intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khả năng xử lý nước thải sơ chế gà rán công nghiệp bằng biện pháp oxy hóa nâng cao kết hợp thủy sinh thực vật

Chia sẻ: ViEngland2711 ViEngland2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm mục tiêu xử lý hiệu quả loại hình nước thải này, bài viết khẳng định khả năng kết hợp giữa phương pháp oxy hóa nâng cao với thủy sinh thực vật để giải quyết vấn đề vừa nêu trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong thực tiễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khả năng xử lý nước thải sơ chế gà rán công nghiệp bằng biện pháp oxy hóa nâng cao kết hợp thủy sinh thực vật

Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ GÀ RÁN CÔNG NGHIỆP<br /> BẰNG BIỆN PHÁP OXY HÓA NÂNG CAO KẾT HỢP<br /> THỦY SINH THỰC VẬT<br /> Nguyễn Điền Châu1*, Nguyễn Thành Luân2, Trương Hoàng Đan1<br /> Tóm tắt: Sự phát triển của Việt Nam hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa – hiện<br /> đại hóa, một số loại hình chế biến thực phẩm mới cũng xuất hiện theo xu hướng ấy,<br /> trong đó có ngành gà rán công nghiệp. Cùng với sự xuất hiện của ngành gà rán<br /> công nghiệp, nước thải sơ chế gà rán công nghiệp là một trong những loại nước thải<br /> mới với đặc trưng có nồng độ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao và chứa một số<br /> thành phần ức chế sinh học (có trong các loại gia vị). Nhằm mục tiêu xử lý hiệu quả<br /> loại hình nước thải này, bài viết khẳng định khả năng kết hợp giữa phương pháp oxy<br /> hóa nâng cao với thủy sinh thực vật để giải quyết vấn đề vừa nêu trên cơ sở lý thuyết<br /> và các nghiên cứu trong thực tiễn. Bài báo là bước đầu của việc triển khai nghiên<br /> cứu, ứng dụng công nghệ kết hợp giữa phương pháp oxy hóa nâng cao và thủy sinh<br /> thực vật để xử lý loại hình nước thải sơ chế gà rán công nghiệp.<br /> Từ khóa: Nước thải gà rán công nghiệp, Oxy hóa nâng cao, Thủy sinh thực vật.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Nước thải từ ngành sản xuất thực phẩm ăn nhanh, đặc biệt là nước thải phát sinh<br /> từ quá trình tẩm ướp gà rán là loại nước thải có thành phần là các hợp chất gia vị,<br /> đây là thành phần có tính chất kháng khuẩn, kháng vi sinh vật và kháng nấm rất<br /> cao. Một số nghiên cứu cho thấy một số hợp chất trong gia vị tẩm ướp có khả năng<br /> kháng khuẩn và ức chế hoạt động của vi sinh vật: Chất chiết xuất từ thực vật tự<br /> nhiên (Cây Hương Thảo – Rosmarinus officinalis) làm gia vị tẩm ướp có ảnh<br /> hưởng đáng kể đến sự ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong các sản phẩm thịt<br /> [7]; Nghiên cứu khi ướp thịt bò với rượu vang đỏ vị ngọt nhạt, mật ong, húng tây<br /> kinh giới, tỏi, và cải ngựa có thể kiểm soát được tổng số vi khuẩn mesophilic hiếu<br /> khí, vi khuẩn axit lactic và quá trình oxy hóa của thịt [10]; Nghiên cứu hoạt tính<br /> kháng nấm của các loại gia vị: Tỏi, Hành Tây, Gừng, Tiêu, Đinh Hương, Quế,…<br /> Kết quả cho thấy hoạt chất trong Tỏi và Đinh Hương ở nồng độ 20% ức chế hoàn<br /> toàn khả năng tăng trưởng của nấm [9]; Tinh dầu của các loại gia vị và