Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH SINH HỌC VÀ LÝ HỌC<br />
CỦA NƯỚC ĐẦM THỦY TRIỀU, KHÁNH HÒA<br />
CAPACITY OF PHYSICAL-BIOLOGICAL SELF-PURIFICATION<br />
OF SEAWATERS IN THUY TRIEU LAGOON, KHANH HOA<br />
Phan Minh Thụ1, Tôn Nữ Mỹ Nga2<br />
Ngày nhận bài: 28/8/2014; Ngày phản biện thông qua: 15/10/2014; Ngày duyệt đăng: 10/2/2015<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đánh giá đúng và đủ khả năng tự làm sạch của thủy vực góp phần quản lý, bảo vệ và khai thác thủy vực một cách<br />
hợp lý. Khả năng tự làm sạch, bao gồm các quá trình lý học, hóa học và sinh học, giúp cho thủy vực trở lại trạng thái<br />
cân bằng dưới tác động bên ngoài. Dựa vào kết quả thực nghiệm và mô hình hóa, bài báo đã đánh giá khả năng tự làm<br />
sạch sinh học và vật lý (thông qua quá trình pha loãng của thủy vực và phân rã chất hữu cơ cũng như đồng hóa muối<br />
dinh dưỡng) ở đầm Thủy Triều. Đặc trưng phân rã chất hữu cơ của thủy vực khá lớn (hằng số tốc độ phân rã hữu cơ<br />
dao động 0,129 - 0,168 ngày-1, tương ứng với thời gian bán phân rã là 4,13 - 5,37 ngày). Khả năng đồng hóa của thực<br />
vật nổi đối với muối dinh dưỡng trung bình đạt 1,18 - 2,54 mgN/m3/h và 0,07 - 0,16 mgP/m3/h; giá trị cực đại đạt<br />
1,97 - 3,13 mgN/m3/h và 0,27 - 0,43 mgP/m3/h. Khả năng trao đổi nước chênh lệch khá cao giữa mùa khô (thời gian lưu<br />
của nước là 24,55 - 24,61 ngày) và mùa mưa (thời gian lưu của nước là 2,39 - 3,70 ngày). Sự tích hợp của việc pha loãng<br />
giúp cho quá trình sinh học tự làm sạch tăng thêm 4,06 - 4,07%/ngày vào mùa khô và 27,03 - 41,84%/ngày vào mùa mưa.<br />
Thêm vào đó, vai trò của một số hệ sinh thái biển đặc thù như cỏ biển, rong biển và rừng ngập mặn cũng góp phần tăng<br />
cường khả năng sinh học tự làm sạch của thủy vực.<br />
Từ khóa: Tự làm sạch, trao đổi nước, phân rã sinh học, đồng hóa muối dinh dưỡng, đầm Thủy Triều<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Assessment of capacity of self-purification of water bodies exactly would take part in managing, protecting and<br />
exploiting the waters sustainably. The self-purification of waters, including physical, biological and chemical processes,<br />
could help them recover the stable status under external impacts. Basing on the experimental and modeling results, the<br />
paper indicated the physical - biological self-purification capacity of Thuy Trieu Lagoon (by the processes of water dilution<br />
and biodegradation of organic matter as well as nutrient assimilation of phytoplankton). Capacity of biodegradation<br />
of organic matter was quite high (biodegradation rate constants ranged 0.129 - 0.166 day-1, equal to the half-time of<br />
4.13 - 5.37 day). The average nutrient assimilation capacity of phytoplankton was at 1.18 - 2.54 mg N m-3 h-1 and<br />
0.07 - 0.16 mg P m-3 h-1; and the maximum reached at 1.97 - 3.13 mg N m-3 h-1 and 0.27 - 0.43 mg P m-3 h-1. The water<br />
