intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm logic

Chia sẻ: Cafe Sua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

867
lượt xem
90
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lôgic là gì? Sự cần thiết của nó Tại sao có thể nói “Logic là chìa khóa mở vào chân lý?” (Logic - c’est done la clé de là vérité)(1). Bởi chân lý của con người ít nhất - khởi từ mình - hữu Chủ Tri là suy lý - lý trí được biểu hiện bằng ngôn ngữ, và logic là hệ thống suy luận cao nhất của ngôn ngữ (nếu không có nó ngôn ngữ chỉ là những hạt cát rời rạc). Có nghĩa là, ngôn ngữ là đại biểu cao nhất, là tiên phong, là hệ thống chảy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm logic

  1. Logic I- Lôgic là gì? Sự cần thiết của nó Tại sao có thể nói “Logic là chìa khóa mở vào chân lý?” (Logic - c’est done la clé de là vérité)(1). Bởi chân lý của con người ít nhất - khởi từ mình - hữu Chủ Tri là suy lý - lý trí được biểu hiện bằng ngôn ngữ, và logic là hệ thống suy luận cao nhất của ngôn ngữ (nếu không có nó ngôn ngữ chỉ là những hạt cát rời rạc). Có nghĩa là, ngôn ngữ là đại biểu cao nhất, là tiên phong, là hệ thống chảy từ nguồn mạch tư duy đến cứu cánh vật thể, đưa lý trí của con người đạt tới chân lý. Cụ thể, logic là gì? Theo người Hy Lạp, “logic” khởi nguồn từ chữ “logos” nghĩa là: trật tự của vật thể đến thời gian. Theo quan niệm này có thể rút ra, logos là: 1. Trong không gian: Là trật tự của vật thể sắp đặt một cách hệ thống. 2. Trong thời gian: Là trật tự có tính kế tục Trật tự trong không gian, chẳng hạn, một chiếc đầu tầu - nếu là “đầu kéo” thì luôn phải ở trước các toa tàu (nếu là “đầu đẩy” thì ở phía sau), nhưng với bánh lái các con tàu dưới nước, thì trái lại, bánh lái phải luôn ở phía sau. Trật tự thời gian, chẳng hạn, người ta phải nói một con người lớn lên từ trẻ - đến già, chứ không thể nói ngược lại, và một vật nếu chạy từ A đến B, thì phải nói nó vận động từ A đến B, chứ không thể nói ngược lại. Người Hy Lạp còn chỉ ra: “Logos đó là con số và lý trí, và là đo lường, là đối thoại…” (“logos” c’est le nombre, c’est la raison et la mesus c’est la discour)(2). Nhưng trong đó, họ cũng đặc biệt nêu lên, “đối thoại” là cái hệ trọng nhất. Lần ngược thời cổ đại Hy Lạp, triết gia Socrate chủ trương tách rời môn vật lý - quan sát ngoại vật, bằng cách quay vào chính tâm hồn mình qua phép biện chứng để thiết lập ngành triết học. Cuộc đời triết học của Socrate là một cuộc đối thoại suy lý không ngừng. Đến Platon, ông đề cao phép biện chứng lên ngôi chúa tể của tư tưởng. Ông nói: “Toán học, vũ trụ học, âm nhac không phải là khoa học thực sự… Khoa học cao nhất, cái xứng với tên gọi nhất là nhắm đối tượng của tư tưởng, đó là biện chứng”(3). Và “Biện chứng pháp có sức mạnh đạt tới điều thiện, không có khoa học cao hơn và nó vừa là công việc vừa là vành nguyệt quế”(4) Ý tưởng của Platon rất rõ ràng, ông cho rằng “khoa học về điều thiện” - tức đạo đức, lớn hơn bất kỳ môn khoa học nhắm về cái gì khác làm đối tượng. Và điều thiện thì chỉ có tư duy - lương tri mới đạt tới. Và nó chỉ đạt tới bằng ngôn ngữ, từ đó nó cũng sản sinh ra hiến pháp, tín điều, hay pháp luật cũng bằng ngôn ngữ. Còn Aristote thì gọi logic là suy tưởng của suy tưởng - cái lao lên nguyên lý tối thượng. Ông nói: “Logic luôn luôn theo đuổi từ cái trừu tượng đến cái cụ thể, nó đi mãi đến tư