thảo dược<br /> sử dụng rộng rãi như: Tỏi, Mù Tạt, Quế, Thì Là, cây Đinh Hương, Quế, Húng Tây,<br /> Húng Quế, Oregano, hạt Tiêu, Gừng, cây Xô Thơm, Hương Thảo, đều có tác dụng<br /> kháng khuẩn rất tốt [8]; Ngoài việc sử dụng ớt trong các món ăn, ớt được nghiên<br /> cứu có tính chất kháng sinh và kháng nấm. Hiện nay, nghiên cứu đang được tiến<br /> hành để xác định tiềm năng cho các ứng dụng của chiết xuất ớt trong ngành công<br /> nghiệp thực phẩm làm chất bảo quản nhân tạo [12]; Nghiên cứu sử dụng vỏ của<br /> quả ớt tạo thành bột nhằm hạn chế hiện tượng thối rễ do nấm gây ra ở cây họ đậu;<br /> Trong dung dịch nước chiết xuất từ tiêu đen và bột nghệ cho thấy ức chế hoạt động<br /> của chủng vi khuẩn cầu (Staphylococcus aureus); Gia vị là những tác nhân tự<br /> nhiên chống lại hầu hết các hoạt động của vi khuẩn [14]; Hoạt động kháng khuẩn<br /> của chất chiết xuất từ ớt và hạt tiêu đen được đánh giá rất hiệu quả trên cây cải<br /> xoắn Trung Quốc (chủng Xanthomonas campestris – vi khuẩn gây bệnh gây thối<br /> đen lá và chủng Alternaria brassicicola nấm gây bệnh đốm lá) [11].<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 39<br /> Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br /> <br /> Đối với loại nước thải sơ chế gà rán công nghiệp, xử lý trực tiếp bằng phương<br /> pháp sinh học hầu như không khả thi do tính ức chế sinh học của các hợp chất<br /> trong gia vị. Vì vậy, áp dụng phương pháp oxy hóa nâng cao như một khâu tiền xử<br /> lý nhằm làm mất hoạt tính ức chế sinh học của các hợp chất trong gia vị của nước<br /> thải là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm.<br /> Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nên thuận lợi cho việc phát triển của nhiều loại<br /> thực vật, đặc biệt là các loại thực vật có khả năng làm sạch nhiều loại chất ô nhiễm<br /> trong nước thải. Một số nghiên cứu đã được thực hiện có thể kể đến như: Lê Anh<br /> Tuấn (2007) đã nghiên cứu sử dụng thực vật để loại bỏ các chất dinh dưỡng dư<br /> thừa trong nước thải từ các ao nuôi thủy sản, hầu hết các thông số chất ô nhiễm ở<br /> nước đầu ra đều dưới mức cho phép, thông số BOD5 và COD có hiệu quả xử lý cao<br /> trên 85%, thông số DO có tăng nhưng không nhiều, chưa đạt ở mức mong muốn,<br /> đặc biệt độ đục (turbidity) và tổng Coliform cho kết quả rất cao trên 96%, các kết<br /> quả đo pH xấp xỉ ở mức 7,0 nước đầu vào và mức 6,8 – 6,9 ở nước đầu ra [1];<br /> Trương Thị Nga (2007) nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng sậy đã cho thấy<br /> kết quả hiệu suất xử lý P tổng lên đến 93,78%, NH4+ là 64,08% và COD là 36,39%<br /> [2]; Trương Thị Nga (2007) đã nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý nước thải chăn<br /> nuôi bằng rau Dừa và rau Muống, cho thấy rau Dừa có khả năng xử lý nước thải<br /> tốt hơn rau Muống. Đối với rau Dừa, hiệu suất khử độ đục là 89,37%, BOD5 là<br /> 82,4%, COD là 66,05%, N tổng là 86,16% và P Tổng là 44,83%. Đối với rau<br /> Muống, hiệu suất khử độ đục là 66,19%, BOD5 là 63,28%, COD là 50,49%, N<br /> tổng là 84,26% và P Tổng là 38,02%. [3]. Tuy nhiên các nghiên cứu trong và ngoài<br /> nước, sử dụng phương pháp oxy hóa nâng cao với thủy sinh thực vật trong việc<br /> loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước thải vẫn còn rất hạn chế. Do vậy, việc nghiên<br /> cứu dùng phương pháp oxy hóa nâng cao như một khâu tiền xử lý trước khi sử<br /> dụng thực vật để loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải sơ chế gà rán<br /> công nghiệp cần được quan tâm và thực hiện.