exchanges were significantly different between dry season (with the residence times of water of 24.55 - 24.61 days) and<br />
rainy season (with the residence times of water of 2.39 - 3.70 days). Combining with diluting processes, the biodegradation<br />
self-purification could be increased by 4.06 - 4.07% per day in dry season and 27.03 - 41.84% per day in rainy season. In<br />
addition, the roles of particular marine ecosystems, such as seagrass bed, seaweed and mangrove forest, also contributed<br />
to increase the biological self-purification of waters.<br />
Keywords: Self-purification, water exchanges, biodegradation, nutrient assimilation, Thuy Trieu Lagoon<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vùng nước ven bờ giữ nhiều chức năng vô<br />
cùng quan trọng trong việc ổn đinh và phát triển của<br />
các hệ sinh thái ở đây, bao gồm cung cấp nguồn<br />
1<br />
2<br />
<br />
vật chất cho các đối tượng sinh vật trong hệ sinh<br />
thái, cung cấp các dịch vụ mang lại lợi ích kinh<br />
tế cho con người như cung cấp lương thực, thực<br />
phẩm, góp phần vào các chức năng giải trí...<br />
<br />
ThS. Phan Minh Thụ: Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam<br />
ThS. Tôn Nữ Mỹ Nga: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Trong quá trình khai thác vùng ven bờ phục vụ cho<br />
nhu cầu ngày càng cao của con người, chúng ta đã<br />
làm cho hệ sinh thái ven bờ suy giảm khả năng hồi<br />
phục của chúng. Tuy nhiên, nhờ chức năng tự phục<br />
hồi, trong một mức độ nào đó, chúng có thể trở lại<br />
trạng thái cân bằng. Trong các chức năng tự phục<br />
hồi này, chức năng tự làm sạch đóng vai trò quan<br />
trọng nhất.<br />
Tự làm sạch của các thủy vực ven bờ là tổ hợp<br />
các quá trình vô cùng phức tạp nhưng nhìn chung<br />
được chia ra thành các quá trình vật lý, hóa học<br />
và sinh học. Trong đó, khả năng tự làm sạch vật lý<br />
được xác định bằng khả năng pha loãng, khả năng<br />
lắng đọng trên nền đáy và hấp phụ trên bề mặt trầm<br />
tích; quá trình hóa học được xác định bằng quá trình<br />
keo tụ và các tương tác hóa học; và quá trình sinh<br />
học được xác định bằng các quá trình sinh tổng hợp<br />
(hấp thụ muối dinh dưỡng) và phân rã sinh học chất<br />
hữu cơ.<br />
Bài báo này đánh giá khả năng tự làm sạch của<br />
đầm Thủy Triều bằng quá trình vật lý (pha loãng) và<br />
quá trình sinh học (tự làm sạch muối dinh dưỡng<br />
và tự làm sạch chất hữu cơ) trong cột nước, nhằm<br />
cung cấp những dữ liệu khoa học phục vụ cho việc<br />
quy hoạch phát triển kinh tế.<br />
<br />
Số 1/2015<br />
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Khảo sát và thu thập số liệu<br />
Mẫu nước được thu tại 7 trạm mặt rộng<br />
(#1-7) và 3 trạm nước thải (T1-T3) trong 4 chuyến<br />
khảo sát ở vùng đầm Thủy Triều được thực hiện<br />
từ năm 2012 - 2014 (hình 1) theo đề tài cấp Viện<br />
(Viện Hải dương học và Viện Hàn lâm KHCN Việt<br />
