intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái quát về Liên hoan phim Venice - Ý

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

110
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liên hoan phim Venice ( Mostra Internazionale d’Ảte Cinematografica di Venezia của Ý) là liên hoan phim lâu đời nhất trên thế giới. Được sáng lập bởi công tước Giuseppe Voldi di Misurata vào năm 1932 với tên gọi là “Esposizione Internazionale d’Arte Cinematografica”, LHP vẫn diễn ra hằng năm vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 trên hòn đảo thuộc Lido, Venice của Ý. Các buổi chiếu sẽ diễn ra tại rạp Palazzo del Cinema lịch sử ở Lungomare Marconi. Đây là một trong những liên hoan phim danh giá nhất thế giới và là một phần của Venice...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái quát về Liên hoan phim Venice - Ý

  1. Khái quát về Liên hoan phim Venice - Ý Liên hoan phim Venice ( Mostra Internazionale d’Ảte Cinematografica di Venezia của Ý) là liên hoan phim lâu đời nhất trên thế giới. Được sáng lập bởi công tước Giuseppe Voldi di Misurata vào năm 1932 với tên gọi là “Esposizione Internazionale d’Arte Cinematografica”, LHP vẫn diễn ra hằng năm vào cuối tháng 8 đầu tháng 9 trên hòn đảo thuộc Lido, Venice của Ý. Các buổi chiếu sẽ diễn ra tại rạp Palazzo del Cinema lịch sử ở Lungomare Marconi. Đây là một trong những liên hoan phim danh giá nhất thế giới và là một phần của Venice Biennale, một liên hoan triển lãm nghệ thuật đương đại lớn được tổ chức 2 năm 1 lần. Các giải thưởng chính của LHP là - Leone d’Oro (Sư tử vàng), là giải thưởng cao quí nhất dành cho một bộ phim tại LHP Venice Biennale. Giải thưởng được ban tổ chức giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1949, và được xem là giải thưởng sáng giá nhất của ngành công nghiệp điện ảnh. Năm 1970, một giải sư tử vàng thứ 2 được trao, đây là giải thưởng danh giá dành cho những người đã có những đóng góp quan trọng cho nền điện ảnh. Giải thưởng này được giới thiệu là Golden Lion of St. Mark. Trước đó, có một giải thưởng tương đương thế là Gran Premio Internazionale di Venezia (Giải thưởng quốc tế lớn của Venice), được trao năm 1947 và 1948. Trước nữa, từ năm 1934 đến 1942, các giải thưởng cao quí nhất của LHP là Mussolini cups dành cho phim Ý xuất sắc nhất và phim nước ngoài xuất sắc nhất. Không có chiếc tượng sư tử vàng nào được trao trong các năm từ 1969 đến 1979. Theo trang web chính thức của Biennale, thì đó là kết quả của việc giải thưởng được trao cho phim “Die Artisten in der Zirkuskuppel: Ratlos”; trang web
  2. cho biết là các giải thưởng “vẫn có một bức tượng gợi nhớ về thời kỳ phát xít và không thể đứng ngoài bầu không khí chính trị đó. Năm 68 đã tạo ra một vết đứt sâu với quá khứ”. - Coppa Volpi (Cúp Volpi), cúp được trao cho nam nữ diễn viên xuất sắc nhất, bắt đầu có từ năm 1935. Giữa năm 2990 giải thưởng này còn được trao cho cả các diễn viên phụ, và năm 1993 thì giải thưởng này đã được trao cho toàn bộ ê kíp làm phim "Short Cuts". Các giải thưởng khác của LHP: - Giải sư tử bạc, là giải thường không thường xuyên, chỉ có một số mùa LHP là có giải thưởng này, được coi là giải nhì sau tượng sư tử vàng. Ngoài ra, các giải sư tử bạc thình thoảng còn được trao cho các phim đầu tay hay các phim ngắn. - Giải đặc biệt của ban giám khảo: giải này được trao cho một hay hai phim ở hầu hết các năm. - Giải golden Osellas: là giải dành cho các đạo diễn, quay phim, tác giả kịch bản, người soạn nhạc và cho cả những đóng góp kỹ thuật xuất sắc nổi trội. - Trong năm 2002, giải thưởng San Marco đã được đưa ra, dành cho bộ phim xuất sắc nhất trong hạng mục Controrrente (đi ngược với xu hướng). Ngoài các giải thưởng vừa nêu trên, LHP còn từng có chùm giải là cúp Mussolini, gồm các giải thưởng vinh dự nhất từ năm 1934 đến 1942. Được đặt theo tên của người thống trị đất nước Ý sau đó, Benito Mussolini, các giải này đã bị bãi bỏ khi ông ta lên nắm quyền vào năm 1943, và sau đó dần quay trở lại với tên gọi là giải thưởng quốc tế lớn của Venice năm 1947.
  3. Liên hoan phim Venice Lịch sử ra đời "Cuộc triển lãm nghệ thuật điện ảnh" lần đầu tiên là một phần trong "Lễ hội Venice" thứ 18 (tổ chức từ 6-7 đến 21-8-1932) dưới sự điều hành của Giuseppe Volpi (chủ tịch), và Luciano De Feo - tổng thư kí "Viện đào tạo điện ảnh quốc tế" chi nhánh ở Rome, đồng thời cũng là người có quyền lựa chọn các phim tham dự. Khắp nơi trên đất Ý đón chào nồng nhiệt sự ra đời của liên hoan phim quốc tế được xem là sớm nhất trên thế giới. Tất cả hoạt động của liên hoan đều diễn ra tại khách sạn Excelsior. Dù lần đầu tiên này chưa mang tính chất tranh tài nhưng cũng thu hút được những gương mặt in dấu ấn đậm nét trong lịch sử điện ảnh về sau. Đó là Frank Capra với It Happened One Night (Chuyện vào một đêm) , Edmund Goulding và Grand Hotel (Khách sạn lớn), đặc biệt là Frankenstein của James Whale. Những ngôi sao điện ảnh sáng giá nhất lúc bấy giờ như Greta Garbo, Clark Gable, Norma Shearer... cũng được mới tham dự. Buổi chiếu phim đầu tiên diễn ra vào lúc 9:15 tối 6-8-1932 với bộ phim Bác sĩ Jekyll và ông Hyde của đạo diễn Rouben Mamoulian. Về sau tạp chí "La Gazzetta di Venezia" miêu tả buổi ra mắt này là sự "rộn ràng màu sắc rực rỡ của những chiếc áo choàng thanh tú nhất ... " Liên hoan phim lần đầu tiên không có giải chính thức những có một cuộc bầu chọn của khán giả. Kết quả cuối cùng: "Đạo diễn xuất sắc nhất" thuộc về đạo diễn Xô- viết Nikolaj Ekk và bộ phim Putjovka v zizn (Con đường đến cuộc sống). "Phim hay nhất" thuộc về A nous la liberté (hình) của đạo diễn René Clair.
  4. Những ngày đầu tiên Liên hoan phim lần thứ hai được tổ chức từ ngày 1 đến 20-8-1934 và là một cuộc tranh tài thật sự. Tổng cộng có 19 phim tham gia với hơn 300 nhà báo đăng kí đưa tin về liên hoan. Cơ cấu giải thưởng lần này được phân chia khá rõ ràng, có giải dành cho phim Ý hay nhất và phim nước ngoài hay nhất, đồng thời cũng có giải dành cho nam diễn viên và nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Dù vậy, vẫn chưa có ban giám khảo chính thức mà vẫn dựa và sự hội ý của các chuyên gia và sự bình chọn của khán giả. Giải "Phim nước ngoài hay nhất" thuộc về The Man of Aran của Flaherty - quyết định phản ánh suy nghĩ cấp tiến dành cho thể loại phim tài liệu. Sự thành công của liên hoan vượt ra khỏi biên giới nước Ý, số nước gửi phim tham gia tranh tài ngày càng tăng. Đến năm 1935, liên hoan phim đã trở thành sự kiện thường niên. Năm 1936, lần đầu tiên một ban giám khảo quốc tế được thành lập. Năm 1937, liên hoan phim chính thức có nơi riêng cho mình, đó là Palazzo del Cinema - được thiết kế bởi Luigi Quagliata, thể hiện một phong cách hiện đại và được xây dựng trong thời gian kỉ lục. Không chỉ quan tâm đến điện ảnh đương đại, từ 1938, mỗi năm liên hoan phim có một chủ đề hồi tưởng lại những điểm son trong lịch sử điện ảnh, mở đầu là điện ảnh Pháp giai đoạn 1891-1933. Bước thăng trầm Trong thế chiến lần II, liên hoan vẫn được tổ chức nhưng giới hạn các nước tham dự trong phe trục (Đức, Ý, Nhật, ...) Về sau, các liên hoan này không được ghi nhận trong biên niên sử của liên hoan phim. Năm 1946, liên hoan phim bắt đầu được tổ chức lại.
  5. Đến năm 1947, liên hoan phim thu hút được lượng khán giả kỉ lục : hơn 90.000 người và đánh dấu xuất hiện trở lại của ban giám khảo quốc tế với "Giải thưởng lớn quốc tế Venice". Năm này cũng là năm mà liên hoan phim Cannes ra đời. Sau khi trùng tu, năm 1949, liên hoan phim Venice trở lại mái nhà xưa Palazzo del Cinema và đổi tên giải thưởng thành Sư tử vàng - cái tên được dùng cho đến ngày hôm nay. Trong thập niên 50 và 60, liên hoan phim giới thiệu nhiều cường quốc phim ảnh mới (Ấn độ, Nhật bản) và phát hiện nhiều đạo diễn và diễn viên tài năng. Chẳng hạn bộ phim Rashô-mon (hình) của đạo diễn Akira Kurosawa, đoạt giải Sử tử vàng 1951, đã giúp điện ảnh Nhật bản được phương Tây nhìn nhận với con mắt kính trọng. Điện ảnh Ấn độ cũng tạo được tiếng vang khi đoạt giải Sử tử vàng 1957 cho bộ phim Aparajito của Satyajit Ray. Điện ảnh đông Âu cũng có nhiều dấu hiệu đâm hoa kết trái sau khi bộ phim Séc Sirena của đạo diễn Karel Stekly đoạt "Giải thưởng lớn" năm 1947 và sau đó là Andrzey Waida với Popiól i diament (Tro tàn và kim cương) vào năm 1959.
  6. Cột mốc của điện ảnh Ý tại liên hoan phim là khi hàng loạt phim mang chủ nghĩa duy thực mới được ra đời: Paisà của Robert Rossellini, Il sole sorge ancora của Aldo Vergani năm 1946 và La terra trema (1948) của Luchino Visconti. Tiếp theo là sự xuất hiện của những bậc thầy của điện ảnh Ý sau này như Fellini, Antonioni, Rosi, Olmi, Bertolucci, Pasolini, Vancini, De Seta và Zurlini. Điện ảnh Pháp cũng có những khoảnh khắc của mình với nhiều tác phẩm để đời: The Southerner (1946) (hình) của Jean Renoir, Les amants (1958) của Louis Male và La chinoise (1967) của Jean-Luc Godard. Đáng chú ý là sự trở lại của điện ảnh Đức mà tiêu biểu là Alexander Kluge với bộ phim Abschied von gestern năm 1966 và Die Artisten in der Zirkuskuppel: ratlos năm 1968. Giai đoạn Luigi Chiarini nắm quyền chủ tịch (1963-68) là giai đoạn rực rỡ nhất trong lịch sử liên hoan phim. Số lượng phim không chỉ nhiều mà chất lượng cũng rất cao, đến mức chỉ những phim thể hiện sự làm việc miệt mài và mang đậm tính nghệ thuật mới được trình chiếu. Năm 1968, sau cuộc đầu tranh chính trị, giải thưởng bị bãi bỏ. Từ năm 1969 đến 1972, liên hoan phim hoàn toàn không có cuộc tranh tài nào, nhưng có
  7. nhiều hoạt động bên lề. Năm 1972, một liên hoan phim Ý khác được tổ chức tại trung tâm thành phố Venice để phản đối. Năm 1977, chương trình của liên hoan phim dành cho điện ảnh Đông Âu đã bị điều tra vì "bất đồng quan điểm văn hóa". Có lẽ cũng vì lí do này mà năm 1978, liên hoan phim Venice không được tổ chức. Carlo Lizzani, chủ tịch liên hoan từ năm 1979 đến 1982, chính là người khôi phục ánh hào quang cho liên hoan phim Venice. Ông không chỉ đem về những cuộc tranh tài đầy kịch tính mà còn cả những chủ đề thảo luận quan trọng, khuyến khích sự đột phá trong làm phim hiện đại. Ngày hôm nay Với sự hỗ trợ của nhiều hãng truyền hình lớn trên thế giới và cả mạng Internet, số lượng nhà báo dù đã tăng từ 300 vào năm 1934 lên đến 2,500 trong những năm gần đây nhưng cũng hết sức bận rộn để đưa tin kịp thời về các sự kiện của liên hoan phim. Liên hoan phim Venice không chỉ trở thành một điểm hẹn cho những nhà làm phim kì cựu mà còn là cơ hội cho những tài năng trẻ giới thiệu mình với thế giới: Margarethe Von Trotta - người phụ nữ đầu tiên thắng giải Sư tử vàng, khẳng định sức trẻ của nền điện ảnh Đức; Pedro Almodovar (Tây Ban Nha) đằm thắm với All about my mother (Tất cả về mẹ tôi); Krzysztof Kieslowski (Ba Lan) với bộ ba Bleu, Blanc, Rouge (Xanh,Trắng, Đỏ) đậm tính nhân văn, nhân bản; Trương Nghệ Mưu (Trung Quốc), Tsai Ming-liang (Đài Loan), Takeshi Kitano (Nhật bản), đại diện cho một châu Á kín đáo, thâm ý, thâm tình. Năm trước, sự góp mặt của Củng Lợi với vai trò chủ tịch ban giám khảo đã khẳng định tính đa văn hóa và cách nhìn nhận khách quan của những nhà tổ chức. Khi bạn đến Venice, ngôn ngữ chính không phải là Ý, Anh, Pháp hay Trung Quốc mà là ngôn ngữ của điện ảnh ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2