<br /> 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nước thải từ quá trình tẩm ướp gà bán thành phẩm: Mỡ động thực vật, vụn thịt,<br /> dịch máu, hóa chất tẩy rửa, hóa chất khử trùng, chất thải rắn,… Thành phần và đặc<br /> tính của nước thải tẩm ướp gà được trình bày ở bảng 1.<br /> Bảng 1. Thành phần nước thải từ ngành sản xuất tẩm ướp gà – thức ăn nhanh.<br /> Chỉ tiêu Đơn vị McDonald's KFC Jollibee<br /> pH - 6.5-8.5 5,89 5,3-6,8<br /> TSS mg/l 120 - 160 473 -<br /> COD mgO2/l - 1.152 2800-5350<br /> BOD5 mgO2/l 150 - 250 920 1800-2140<br /> Tổng Nito mg/l 20 – 80 30 147-370<br /> Tổng Phospho mg/l 6-8 5,14 46-90<br /> Dầu mỡ thực vật mg/l - 351 7,8<br /> Coliforms MPN/100mml 10 - 109<br /> 8<br /> - 2.4×108<br /> <br /> <br /> 40 N. Đ. Châu, N. T. Luân, T. H. Đan, “Khả năng xử lý nước thải … thủy sinh thực vật.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Tổng hợp thông tin từ các nguồn tài liệu tham khảo uy tín trong và ngoài nước.<br /> Ngoài ra, nghiên cứu còn thu thập số liệu thực tế từ các nhà máy sơ chế gà rán<br /> công nghiệp.<br /> Sử dụng các phương pháp phân tích tiêu chuẩn như TCVN, AOAC, ASTM để<br /> phân tích các thông số nước thải trước và sau xử lý.<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp oxy hóa<br /> Các phương pháp oxy hóa nâng cao (Advanced Oxydation Processes– AOPs)<br /> được xem là nền tảng của công nghệ xử lý nước thải ở thế kỷ 21. Bản chất của tất<br /> cả những quá trình oxy hóa nâng cao AOPs đều dựa vào khả năng oxy hóa rất<br /> mạnh và không chọn lọc của các gốc tự do Hydroxyl *OH. Gốc tự do này không<br /> tồn tại sẵn như những tác nhân oxy hóa thông thường mà chỉ được tạo ra ngay<br /> trong quá trình phản ứng, tuy có thời gian tồn tại rất ngắn nhưng khả năng oxy hóa<br /> lại rất mạnh.<br /> Các gốc hydroxyl tự do (*OH) được đặc trưng bởi sự thiếu hụt một electron và<br /> do đó chúng không ổn định. Chúng có xu hướng phản ứng với vật chất đầu tiên<br /> mà chúng tiếp xúc. Các gốc hydroxyl (*OH) cũng có xu hướng oxy hóa các chất ô<br /> nhiễm hữu cơ hòa tan trong nước tạo ra carbon dioxide, nước và muối. (Heeks,<br /> Smith và Perry, 1991).<br /> Mục đích cuối cùng của quá trình oxy hoá các chất ô nhiễm trong nước là vô cơ<br /> hoá hay khoáng hoá (chuyển các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản và<br /> không độc hại cho môi trường).<br /> Các quá trình AOPs tạo gốc hydroxyl *OH được xem như là một yếu tố then<br /> chốt để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ ức chế quá trình sinh học trong các loại<br /> nước thải.