intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái quát - Phòng bệnh giun sán

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'khái quát - phòng bệnh giun sán', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái quát - Phòng bệnh giun sán

  1. Khái quát - Phòng bệnh giun sán Để chồng lại các bệnh ký sinh trùng đường ruột, ta có thể tác động dưới nhiều hình thức: 1. Làm sạch ngoại cảnh bằng cách: - Chôn vùi hay đốt các đống rác. - Che đậy các thức ăn để tránh ruồi, nhặng bu đậu. - Lau nhà thay vì quét nhà. Riêng ở các sân đất, nên tưới nước trước khi quét để tránh bụi bặm (có thể chứa trứng giun sán) tung toé khắp nơi và lơ lửng trên không. - Ủ phân ít nhất ba tháng tr ước khi dùng để bón rau cải, ruộng lúa. Thí nghiệm cho thấy hầu hết các trứng giun sán và bào nang đơn bào bị tiêu diệt sau thời gian ủ ba tháng do sức nóng của sự lên men. Nhưng phải ủ kín, không cho ánh sáng, ruồi nhặng lọt vào và tránh ẩm ướt. Về phương diện này, cầu tiêu 2 ngăn, một ngăn để
  2. đi tiêu và ngăn để ủ phân thay đổi nhau, lỗ cầu tiêu có nắp đậy để tránh ruồi, nước tiểu có đường dẫn riêng chảy ra ngoài, là một công trình ủ phân tại chỗ vừa tiện vừa về sinh. - Cầu tiêu phải được xây cất đúng quy cách và đầy đủ. Ở những cơ sở có tính cách tạm thời như lán trại của công trường, trại nghỉ mát nên có những cầu tiêu dễ thực hiện, ít tốn kém làm bằng cách đào một hầm sâu ở nơi khô ráo, bên trên trải một vỉ tre có chừa lỗ để tiêu, lỗ này có nắp đậy. Những cầu tiêu này tuy đơn giản sẽ tránh đất và nước ô nhiễm bởi phân người và sẽ làm giảm rõ rệt chẳng những bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây nên mà luôn cả những bệnh do vi trùng, vi rút gây nên như lỵ, trực trùng, thương hàn, tê liệt trẻ em... Ở nhiều tỉnh, nhất là miền Hậu Giang, dân chúng vẫn thường đi tiêu ở cầu nổi, trên ao (ao cá vồ) rạch, sông, thành thử nước bị ô nhiễm phân liên tục. Chính nước đó lại được dùng để rửa chén, rửa rau cải và có khi ... để uống sau khi được lắng phèn mà không có đun sôi! Cho nên chắc chắn là đa số dân chúng ở đây thường xuyên bị bệnh ký sinh trùng đường ruột. - Heo phải được nuôi trong chuồng không được thả đi rong. - Kiểm soát chặc chẽ hơn việc mổ heo, bò và những con mắc bệnh chỉ được bán dưới dạng thịt luộc. 2. Áp dụng về sinh cá nhân:
  3. - Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn hay sau khi đi tiêu vì tay dơ là nguồn truyền bệnh chính. - Không nên để trẻ em chơi đùa dưới đất nhất là những cháu bé mới biết bò hay đi chập chững. - Không nên cho trẻ em mặc quần xẽ đũng (quần hở đít) để tránh gãi đít. - Rửa rau cải ăn sống từng lá, từng cọng nhiều lần với nước sạch để trôi phần nào các trứng giun sán, bào nang đơn bào thường có. Thuốc tím pha loãng 1‰ và để ngấm rau trong vòng vài phút chỉ giết được các vi trùng chớ không giết được bào nang và nhiều trứng giun sán, nhất là trứng giun đũa, giun tóc có một vỏ dầy. Còn nếu pha đậm đặc và để ngấm lâu thì rau héo, có mùi sẽ ăn không ngon. Viện về sinh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết phương pháp rửa rau bằng nước muối sau đây làm sạch trứng giun sán 100%: - Rửa rau bằng nước máy nhiều lần. - Ngâm vào nước muối 1% trong 5 phút (2 muỗng cà phê trong 1 lít nước), hoặc ngâm nước muối 2% trong 3 phút (4 muỗng cà phê trong 1 lít nước). - Rửa lại bằng nước máy tong 5 phút. * Đi giày dép trong sinh hoạt hàng ngày vì các ấu trùng giun móc, giun lươn đi ngang qua da để vào người. Riêng các công nhân làm ở hầm mỏ, hầm gạch, đồn
  4. điền cao su nên mang giày ống và điều cốt yếu là mọi người ở đấy phải đi cầu vào cầu hợp vệ sinh. * Nhiều nơi ở nông thôn tuy có cầu tiêu đầy đủ nhưng trẻ em đi tiêu bừa bãi, cần giáo dục vệ sinh về mặt nầy. * Không nên ăn hàng rong bán dọc theo đường phố nhất là bánh và những trái cây sống sít ăn luôn cả vỏ (mận, ổi, táo...) vì người làm và bán hàng rong thường là những người lành mang và gieo mầm bệnh. Chính mắt chúng tôi thấy một người bán chôm chôm lấy nước mưa múc từ miệng cống tưới trên các trái chôm chôm để cho đừng héo. * Không nên ăn thịt heo hay thịt bò nấu không chín (gỏi cá, cá nướng trui) đừng ăn sống rau muống ao, ngó sen. Người Nhật có tập quán ăn cá sống, thái mỏng và ứơp lạnh rồi ăn với tương hạt cải (moutarde) và nước tương nên tỷ số người Nhật mắc bệnh sán lá nhỏ ở gan khá cao. 3. Phải tìm nguồn nước trong sạch: Dùng nước máy, nước mưa, nước giếng nhưng giếng phải cách xa cầu tiêu 10m để tránh khỏi bị ô hiễm. Nên uống nước đun sôi hay nước lọc. 4. Điều trị những người mắc bệnh và giáo dục dân chúng:
  5. Nên có những cuộc điều tra cơ bản từng vùng, từng đợt để phát hiện những người mắc bệnh ký sinh trùng đường ruột và điều trị họ để giảm bớt nguồn lây lan. Tuy nhiên phải đồng thời giáo dục họ, không phải bằng những lời nói trống rỗng m à bằng thanh vẽ, phim ảnh, bằng cách chi xem tại chỗ d ưới kính hiển vi những mẫu phân chứa đầy trứng giun đũa, giun kim, giun móc... Có như thế họ mới thấy tầm quan trọng của vấn đề và mới tham gia vào công tác làm sạch ngoại cảnh. Trái với một vài bệnh ký sinh trùng khac như sốt rét, bệnh giun chỉ, việc dự phòng bằng hoá chất không áp dụng được ở đây vì lẽ hiện thời chưa có một thuốc nào diệt được trứng hay ấu trùng giun sán, thuốc chỉ diệt con trưởng thành trong ruột. Riêng đối với các đơn bào ký sinh ở ruột có thể cho uống thuốc ngừa để tiêu diệt bào nang ngay từ khi mới xâm nhập vào cơ thể, tránh tác động gây bệnh của chúng nhưng biện pháp nầy cũng chỉ có thể áp dụng cho khách du lịch, ch o khách vãng lai; không thể cho dân địa phương uống thuốc ngừa từ tháng này qua tháng khác vì vừa tốn kém lại vừa bị ngộ độc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2