intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần ăn lên năng suất và chất lượng sữa, phòng bệnh chân móng

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

34
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần ăn trên phòng trị chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng xuất và chất lượng sữa, điểm thể trạng, lên và phối giống tại Trại bò sữa, Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần ăn lên năng suất và chất lượng sữa, phòng bệnh chân móng

  1. KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TỈ LỆ THÔ TINH TRONG KHẨU PHẦN ĂN LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SỮA, PHÒNG BỆNH CHÂN MÓNG Dƣơng Nguyên Khang*, Trần Xuân Lam Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh * Email: duongnguyenkhang@gmail. com TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần ăn trên phòng trị chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng xuất và chất lượng sữa, điểm thể trạng, lên và phối giống tại Trại bò sữa, Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Kết quả cho thấy năng xuất sữa ở khẩu phần có tỉ lệ thô/tinh thấp 40/60 là cao nhất, kế đến ở khẩu phần có tỉ lệ thô/tinh 60/40 và thấp nhất ở khẩu phần có tỉ lệ thô/tinh 80/20 lần lượt là 18,54; 17,51 và 16,74 kg/con/ngày (P
  2. 3.88%, and lowest in diet with roughage-concentrate ratio of 40/60 by 3.78%. Movement and body scores in diet with roughage-concentrate ratio of 80/20 and 60/40 better than in diet with roughage-concentrate ratio of 40/60 by 0.5. The number of artificial insemination in diet with roughage-concentrate ratio of 80/20 was higher than that of diet with roughage-concentrate ratio 40/60 by 0.5 times. Keywords: Roughage: concentrate ratio, milk yield and quality, body score 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta đang phát triển cả về số lượng lẫn năng suất. Nếu năm 2007, số lượng đàn bò sữa của cả nước chỉ khoảng 110 nghìn con, với trên 55 nghìn đang vắt sữa, 80% bò sữa được nuôi ở các tỉnh phía Nam và 20% bò sữa nuôi ở các tỉnh phía Bắc (Đỗ Kim Tuyên và ctv, 2007). Thì năm 2016, tổng đàn bò sữa của cả nước là 282.990, trong đó tổng đàn bò cái là 179.769 con (Niên giám thống kê, 2016). Cùng với sự phát triển của đàn bò thì diện đất canh tác và trồng cỏ ngày càng thu hẹp làm cho người chăn nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động nguồn thức ăn thô xanh nhất là vào mùa khô. Vì thế giải pháp thay thế thức ăn thô bằng nguồn thức ăn tinh tại hộ chăn nuôi bò sữa làm mất cân bằng tinh thô trong khẩu phần ăn cho bò. Sự mất cân bằng thô tinh trong khẩu phần đã dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe của đàn bò như bệnh sinh sản, ketosis, axit dạ cỏ, viêm chân móng... (Nguyễn Võ Thu Trúc và ctv, 2016), khi khảo sát ở Thành phố Hồ Chí Minh, trên khẩu phần được cho ăn riêng từng loại thức ăn với tỉ lệ thô tinh là 43/57 đã ảnh hưởng đến quá trình lên men và nguy cơ axit dạ cỏ. Khi bò bị axit dạ cỏ đã sản sinh nhiều axit lactic làm pH giảm và mất khả năng đệm dạ cỏ, từ đó làm giảm tiêu hóa xơ, tăng nguy cơ bệnh chân móng, giảm năng suất và chất lượng sữa. Ở Việt Nam, một vài nghiên cứu đã cho thấy mối liên quan giữa thức ăn tinh trong khẩu phần đến chân móng bò sữa (Nguyễn Xuân Trạch, 2004), ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần đến tình trạng bệnh viêm móng (Đoàn Đức Vũ và ctv, 2001). Tỉ lệ tinh cao hơn thô trong khẩu