<br /> Dựa vào đặc tính của quá trình có hay không sử dụng nguồn năng lượng bức xạ<br /> tử ngoại UV có thể phân loại quá trình oxy hoá nâng cao thành 2 nhóm:<br />  Nhóm oxy hoá nâng cao không nhờ tác nhân ánh sáng (ANPO)<br />  Nhóm các quá trình oxy hoá nâng cao nhờ tác nhân ánh sáng (APO)<br /> Một số anion vô cơ thường có trong nước thải cũng có thể làm giảm hiệu quả<br /> của quá trình Peroxone do chúng tìm diệt các gốc *OH vừa được tạo ra. Những<br /> chất tìm diệt các gốc hydroxyl *OH được gọi chung là những chất tìm diệt gốc<br /> hydroxyl (hydroxyl scavengers). Các ion clorua, cacbonat và bicacbonat thường có<br /> ảnh hưởng kìm hãm tốc độ phản ứng nhiều nhất, còn các ion sulfat, phosphat hay<br /> nitrat sẽ ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn.<br /> Với đặc điểm là nước thải có thông số COD, hàm lượng dầu mỡ cao thì việc xử<br /> lý bằng phương pháp oxy hóa nâng cao hoặc Ôzôn là khả thi. Tuy nhiên, phương<br /> pháp oxy hóa nâng cao hoặc Ôzôn hóa đòi hỏi chi phí vận hành cao, một số chất<br /> hữu cơ có mạch dài phức tạp chỉ được “cắt” ra thành các chất đơn giản hơn chứ<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 41<br /> Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br /> <br /> không được xử lý hoàn toàn. Do đó, việc kết hợp với phương pháp khác là hết sức<br /> cần thiết nhằm nâng cao hiệu suất xử lý với chi phí phù hợp.<br /> 3.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp thủy sinh thực vật<br /> Thực vật thủy sinh bao gồm các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường<br /> nước, chúng có khả năng ”phát triển nhanh và phân bố rộng”, điều này được ứng<br /> dụng trong: xử lý nước thải; chế biến phân hữu cơ (compost); sử dụng làm thức ăn<br /> cho gia súc;...<br /> Thủy sinh thực vật chia thành 3 loại chính như sau: nhóm sống chìm dưới nước<br /> (Submerged plants); nhóm sống trôi nổi trên mặt nước (Ploating plants); nhóm<br /> sống vươn lên mặt nước (Emergent plants).<br /> Vai trò của thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải: ổn định chất thải; loại bỏ<br /> dinh dưỡng trong nước thải; thu hồi dinh dưỡng vào sinh khối; thu hồi sinh khối<br /> thực vật sử dụng cho mục đích khác; cung cấp môi trường bám dính của VSV (rễ,<br /> thân) để VSV ổn định chất thải.<br /> Thực vật thủy sinh có hiệu quả xử lý ổn định với nước thải có nồng độ COD,<br /> BOD thấp; chi phí xử lý rẻ tiền; công nghệ đơn giản; sản sinh ra sinh khối dùng<br /> cho các mục đích khác; không tiêu hao nhiên liệu,... Tuy nhiên, sử dụng thực vật<br /> thủy sinh yêu cầu diện tích lớn.<br /> Cơ chế xử lý ô nhiễm của thực vật thủy sinh gồm các hình thức khác nhau, tùy<br /> theo tính chất hóa học và tính chất của các chất gây ô nhiễm (nếu là trơ, dễ bay hơi<br /> hoặc chất có khả năng bị phân hủy bởi thực vật hoặc phân hủy trong đất) và tùy<br /> theo các đặc tính thực vật: Phytodegradation (Phytotransformation) – Quá trình<br /> phân hủy; Phytovolatilization – quá trình bay hơi; Phytoextraction<br /> (Phytoaccumulation, Phytoabsorption hoặc Phytosequestration) – quá trình tích<br /> lũy; Phytofiltration – Quá trình lọc; Rhizodegradation (Phytostimulation) – Quá<br /> trình cộng sinh; Phytostabilization (Phytoimmobilization) – Quá trình cố định; Cơ<br /> chế loại bỏ các mầm bệnh.