  2. tưởng tuyệt đối và nguyên lý tối thượng”. Aristote gọi nó là “suy tưởng của suy tưởng” (Aristote appelait la pensée de la pensé)(5) Sau khi thiết định logic là mô thức cao nhất của tư tưởng, Aristote cho rằng ngôn ngữ đã dịnh danh hữu thể, và đưa hữu thể vào vòng nguyên lý của suy lý logic. Như vậy logic không phải chỉ là mô thức suông chỉ chứa ngôn ngữ không nội dung, mà logic dẫn tư duy đến hữu thể và chân lý. Ông nói: “Hữu thể bao hàm nhiều chấp thuận, nhưng trong mỗi chấp thuận mọi định danh tự tạo thành trong quan hệ vào một nguyên lý duy nhất”(6) Đến đây, logic, chiếc chìa khóa chân lý của chúng ta đã mở ra khá rõ. Để khẳng định điều hệ trọng đó, triết gia Peirce cho rằng: “Logic là học thuyết của chân lý, tính chất chân lý và phương pháp phát hiện chân lý”(7). Thật là một tôn vinh hết cỡ với logic: 1. Logic không chỉ là học thuyết của chân lý mà còn là: 2. Logic là tính chất của chân lý. Như vậy, logic như một cấu thành của tư duy tham gia trực tiếp như một song hành - song sinh cùng chân lý. Nói dễ hiểu, mọi chân lý đều có hai mặt: khách thể và chủ thể. Logic chính là chủ thể của chân lý. Chưa hết: 3. Logic là phương pháp phát hiện chân lý. Với triết gia Kant, thì: “Logic là giáo luận là một hòa hợp của những nguyên tắc, để phục vụ một phán đoán dựa trên sự sử dụng thường nghiệm của những quan niệm”(8) Theo Kant thì, nếu không có logic làm giáo luật kết hợp những khái niệm vào trong chuỗi của một nguyên tắc hòa hợp, thì con người không thể phán đoán. Tư duy chúng ta có thể có khái niệm về dòng suối, con sông và biển cả, nhưng nếu nó không biết xâu chuỗi mọi thứ đó vào trong nguyên lý”nước chảy chỗ trũng” thì không thể suy lý: mọi dòng suối đều chảy về biển cả. Chính xem xét sự phát triển trong tính tất yếu của quy luật, mà Hegel định nghĩa rằng: “Logic, sự phát triển của tư duy trong cái tính tất yếu của nó”(9) hay: “Khoa học logic, là siêu hình học chân chính hay là triết học thuần túy tự biện”(10) Hai định nghĩa trên, là cách Lênin lĩnh hội và ghi chép trong cuốn “Bút ký triết học” của mình. Trong sách “Bách khoa các khoa học triết học”, Mat-xcơ-va xuất bản 1974 (tập 1, tr 107), có dẫn định nghĩa của Hegel về logic là: “Logic là khoa học của tư duy và những quy luật của nó”. Còn trong cuốn “Những nhà triết học lớn của phương Tây” (Les Grands Philosophes de l’Occident), F. Tomlin cho rằng: “Khoa học của lý trí - chỉ có nó là khoa học phổ quát, và Hegel cho nó một cái tên: đó là logic” (la science de la raison est done la seul science universelle, et Hegel lui donne un nom: c’est la logique) (tr 221). Theo đó thì Hegel coi: Logic vừa là khoa học của lý trí, vừa là khoa học phổ quát, nghĩa là Logic chính là con đường công lý nhất để đi tới chân lý. Để khép lại, phần định nghĩa về logic, tôi xin dẫn ra những nghiên cứu của triết gia Morfaux trong cuốn “Nhận thức và lý trí” (La connaissance et la raison): “Logic và toán học tham gia vào lĩnh vực khoa học hình thức. Cả hai là mô thức đối thoại, có nghĩa những mô thức của tư duy tuân thủ một hòa hợp của những nguyên tắc cấu thành, theo đó sự phát triển theo sau, để tiếp diễn một cách chắc chắn, những quy trình chữ viết biểu tượng nào đó vận động với những ký hiệu
