intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khắc phục tính nhút nhát - Trí nhớ thất thường

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bé quá nhút nhát, đi đâu cũng rón rén, ngại tiếp xúc với mọi người, cha mẹ cần tìm tìm hiểu nguyên nhân. Có thể cháu không khỏe hay bị một dị tật nào đó khiến nó mặc cảm. Cũng có thể do gia đình khó khăn hoặc được nuông chiều quá. Phải làm thế nào đây? - Không chế nhạo con kiểu: Nhát như cáy, lớn rồi mà như đứa con nít. - Không ép con làm điều gì nó chưa muốn, chưa đủ tự tin. Bạn hãy chuẩn bị tư tưởng cho con trước khi nó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khắc phục tính nhút nhát - Trí nhớ thất thường

  1. Khắc phục tính nhút nhát Nếu bé quá nhút nhát, đi đâu cũng rón rén, ngại tiếp xúc với mọi người, cha mẹ cần tìm tìm hiểu nguyên nhân. Có thể cháu không khỏe hay bị một dị tật nào đó khiến nó mặc cảm. Cũng có thể do gia đình khó khăn hoặc được nuông chiều quá. Phải làm thế nào đây? - Không chế nhạo con kiểu: Nhát như cáy, lớn rồi mà như đứa con nít. - Không ép con làm điều gì nó chưa muốn, chưa đủ tự tin. Bạn hãy chuẩn bị tư tưởng cho con trước khi nó bắt đầu làm một việc nào đó. Hãy động viên, an ủi, dần dần con bạn sẽ tự tin hơn. - Không nuông chiều con quá mức, cũng không quá nghiêm khắc với nó. Trẻ được nuôi trong lồng kính, không giao tiếp với bên ngoài sẽ trở nên ngờ nghệch. - Khuyến khích con đi chơi cùng bạn bè, học vẽ, học đàn, chơi thể thao để nó tự khẳng định mình. - Tạo bầu không khí vui tươi, ấm áp trong gia đình. Cha mẹ nên đối xử một cách bình đẳng, dân chủ với con. - Nếu đứa trẻ ngại đi chơi bên ngoài, nên tạo điều kiện để các bạn đến nhà chơi nhân dịp ngày lễ, sinh nhật.
  2. Khắc phục trí nhớ thất thường Nếu con bạn không thể tiếp thu được bài học, đừng quá lo. Có những biện pháp và trò chơi hữu hiệu để ''thuần hóa'' trí nhớ của trẻ... Để học bài, tốt nhất để trẻ có một chỗ ngồi cố định. Trong phòng học, trên bàn bếp hay trên tràng kỷ ở phòng khách bất kỳ chỗ nào, nhưng phải trong cùng một khung cảnh. Nhờ vậy, não của trẻ sẽ tập trung vào bài học chứ không phải là những gì trang trí xung quanh. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để khai thác tối ưu trí nhớ của trẻ. Rèn luyện trong một mục đích chính xác Trong não, tồn tại hai ''ngăn'' riêng biệt: ký ức tức thì nơi lưu giữ những chi tiết mà người ta sẽ quên đi sau 5 phút, ký ức lâu dài nơi sắp xếp những điều mà người ta ghi nhớ lâu hơn, đôi khi trong suốt cả cuộc đời. Một thông tin chỉ có thể được giữ lại nếu trẻ biết rằng mình phải sử dụng đến nó. Vì vậy, hãy để cho trẻ thấy rằng việc học hành là để phục vụ cuộc sống của trẻ sau này. Ví dụ: các phép tính cộng, trừ, nhân, chia là để tính toán giá cả, chi tiêu hàng ngày khi đi mua sắm; từ vựng tiếng Anh là không thể thiếu để hiểu những nguyên tắc của một trò chơi mới, một bài hát trên truyền hình....