Nam - VAST.ĐLT.01/13-14) và dự án NANO SE Asia<br />
2013-2014. Tại mỗi trạm, các yếu tố nhiệt độ, độ<br />
mặn được đo bằng máy đa yếu tố; NH4+, NO2-, NO3-,<br />
PO43- được định lượng theo phương pháp lên màu<br />
đặc trưng rồi đo trên máy quang phổ UV-2900 [6]<br />
(DIN (Nitơ vô cơ hòa tan) bao gồm tổng NH4+ + NO2+ NO3-, và DIP (Photpho vô cơ hòa tan) là giá trị của<br />
PO43-); DO theo phương pháp Winkler [6]; BODt là<br />
nhu cầu oxy sinh học sau thời gian t ngày, được xác<br />
định bằng chênh lệch DO ban đầu với DOt; Năng<br />
suất sinh học xác định bằng chênh lệch DO giữa<br />
bình trắng và bình đen sau thời gian chiếu sáng tự<br />
nhiên hoặc nhân tạo t (ngày hoặc giờ). Chlorophyll-a<br />
(Chl-a) được xác định bằng phương pháp chiết xuất<br />
với aceton 90% trong 24 giờ, sau đó được định<br />
lượng trên máy quang phổ UV-2900 [8]. Khả năng<br />
đồng hóa muối dinh dưỡng được thí nghiệm với<br />
mẫu nước thu tại trạm 2 và 5; trong khi đó khả năng<br />
phân rã hữu cơ của vi sinh vật được thí nghiệm với<br />
mẫu nước thu tại các trạm 2, 3, 5 và mẫu nước thải<br />
từ các trạm T1, T2, T3.<br />
2. Phương pháp đánh giá khả năng trao đổi nước<br />
Quá trình trao đổi nước được đánh giá theo mô<br />
hình LOICZ [7] với phương trình tổng quát như sau:<br />
dV<br />
— = VVào – VRa<br />
(1)<br />
dt<br />
<br />
Σ<br />
<br />
Σ<br />
<br />
Trong đó, ΣVVào là lượng nước đưa vào trong hệ;<br />
ΣVVào = VQ + VP + VG + VO + VX<br />
ΣVRa là lượng nước đưa ra khỏi hệ:<br />
ΣVRa = VE - VR + VX<br />
VR = -(VQ + VP + VG +VO) + VE<br />
Trong đó, VQ: nước sông suối; VP: nước mưa;<br />
VE: nước bốc hơi; VG: nước ngầm; VO: các nguồn<br />
nước khác; VR: dòng chảy ra khỏi hệ; VX: nước trao<br />
đổi giữa hệ với vùng biển kế cận.<br />
Do đặc tính bảo toàn khối lượng, tại trạng thái<br />
cân bằng, phương trình (1) được viết:<br />
0 = VVào – VRa<br />
(2)<br />
Hay là:<br />
<br />
Σ<br />
<br />
Σ<br />
<br />
0 = Σ (VQ + VP + VG + VO + VR + VX ) – Σ (|VE| + VX) (3)<br />
Hình 1. Trạm vị khu vực nghiên cứu<br />
(:trạm mặt rộng, +: Trạm nước thải)<br />
<br />
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Do VX liên quan với sự trao đổi các vật chất nội<br />
tại trong khối nước, cụ thể là độ mặn của vùng biển<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
<br />
lân cận (Socean) với độ mặn của hệ thống (SSys). Với độ mặn của nước sông SQ, nước mưa SP, nước bốc hơi SE,<br />
nước ngầm SG, nước khác SO và nước ra khỏi hệ SR, cân bằng muối (3) được viết lại như sau:<br />
0 = Σ (VQSQ + VPSP + VGSG + VOSO + VRSR + VXSocean ) – Σ (|VE|SE + VXSSys)<br />
<br />
Giả sử, độ mặn của nước mưa, nước bay hơi,<br />
nước sông, nước ngầm và các nguồn nước khác<br />
gần bằng 0, thì khi đó (4) được viết lại:<br />
0 = Σ (VRSR + VXSocean ) – Σ (VXSSys)<br />
(5)<br />
Từ đó, suy ra:<br />
VRSR<br />
VX = ��<br />
(6)<br />
SSys – Socean<br />
Và với thể tích của hệ thống là VSys, thời gian<br />
