YOMEDIA
ADSENSE
Khái niệm vốn xã hội
243
lượt xem 57
download
lượt xem 57
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mà chủ yếu là đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với biết bao khó khăn khi chúng ta gây dựng đất nước sau sự tàn phá của khói lửa chiến tranh. Trên biết bao nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, công cuộc đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đi lên với tốc độ tăng trưởng bền vững....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khái niệm vốn xã hội
- CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, mà chủ yếu là đổi mới kinh tế, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường với biết bao khó khăn khi chúng ta gây dựng đất nước sau sự tàn phá của khói lửa chiến tranh. Trên biết bao nỗ lực, cố gắng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, công cuộc đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đi lên với tốc độ tăng trưởng bền vững. Mặc dầu đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng cho đến nay so với nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới thì còn kém phát triển. Trong sự biến chuyển liên tục của nền kinh tế thế giới, để hội nhập đòi hỏi chúng ta phải huy động và phát huy mọi nguồn lực vốn có. Bên cạnh nguồn vốn vật chất, vốn con người, nước ta có nguồn VXH phong phú, được tích lũy qua bốn nghìn năm văn hiến, nó đã là căn bản cho sự sống còn và vươn lên của đất nước ta, đó là tài sản là niềm tự hào của dân tộc. Tuy nhiên, thử nhìn lại trong thực tiễn VXH quý báu ấy, chúng ta đã vận dụng được gì? Phát huy được gì? Và những gì còn tồn tại? Phải chăng nguồn VXH Việt Nam bao năm qua đã được tận dụng hợp lý? Dù câu trả lời như thế nào nhưng trước vai trò, tầm quan trọng của VXH đòi hỏi chúng ta phải luôn nỗ lực để phát huy và làm giàu VXH. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay làm thế nào để phát huy VXH của quốc gia trở thành vấn đề bức thiết. CHƯƠNG II : NỘI DUNG 1.Khái niệm vốn xã hội Không giống như vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội có một cách nhìn nhận và đánh giá khác. Vốn xã hội không phải là tổng cộng những “ vốn liếng” của các cá nhân mà do mối tương quan sinh động giữa mọi người tạo nên. Cách người ta ăn ở cư xử với nhau ra sao giúp cho kinh tế phát triển tại thành vốn xã hội. Mọi người trong mỗi xã hội đều phải cùng nhau vượt qua các khó khăn để tồn tại. Rồi phải góp công để cùng tiến bộ. Làm thế nào để họ đạt được các mục đích đó? Mọi người có lo lắng tìm cách giải quyết các mối lo chung, các vấn đề chung ở quanh mình, hay mỗi người chỉ nghĩ đến bản thân và gia đình mình, mọi chuyện khác coi là bổn phận của nhà nước? Nhiều người còn đặt ra câu hỏi để đo lường trình độ vốn xã hội cao hơn như: tình đoàn kết giữa mọi người trong đời sống hàng ngày như thế nào? Mọi người có lòng bao dung đối với các thái độ tác phong và ý kiến dị biệt hay không?... Tất cả các yếu tố diễn tả trong các câu hỏi trên gộp chung lại gọi là “vốn xã hội”.