<br /> Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc hấp thu và vận chuyển các chất ô nhiễm<br /> trong cây như đặc điểm lý hóa của chất ô nhiễm (tính tan, khả năng bay hơi, trọng<br /> lượng phân tử, hệ số tan trong nước/rượu Kow); tính chất môi trường (nhiệt độ,<br /> pH, độ ẩm chất nền, chất hữu cơ); đặc điểm cây trồng (đặc điểm hệ rễ, enzyme).<br /> Ngoài ra mối liên hệ giữa cây trồng và hệ sinh vật trong vùng rễ cũng được xem là<br /> tác nhân ảnh hưởng đến khả năng làm sạch sinh học của các loại cây.<br /> Đã có nhiều nghiên cứu sử dụng thủy sinh thực vật để xử lý nước thải sinh hoạt<br /> và nước thải công nghiệp có hàm lượng chất hữu cơ cao hiện đang được áp dụng<br /> rộng rãi. Tuy nhiên dùng phương pháp thủy sinh thực vật để xử lý nước thải sơ chế<br /> gà ráng công nghiệp vẫn chưa được thực hiện, vì vậy việc nghiên cứu sử dụng thực<br /> vật thủy sinh để loại bỏ chất ô nhiễm trong loại nước thải này là cần thiết.<br /> 3.3. Khả năng xử lý nước thải sơ chế gà rán công nghiệp bằng phương pháp<br /> oxy hóa nâng cao kết hợp thủy sinh thực vật<br /> Với những ưu điểm và nhược điểm của hai phương pháp đã nêu ở trên, có thể<br /> thấy được phương pháp oxy hóa nâng cao có hiệu quả ở một mức độ nhất định trong<br /> <br /> <br /> 42 N. Đ. Châu, N. T. Luân, T. H. Đan, “Khả năng xử lý nước thải … thủy sinh thực vật.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> thời gian ngắn, ngoài ra đối với một số chất hữu cơ phức tạp phương pháp này chỉ<br /> “cắt” mạch biến thành các chất hữu cơ đơn giản và không xử lý triệt để được, tuy<br /> nhiên phương pháp này lại chịu được sự thay đổi “tải trọng” và chịu “sốc tải” tốt.<br /> Đối với phương pháp thủy sinh thực vật thì chi phí thấp nhưng thời gian xử lý kéo<br /> dài, nước thải đầu ra có nồng độ ổn định do có sự phối trộn các thời điểm nước thải<br /> có nồng độ khác nhau với nhau. Phương pháp thủy sinh thực vật vận hành đơn giản<br /> và hiệu suất xử lý tốt, thân thiện môi trường. Vì vậy, việc kết hợp hai phương pháp<br /> xử lý này là phù hợp nhằm đảm bảo xử lý hiệu quả nước thải sơ chế gà rán công<br /> nghiệp với chi phí phù hợp, hệ thống vận hành ổn định và hiệu quả.<br /> Đã có nhiều mô hình nghiên cứu kết hợp phương pháp oxy hóa nâng cao với<br /> phương pháp sinh học (thực vật, bùn hoạt tính,…) được nghiên cứu và đạt được một<br /> số kết quả như: Nghiên cứu xử lý nước thải phát sinh từ nhà máy sản xuất dược<br /> phẩm bằng phương pháp oxy hóa nâng cao kết hợp phương pháp sinh học cho kết<br /> quả lý tưởng, tỷ lệ BOD/COD tăng lên từ 1,5 đến 2 lần so với trước khi xử lý oxy<br /> hóa, quá trình cắt mạch diễn ra mạnh mẽ trong 90 phút đầu tiên của quá trình phản<br /> ứng [4]; Nghiên cứu tăng cường khả năng phân hủy sinh học của nước thải sau khi<br /> tiền xử lý bằng các quá trình AOPs (UV/O3; UV/H2O2; Fenton,…); Nghiên cứu đặc<br /> điểm phân hủy của các hợp chất nitrophenol bằng tác nhân Fenton (H2O2 +<br /> Fe(II)) và điện phân. Nghiên cứu xử lý nước thải chứa 2,4,6-Trinitrophenol (TNP)<br /> và 2,4,6-Trinitrorezocxin (TNR) bằng giải pháp sử dụng tác nhân Fenton hoặc<br /> điện phân kết hợp với thực vật thủy sinh – cây Thủy Trúc [5]; Nghiên cứu áp dụng<br /> phương pháp oxy hóa nâng cao và quá trình sinh học trong xử lý nước thải sản xuất<br /> dầu Olive (OMW) hiệu quả xử lý COD đạt trên 80% và nước thải sau xử lý oxy hóa<br /> dễ dàng phân hủy bằng các quá trình sinh học hiếu khí [6].<br /> 4. KẾT LUẬN<br /> Từ các nghiên cứu đi trước thì việc áp dụng phương pháp oxy hóa nâng cao kết<br /> hợp với phương pháp thủy sinh thực vật là hoàn toàn khả thi nhằm mục đích xử lý<br /> hiệu quả với chi phí hợp lý và tận dụng được các ưu điểm, khắc phục các nhược<br /> điểm của hai phương pháp để xử lý nước thải sơ chế gà rán công nghiệp. Tuy<br /> nhiên, để có thể áp dụng vào thực tế cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn từ<br /> cấp độ mô hình phòng thí nghiệm đến mô hình pilot để đưa ra các thông số vận<br /> hành hiệu quả cho các mô hình trong thực tế.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Lê Anh Tuấn, 2007, “Xử lý nước thải các ao nuôi cá nước ngọt bằng đất<br /> ngập nước kiến tạo”. Hội thảo Quản lý và xử lý ao nuôi thủy sản, Sở TN-MT<br /> An Giang.<br /> [2]. Trương Thị Nga, Hồ Liên Huê, Trương Hoàng Đan, Nguyễn Xuân Lộc,<br /> Nguyễn Công Thuận, 2007, “Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng cây<br /> Sậy, Kỷ yếu HNKH: PTBV vùng đồng bằng sông Cửu Long sau khi Việt Nam<br /> gia nhập WTO”.<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 43<br /> Hóa học & Kỹ thuật môi trường<br /> <br /> [3]. Trương Thị Nga, Hồ Huy Thông, Nguyễn Xuân Lộc, Nguyễn Công Thuận,<br /> Trương Hoàng Đan, 2007, “So sánh Hiệu quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng<br /> rau Dừa (Jussiaea Repens.L) và rau Muống (Ipomoea aquatica forssk)”, Kỷ<br /> yếu HNKH: PTBV vùng đồng bằng sông Cửu Long sau khi Việt Nam gia<br /> nhập WTO.<br /> [4]. Nguyễn Điền Châu, 2012, “Nghiên cứu xử lý nước thải từ ngành sản xuất dược<br /> phẩm bằng phương pháp oxy hóa nâng cao”, Luận văn Thạc sĩ Công nghệ Môi<br /> trường – Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TP. HCM.<br /> [5]. Phạm Thanh Dũng, 2012, “Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải nhiễm thuốc<br /> nổ nhóm nitrophenol bằng một số tác nhân hóa học, xúc tác kết hợp sử dụng<br /> thực vật thủy sinh”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Môi trường – Trường đại học<br /> Khoa học Tự nhiên Hà Nội.<br /> [6]. Panagiota Paraskeva and Evan Diamadopoulos, 2006, “Technologies for olive<br /> mill wastewater (OMW) treatment: a review”, J Chem Technol<br /> Biotechnol81:1475–1485 (2006).<br /> [7]. Małgorzata Jałosińska, Jacek Wilczak, 2009, “Influence of plant extracts on<br /> the microbiological shelf life of meat products”, Institute of Animal<br /> Reproduction and Food Research of the Polish Academy of Sciences, 2009,<br /> Vol. 59, No. 4, pp. 303-308.<br /> [8]. Marija M. Škrinjar and Nevena T. Nemet, 2009, “Antimicrobial effects of<br /> spices and herbs essential oils”, Faculty of Technology, Bulevar Cara Lazara,<br /> BIBLID: 1450-7188 (2009) 40, 195-209.<br /> [9]. Shubhi Avasthi, 2010, “Antifungal activity of plant products against<br /> Aspergillus niger: A potential application in the control of a spoilage fungus”,<br /> Biological Forum — An International Journal, 2(1): 53-55(2010).<br /> [10]. Daniela Istrati, 2011, “Study of the combined effect of spices and marination<br /> on beef meat vacuum packaged”, The Annals of the UniversityDunarea de Jos<br /> of Galati Fascicle VI – Food echnology 35(2) 75-85.<br /> [11]. Kaewalin Kunasakdakul, 2012, “Antimicrobial Activities of Chili and Black<br /> Pepper Extracts on Pathogens of Chinese Kale”, CMU. J. Nat. Sci. (2012)<br /> Vol. 11(2).<br /> [12]. Morrine A Omolo, 2014, “Antimicrobial Properties of Chili Peppers”,<br /> Infectious Diseases & Therapy, ISSN: 2332-0877, Volume 2 - Issue 4 -<br /> 1000145.<br /> [13]. Mokhtar, M.M, 2014, “Effect of Some Botanical Powdered Plants against<br /> Root Rot Disease Incidence of Bean under Field Conditions”, International<br /> Journal of Engineering and Innovative Technology (IJEIT) Volume 4, Issue 1,<br /> July 2014.<br /> [14]. Pavithra,G, 2014, “Effect of Spices on Bacteria – A Short Review”, Pavithra G<br /> /J. Pharm. Sci. & Res. Vol. 6(8), 2014, 268-270. ISSN: 0975-1459<br /> <br /> <br /> <br /> 44 N. Đ. Châu, N. T. Luân, T. H. Đan, “Khả năng xử lý nước thải … thủy sinh thực vật.”<br /> Nghiên cứu khoa học công nghệ<br /> <br /> ABSTRACT<br /> ABILITY TO TREAT WASTEWATER OF PRIMARY PROCESSING<br /> INDUSTRIAL FRIED CHICKEN BY THE COMBINATION TREATMENT<br /> ENHANCED OXIDATION ASSOCIATED WITH AQUATIC PLANTS<br /> The development of Vietnam aims to industrialization - modernization,<br /> some kind of new food processing also appears that trend, including<br /> industrial fried chicken sector (fast food). Wastewater of primary processing<br /> industrial fried chicken is one of the new wastewater with typical<br /> concentrations of organic matter, nutrients and contains some components<br /> inhibit biology (with the spices). Aims to effectively handle this type of<br /> wastewater, the paper offers an overview of the combination treatment<br /> enhanced oxidation associated with aquatic vegetation to solve the problems<br /> mentioned above muscle theoretical and practical studies. The paper is the<br /> first step of implementing research, technology application combines<br /> advanced oxidation method and aquatic plants to treat wastewater of<br /> primary processing industrial fried chicken.<br /> Keywords: Wastewater of primary processing industrial fried chicken, Advanced oxidation, Aquatic plants.<br /> <br /> Nhận bài ngày 11 tháng 8 năm 2017<br /> Hoàn thiện ngày 21 tháng 8 năm 2017<br /> Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 09 năm 2017<br /> 1<br /> Địa chỉ: Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên/ Đại học Cần Thơ;<br /> 2<br /> Viện Nhiệt đới Môi trường (ITE)/ Viện KH-CNQS.<br /> *<br /> Email: dienchaunguyen@gmail.com.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 45<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0