intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm về tranh chấp tên miền

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

78
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Có hai lý do cho tình trạng này. Thứ nhất, trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm về tranh chấp tên miền

  1. Khái niệm về tranh chấp tên miền Tranh chấp tên miền xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Có hai lý do cho tình trạng này. Thứ nhất, trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả năng nhiều chủ thể cùng xin đăng ký một tên miền ở những thời điểm khác nhau là vì tên miền là duy nhất nhưng sự cùng tồn tại của nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ lại là điều rất có thể xảy ra. Thứ hai, do tính đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại, nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miền mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Khi có đối tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi. Hiện tượng này được gọi là “đầu cơ tên miền” (domain name speculation). Có một dạng khác là các chủ thể kinh doanh đăng ký trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ. Hiện tượng này thường được biết đến với tên gọi “chiếm dụng tên miền” (domain name cybersquatting). Trước thực trạng trên, Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN), phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đã tiến hành nghiên cứu và ban hành Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền
  2. thống nhất (đặt link đến bản dịch UDRP), được điều chỉnh bằng phương thức hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ADR) và trọng tài (Arbitration), dựa trên các quy định về trọng tài thương mại, có tính đến các yếu tố kỹ thuật của tên miền. Mục tiêu của chính sách này là: - Giải quyết trực tiếp các tranh chấp tên miền tên miền cấp cao dùng chung; - Tạo nên thông lệ chung về giải quyết các tranh chấp tên miền - Chính sách này sau khi ra đời năm 1999 đã được đa số các tổ chức quản lý tên miền cấp cao trên thế giới áp dụng và ngày nay đã trở thành một thông lệ được mặc định hiểu là “phải có” đối với tên miền. Tín hiệu âm thanh là thứ đầu tiên được 'số hóa', kế đến là dữ liệu. Vào năm 1984, Philips và Sony giới thiệu chuẩn định dạng CD-ROM. Chuẩn này phù hợp với các ổ quang dùng trên PC. Về mặt vật lý, CD-ROM giống như định dạng audio CD nhưng cách chứa dữ liệu của 2 định dạng khác nhau. Trong khi audio CD chỉ có thể đọc được ở một tốc độ duy nhất, CD-ROM có thể đọc ở tốc độ đến 56X. CD-ROM có cơ chế nhận diện và sửa lỗi phức tạp hơn so với audio CD (thêm vào một lớp nhận diện và sửa lỗi riêng), dễ hiểu là vì nếu đĩa audio CD có lỗi, âm thanh sẽ nghe không liền lạc, còn với CD- ROM, dữ liệu bị sai là điều khó chấp nhận. Đây là định dạng cải tiến do Philips, Sony và Microsoft đưa ra vào năm 1988 để đồng bộ văn bản, audio và video chính xác hơn. Các sector ở Mode 2 có thể chứa vừa audio và dữ liệu xen kẽ nên có thể đọc đồng thời. CD- ROM XA dùng chuẩn định dạng hình 256 màu, chuẩn mã hoá audio ADPCM (Adaptive Delta Pulse Code Modulation). Kiến trúc vật lý Mode 2 của CD-ROM XA còn có thêm 2 định dạng phụ: Mode 2 Form 1 và Mode 2
  3. Form 2. XA Mode 2 Form 1 có cơ chế phát hiện và sửa lỗi giống như các đĩa Mode 1 nhưng có tính tương thích cao hơn. Còn XA Mode 2 Form 2 bỏ bớt một lớp dữ liệu sửa lỗi để có nhiều chỗ cho dữ liệu hơn. Thực chất, định dạng này không được sử dụng rộng rãi và chưa thực sự thu hút các nhà sản xuất đi theo. Có 3 định dạng đĩa CD căn bản dựa trên kiến trúc vật lý của CD-ROM XA: Photo CD, Video CD và CD Extra. Hiện nay, chỉ còn tồn tại 2 định dạng phổ biến là Video CD và CD Extra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2