- Như vậy vốn xã hội là tổng thể những tương quan tin cậy và tự nguyện mà trông lúc chung sống những thành viên trong cộng đồng hay đoàn thể kiến tạo nên, nó bao hàm sự hỗ trợ tình thương, tình thân hữu, liên lạc. 2.Đặc điểm, vai trò của vốn xã hội. A. Đặc điểm của vốn xã hội. Để có sự khác biệt giữa vốn xã hội và vốn khác như vốn vật chất, vốn con người cần phải thống nhất một khái niệm phù hợp về vốn xã hội và đưa ra được những đặc điểm cụ thể về “vốn xã hội”. * Khái niệm vốn xã hội chứa hai đặc tính: “vốn” và “ xã hội” + Đây là một loại hình vốn vậy nên có các đặc tính như: tính sinh lợi, tính có thể hao mòn, tính sở hữu, tính có thể đo lường tích lũy, chuyển giao. Thuộc tính sinh lợi cho biết vốn xã hội phải có khả năng sinh ra một nguồn lợi nào đó cả về mặt vật chất và tinh thần. Tính hao mòn là thuộc tính hệ quả của tính sinh lợi, một điểm khác biệt quan trọng của vốn xã hội với các loại vốn khác là ngày càng sử dụng càng tăng. Cũng chính vì vậy mà vốn xã hội có thể bị suy giảm và triệt tiêu nếu không được sử dụng có thể bi phá hoại một cách vô tình hay cố ý khi vi phạm quy luật tồn tại và phát triển của loại hình vốn này. + Là loại hình vốn nên vốn xã hội cũng sẽ thuộc sở hữu của một cộng đồng xã hội nào đó, là một loại hình vốn nên nó có thể được đo lường, tích lũy và chuyển giao. Một đặc điểm khác nữa của vốn xã hội là nó được làm tăng lên trong quá trình chuyển giao. + Vốn xã hội có tính hai mặt: nó có thể hướng đến sự phát triển hoặc thiên về tính bảo tồn, kìm hãm sự phát triển. + Vốn xã hội phải thuộc về một cộng đồng nhất định là sự chia sẻ những giá trị chung, những quy tắc và ràng buộc chung của cộng đồng đó. Mặc dù vốn xã hội có tính cộng đồng cao nhưng vốn xã hội hoàn toàn không mâu thuẫn với vai trò quyền lợi cá nhân ( cá nhân được hưởng lợi và cùng sở hữu các nguồn lợi do vốn xã hội mang lại và ngược lại sự phát triển của cá nhân cũng làm thêm bền vững thêm, tác động làm thay đổi những nội dung của xã hội). Vốn xã hội được kết tinh sau một quá trình gồm có: Sự tin cẩn lẫn nhau (trust) hay niềm tin. Sự có đi có lại hay sự hỗ tương. Những quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài. Sự kết hợp với nhau thành mạng lưới. B.Vai trò của vốn xã hội.
- Trong sự phát triển của nhân loại nói chung và các cộng đồng, các quốc gia nói riêng có sự tồn tại, tích lũy và phát triển của các loại hình vốn khác nhau trong đó vốn xã hội luôn luôn tồn tại và đóng một vai trò hết sức quan trọng bên cạnh vốn tư bản, vốn kinh tế là những nguồn vốn người ta thường quan tâm trong cách hiểu thông thường. Trong thực tiễn phát triển các nhà khoa học đã phát triển và chứng minh được sự tồn tại và tầm quan trọng của vốn xã hội. Có thể nói vốn xã hội có vai trò như chất keo kết dính các nguồn vốn khác loại và cũng là một hệ số để tăng hiệu quả tổng hợp của các nguồn vốn đó. Vốn xã hội thể hiện ở sự khác biệt của chính sách, hệ thống luật pháp, quy định và những tập quán văn hóa thuận lợi cho kinh doanh và phát triển… Nói chung, nó là tập hợp những tài sản vô hình trong xã hội giúp giảm thiểu chi phí giao dịch và làm cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Đó chính là loại vốn quan trọng đóng góp cho sự tăng trưởng và tăng trưởng của một nền kinh tế. Một trong các yếu tố xuyên suốt của vốn xã hội giúp giảm chi phí giao dịch đó là sự tin cẩn lẫn nhau giữa các đối tác trong giao dịch, đó có thể là giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với chính phủ. Ví dụ: một quan chức hành chính mà tạo được lòng tin với nhà đầu tư, người dân thì rõ ràng đó là một yếu tố đại diện cho vốn xã hội và góp phần vào đảm bảo chất lượng tăng trưởng