phần đã làm bò ngày càng bị axit dạ cỏ nặng nề. Khi bò bị axit dạ cỏ đã cho thấy là một yếu tố quan trọng hàng đầu gây bệnh chân móng (Sarel và Shearer, 2006). Khi pH dạ cỏ giảm dưới 5 thì sản xuất axit lactic nâng cao làm tăng độ chua dạ cỏ, axit lactic hấp thu vào máu gây toan huyết, gây giải phóng histamin làm mỏng thành mạch máu, nhất là mạch máu dưới bàn chân chịu lực kém nên dễ vỡ. Khi đó lượng oxy và dưỡng chất đến nuôi móng bị thiếu hụt làm các mô bào dưới đế móng bị chết và gây vết loét làm tổn thương và bò bị đau móng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 Thời gian và địa điểm Từ tháng 7 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018 tại Trại bò sữa, Trung Tâm Nghiên Cứu Và Chuyển Giao Công Nghệ, Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Phƣơng pháp và đối tƣợng Chọn ngẫu nhiên 15 bò sữa lai có máu trên ¾ Holstein Friesian. Bò được thử nghiệm có cùng điểm thể trạng và vận động trên 3. Bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên chia làm 3 lô, lặp lại 5 con/lô, các lô nghiệm thức được bố trí vào 3 lô theo khẩu phần có tỉ lệ thô tinh lần lượt là (1) 80:20, (2) 60:40 và (3) 40:60. 2.3 Chỉ tiêu theo dõi Thành phần dinh dưỡng, lượng và nhu cầu dưỡng chất thức ăn tiêu thụ, năng suất và chất lượng sữa, tế bào soma sữa (SCC), khả năng lên và phối giống sau khi sanh. 1115
  3. 2.4 Xử lí số liệu Số liệu thu thập được xử lý sơ bộ bằng phần mền Microsoft Excel (2013), và được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab (version 16.2). Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey và các tỷ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm χ2, sự khác biệt có ý nghĩa khi giá trị P ≤ 0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hƣởng tỉ lệ thô tinh trên lƣợng ăn vào Kết quả thành phần hóa học thức ăn, loại và lượng ăn vào được trình bày qua Bảng 1 và 2. Bảng 1 cho thấy thành phần hóa học của thực liệu đã sử dụng trong các lô thí nghiệm là ổn định suốt thời gian khảo sát. Hèm bia có hàm lượng đạm và xơ trung tính cao thích hợp cho chăn nuôi bò sữa. Kết quả này phù hợp với nhiều khảo sát trước đây (trích dẫn nghiên cứu) đã cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nhà máy sản xuất bia nên nguồn bã bia tươi đã là nguồn cung phụ phẩm dễ dàng cho ngành chăn nuôi bò sữa của Thành phố. Hơn nữa, bã mì có hàm lượng xơ trung tính cũng cao, còn nhiều tinh bột, được cung cấp từ các nhà máy chế biến tinh bột quanh Thành phố cũng là nguồn cung năng lượng dồi giàu cho bò sữa. Kết quả Bảng 2 cho thấy tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần đã đảm bảo đúng theo bố trí thí nghiệm và vùng chăn nuôi bò sữa quanh Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế sản xuất đã cho thấy bò sữa ăn 80% thức ăn thô xanh là không thực tế bởi vì hầu hết trại chăn nuôi bò sữa đều bị khan hiếm trầm trọng nguồn thức ăn thô xanh này. Đa số đã thay thế bằng thức ăn tinh để đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cho thú. Trong bố trí thí nghiệm này, chúng tôi đã bố trí đúng để xem tác động của tỉ lệ thô tinh trên năng suất và chất lượng sữa, phòng bệnh chân móng. Thực tế sản xuất trong kết quả điều tra mà chúng tôi đã thực hiện trong cùng thời gian khảo sát này đã cho thấy hầu hết trại chăn nuôi bò sữa thiếu thức ăn thô xanh, tỉ lệ này chỉ cung cấp tối đa 40% trong khẩu phần ăn của thú. 3.2 Ảnh hƣởng của tỉ lệ thô tinh trên năng suất sữa Kết