phytate in<br />
foodstuffs. Anal biochem.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Jacob, M.B. and Gerstein, M.J., 1960. Hand book of Microbiology. D. Van Nostrand Co. Inc. Princeton. New Jersey, USA, 61.<br />
<br />
7.<br />
<br />
Ji Hwan Yoon, Ji Eun Park, Dong Yeon Suk, 2007. Comparision of Dyes for easy detection of Extracellular Cellulase in<br />
Fungi. Mycobiology, 35.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Noubi, Festus A. Numfor and L., 1995. Effect of full-fat soya bean flour on the quality and acceptabiIity of fermented cassava<br />
flour. The United Nations University Press, Food and Nutrition Bulletin, 16.<br />
<br />
9.<br />
<br />
Oboh, Ganiyu, 2006. Nutrient enrichment of cassava peels using a mixed culture of Saccharomyces cerevisae and Lactobacillus spp.<br />
solid media fermentation techniques. Electronic Journal of Biotechnology: 46-49.<br />
<br />
Tiếng Anh<br />
<br />
10. Thuy Thi Tran, Suhaila Omar Hashim, Yasser Gaber, Gashaw Mamo, Bo Mattiasson, Rajni Hatti-Kaul, 2011. Thermostable<br />
alkaline phytase from Bacillus sp. MD2: Effect of divalent metals on activity and stability. Journal of Inorganic Biochemistry,<br />
105: 1000-1007.<br />
<br />
184 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />