TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CA KHÚC VIỆT NAM<br />
GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN NAY<br />
Phạm Thị Diệu Vinh<br />
Trường Đại học Quảng Bình<br />
Tóm tắt. Lịch sử hào hùng của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại ở thế<br />
kỷ XX đã có sự đóng góp không nhỏ của ca khúc Việt Nam. Trong chiến tranh, ca khúc<br />
đóng vai trò quan trọng trong việc động viên, cổ vũ tinh thần các tầng lớp nhân dân,<br />
các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu không mệt mỏi, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh vì<br />
độc lập tự do của dân tộc. Khái quát sự phát triển ca khúc Việt Nam giai đoạn 1945 đến<br />
nay để thấy rõ hơn giá trị nghệ thuật cũng như sự đa dạng, phong phú về thể loại của<br />
ca khúc trong kho tàng âm nhạc Việt Nam.<br />
<br />
1. CA KHÚC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1954<br />
Âm nhạc là ngành nghệ thuật thể hiện một cách trực tiếp nhất, nhạy bén<br />
nhất và nổi trội nhất tình cảm của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu sau khi đất<br />
nước giành chính quyền, những bài hát thuộc các thể loại mang tính thời cuộc<br />
với nhiệm vụ cách mạng thể hiện tình cảm của quần chúng nhân dân trước vận<br />
mệnh của đất nước, tình cảm đối với vị lãnh tụ kính yêu. Có thể kể một số bài<br />
tiêu biểu như: 19 tháng tám của Xuân Oánh, Biết ơn Cụ Hồ của Lưu Bách Thụ,<br />
các bài thuộc thể loại hành khúc như: Đoàn vệ quốc quân của Phan Huỳnh Điểu,<br />
Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Hữu Trí, Vì nhân dân quên mình của Doãn Quang<br />
Khải, Hành quân xa của Đỗ Nhuận; ca khúc tập thể có một số bài tiêu biểu như:<br />
Ca ngợi Hồ Chủ Tịch của Lưu Hữu Phước, Chào mừng Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam của Đỗ Minh, Thanh niên làm theo lời Bác của Hoàng Hà. Những bài hát<br />
tập thể đề cập đến nội dung sinh hoạt đời thường gắn với cảnh trí thiên nhiên tươi<br />
đẹp ngôn ngữ âm nhạc mang phong thái hồn nhiên, vui tươi như bài: Nhạc rừng<br />
của Hoàng Việt, Con kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh. Bên cạnh ca khúc quần<br />
chúng, ca khúc trữ tình cũng phát triển và thể hiện được cảm xúc nội tâm của con<br />
người trong thời kỳ này. Những bài hát trữ tình được sáng tác theo 3 khuynh<br />
hướng: bài hát kiểu trần thuật, bài hát kiểu chính luận, bài hát kiểu dân gian.<br />
Phong phú nhất trong ca khúc trữ tình giai đoạn này là những bài hát kiểu<br />
trần thuật. Mảng chủ đề về làng quê, đất nước, bức tranh về nông thôn hiện lên<br />
khá sinh động, với nhiều chiều hướng khác nhau. Hình ảnh đó được khắc hoạ<br />
trong Làng tôi của Văn Cao, Đường lên Tây Bắc của Văn An, Quê em của<br />
Nguyễn Đức Toàn. Gian khổ hy sinh, nhưng người nông dân không nề hà quản<br />
ngại, lòng vẫn vui phơi phới vừa chiến đấu vừa sản xuất. Một bức tranh nhiều<br />
1<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
màu sắc thể hiện rõ đề tài sáng tác về sản xuất, đánh giặc như: Ngày mùa của<br />
Văn Cao, Mùa gặt của Văn An, Lên ngàn của Hoàng Việt.<br />
Bài hát trữ tình viết theo âm hưởng dân gian mặc dù chỉ dừng lại ở số lượng<br />
rất ít, nhưng các nhạc sĩ với chủ trương được vận động khai thác và phát huy vốn<br />
cổ dân tộc nên đã biết vận dụng những đặc điểm và phong cách ngôn ngữ âm<br />
nhạc cổ truyền vào sáng tác của mình. Bài hát Đóng nhanh lúa tốt của Lê Lôi<br />
phổ thơ Huyền Trâm viết về hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong kháng chiến<br />
với giai điệu được thể hiện bằng các đường nét luyến láy, lặp lại từ, sự phân ngắt<br />
thường xuyên của các phách lệch làm cho bài hát rất gần và mang âm hưởng của<br />
nghệ thuật Chèo.<br />
Ca khúc thuộc thể loại trường ca trong Thanh nhạc lần đầu tiên xuất hiện ở<br />
Việt Nam đã chuyển tải được một nội dung khá lớn, phản ánh được tính hiện<br />
thực cuộc kháng chiến thần thánh mang tầm vóc lịch sử của dân tộc. Nhiều nhạc<br />
sĩ đã ghi lại dấu ấn qua các tác phẩm: Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Du kích<br />
sông Thao (Đỗ Nhuận), Chiến sĩ sông Lô (Nguyễn Đình Phúc), Sông Lô của Văn<br />
Cao.<br />
Trong 10 năm (1945-1954) ca khúc Việt Nam đã có những bước trưởng<br />
thành rất đáng kể, không những về nội dung phản ánh mà còn cả về phương diện<br />
nghệ thuật và khẳng định đựơc vai trò xung kích của ca khúc trong sự nghiệp<br />
cách mạng kháng chiến, là nền móng vững chắc cho sự phát triển thể loại ca khúc<br />
ở giai đoạn tiếp theo.<br />
2. CA KHÚC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1954 ĐẾN 1975<br />
Ca khúc trong giai đoạn này tiếp tục được mùa, ngày càng nhuần nhuyễn<br />
hơn với các chất liệu âm nhạc dân tộc, trưởng thành hơn trong việc khai thác các<br />
đề tài mới, phản ánh được nhiều mặt đời sống hiện thực của xã hội: sản xuất và<br />
chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc. Ca khúc được coi là giữ vị trí<br />
chủ đạo trong bước đường phát triển ở một bình diện mới và vươn lên một tầm<br />
cao mới của nền âm nhạc Việt Nam đương đại.<br />
Ở thời kỳ này, đề tài ca khúc tập trung vào hai mảng: Sự nghiệp giải phóng<br />
dân tộc thống nhất đất nước và cuộc sống lao động, xây dựng của nhân dân miền<br />
Bắc XHCN thể hiện ở các công trường, nông trường xí nghiệp nhà máy mà thời<br />
kỳ trước chưa có. Đối tượng phản ánh và nội dung nghệ thuật phong phú, đề tài<br />
về Đảng được đề cập tới rộng hơn, thoáng đạt và tươi trẻ hơn, thể hiện qua các ca<br />
khúc: Lá cờ Đảng (Văn An), Đảng là cuộc sống của tôi (Nguyễn Đức Toàn).<br />
<br />
2<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
Hình ảnh Hồ Chủ Tịch, vị lãnh tụ thiên tài, nhà cách mạng lỗi lạc của dân<br />
tộc được các tác giả dành trọn tình cảm biết ơn, thành kính sâu sắc của mình đối<br />
với Bác kính yêu. Trong thời kỳ này, các ca khúc sáng tác về Bác chiếm một<br />
lượng khá lớn và được coi là những bài hát hay, xúc động lòng người nhất.<br />
Những ca khúc tiêu biểu viết về Bác trong giai đoạn này: Hồ Chí Minh đẹp nhất<br />
tên Người (Trần Kiết Tường), Người là niềm tin tất thắng (Chu Minh), Tiếng hát<br />
giữa rừng Pắc Bó (Nguyễn Tài Tuệ).<br />
Đề tài về người chiến sĩ cách mạng được các nhạc sĩ khắc hoạ lại với một<br />
chân dung thật thà, giản dị, chất phác. Trong giai đoạn này, hình ảnh đó là sự tiếp<br />
nối những gì tốt đẹp ở tầm cao hơn, trí tuệ hơn. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy<br />
giờ, cái hồn của thời đại đã thổi vào những bài hát mới viết về đề tài người chiến<br />
sĩ cách mạng được quán xuyến trong toàn tuyến sáng tác ca khúc. Cung điệu<br />
hùng tráng tràn đầy lạc quan, niềm tự hào xen lẫn xót xa căm giận. Những ca<br />
khúc đó mãi mãi đi cùng năm tháng. Trong giảng dạy thanh nhạc, chúng tôi đã<br />
đưa một số bài hát về đề tài này vào chương trình, giúp sinh viên kỹ thuật thanh<br />
nhạc rèn luyện cơ bản đồng thời giáo dục cho các em lòng tự hào dân tộc, biết ơn<br />
những người đã chiến đấu hy sinh cho Tổ quốc. Một số ca khúc tiêu biểu Người<br />
chiến sĩ ấy (Hoàng Vân), Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn (Hoàng Hà), Trên đỉnh<br />
Trường Sơn ta hát (Huy Du), Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du)…<br />
Những bài hát mang phong cách dân gian ở giai đoạn này được các nhạc sĩ<br />
vận dụng chất liệu dân ca và một số thủ pháp dân gian khác một cách khéo léo,<br />
làm cho ngôn ngữ âm nhạc trong ca khúc trở nên gần gũi, thân quen hơn và ngày<br />
càng mang đậm nét bản sắc văn hoá dân tộc. Tiêu biểu cho thể loại này là ca<br />
khúc Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp). Bài hát ra đời trong hoàn cảnh<br />
khi tác giả đang sống trên mảnh đất Vĩnh Linh kiên cường, trong tâm trạng ngổn<br />
ngang day dứt và chứng kiến nỗi đau chia cắt đất nước thành 2 miền Nam - Bắc.<br />
Đây là một bài hát có ca từ đậm chất dân gian, giàu tình cảm, mang hơi thở của<br />
thời cuộc vô cùng sống động.<br />
Bài hát Quảng Bình quê ta ơi của nhạc sĩ Hoàng Vân với giai điệu duyên<br />
dáng, mộc mạc, giản dị, mang âm hưởng của điệu Hò khoan Lệ Thuỷ, đã để lại<br />
ấn tượng sâu sắc và được phổ biến rộng rãi trên toàn quốc, trở thành một trong<br />
những sáng tác “tỉnh ca” đầu tiên thành công nhất.<br />
Ngoài ra, những ca khúc trữ tình kiểu trần thuật của giai đoạn này cũng<br />
được phổ biến khá rộng rãi. Những ca khúc tiêu biểu là: Tiếng hát giữa rừng<br />
Pắc Bó của Nguyễn Tài Tuệ được vận dụng khá nhuần nhuyễn chất liệu dân ca<br />
Tày-Nùng Việt Bắc, diễn đạt được hình ảnh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.<br />
3<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
Chất liệu hát ru người Việt của vùng đồng bằng Bắc Bộ được nhạc sĩ<br />
Nguyễn Văn Tý sử dụng trong ca khúc “Mẹ yêu con” khá thành công cả về nội<br />
dung lẫn ngôn ngữ nghệ thuật. Qua lời ru con tràn đầy yêu thương, dịu dàng nhân<br />
hậu, ca khúc đã thể hiện được tình cảm mẹ con vô cùng tha thiết, sâu nặng. Bằng<br />
thủ pháp ẩn dụ, bà mẹ “Tổ quốc” được tác giả nâng lên thành hình tượng nghệ<br />
thuật đã trải qua chín năm kháng chiến gian khổ để mang lại tự do, độc lập và<br />
tương lai tươi sáng cho nhân dân. Bài hát đã chuyển tải được cái hồn thời đại lúc<br />
bấy giờ vào tác phẩm.<br />
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam với phẩm chất “Anh hùng, bất khuất,<br />
trung hậu, đảm đang” được các nhạc sĩ thể hiện trong tác phẩm âm nhạc rất<br />
phong phú, đa dạng và trở thành những ca khúc để lại ấn tượng khó phai mờ<br />
trong lòng độc giả. Phạm Minh Tuấn với ca khúc “Qua sông” viết về những cô<br />
gái giao liên ở vùng hậu cứ miền Nam. Ca khúc “Người con gái sông La” của<br />
nhạc sĩ Doãn Nho đã hiển hiện hình ảnh cô gái thanh niên xung phong tuổi tròn<br />
mười tám, đôi mươi đã anh dũng chiến đấu, hy sinh dưới làn mưa bom bão đạn<br />
của quân thù.<br />
Giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn phát triển rực rỡ của nền ca khúc Việt<br />
Nam nói chung trong đó bao gồm rất nhiều thể loại với nhiều phong cách khác<br />
nhau, đề tài sáng tác đa dạng và phong phú. Kế tiếp giai đoạn trước, ca khúc<br />
được viết ở dạng ca khúc tập thể, ca khúc quần chúng, hay dạng ca khúc trữ tình<br />
trong đó có nhiều kiểu như: trần thuật, kiểu chính lụân, kiểu dân gian vẫn được<br />
phổ biến.<br />
Ở giai đoạn này, vào những năm 60 xuất hiện thêm thuật ngữ “ca khúc nghệ<br />
thuật”. Thuật ngữ “ca khúc nghệ thuật” ra đời trong điều kiện phát triển mới của<br />
đời sống âm nhạc. Các nhạc sĩ nâng cao trình độ nghề nghiệp chuyên môn, trau<br />
dồi kiến thức kỹ năng nghệ thuật cổ điển Châu Âu, tìm tòi sáng tạo phong cách<br />
mới trong nghệ thuật sáng tác Thanh nhạc ở Việt Nam” [2, tr.387]. Về thực chất<br />
thì ca khúc nghệ thuật nằm trong phạm trù và mang những đặc trưng chung của<br />
thể loại ca khúc trữ tình, chỉ khác là ở bút pháp mang đậm yếu tố kỹ xảo hơn, đòi<br />
hỏi một trình độ thể hiện có tính nghề nghiệp hơn. Ca khúc Bài ca hy vọng được<br />
xem là hình mẫu khá tiêu biểu ở tiêu chí ca khúc nghệ thuật. Bài hát là một sáng<br />
tác đặc biệt thành công của nhạc sĩ Văn Ký bởi tác phẩm có hình tượng đẹp, giàu<br />
cảm xúc, giai điệu mượt mà đằm thắm và thanh cao, thể hiện tình cảm nhớ<br />
thương tha thiết của người dân miền Bắc đối với nhân dân miền Nam khi phải<br />
sống trong những ngày đen tối nhất dưới chế độ Mỹ - Diệm. Đôi chim là biểu<br />
tượng tình cảm của hai miền Nam - Bắc không bao giờ cách lìa nhau. Lời ca còn<br />
4<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02<br />
<br />
thể hiện lòng tin sắt đá vào một tương lai tươi sáng của Tổ quốc. Đề tài viết về<br />
Tây Nguyên trong giai đoạn này có nhiều ca khúc thuộc dòng trữ tình nghệ thuật<br />
để lại ấn tượng sâu sắc như: “Em là hoa Pơ-Lang” của Đức Minh, “Cô gái vót<br />
chông” của Hoàng Hiệp, “Người lái đò trên sông Pô Cô” của Cầm Phong.<br />
Giai đoạn này đề tài quê hương đất nước trong ca khúc trữ tình nghệ thuật<br />
có một dáng vẻ riêng so với các phong cách, bút pháp dân gian, trần thuật, chính<br />
luận. Một số ca khúc nổi tiếng như: “Hà Tây quê lụa” của Nhật Lai, “Những<br />
thành phố bên bờ biển cả” của Phạm Đình Sáu; ca ngợi về Thủ đô Hà Nội yêu<br />
dấu có ca khúc thuộc dòng trữ tình nghệ thuật thành công nhất của Vũ Thanh<br />
“Bài ca Hà nội”; về Hải Phòng, thành phố cảng trung dũng, kiên cường có bài<br />
“Thành phố hoa phượng đỏ” của Lương Vĩnh; hình ảnh đất nước được hoá thân<br />
qua biểu tượng cụ thể của cây đàn bầu cổ truyền dân tộc qua ca khúc “Tiếng đàn<br />
bầu” của Nguyễn Đình Phúc.<br />
Âm nhạc giai đoạn 1954-1975 trong thể loại ca khúc trữ tình xuất hiện một<br />
bộ phận được gọi là những bài hát trữ tình mang phong cách chính luận. Đó là<br />
những bài hát phản ánh được hơi thở của thời cuộc, mang tính công dân. Phong<br />
cách, bút pháp được bộc lộ qua nội dung sắc thái ca từ, sự đan xen giữa màu sắc<br />
trữ tình và sử thi. Với một giọng điệu hào sảng, dõng dạc, cảm xúc tha thiết và tự<br />
hào, lời ca đã khái quát truyền thống lịch sử vinh quang của dân tộc và mang một<br />
phong cách trữ tình chính luận rất đậm nét. Ca khúc Mỗi bước đi thêm yêu Tổ<br />
quốc của Tân Huyền nói lên được điều đó.<br />
Ca khúc trữ tình chính luận như: Kể chuyện người cộng sản của Trần Hoàn,<br />
Người chiến sĩ ấy của Hoàng Vân đã thể hiện hình tượng người cộng sản, người<br />
chiến sĩ cách mạng, người mẹ Việt Nam anh dũng kiên cường, người công dân<br />
trong thời đại mới. Đề tài về Bác Hồ kính yêu có ca khúc Người là niềm tin tất<br />
thắng của Chu Minh.<br />
Một bộ phận mới trong thể loại trữ tình ở giai đoạn này được gọi là dòng<br />
tình ca. Chủ yếu đi sâu vào những vấn đề của tình yêu đôi lứa trong chiến tranh,<br />
trong bối cảnh thời đại, mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Khai thác về đề tài<br />
dân dã miền núi với cái thơ mộng hồn nhiên, lãng mạn trong tình yêu trai gái<br />
vùng sơn cước như “Tình ca Tây Bắc” của Bùi Đức Hạnh. Bài hát “Tình ca” của<br />
Hoàng Việt được ra đời trong bối cảnh cuộc sống của nhiều gia đình bị phân ly<br />
đôi ngả, tất cả chỉ còn chờ tin nhau vào những bức thư hiếm hoi. Xúc động trước<br />
những điều tâm sự mà người vợ trẻ đã gửi gắm trong thư, cảm động trước những<br />
tấm lòng thuỷ chung của các lứa đôi trong phong ba bão táp, khát vọng về ngày<br />
thống nhất đất nước, với tình cảm mãnh liệt ấy anh đã hoàn thành bài hát trong<br />
5<br />
<br />