  3. trong ý nghĩa và trong những nguyên tắc sử dụng xác định đầy nghiêm ngặt. Chúng và những khoa học hình thức - người ta nói thường xuyên là những ngôn ngữ hình thức - trong đó chúng thể hiện những yêu cầu“hình thức” - có nghĩa hình thành trung nguyên lý không mâu thuẫn từ bên trong (non contradiction intern) (tr 113). Và: “Logic là khoa học của “logos” nhưng trong đó không mang ý nghĩa là ngôn ngữ thường ngày: nó là khoa học của những yêu cầu của“logos”, cái là tư duy trật tự và liên quan (logos = tính toán, đối thoại, lý trí). Logic không phải là ngữ pháp, cũng chẳng phải là ngôn ngữ” (tr 113) II - Những phương pháp của Logic 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp Trước khi Aristote hệ thống hóa và phát minh làm đầy thêm khoa học về luận lý, các triết gia Hy Lạp, đặc biệt với Socrate và Platon cũng đã bàn và sử dụng những phương pháp logic. Có thể nói phương pháp “phân tích và tổng hợp” là con đẻ sớm nhất của logic. Platon cho rằng: “Có hai phương pháp trong biện chứng pháp: chia cắt và nhóm họp cùng nhau” (Platon distinguished two methods in dialectic: division and bringing together)(11) Chia cắt - đó là nghĩa đen của phép phân tích. Và nhóm hợp cùng nhau - là nghĩa đen của phép tổng hợp. Từ hai biện pháp chính này, phần nào, theo đó cũng sản sinh ra: 1. Phân tích - tiến đến phép diễn dịch. Đi từ cái chung đến cái riêng. 2. Tổng hợp - tiến đến phép quy nạp. Đi từ nhiều cái riêng đến cái chung. Để nắm rõ hai phép cơ bản này, chúng ta hãy nghe Saint Thomas khẳng định: “Trí năng con người là suy lý, đầu tiên nó tóm bắt yếu tính của vật thể, sau đó nó tìm hiểu những đặc thù phản ánh yếu tính đó, vậy thì nó bó buộc phải kết hợp và chia cắt, và nó là cái thiết lập nên lý tính” (12) 2. Luật Đồng nhất (Le principe d’identité) Luật đồng nhất, chúng ta đã bàn ở chương III (phần III, mục II). Nay để mang tính hệ thống, chúng ta hãy rà soát lại. Có ba bước: 1. Đồng nhất hình thức: A là A Đồng nhất toán học: A = A 2. Nguyên lý trái ngược (Le principe de contradiction): Cái không phải là A thì là cái khác - tức B
  4. 3. Nguyên lý khử tam (tiers exclu): Một là A, hai không là A thì là B, không thể có cái thứ ba vừa là A lẫn B Triết gia Kant bàn về tiêu chuẩn logic của phi mâu thuẫn bên trong như cái gì đó là tiêu chuẩn tương xứng của một”thực tại không chân”. Ông rất chú trọng vào luật đồng nhất, như Morfaux diễn tả: “Kant rất tập trung vào những nguyên tắc cổ điển của logic - gọi là hình thức, nguyên tắc đồng nhất (identifé) và mâu thuẫn (contradiction) nguyên tắc loại trừ cái thứ ba (tiers exclu) 3. Tam đoạn luận (syllogisme) a. Phép diễn dịch (deductive) Diễn dịch là phép suy luận từ cái Chung đến cái Riêng Diễn dịch hình thức: 1. Tất cả mọi người đều phải chết (đại tiền đề) 2. Thế mà Socrate là một người (Tiểu tiền đề) 3. Vậy thì Socrate cũng phải chết (kết luận) Kết luận chỉ đúng khi cả hai tiền đề trên buộc phải đúng Diễn dịch toán học A=B B=C A=C b. Phép quy nạp (inductive) Là phương pháp suy luận đi từ kết luận đặc thù tới nguyên lý Tổng quát. Hoặc: Là suy luận tiến từ các trường hợp Riêng để ra định luật Chung 4. Phép loại suy (analogy) Loại suy là phương pháp suy luận dựa trên tính tương đồng của các vật thể hay sự việc ở chương III, chúng ta đã bàn đến phép loại suy của Aristote. Ông đã chỉ ra ba thuộc tính của Phép loại suy: 1- Đồng nghĩa - univocal 2- Dị nghĩa - equivocal 3- Cả đồng nghĩa cả dị nghĩa
  5. Giờ xin được bàn phép loại suy kỹ hơn cùng các triết gia khác. Cajetan cho rằng có ba cách thức căn bản của phép loại suy, những cách thức này dựa trên sự phân loại của Saint Thomas: 1. Phép loại suy chỉ dựa trên hữu thể mà không dựa vào định hướng (còn gọi là phép loại suy không tương xứng, hay phép loại suy về chủng loại (genus). 2. Phép loại suy chỉ dựa vào định hướng mà không dựa vào hữu thể (còn gọi là phép loại suy chỉ định). 3. Phép loại suy dựa trên cả hữu thể và định hướng (đây là phép loại suy quan trọng nhất cho môn siêu hình học, nó là phép loại suy tương xứng). (14) Trên cơ sở của Saint Thomas, Cajetan đã sắp đặt lại trật tự cho phép loại suy của mình, theo ông, phép loại suy có ba cấp độ sau: 1- Chỉ định - attributive 2- Chỉ dụ - métaphorical 3- Tương xứng - propotional(15) Theo trật tự đó, khi người ta suy luận về bất cứ sự vật nào, mở đầu người ta thường chỉ định cho nó một thuộc tính chung nào đó, sau đó người ta tiến từ xa đến gần bằng tất cả những chỉ dụ có thuộc tính gần với chỉ định. Cuối cùng người ta tiến đến kết luận tương xứng giữa ý thức và vật thể. Quan niệm về phương pháp logic của Kant Quan niệm: “Logic có lẽ là nên nhận diện theo hai dạng thức: logic thực hành nhận thức phổ quát, và logic thực hành luật tắc cần thiết tuyệt đối trong tư duy, không có những luật tắc này thì không có sự thực hành khả dĩ nào của nhận thức, và tóm lại, logic này nhận diện một cách độc lập những sự khác biệt của vật thể nhờ đó nó có thể áp dụng. Logic thực hành chuyên biệt của nhận thức bao gồm những luật tắc phục vụ việc suy tư chính xác về một chủng loại nhất định của vật thể”(16) Từ quan niệm của Kant, chúng ta có thể tóm tắt lại: 1. Logic thực hành nhận thức phổ quát (Logique de l’usage de l’entendement en général): Là phương pháp duy niệm tuyệt đối, độc lập trước mọi …. Làm nền móng cho …thực hành) 2. Logic thực hành chuyên biệt (logique de son usage particulier): là phương pháp đi sâu vào các chuyên ngành. Vô cùng hệ trọng, Kant đã thiết lập bảng: Chức năng Logic của nhận thức trong những phán đoán (De la fonction logique de l’entendement dans les jugements) 1. Lượng tính của những phán đoán (Quantité des jugements)
  6. 1. Toàn thể (universels) 2. Đặc thù (particulier) 3. Riêng rẽ (singulier) 2. Phẩm tính (quanlité) 4. Khẳng định (affirmatifs) 5. Phủ định (négatifs) 6. Không xác định (indéfinis) 3. Tương quan (relation) 7. Chủng loại (catégoriques) 8. Giả thuyết (hypothétiques) 9. Ly gián (disjonctifs) 4. Hình thái (modalité) 10. Hồ nghi (prollématique) 11. Xác nhận (assertorique) 12. Khẳng định (apodictique)(17) Về logic, Kant cho rằng: “Mệnh đề nghi vấn chỉ là cái bày tỏ một khả tính logic, nó không chứa một yếu tố khách quan nào” Điều đó, có nghĩa Kant muốn thiết lập một phương pháp logic duy niệm thuần túy. Các bộ ba phép biện chứng của Hegel: A. Bộ ba thứ nhất 1. Đề tài (thesis): Ý tưởng (the idea) 2. Phản đề (antithesis): Tự nhiên (nature) 3. Tổng đề (synthesis): Trí năng hay tinh thần (Mind or spirit) B. Bộ ba khác (another triad) 1. Đề tài (thesis): Hữu thể (being) 2. Phản đề (antithesis): Không có gì (phi hữu) (nothing) 3. Tổng đề (synthesis): Trở thành (becoming) (18) Qua hai bộ ba phép biện chứng của Hegel, có thể nói: đó là phép biện chứng toàn thể, hay nói chính xác hơn đó là phép”biện chứng quá trình”. Nhìn vào bộ ba thứ hai, thấy, khác hẳn các triết gia trước, coi hữu thể như đang là hữu thể, Hegel khác hẳn, đã nhìn nhận hữu thể như là quá trình về nó thăng trầm qua các chặng
  7. 1. Hữu thể đang là hữu thể 2. Hữu thể vận động không còn là hữu thể (nothing) 3. Hữu thể sau quá trình vận động đã trở thành Chính về quan niệm trở thành của hữu thể, mà Hegel cho rằng: “mọi chân lý đều đang trở thành”. Nhìn vào bộ ba thứ nhất, chúng ta có thể đưa ra thí dụ: 1- Đề tài, ý tưởng về một nụ bông 2- Phản đề, tự nhiên, nụ đã nở thành hoa và trở thành phản đề 3- Tổng đề, trí năng, xâu chuỗi tất cả mọi giai đoạn và thấy nụ trở thành quả. Nguon : chungta.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2