intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kháng sinh gây tiêu chảy - Vì sao?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

114
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, có thể do vi khuẩn, do virut, do nhiễm ký sinh trùng nhưng cũng có thể do dùng kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ. Hầu hết thường nhẹ và tự hết khi bạn ngưng dùng kháng sinh. Đôi khi có một loại tiêu chảy nặng xảy ra gọi là viêm ruột màng giả. Tại sao thuốc kháng sinh gây tiêu chảy? Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kháng sinh gây tiêu chảy - Vì sao?

  1. Kháng sinh gây tiêu chảy - Vì sao? Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu chảy, có thể do vi khuẩn, do virut, do nhiễm ký sinh trùng nhưng cũng có thể do dùng kháng sinh. Đây là một tác dụng phụ không mong muốn khi dùng kháng sinh cho trẻ. Hầu hết thường nhẹ và tự hết khi bạn ngưng dùng kháng sinh. Đôi khi có một loại tiêu chảy nặng xảy ra gọi là viêm ruột màng giả. Tại sao thuốc kháng sinh gây tiêu chảy? Bình thường trong đường ruột luôn tồn tại một quần thể vi khuẩn lành tính với nhiều loài khác nhau. Các vi khuẩn này luôn duy trì ở thế cân bằng, nhằm tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ các chất độc hại, kìm hãm và làm mất tác dụng của các vi khuẩn gây bệnh ở đường ruột. Kháng sinh là một chất mà ngay ở nồng độ thấp nhất cũng có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự
  2. phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh có nhiều nhóm khác nhau, trong mỗi nhóm có nhiều loại biệt dược, vì vậy khi muốn sử dụng một loại kháng sinh nào đó người thầy thuốc phải biết được kháng sinh đó thuộc nhóm nào, nhất là khi muốn kết hợp kháng sinh. Khi sử dụng một hoặc nhiều loại kháng sinh mạnh có tác dụng lên nhiều loại vi khuẩn, với liều cao và kéo dài, thì các loài vi khuẩn lành tính nói trên cũng bị kháng sinh tiêu diệt, phá vỡ thế cân bằng gây ra hiện tượng loạn khuẩn, do đó thúc đẩy sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới chứng tiêu chảy hoặc viêm ruột do kháng sinh. Bất kỳ loại kháng sinh nào cũng có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể, nhất là các kháng sinh phổ rộng hiện nay. Các loại kháng sinh hay gây tiêu chảy nhất là ampicillin, các cephalosporin, erythromycin và clindamycin.
  3. Không tự ý mua kháng sinh để điều trị cho trẻ. Biểu hiện của bệnh Hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là nhẹ với biểu hiện chính là đi ngoài phân sống, phân lỏng nhiều lần trong ngày. Trong một số trường hợp trẻ suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, có bệnh lý nặng kèm theo, khi dùng kháng sinh phổ rộng, liều cao, kéo dài có thể gây ra tình trạng tiêu chảy nặng hơn, được gọi là viêm đại tràng giả mạc. Trong trường hợp này, các biểu hiện có thể gặp bao gồm: tiêu chảy, phân nhiều nước và có thể có máu; đau bụng; buồn nôn và nôn, sốt.
  4. Làm thế nào để phân biệt được trẻ bị tiêu chảy do uống kháng sinh với trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn hay tiêu chảy do nhiễm virut? Trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh là không có sốt, triệu chứng tự hết sau khi ngừng kháng sinh; trong khi tiêu chảy do các nguyên nhân nhiễm khuẩn trẻ đều có sốt, mức độ tiêu chảy nặng hơn, kèm theo các biểu hiện tiêu hóa khác như nôn, đau bụng. Tuy nhiên, với các trường hợp viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh, cần đưa trẻ đến bác sĩ và xét nghiệm phân để chẩn đoán phân biệt. Những lưu ý trong điều trị Hiện nay vẫn còn có hiện tượng tự mua thuốc để điều trị cho trẻ cho dù không biết trẻ bị bệnh gì, nghĩa là người mẹ cứ thấy con mình ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh cho trẻ dùng. Chình vì vậy để hạn chế tác dụng không mong muốn của kháng sinh nói chung và loạn khuẩn ruột do kháng sinh gây ra nói riêng, trước hết các bà mẹ cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ
  5. điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ. Với trường hợp nhẹ, khi ngừng kháng sinh đang sử dụng thì triệu chứng thuyên giảm rõ rệt hoặc có thể khỏi hẳn. Trong trường hợp loạn khuẩn mà vẫn phải sử dụng kháng sinh hoặc bị loạn khuẩn nặng thì phải điều trị hỗ trợ thêm các chế phẩm vi sinh có chứa probiotic và prebiotic có tác dụng cân bằng lại các chủng vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, với trường hợp kết hợp với các chế phẩm vi sinh mà không có hiệu quả cần đưa bé tới gặp bác sĩ để thay thế bằng kháng sinh khác. Trong trường hợp tiêu chảy nặng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. Không tự ý sử dụng men tiêu hóa trong các trường hợp tiêu chảy do kháng sinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2