  3. Nhưng, đôi khi bài học không hợp sử dụng trực tiếp, ví dụ trường hợp của môn lịch sử. Vì vậy, để không cho trí nhớ của trẻ trống rỗng, bạn hãy thử trò chơi dạy học cùng con, cùng nhau tưởng tượng những câu hỏi mà cô giáo có thể đặt ra vào ngày mai. Khi biết được mình cần nhớ những gì, trẻ sẽ ghi nhớ tốt hơn. Bắt đầu từ sự so sánh Trí nhớ hoạt động trên nguyên tắc những liên tưởng. Để ghi nhớ tốt hơn một thông tin, não của chúng ta sẽ cố gắng nối liền nó với điều mà chúng ta biết. Để giúp trẻ em được bài học, cần phải thực hiện phép so sánh. Ví dụ, nếu trẻ em đang học rằng một lít nước bằng 1.000 cm, hãy gợi nhớ cho trẻ về món bánh sinh nhật mà bạn từng làm. Cần phải có 1.000cm sữa để làm một chiếc bánh cho 4 người ăn: bạn đưa ra chiếc chai 1 lít... Nhắc lại, một phương pháp hữu hiệu Các thí nghiệm đã chứng minh rằng chúng ta sẽ quên 50% những gì đã học sau nửa tiếng đồng hồ, và 80% sau một đêm. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, chúng ta sẽ khắc phục cỗ máy ghi nhớ tồi này bằng sự lặp đi lặp lại. Ví dụ: Trẻ đang học bảng cửu chương nhân. Hãy yêu cầu trẻ đọc lại cho bạn sau 10 phút, sau đó, trước khi đi ngủ, não sẽ tổ chức, sắp xếp và ''dọn dẹp'' tất cả các thông tin. Dự kiến hãy cùng trẻ ôn tập lại sau một tuần, và lần cuối sau buổi kiểm tra toán.
  4. Tìm kiếm những từ tác động lên lên trí nhớ Trẻ em cần được chơi trò chơi với trí nhớ của mình. Ví dụ đọc lại bài học với một vài từ đơn lẻ. Với từ ''Trần Quốc Toản'' và ''quả cam'', trẻ có thể đọc: ''Vì lòng căm thù quân giặc ngoại xâm, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam và đòi được đi đánh giặc''. Hay biến công thức toán học trở thành một bài thơ vần: ''Trên đường kẻ chậm người mau. Hai kẻ ngược chiều muốn gặp nhau. Vận tốc đôi bên tìm tổng số. Đường dài chia với, khó chi đâu''. Cách học thư giãn này, không thể chép vào giấy, nhưng nó tác động lớn vào trí nhớ của trẻ và giúp trẻ nhớ được bài học, đó là điều cốt yếu.
  5. Khen ngợi trẻ một cách hợp lý Nhiều bậc cha mẹ dùng lời khen để khuyến khích và nâng đỡ tinh thần cho con. Nhưng nếu họ thường xuyên áp dụng cách này thì chỉ đem lại kết quả xấu. Báo Emotional Health đã lý giải điều này. Một số bậc cha mẹ rất hào phóng ban tặng những lời khen cho con, khiến trẻ có suy nghĩ mình là siêu nhân, thần đồng, thiên tài... Đến khi lớn lên, trẻ dần nhận thức được rằng, mình chỉ là người bình thường. Từ chỗ thất vọng về bản thân, trẻ bắt đầu có những cách cư xử không phải phép đối với cha mẹ, thậm chí còn mang lòng oán trách. Bởi vì sự tự tin là một thứ cha mẹ không thể trao tặng cho con giống như một món quà. Trẻ phải tự rèn luyện. Ông Marshall Duke, GS Tâm lý Đại học Emory (Atlanta) cho biết: “Chúng tôi đã khám phá được nhiều điều thú vị từ một cuộc điều tra đối với 40 giáo viên tiểu học. Các vị này thường xuyên khen học trò một cách nhiệt tình thái quá và kết quả là đã làm giảm bớt thậm chí đánh mất lòng kính trọng mà bọn trẻ dành cho mình”. Khi trẻ gặp thất bại, đừng vội an ủi chúng bằng những lời khen không đúng sự thật. Chính sự thất bại sẽ giúp trẻ tự rút ra bài học cho mình và quan trọng hơn, trẻ hiểu được giá trị của sự cố gắng. Bởi vậy việc bao bọc một đứa trẻ bằng những lời ca tụng thì cũng có nghĩa là người lớn đang bào mòn khả năng đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống của trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2