quả Bảng 3 cho thấy năng xuất sữa cao nhất ở khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 40:60 là 18,54 kg/con/ngày, thấp nhất đối ở khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 80:20 là 16,74 kg/con/ngày và khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 60:40 là 17,51 kg/con/ngày. Kết quả đã cho thấy sử dụng khẩu có tỉ lệ thô tinh 40:60 có năng suất sữa cao nhất nhưng phần trăm thức ăn tinh cao này có thể cũng góp phần vào quá trình lên men nhanh gây axit dạ cỏ và dẫn đến viêm chân móng. Theo Nguyễn Văn Tuế (2012), tỉ lệ thức ăn tinh 70% trong khẩu phần nuôi bò sữa cho năng suất cao nhất, sau đó là 50% và thấp nhất là 30%. Kết quả tương tự cũng đã cho thấy bởi Beyero và ctv (2015) trên năng suất sữa đối với khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 50:50 và 70:30 có sự khác biệt lần lượt là 13,78 và 12,28 kg/con/ngày. Như vậy, các kết quả ghi nhận đã cho thấy việc cân đối tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần ăn là rất quan trọng trên năng suất sữa của bò. 1116
  4. Bảng 1. Thành phần hóa học thực liệu Chỉ tiêu Đơn vị tính Cỏ sả lá lớn Bã mì Hèm bia Cám DM % 23,85 27,78 27,52 90,07 CP % on DM 13,55 3,05 29,45 17,13 EE % on DM 2,53 2,77 10,93 10,98 Ash % on DM 8,5 2,25 4,43 12,62 CF % on DM 29,13 9,45 13,27 6,17 NDF % on DM 65,27 53,35 61,40 26,67 ADF % on DM 30,82 18,17 23,72 9,13 ADL % on DM 4,5 3,48 2,80 3,07 Bảng 2. Loại và lượng ăn vào trong khẩu phần thí nghiệm Tỉ lệ thô: tinh Chỉ tiêu SEM P 80: 20 60: 40 40: 60 n, bò 5 5 5 Cỏ, Kg VCK/con/ngày 9,44a 4,94b 2,71c 0,035 0,001 Bã mì, Kg VCK/con/ngày 1,12c 1,96a 1,68b 0,001 0,001 Hèm bia, Kg VCK/con/ngày 1,65c 2,04b 2,57a 0,018 0,001 Cám, Kg VCK/con/ngày 4,50c 6,21b 8,01a 0,035 0,001 Tổng VCK ăn vào, kg VCK/con/ngày 16,71a 15,15b 14,97b 0,067 0,001 Bảng 3. Ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần trên năng suất sữa Năng suất sữa bình quân, Tỷ lệ thô tinh n kg/con/ngày CV, % SEM P 80: 20 5 16,74C 6,3 60: 40 5 17,51B 5,62 0,088 0,001 40: 60 5 18,54A 7,21 Tính chung 15 17,59 7,69 3.3 Ảnh hƣởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần trên chất lƣợng sữa Kết quả ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần trên chất lượng sữa và số lượng tế bào soma sữa được trình bày qua Bảng 4 và Biểu đồ 1. Kết quả Bảng 4 và Biểu đồ 2 cho thấy tỉ lệ thô tinh của khẩu phần 80:20 có chất khô sữa cao nhất là 8,67; thấp nhất ở khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 40:60 là 8,41. Tỉ lệ đạm sữa cao nhất khi sử dụng khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 80:20 là 3,92 và thấp nhất đối với khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 40:60 là 3,79. Khi sử dụng khẩu 1117
  5. phần có tỉ lệ thô tinh 80:20 cho tỉ lệ béo sữa đạt 3,88 cao hơn so với khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 60:40 và có tỉ lệ thô tinh 40:60 lần lượt là 3,8 và 3,78. Kết quả cho thấy khi sử dụng khẩu phần ăn có tỉ lệ thô cao hơn tinh đã cho chất lượng sữa tốt hơn đối với khẩu phần có tỉ lệ tinh cao hơn thô. Bảng 4. Ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần trên chất lượng sữa Tỉ lệ thô: tinh Chỉ tiêu SEM P 80: 20 60: 40 40: 60 n, con 5 5 5 a a Chất khô, % 8,67 8,60 8,41b 0,023 0,001 Đạm, % 3,92a 3,89a 3,79b 0,023 0,001 Béo, % 3,88 3,80 3,78 0,036 0,120 400 350 Số lượng tế bào soma sữa, tế bàox103/ml 300 250 200 150 178 349.5 100 191.5 50 0 80/20 60/40 Tỉ lệ thô tinh 40/60 Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của tỷ lệ thô:tinh đến số lượng tế bào soma sữa 3.4 Ảnh hƣởng của tỉ lệ thô tinh trên lên và phối giống Kết quả Bảng 5 cho thấy đối với khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 80:20 và 60:40 đã cải thiện tốt hơn về khả năng đi lại và điểm thể trạng. Nhóm bò cho ăn khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 80:20 và 60:40 đã lên giống 100%. Trong lúc đó, khẩu phần thức ăn thô thấp 40:60 đã ghi nhận có một trường hợp bò không lên giống. Khi sử dụng khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 60:40 đã cho số ngày chờ phối thấp nhất, tiếp đến là khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 80:20, cao nhất ở khẩu phần có tỉ lệ thô tinh 40:60 lần lượt là 85, 92 và 98 ngày. Kết quả còn cho thấy số lần phối thấp nhất khi khẩu phần ăn có tỉ lệ thô tinh 60:40 và cao nhất ở khẩu phần ăn có tỉ lệ thô tinh 40:60 lần lượt là 2 và 2,75 lần. Điều đó đã cho thấy khẩu phần ăn có tỉ lệ thô tinh cân đối sẽ góp phần nâng cao khả năng sinh sản của bò sữa. Bảng 5. Ảnh hưởng của tỉ lệ thô tinh trong khẩu phần lên khả năng lên và phối giống Tỉ lệ thô tinh Chỉ tiêu 80:20 60:40 40:60 n, con 5 5 5 Đi lại 3,5 3,5 3 Điểm thể trạng 3,5 3,5 3 Không lên giống, con 0 0 1 Số ngày chờ phối, ngày 92 85 98 Số lần phối, lần 2,25 2,0 2,75 1118
  6. 4. KẾT LUẬN Khẩu phần có tỉ lệ thức ăn thô cao đã làm tăng lượng ăn vào, tăng năng suất và chất lượng sữa, giảm số tế bào soma sữa, giảm số ngày chờ phối và số lần phối. Kết quả cũng đã xác định khi tăng tỉ lệ thức ăn thô trong khẩu phần đã cải thiện khả năng đi lại, điểm thể trạng cũng như giảm nguy cơ bệnh chân móng trên bò sữa. CẢM ƠN Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Beyero N., Kapoor V. and Tewatia BS. (2015). Effect of different roughage-concentrate ratio on milk yield and its fatty acid profile in dairy cows. Journal of Biology, Agriculture and Heathcare, ISSN 2224-32028. [2] Đoàn Đức Vũ, Đinh Văn Cải, Nguyễn Ngọc Tấn, Phùng Thị Lâm Dung và Trần Thị Kim Ánh (2001). Ảnh hưởng của khẩn phần thức ăn đối với môi trường dạ cỏ và tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở bò sữa. Khoa học nông nghiệp số 2 - 2001, trang 226 - 234. [3] Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lã Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Thị Dương Huyền (2007). Nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bò sữa Úc nhập nội Việt Nam. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi. Số 4 - 2007. [4] Nguyễn Xuân Trạch (2004). Nuôi bò sữa ở nông hộ. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [5] Nguyên Văn Tuế (2012). Nguyên cứu một số giải pháp kỹ thuật chăn nuôi bò sữa phù hợp trong nông hộ tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ nông nghiệp. Viện chăn nuôi. Hà nội, 2012. [6] Nguyễn Võ Thu Trúc, Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Quang Thiệu (2016). Khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò sữa và tình hình nhiễm aflatoxin B1 trong thức ăn và aflatoxin M1 trong sữa bò tại nông hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Toàn Quốc Chăn nuôi Thú y 2017 Việt Nam, ISBN: 978-604-60-2492-7, [573]: 276-282. [7] Sarel RS. and Shearer AJ. (2006). Manual for treatment and control of lameness in cattle. Ames (IA): Blackwell Publication. Pp: 31–41. 1119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2