lưu khối nước τ được tính:<br />
VSys<br />
(7)<br />
τ = ��<br />
(VX + |VR|)<br />
3. Phương pháp đánh giá mức độ đồng hóa<br />
muối dinh dưỡng<br />
Khả năng đồng hóa muối dinh dưỡng của thủy<br />
vực được xác định thông qua khả năng quang hợp<br />
cực đại của thực vật nổi. Quá trình này được xác<br />
định bằng thí nghiệm năng suất sinh học từ mẫu<br />
nước thu được ở các trạm 2 và 5 với 20 mức ánh<br />
sáng khác nhau từ 0 - 600 µE m-2 s- [9], [2], [4]. Kết<br />
quả thí nghiệm được tình toán đựa trên phương<br />
trình tống quát trong điều kiện không có ức chế<br />
quang hợp [10]:<br />
- α1<br />
PB (I) = PBm 1 - exp ��<br />
(8)<br />
PBm<br />
<br />
[<br />
<br />
(<br />
<br />
)]<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Trong đó, P (I): Năng suất sinh học (NSSH) ở<br />
cường độ bức xạ I, PBm: Cường độ quang hợp cực<br />
đại khi bão hòa ánh sáng; a: hệ số góc của đường<br />
cong P-I, hay hiệu suất hấp thụ ánh sáng riêng<br />
của Chlorophyll-a. Mức độ đồng hóa muối dinh<br />
dưỡng được tính toán bằng cách chuyển đổi giữa<br />
Carbon hữu cơ tạo thành với N hoặc P sử dụng.<br />
Giải phương trình (8) bằng phương pháp bình<br />
phương tối thiểu.<br />
B<br />
<br />
4. Phương pháp đánh giá khả năng phân rã chất<br />
hữu cơ<br />
- Xác định hằng số phân rã hữu cơ dựa vào mô<br />
hình Streeter-Phelps [11]:<br />
BODt = BODgh (1 – e-kt )<br />
(9)<br />
Trong đó, BOD t là BOD sau thời gian ủ mẫu<br />
t (mg/l); BODgh là BOD giới hạn (mgO2/l) trong<br />
trường hợp này được xác định là BOD20; k: Hằng số<br />
tốc độ (1/ngày), được xác định như là tốc độ phân rã<br />
hữu cơ; và t: Thời gian (ngày). BODt được xác định<br />
tại các ngày 1, 3, 5, 6, 10, 15 và 20. Giải phương<br />
trình (9) bằng phương pháp bình phương tối thiểu.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Quá trình lý học tự làm sạch của đầm Thủy<br />
Triều - quá trình pha loãng<br />
<br />
Hình 2. Phân bố dòng tại đầm Thủy Triều ở pha triều xuống (trái) và triều lên (phải)<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 1/2015<br />
từ dữ liệu khảo sát của môi trường nước trong<br />
<br />
Theo Bùi Hồng Long và cộng sự [3], chế độ thủy<br />
triều ảnh hưởng lớn đến khả năng trao đổi nước ở đầm<br />
Thủy Triều (hình 2), thời gian dòng triều đi vào đầm<br />
thường dài hơn thời gian đi ra khỏi đầm từ 4 - 6 giờ.<br />
Độ trễ về pha triều tại mặt cắt giữa cửa đầm và đỉnh<br />
đầm là 1giờ 10phút, và lượng nước trao đổi qua mặt<br />
cắt cầu Long Hồ chỉ bằng 25 - 35% so với mặt cắt<br />
qua cửa vịnh.<br />
Kết quả tính toán khả năng trao đổi nước dựa<br />
vào cân bằng muối - nước theo mô hình LOICZ [7]<br />
<br />
những năm 2012 - 2014 và số liệu thống kê nhiều<br />
năm của lượng mưa và lượng bốc hơi trong khu vực<br />
cho thấy khả năng trao đổi nước ở đầm Thủy Triều<br />
vào mùa mưa (2,39 - 3,70 ngày) nhanh hơn mùa<br />
khô (24,55 - 24,61 ngày) rất nhiều (p