và từ đó có thể tác động tích cực đến các nhà đầu tư dài hạn. Một xã hội tham nhũng tràn lan không những làm người dân mất lòng tin đối với chính phủ mà còn cả người dân với nhau. Điều này làm chi phí giao dịch trong nền kinh tế tăng lên và lúc này vốn xã hội là một con số âm trong hàm tăng trưởng hoặc cho dù nền kinh tế có tăng trưởng trong bối cảnh xã hội rối ren cũng không thể bền vững nếu không có giải pháp thích đáng cho vấn đề tham nhũng . Ngoài ra vốn xã hội còn có vai trò như: Vốn xã hội giúp giải quyết những “ bài toán tập thể”. Cụ thể, có những tình huống mà mọi người đều có lợi nếu mỗi người làm một việc nhỏ, song lợi ích đó chỉ thực hiện khi mọi người đều làm việc nhỏ ấy. Ví dụ: đầy rẫy chung quanh ta từ những việc như đóng thuế, đến những việc tầm thường như ngừng ở đèn đỏ hoặc không xả rác nơi công cộng… Vốn xã hội ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của những loại vốn khác. Ví dụ: vốn xã hội có thể làm tăng vốn con người ( coleman 1998). Một xã hội nhiều vốn xã hội là một xã hội ít tội phạm. Khi sinh ra trong một xã hội mà thành viên tin cẩn lẫn nhau thì con người cũng dễ có lòng tốt với người khác. Hậu quả sẽ là xã hội ít có tội phạm hơn. Tuy nhiên, không phải vốn xã hội lúc nào cũng tạo ra các sản phẩm có ích cho xã hội cao trong một cộng có thể làm cho cộng đồng đó trở thành một “ốc đảo”. Po-tét và Len- đốt đã xác định ba khía cạnh tiêu cực của vốn xã hội:
- +. Thứ nhất: vốn xã hội hỗ trợ các thành viên trong nhóm thường làm cho nhóm đó loại trừ những người “ngoại đạo”. + Thứ hai: vốn xã hội có thể hạn chế sự tự do của cá nhân và những sáng kiến kinh doanh. + Thứ ba: vốn xã hội có thể làm giảm sự áp lực trong đấu tranh với những thói quen ích kỷ. Như vậy các tác động tiêu cực của vốn xã hội hoặc “dị vốn” có thể làm giảm hoặc loại trừ bằng việc thực hiện các chính sách thích hợp. Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, khi mà các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia ngày càng trở nên đa dạng, đan xen, phức tạp thì hiển nhiên vai trò và tầm quan trọng của vốn xã hội ngày càng tăng và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vốn xã hội ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển đặc biệt là khả năng vừa đảm bảo tính ổn định, vừa có thể tạo ra tính đột phá. Chính vì vậy việc nhận được sự tồn tại, hiểu rõ được quy luật phát triển và phương thức sử dụng và phát huy một cách hiệu quả vốn xã hội trở thành một yêu cầu bức thiết đối với mọi quốc gia và đối với toàn thể nhân loại. Vốn xã hội là một tồn tại tất yếu, sự phát triển của vốn xã hội là một quy luật và phương pháp phát triển tất yếu của nhân loại. 3. Thực trạng vốn xã hội tại Việt Nam Việt Nam là một nước có nền văn hiến khá lâu, tính đồng nhất trong văn hóa và trong cộng đồng rất cao so với các nước trên thế giới. Bên cạnh đó Việt Nam còn là một trong những nơi đặc biệt mà vốn xã hội có có điều kiện hình thành và phát triển phong phú, dựa trên những đức tính và nguồn gốc truyền thống thuận lợi. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố, dân tộc ta đã hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp như yêu nước, đoàn kết, dũng cảm thông minh, cần cù trong lao động, có tình thương yêu đối với đồng bào, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”, có một nền tảng đạo đức vững chắc. Đó cũng là những yếu tố đã găn kết dân tộc ta trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, đã đảm bảo cho đất nước ta tồn tại qua giông bão của lịch sử. Nhưng nếu chỉ nhìn vào xã hội Việt Nam trong một thời gian ngắn khoảng 10 năm, 20 năm - lúc toàn thể dân tộc như một, đoàn kết và tự động tương trợ lẫn nhau (thí dụ như mùa Thu năm 1945) thì khó thể nào đánh giá vốn xã hội ở nước ta cao hay thấp. Để biết được điều này chúng ta phải nhìn vào thực tế vốn xã hội ở nước ta hiện nay như thế nào? Chúng ta đều biết rằng trong khoảng hai thập niên trở lại đây, cả lĩnh vực kinh tế lẫn xã hội nướ đều có những biến động to lớn. Thời đại công nghệ thông tin và truyền thông cùng với internet phá con người ngày càng có điều kiện thu hẹp mọi hoạt động giao dịch giải trí của mình bên chiếc má tính cá nhân thì càng có nguy cơ giảm các liên kết xã hội, và do đó làm vốn xã hội ở nước ta suy gi nhiều. Đây cũng chỉ là một góc nhìn hẹp về vốn xã hội. Nghiêm trọng hơn với vụ PMU 18 vấn đề
- nhũng tại Việt Nam trở nên một vấn đề quốc tế. Những cơ quan đầu tư giúp vốn phát triển nghi n khả năng đáng tin cậy của những người thực hiện dự án và đằng sau đó là cái “vốn xã hội”điểm tự người làm dự án. Không những người thực hiện dự án chịu trách nhiệm, mà toàn thể xã hội đều bị lây. Đồng thời hiện tượng này vén màng cho thấy hiện trạng xã hội của nước được hỗ trợ dự án, đó mức tin cậy đang bị khủng hoảng .Tình trạng "cô dâu " Việt Nam, tình trạng gái điếm gia tăng, hôn, con số nhiễm HIV, tỉ số phạm pháp gia tăng, con số tai nạn giao thông không giảm mà tăng, t nhũng hối lộ trở nên chuẩn tắc tương quan xã hội, làm đen vốn xã hội tại Việt Nam, nếu không m nói là kiệt quệ. Xã hội Việt Nam hầu như mất đi vốn căn bản. Có một số quan điểm cho rằng “vốn xã hội ở nước ta hiện nay như tình trạng của những cột bê tông bằng tre”. Bởi vì hiện nay, mức độ tổn thương các giá trị xã hội khá nghiêm trọng. Nó được thể hiện qua năng lực học tập và phối hợp yếu kém giữa cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước, tình trạng tổ chức và hoạt động một cách hình thức của các hội, đoàn quần chúng, sự biến động phân li trong quan hệ gia đình, tình trạng mất đoàn kết ở nhiều cơ quan, đơn vị. Có người nói đùa một cách chua chát rằng, một người Việt Nam hơn một người Nhật Bản nhưng nhiều người Việt Nam thua nhiều người Nhật Bản vì bận đấu đá tranh giành nhau. Một tình trạng khác nữa là các cá nhân tập thể không những không có sức đấu tranh chống lại cái xấu mà còn có xu hướng a dua, bắt chước cái xấu một cách không tự giác với tâm lý ích kỷ mong đem lại lợi ích cho mình và không quan tâm đến quyền lợi của các đối tượng xã hội khác. Ví dụ như một gia đình xây nhà lấn ra đường chung, các hộ khác không những không phản đối ngăn chặn mà cũng tự mình xây nhà lấn ra một chút để đem lại lợi ích nhỏ cho mình. Cuối cùng đường phố bị thu hẹp, nghẽn tắc, tất cả mọi người chịu thiệt. Đây cũng là hiện tượng dẫn đến tình trạng học sinh đua nhau quay cóp bài trên lớp, cán bộ đua nhau qùa cáp đến nhà thủ trưởng, “bệnh thành tích” trong giáo dục . Thẳng thắn nhìn vào vốn xã hội Việt Nam hiện nay mà nói rằng nó đã suy giảm từ tổ chức, đoàn thể xã hội đến từng cá nhân đặc biệt trong giới trẻ .Trong thời gian gần đây, báo chí và dư luận khá xôn xao về việc những học sinh trung học phổ thông sau giờ học chở nhau vào nhà nghỉ, nữ sinh đánh nhau hay số ca nạo phá thai ở tuổi vị thành niên tăng đến chóng mặt. Tuy vậy, nhưng vẫn còn đó những tấm gương “người tốt viếc tốt”, công tác từ thiện giúp đỡ những người kém may mắn trong xã hội như chương trình "nối vòng tay lớn hàng năm" của đài truyền hình Việt Nam hay phong trào ủng hộ miền Trung bị lũ lụt ... 4. Giải pháp Làm thế nào để phát huy vốn xã hội quốc gia? Bước vào giai đoạn CNH-HDH, đô thị hóa, giai đoạn của kinh tế tri thức và hội nhập, để tiến lên xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”Việt Nam cần phải nhanh chóng xây dựng lại các giá trị xã hội vốn có của mình dựa trên những nền tảng quý báu đã được vun trồng trong suốt quá trình lịch sử vẻ vang của dân tộc. Để làm được công việc khó khăn nhưng cần thiết trên bên cạnh vốn vật chất, vốn con người thì làm thế nào để phát huy vốn xã hội trong nền kinh tế Việt
- Nam trở thành một vấn đề cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đồng thời khắc phục những xói mòn các giá trị xã hội được xem là “dị vốn” như đã nêu trên. Một số giải pháp được đưa ra như sau: 1. Trong lịch sử văn hóa truyền thống: - Đạo đức xã hội tạo nên niềm tin giữa người và người trong cộng đồng xã hội, nó làm giảm chi phí xã hội và sự vận hành kinh tế được thông thoáng và nhanh chóng hơn. Mặc khác đạo đức truyền thống nếu không được kế thừa và phát huy thì nền giáo dục chỉ còn lại cái máy vô hồn, nó chỉ cung cấp cho con người khả năng kiếm sống bằng mọi phương tiện mà không tạo nên con người văn minh với những phẩm chất cần có. Từ đó ý nghĩa cuộc sống sẽ mất đi, sự giả dối, tàn ác sẽ sinh sôi đe dọa sự sống con người. →Vì vậy trên những nền tảng di sản văn hóa quý báu của dân tộc đã được xây dựng qua hàng nghìn năm lịch sử và được thể hiện rõ nét qua những năm tháng khói lửa chiến tranh như tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đoàn kết dân tộc, yêu nước, dũng cảm thông minh, cần cù trong lao động… Chúng ta phải phát huy những giá trị truyền thống ấy xem nó là nền tảng trong quá trình tiếp thu, và sáng tạo cái mới tạo nên sự ổn định xã hội thúc đẩy xã hội đi lên, và cũng cần có những chính sách nhằm xây dựng và bảo toàn các di tích lịch sử. Kết quả của quá trình này là phải thổi bùng lên một tinh thần quốc gia văn hóa mạnh mẽ, mỗi người Việt Nam cần phải chia sẻ những giá trị chung : + Giaù lòng tự trọng, trọng danh dự, tinh thần tự lực tự cường + Đoàn kết + Có khát vọng khám phá, chinh phục chủ động học hỏi và đóng góp tinh hoa của dân tộc mình vào tinh hoa của nhân loại + Giàu lòng bác ái, đậm tính nhân bản nhân văn →Khi mỗi người Việt đều mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp được hun đúc từ một tinh thần quốc gia chung, khi ấy chúng ta sẽ sở hữu một nguồn vốn xã hội lớn nhất thiết thực nhất. 2.Về cơ chế quản lý của nhà nước: A. Về kinh tế - Tách quản lý kinh tế ra khỏi đơn vị hành chính lãnh thổ, bởi nếu như trong nước lại phân mảng nền kinh tế quốc gia ra thành các mảng tỉnh thành như hiện nay thì làm chi phí xã hội sẽ tăng, hiệu quả kinh tế xã hội kém, sinh ra những tư tưởng “hẹp” chỉ màng đến lợi ích bản thân, địa phương mà không màng đến lợi ích toàn dân, hậu quả là có thể làm tan nát vốn xã hội ở nước ta. `B. Về xã hội Hiện nay trong xã hội đang có rất nhiều các tổ chức xã hội hoặt động từ trung ương đến địa phương, ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh tế xã hội như:các hội đoàn chính trị xã hội ( mặt trận tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ..), các hiệp hội doanh
- nghiêp(hiệp hội doanh nghiệp các tĩnh, thành phố.._, các tổ chức thiện nguyện, phi lợi nhuận để vai trò của các tổ chức này đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của thực tiễn phát triển chúng ta cần tăng cường khả năng quản lý cảu nhà nước, tạo cho các tổ chức một cơ chế phát triển thích hợp để tạo nên vốn xã hội phong phú. + Mặc dù vốn xã hội được tạo ra không phải bởi nhà nước, nhưng nhà nước có vai trò quan trọng trong phát triển vốn xã hội bởi những chính sách của chính phủ sẽ giúp gắn kểt công dân và cơ quan chính phủ, chính nhà nước sẽ: - Là đòn bẩy để xây dựng nhiều hình thái vốn xã hội và có thể phát huy những hình thái đã có qua hệ thống pháp luật. - Nhà nước giúp tạo vốn xã hội gián tiếp bằng cách cung cấp những lợi ích xã hội chung đặc biệt là sở hữu và an ninh công cộng, tạo nên niềm tin trong việc giao lưu của các cá nhân trong xã hội. → Cần nhận thức tầm quan trọng của nhà nước trong việc xây dựng và bảo tồn vốn xã hội ở Việt Nam, công việc mà nhà nước phải thực hiện: Tạo cơ hội đồng đều cho mọi tầng lớp cùng tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là phải xóa bỏ mọi định kiến về thân nhân gia đình. Để làm được điều này nhà nước cần phải ban hành các chính sách minh bạch và các chính sách cần phát triển theo một cơ chế có sự tham gia hiệu quả của cả một cộng đồng tạo nên mối tin cậy cho một xã hội pháp quyền, để luật pháp là hành lang bảo vệ là đường dẫn thông thoáng cho mọi hoạt động kinh tế xã hội, giúp gắn kết cộng đồng hạn chế dị vốn phát huy vốn xã hội Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức mạng lưới quy tắc hay là các chuẩn mực của cộng đồng phát triển ví dụ : chính quyền địa phương có thể tham vấn và hỗ trợ cộng đồng gây dựng các chuẩn mực của cộng đồng trong các hoạt động, như bảo vệ môi trường. + Các hoạt động truyền thông đại chúng phải hoạt động một cách khách quan mọi thông tin cần đạt mức chuẩn hóa để đảm bảo các kênh thông tin về quan hệ xã hội diễn ra một cách minh bạch và đáng tin cậy cho nhân dân, làm cho các dị vốn như tham ô, hối lộ không có điều kiện phát triển. + Tuy nhiên ngày nay khi xã hội càng ngày càng phức tạp không một bộ máy nhà nước nào cũng có thể có đủ khả năng xử lý hết mọi vấn đề nảy sinh từ trong xã hội vì vậy cùng với việc quản lý cần phải tôn trọng và phát triển các cơ chế tự quản lý của xã hội thông qua các liên kết đa dạng và các giải pháp tự quản này không nhất thiết phải tuân theo những lề luật mà có thể nảy sinh linh hoạt, tức thời dựa trên sự tin cậy quen biết. + Cuối cùng để phát huy vốn xã hội chúng ta phải đưa ra những giải pháp chống lại sự vi phạm làm tổn hại hao mòn nguồn vốn xã hội đang tồn tại thông qua các chế tài-phát triển giáo dục và thông qua giáo dục là biện pháp căn bản nhất để giải quyết những tồn tại nêu trên, tập trung bồi dưỡng những nguồn vốn xã hội của cộng đồng như xây dựng đội
- ngũ trí thức, quản lý, doanh nhân với những phẩm chất cần có. Trong quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới cần tập trung xây dựng mối quan hệ dài hạn trên cơ sở chữ “tín’. Như vậy trước vai trò tầm quan trọng của nguồn vốn xã hội “nguồn tài nguyên quan trọng” trong phát triển kinh tế xã hội việc làm cho các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người giữa quốc gia này với quốc gia khác trở nên dài hạn, biết xây dựng và bảo vệ kế thừa truyền thống lịch sử dân tộc, hệ thống thông tin thông suốt, minh bạch, luật lệ công minh thì các giá trị xã hội chân chính sẽ được tái lập và phát triển rực rỡ, chính các giá trị xã hội ấy sẽ tạo nên nguồn vốn xã hội là nền tảng để đưa dân tộc ta cất cánh đi lên. CHƯƠNG III. KẾT LUẬN Sự phát triển kinh tế thường gắn liền với sự cải thiện đời sống vật chất. Nhưng nếu chỉ giàu có về vật chất thuần túy mà thiếu vắng vốn xã hội thì đấy cũng chỉ là một hình thức phồn vinh thô thiển mà thôi. Với việc nhìn lại vốn xã hội Việt Nam trong tương quan nguồn vốn xã hội của thế giới chúng ta đã thấy được đâu là thế mạnh và thế yếu của nước ta. Nhìn rõ vấn đề này không phải là thỏa mãn hay nản lòng dễ dãi nhất thời mà để cầu tiến bộ trước sự đòi hỏi như một xu thế tất yếu của thời đại toàn cầu hóa. Và sẽ không bao giờ là muộn màng cũng như chẳng là quá sớm để gây vốn xã hội vì vốn xã hội là xương sống của đời sống kinh tế và nhân văn cho đất nước hôm nay và cho thế hệ mai sau.
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn