Điều tra hiện trạng bệnh chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng suất và chất lượng sữa của bò tại thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 3
download
Nghiên cứu nhằm khảo sát hiện trạng bệnh chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng suất sữa của bò tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Tổng cộng 150 hộ được phỏng vấn theo ba qui mô: (1) nhỏ dưới 20 con, (2) vừa 20 - 50 con, (3) lớn trên 50 con. Mỗi qui mô điều tra 50 hộ. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều tra hiện trạng bệnh chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng suất và chất lượng sữa của bò tại thành phố Hồ Chí Minh
- ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG BỆNH CHÂN MÓNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ LÊN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG SỮA CỦA BÒ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Dƣơng Nguyên Khang1, Đặng Hoàng Đạo1, Nguyễn Thanh Hải2, Nguyễn Văn Chánh2 1 Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao KHCN, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 2 Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Email: duongnguyenkhang@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm khảo sát hiện trạng bệnh chân móng và ảnh hưởng của nó lên năng suất sữa của bò tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018. Tổng cộng 150 hộ được phỏng vấn theo ba qui mô: (1) nhỏ dưới 20 con, (2) vừa 20 - 50 con, (3) lớn trên 50 con. Mỗi qui mô điều tra 50 hộ. Kết quả cho thấy tỉ lệ bò bị yếu chân ở tháng cho sữa đầu tiên và cả năm lần lượt là 25,27 và 74,73%. Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng ở tháng cho sữa đầu tiên và cả năm thấp hơn lần lượt là 66,26 và 33,74%. Bò đi đứng khó khăn ở mức thường là cao nhất, rất thường và thấp nhất đi đứng khó khăn lần lượt là 56,7; 22,6 và 20,7% (P = 0,001). Khi bò bệnh chân móng có biểu hiện nằm chiếm đến 61,3%; bớt nằm là 27,3%; thấp nhất ít nằm là 11,3% (P = 0,001). Bò không được gọt móng chiếm đến 51,33%; bò được gọt móng là 48,67%; và không áp dụng gọt chân móng một hoặc hai lần trong năm là 100% (P = 0,001). Tỉ lệ bò bệnh chân móng cao nhất ở hộ qui mô lớn là 39,84%, hộ qui mô nhỏ là 34,35%, thấp nhất ở hộ qui mô trung bình là 29,33% (P = 0,002). Số bò trung bình ở hộ khảo sát là 41,8 con/hộ; qui mô lớn là 74,8 con/hộ, qui mô trung bình là 37,5 con/hộ; và thấp nhất qui mô nhỏ là 13,1 con/hộ (P= 0,001). Năng suất sữa trung bình đạt 19,1 kg/con/ngày. Tỉ lệ thức ăn thô/tinh trong khẩu phần là 42,76/57,24; thấp nhất ở qui mô lớn là 39,86/60,14; kế tiếp qui mô trung bình là 43,32/56,68; cao nhất ở qui mô và nhỏ 45,09/54,91 (P = 0,032). Từ khóa: Chân móng, năng suất sữa, tỉ lệ tinh thô. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm chân móng trên bò sữa là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất hiện nay. Bệnh này biểu hiện không nghiêm trọng như các bệnh truyền nhiễm, nhưng ảnh hưởng của nó đối với bò sữa trên sức khỏe, giảm trọng, giảm sản xuất sữa, giảm chất khô sữa, giảm tuổi thọ đàn, tăng viêm vú và tế bào bản thể, sinh sản kém, và đặc biệt là làm giảm sức đề kháng sẽ gây ảnh hưởng và tạo điều kiện cho phát triển các bệnh truyền nhiễm khác làm thiệt hại kinh tế nặng nề hơn như năng suất thấp, tăng phí chăm sóc chữa trị, tốn công sức suy nghĩ để quản lý đàn và điều trị, loại thải nhanh (Lê Đăng Đảnh, 2015). Theo Green và ctv (2002), nếu bò bị đau chân móng sản lượng sữa có thể giảm 360 kg/chu kỳ 305 ngày. Tương tự với kết quả của L.V. Randall và ctv (2016), năng suất sữa bò giảm trung bình 2,68 kg/ngày khi bò bị đau chân móng. Thiệt hại kinh tế xảy ra trong trường hợp bò bị đau chân móng là rất lớn, có thể từ 250 Euro/bò sữa/năm (Jan Van Geest, 2012) đến 302 đô la/trường hợp (Kelton và ctv, 1998). Hơn nữa, can thiệp của 1098
- bác sĩ thú y sẽ thay đổi (từ chẩn đoán đến điều trị) qua tham khảo ý kiến với chủ hộ chăn nuôi bò sữa, người quản lý, kỹ thuật viên tại trại để có kế hoạch chuẩn xác cho xử lý, kiểm soát và phòng ngừa. Đối với tổng đàn lớn, khi số lượng bò viêm chân móng bị què vượt quá khả năng xử lý của bác sĩ thú y, thì hiện trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn tại trại. Vì vậy, chăm sóc bàn chân và móng, bằng cách cắt tỉa bằng máy mài từ bác sĩ thú y bên ngoài hoặc từ nhân viên của trại là rất cần thiết để ngăn chặn bệnh này. Muốn vậy, bất kể người nào thực hiện các nhiệm vụ này, chìa khóa đạt được thành công của điều trị là phải kiểm tra kịp thời, chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị chính xác bệnh viêm chân móng. Ngoài việc giảm thiệt hại què quặt, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ hạn chế đau đớn và phòng ngừa rối loạn viêm chân móng mà có thể dẫn tới là phải yêu cầu phẫu thuật và cần một thời gian dài mới có thể phục hồi (Lê Đăng Đảnh, 2012). Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương chăn nuôi bò sữa lớn nhất cả nước với tổng số đàn bò sữa đạt được 90.132 con, chiếm 30% tổng số bò sữa cả nước tính đến đầu năm 2016 (Chăn nuôi Việt Nam, 2016). Mặc dù có khó khăn về tiêu thụ sữa nhưng tổng đàn bò sữa vẫn tăng lên 95.298 con (bò sữa cái 74.313 con) tính đến đầu năm 2018 (Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3, 2018). Nhưng nước ta có rất ít nghiên cứu đầy đủ về bệnh chân trên bò sữa. Theo khảo sát của Phan Việt Thành (2010), tỉ lệ bò mắc bệnh chân móng là 10,6% trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương; tại Đan Mạch của Thomsen (2009) là 24,25% và tại Canada là 28,5% (Ito và ctv, 2010). Bình quân chăn nuôi bò sữa là 14,2 con/hộ, trong đó chăn nuôi dưới 10 con/hộ chiếm 51,2%; quy mô chăn nuôi trên 50 con/hộ chiếm 1,2%. Năng suất sữa bình quân đạt gần 6.000 kg/bò/năm, tương đương 18 kg/bò/ngày. Tuy nhiên, diện tích chăn nuôi trung bình mỗi hộ khoảng 500 m2 do đó tình trạng thiếu cỏ tươi trong mùa khô thường xuyên xảy ra. Đàn bò sữa chủ yếu là các giống lai HF từ F1 đến F4, không có hộ nào chăn nuôi bò thuần HF. Giống bò lai thích nghi tốt với điều kiện khí hậu môi trường nhưng sản lượng sữa tương đối thấp so với tiềm năng của giống. Thu nhập từ bò sữa tương đối ổn định trong những năm gần đây. Vì thế, việc phòng trị các bệnh trên bò sữa, đặc biệt là bệnh chân móng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chăn nuôi bò sữa bền vững của bà con chăn nuôi Thành phố. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là tìm ra nguyên nhân, đánh giá hậu quả và đưa qui trình phòng trị tổng hợp cho bệnh viêm chân móng trên bò sữa nuôi tại nông hộ quanh khu vực TP. Hồ Chí Minh. 2. VẬT LIỆU PHƢƠNG PHÁP 2.1 Thời gian và địa điểm Nghiên cứu đã được thực hiện từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 tại các hộ chăn nuôi bò sữa thuộc thành phố Hồ Chí Minh. 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang sẽ được tiến hành để kiểm tra mức độ bệnh chân móng trên đàn bò sữa của hộ dân, nhận thức của các hộ chăn nuôi và các thông tin về xuất hiện bệnh chân móng. Nghiên cứu cắt ngang chỉ thực hiện ở huyện Củ Chi không thực hiện tại huyện khác nhằm tập trung khảo sát trên cùng một điều kiện chăn nuôi về thức ăn, nguồn nước, thời tiết, chăm sóc... Để giới hạn ảnh hưởng của hai khu vực chăn nuôi khác nhau lên bệnh chân móng. Từ kết quả điều tra thống kê chăn nuôi bò sữa của Chi cục thú y Thành phố Hồ Chí Minh (2017) chúng tôi đã phân nhóm và chọn hộ điều tra theo 3 qui mô: (1) nhỏ ở 50 hộ nuôi bò sữa có tổng đàn dưới 20 con, (2) vừa ở 50 hộ nuôi bò sữa có tổng đàn từ 20 đến 50 và (3) lớn ở 50 hộ nuôi bò sữa có tổng đàn trên 50 con. 2.3 Chỉ tiêu khảo sát Vấn đề yếu chân và bệnh chân móng trên bò sữa. 1099
- Vấn đề đi lại và nằm trên bò sữa liên quan bệnh chân móng. Vấn đề gọt móng định kỳ trên bò sữa. Tỉ lệ và loại bệnh chân móng. Tần xuất loại bệnh chân móng. Năng suất và chất lượng sữa. Tỉ lệ thức ăn thô tinh trong khẩu phần bò đang vắt sữa. Hiện trạng sử dụng thực liệu chăn nuôi bò sữa. 2.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý sơ bộ bằng phần mền Microsoft Excel (2013) và được xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab (version 16.2). Các giá trị trung bình được so sánh bằng trắc nghiệm Tukey và các tỉ lệ được so sánh bằng trắc nghiệm χ2, sự khác biệt có ý nghĩa khi giá trị P ≤ 0,05. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng chăn nuôi liên quan đến bệnh chân móng bò sữa Kết quả được trình bày qua Bảng 1. Kết quả bảng 1 cho thấy bò bị yếu chân trong năm cao nhất ở qui mô từ 26 con bò/hộ trở lên là 42,78%, kế đến qui mô vừa từ 15 đến 25 con/hộ là 19,49% và thấp nhất ở qui mô nhỏ dưới 15 con/hộ là 12,46%. Tỉ lệ bò bị yếu chân móng trong tháng đầu cho sữa cao nhất ở qui mô lớn là 17,87%, kế đến ở qui mô trung bình là 5,23% và thấp nhất ở qui mô nhỏ là 2,17%. Tính chung, tỉ lệ bò bị yếu chân móng ở tháng đầu cho sữa là 25,27% và trong năm lên đến 74,73%. Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng trong năm cao nhất ở qui mô lớn là 37,91%, kế đến ở qui mô trung bình là 18,18% và thấp nhất ở qui mô nhỏ là 10,17%. Tỉ lệ bò bị bệnh chân móng trong tháng đầu cho sữa cao nhất ở qui mô lớn là 23,34%, kế đến là qui mô trung bình là 7,32% và thấp nhất là qui mô nhỏ là 3,08%. Tính chung, tỉ lệ bò bị bệnh chân móng trung bình trong năm là 66,26% và trong tháng đầu cho sữa là 33,74%. Kết quả đã cho thấy tỉ lệ bệnh chân móng trên bò sữa hiện nay là rất caoso với các khảo sát trước đây. Kết quả khảo sát của Nguyễn Công Thật (2017), tỉ lệ bò vắt sữa bị đau chân tại trại bò sữa Hoàng Anh Gia Lai là 21,95%; của Thomsen (2009) ở Đan Mạch là 24,5%; của Phan Việt Thành (2010) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương là 10,6%; của Joao và ctv (2018) ở Brazil là 21,2%. Kết quả bảng 2 cho thấy bò đi đứng khó khăn ở mức thường, rất thường và ít đi lần lượt là 56,7; 22,6 và 20,7% (P = 0,001). Khi bò bị bệnh chân móng sẽ có biểu hiện nằm, thường và ít nằm lần lượt là 61,3; 27,3 và 11,3% (P = 0,001). Bảng 1. Yếu chân và bệnh chân móng trên bò sữa Tình trạng bệnh chân móng Yếu chân Bệnh chân móng Qui mô n, con % n, con % Nhỏ Trong 1 năm 69 12,46 132 10,17 Tháng đầu cho sữa 12 2,17 40 3,08 Trung bình Trong 1 năm 108 19,49 236 18,18 Tháng đầu cho sữa 29 5,23 95 7,32 Lớn Trong 1 năm 237 42,78 492 37,91 Tháng đầu cho sữa 99 17,87 303 23,34 Tính chung Trong 1 năm 414 74,73 860 66,26 Tháng đầu cho sữa 140 25,27 438 33,74 1100
- Bảng 2. Di chuyển và nằm trên bò bị chân móng Di chuyển khó khăn Nằm n Qui mô Ít Thường Rất thường Ít Thường Rất thường (Hộ) n % n % n % n % n % n % Nhỏ 50 20 40a 30 60b 0 0c 11 22a 37 74b 2 4c Trung bình 50 5 10a 36 72b 9 18a 4 8a 35 70b 11 22c Lớn 50 6 12a 19 38b 25 50b 2 4a 20 40b 28 56b 17 Trung bình 150 31 20,7a 85 56,7b 34 22,6c 92 61,3b 41 27,3c 11,3a P 0.001 0.001 Kết quả bảng 3 cho thấy tỉ lệ bò không gọt móng, gọt móng khi bệnh lần lượt là 51,33 và 48,67%; không áp dụng gọt móng một hoặc hai lần trong năm là 100% (P = 0,001). Tương tự, ở những hộ có qui mô nhỏ thì tỉ lệ hộ không gọt móng bò là 60%, kế đến là bò được gọt móng khi bị bệnh đau chân là 40% và định kỳ một hay hai lần/năm không được áp dụng là 100% (P = 0,001). Ở những hộ có qui mô trung bình thì tỉ lệ hộ được gọt móng khi bò bị bệnh chân móng là 52%, kế đến là bò không được gọt móng là 48% và định kỳ một hay hai lần/năm không được áp dụng là 100% (P = 0,001). Ở những hộ chăn nuôi có qui mô lớn thì tỉ lệ hộ được gọt móng khi bò bị bệnh chân móng là 54%, kế đến là bò không được gọt móng là 46% và định kỳ một hay hai lần/năm không được áp dụng là 100% (P = 0,001). Qua đó, cho thấy người dân có rất ít kiến thức về điều trị chân móng và định kỳ gọt chân móng cho bò sữa. Bảng 3. Gọt móng định kỳ Số lần gọt móng/năm (lần) Qui mô Không Một Hai Gọt khi bệnh P n, hộ n % n % n % n % 0,001 Nhỏ 50 30 60a 0 0b 0 0b 20 40c 0,001 Trung bình 50 24 48a 0 0b 0 0b 26 52a 0,001 Lớn 50 23 46a 0 0b 0 0b 27 54a 0,001 Tính chung 150 77 51,33a 0 0,00b 0 0,00b 73 48,67a 0,001 Kết quả bảng 4 cho thấy tỉ lệ bò bệnh chân móng trung bình hiện nay là 36,12%; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn, qui mô nhỏ, qui mô trung bình lần lượt là 39,84%; 34,35% và 29,33% (P = 0,002). Tỉ lệ bò có biểu hiện cứng và mềm móng ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 33,33%; trong đó cao nhất ở những hộ có qui mô nhỏ là 60%, những hộ có qui mô trung bình và lớn là 20% (P = 0,123). Tỉ lệ bò có biểu hiện mòn gót ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 36,67%; trong đó cao nhất ở những hộ có qui mô chăn nuôi bò sữa lớn là 70%, qui mô trung bình là 30% và thấp nhất là qui mô nhỏ là 10% (P = 0,027). Tỉ lệ bò có biểu hiện thối móng ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 43,33%; trong đó cao nhất ở những hộ có qui mô lớn là 70%, qui mô trung bình là 60% và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0% (P = 0,003). Tỉ lệ bò có biểu hiện viêm da ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình đạt 36,67%; trong đó cao nhất ở những hộ có qui mô lớn là 70%, những hộ có qui mô trung bình và nhỏ là 20% (P = 0,041). Tỉ lệ bò có biểu hiện viêm mô ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình 20%; trong đó cao 1101
- nhất ở những hộ có qui mô trung bình là 40%, những hộ có qui mô lớn là 20% và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là (P = 0,122). Tỉ lệ bò có biểu hiện viêm móng ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 30%; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn và nhỏ là 40% và thấp hơn là ở những hộ có qui mô trung bình là 10% (P = 0,766). Tỉ lệ bò có biểu hiện viêm lâm sàng ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 36,67%; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô nhỏ là 70%, những hộ có qui mô trung bình và nhỏ là 20% (P = 0,041). Tỉ lệ bò có biểu hiện viêm mãn tính ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 16,67%; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 30%, những hộ có qui mô trung bình và nhỏ là 10% (P = 0,574). Tỉ lệ bò có biểu hiện viêm kẻ móng ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 33,33%; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 40%, những hộ có qui mô trung bình và nhỏ là 30% (P = 0,861). Tỉ lệ bò có biểu hiện loét móng ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 33,33%; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 70%, những hộ có qui mô trung bình là 30% và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0% (P = 0,004). Tỉ lệ bò có biểu hiện dài móng ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 20% và ở tất cả các hộ chăn nuôi bò sữa từ qui mô nhỏ, trung bình và lớn đều 20%. Tỉ lệ bò bệnh chân móng vì bị acid ở chăn nuôi bò sữa nông hộ trung bình là 46,67%; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 80%, kế đến là ở những hộ có qui mô trung bình là 60% và thấp nhất là ở những hộ có qui mô nhỏ là 0% (P = 0,001). Kết quả bảng 5 cho thấy số lượng bò trung bình/hộ ở chăn nuôi bò sữa nông hộ là 41,8 con/hộ; trong đó ở những hộ có qui mô lớn là 74,8 con/hộ, ở những hộ Bảng 4. Tỉ lệ và loại bệnh chân móng Qui mô (hộ) Nhỏ Trung bình Lớn Tính chung P Loại bệnh Cứng, mềm 60 20 20 33,33 0,123 a ab b Mòn gót 10 30 70 36,67 0,027 Thối móng 0a 60b 70b 43,33 0,003 Viêm da móng 20 20 70 36,67 0,041 Viêm mô móng 0 40 20 20,00 0,122 Viêm móng 40 10 40 30, 00 0,760 Tỷ lệ có biểu hiện bệnh Viêm lâm sàng 70 20 20 36,67 0,041 Viêm mãn tính 10 10 30 16,67 0,574 Viêm kẻ móng 30 30 40 33,33 0,861 Loét móng 0a 30ab 70b 33,33 0,004 Dài móng 20 20 20 20 1 Bò bệnh móng, % 34,35ab 29,33a 39,84b 36,12 0,002 có qui mô trung bình là 37,5 con/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 13,1 con/hộ (P= 0,001). Tần xuất bò bệnh theo phân loại dài móng trung bình là 0,67 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 1,40 bò bệnh/hộ, những hộ có qui mô trung bình là 0,40 bò bệnh/hộ và thấp nhất là ở những hộ có qui mô nhỏ là 0,20 bò bệnh/hộ (P = 0,214). Tần xuất bò bệnh theo phân loại acid dạ cỏ trung bình là 5,07 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 12,0 bò bệnh/hộ), những hộ có qui mô trung bình là 3,2 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0,0 bò bệnh/hộ (P = 1102
- 0,001). Tần xuất bò bệnh theo phân loại cứng móng trung bình là 0,80 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn và nhỏ là 0,9 bò bệnh/hộ và thấp hơn là những hộ có qui mô trung bình là 0,6 bò bệnh/hộ (P = 0,88). Tần xuất bò bệnh theo phân loại viêm mô trung bình là 0,97 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 1,70 bò bệnh/hộ, kế đến là những hộ có qui mô trung bình là 1,20 bò bệnh/hộ và thấp nhất là ở những hộ có qui mô nhỏ là 0,0 bò bệnh/hộ (P = 0,26). Tần xuất bò bệnh theo phân loại viêm móng trung bình là 2,23 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 5,2 bò bệnh/hộ, những hộ có qui mô nhỏ là 1,2 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô trung bình là 0,3 bò bệnh/hộ) (P = 0,013). Tần xuất bò bệnh theo phân loại viêm lâm sàng trung bình là 2,10 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn và nhỏ là 2,7 bò bệnh/hộ và thấp hơn là những hộ có qui mô trung bình là 0,9 bò bệnh/hộ (P = 0,47). Tần xuất bò bệnh theo phân loại loét móng trung bình là 2,43 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 5,8 bò bệnh/hộ, kế đến là những hộ có qui mô trung bình là 1,5 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0,0 bò bệnh/hộ (P = 0,003). Tần xuất bò bệnh theo phân loại thối móng trung bình là 1,40 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 2,5 bò bệnh/hộ, kế đến là những hộ có qui mô trung bình là 1,7 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0 bò bệnh/hộ (P = 0,024). Tần xuất bò bệnh theo phân loại mòn gót trung bình là 2,17 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 4,4 bò bệnh/hộ, những hộ có qui mô trung bình là 2,1 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0 bò bệnh/hộ) (P = 0,007). Tần xuất bò bệnh theo phân loại viêm da trung bình là 2,2 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 5,3 bò bệnh/hộ, kế đến là những hộ có qui mô trung bình là 1,0 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0,3 bò bệnh/hộ) (P = 0,026). Tần xuất bò bệnh theo phân loại viêm kẻ móng trung bình là 2,87 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 5,9 bò bệnh/hộ, những hộ có qui mô trung bình là 2,4 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0,3 bò bệnh/hộ) (P = 0,136). Tần xuất bò bệnh theo phân loại viêm mãn tính trung bình là 0,3 bò bệnh/hộ; trong đó cao nhất là ở những hộ có qui mô lớn là 0,6 bò bệnh/hộ, kế đến là những hộ có qui mô trung bình là 0,2 bò bệnh/hộ và thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ là 0,1 bò bệnh/hộ (P = 0,381). 3.2 Hiện trạng chăn nuôi và năng suất sữa của bò Năng suất sữa trung bình/con/ngày là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả chăn nuôi của người dân. Kết quả cho thấy năng suất sữa bò hiện nay ở nông hộ đã được cải thiện rõ rệt. Năng suất sữa trung bình đạt 19,1 kg/con/ngày. Trong đó, năng suất sữa ở những hộ có qui mô nhỏ đạt cao nhất (19,28 kg/con/ngày), kế đến là những hộ có qui mô trung bình (19,04 kg/con/ngày) và thấp nhất ở những hộ có qui mô lớn (19,02 kg/con/ngày) (P = 0,838). Theo kết quả của Chung Anh Dũng (2014), năng suất sữa trung bình của bò sữa tại trang trại ở thành phố Hồ Chí Minh đạt 16,44 kg/con/ngày, ở Củ Chi có phần thấp hơn là 15,79 kg/con/ngày (Nguyễn Thanh Hải, 2014) và ở huyện Bình Chánh là khá cao với 22,15 kg/con/ngày (Diệp Tấn Toàn, 2014). Kết quả khảo sát của Nguyễn Võ Thu Trúc và ctv (2016), năng suất sữa bò trung bình ở nông hộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là 11,98 kg/con/ngày. So sánh với các kết quả cho thấy, năng suất sữa trung bình tại trại đã cải thiện hơn so với chăn nuôi bò sữa ở nông hộ và một số trại chăn nuôi công nghiệp, nhưng vẫn còn thấp hơn năng suất 1103
- Bảng 5. Tần xuất loại bệnh chân móng. Qui mô (hộ) Nhỏ Trung bình Lớn Tính chung P Loại bệnh Cứng, mềm 0,90 0,60 0,90 0,80 0,880 Mòn gót 0,0b 2,10 2,10 2,17 0,070 Thối móng 0,0b 1,7ab 2,5a 1,40 0,024 Viêm da móng 0,3b 1,0ab 5,3b 2,20 0,026 Viêm mô móng 0,00 1,20 1,70 0,97 0,260 Viêm móng 1,2ab 0,3b 5,2a 2,23 0,013 Viêm lâm sàng 2,70 0,90 2,70 2,10 0,470 Tần xuất bò bệnh Viêm mãn tính 0,10 0,10 0,60 0,30 0,381 Viêm kẻ móng 0,30 2,40 5,90 2,87 0,136 Loét móng 0,0b 1,5b 5,8a 2,43 0,003 Dài móng 0,20 0,40 1,40 0,67 0,214 Bò bệnh móng, % 34,35 37,87 41,04 39,39 0,271 Số bò bệnh, con 13,1c 37,5b 74,8a 41,8 0,001 Bảng 6. Năng suất và chất lượng sữa Chỉ tiêu sữa Năng suất sữa Mỡ sữa Chất khô không béo n (kg/con/ngày) (%) (%) (hộ) Qui mô X SD X SD X SD Nhỏ 50 19,28 3,06 3,59 0,15 8,51 0,11 Trung bình 50 19,04 1,87 3,55 0,17 8,53 0,18 Lớn 50 19,02 2,22 3,51 0,16 8,47 0,12 Tính chung 150 19,1 2,42 3,55 0,16 8,50 0,14 P 0,838 0,05 0,112 ở một số trại chăn nuôi công nghiệp khác trên cùng địa bàn. Nguyên nhân có thể do trại vẫn chưa áp dụng các biện pháp khoa học (hệ thống phun nước, hệ thống quạt điện) trong việc điều hòa tiểu khí hậu chuồng nuôi. Tỉ lệ mỡ sữa ở đàn bò sữa nông hộ hiện nay trung bình 3,55%; trong đó tỉ lệ mỡ sữa cao nhất ở những hộ có qui mô nhỏ (3,59%), kế đến là những hộ có qui mô trung bình (3,55%) và thấp nhất là ở những hộ có qui mô lớn (3,51%) (P = 0,05). Tỉ lệ chất khô không béo trong sữa ở đàn bò sữa nông hộ hiện nay trung bình 8,5%; trong đó tỉ lệ mỡ sữa cao nhất ở những hộ có qui mô trung bình (8,53%), kế đến là những hộ có qui mô nhỏ (8,51%) và thấp nhất là những hộ có qui mô lớn (8,47%) (P = 0,112). Để đảm bảo về chất lượng và sản lượng sữa thì khẩu phần ăn là một trong những yếu tố hàng đầu cần được quan tâm. Thức ăn sử dụng cho bò được chia thành 3 nhóm chính là thức ăn thô, thức ăn tinh và thức ăn bổ 1104
- sung. Trong đó, tỉ lệ thức ăn thô/thức ăn tinh trong khẩu phần là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sữa cũng như sức khỏe của đàn bò. Bảng 7. Tỉ lệ thức ăn thô tinh trong khẩu phần bò đang vắt sữa Qui mô n, hộ Tỉ lệ thô:tinh SD CV P Nhỏ 50 45,09:54,91a 0,199 28,14 Trung bình 50 43,32:56,68ab 0,349 39,72 0,032 Lớn 50 39,86:60,14b 0,389 48,11 Tính chung 150 42,76:57,24 0,328 41,12 Theo khuyến cáo về tỉ lệ thức ăn thô/thức ăn tinh trung bình phù hợp cho bò sữa là 60 - 70/30 - 40. Tuy nhiên, tỉ lệ này đang có xu hướng thay đổi theo chiều giảm thức ăn thô và tăng thức ăn tinh trong khẩu phần. Cụ thể, tỉ lệ thức ăn thô/thức ăn tinh trung bình hiện nay là 42,76/57,24; trong đó xu hướng sử dụng thức ăn tinh trong khẩu phần cao nhất ở những hộ có qui mô lớn (39,86/60,14), những hộ có qui mô trung bình (43,32/56,68) và tỉ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần thấp nhất là những hộ có qui mô nhỏ (45,09/54,91) (P = 0,032). Kết quả cho thấy, khẩu phần ăn cho bò sữa hiện nay ở các nông hộ chưa hợp lý vì tỉ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần khá cao. Đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ra các rối loạn tiêu hóa trên bò, làm giảm tỉ lệ mỡ sữa và làm tăng các bệnh về chân móng. Ngoài ra, cho bò ăn quá nhiều thức ăn tinh còn làm tăng giá thành thức ăn trong mỗi kg sữa dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế. Bảng 8. Hiện trạng sử dụng thực liệu chăn nuôi bò sữa Loại thức ăn (%) Cỏ voi tự Rơm mua Hèm Bã Cỏ signal Cám Premix khoáng Qui mô trồng ngoài bia mì tự trồng Nhỏ 100 100 100 100 100 98 8 Trung bình 100 100 100 100 100 98 16 Lớn 100 100 100 100 100 98 28 Tính chung 100 100 100 100 100 98 17,33 Kết quả bảng 8 cho thấy hộ chăn nuôi bò sữa chỉ sử dụng đơn thuần loại và lượng thức ăn thô xanh, hèm bia, bã mì, cám bổ sung, rất ít sử dụng khoáng. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn bò khi chúng ở giai đoạn cho sữa cao sau khi sanh. 4. KẾT LUẬN Kết quả cho thấy chăn nuôi bò sữa tại Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh là đã được cải thiện về năng suất sữa/con/ngày nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu về kỹ thuật liên quan giữa dinh dưỡng và bệnh chân móng. Đã sử dụng nhiều cám hỗn hợp trong khẩu phần, ít bổ sung khoáng và chất đệm dạ cỏ, kết hợp chăn nuôi cầm cột, ít vận động, vì vậy đã làm tăng tỉ lệ bệnh chân móng, nhiều nhất ở các hộ chăn nuôi qui mô lớn. Ngoài ra, hiểu biết về phòng trị bệnh chân móng cho đàn bò sữa tại hộ chăn nuôi còn thấp. Phân loại và tần xuất của 11 bệnh chân móng đã được khảo sát, nguyên nhân bệnh liên quan đến dinh dưỡng và chăm sóc quản lý. 1105
- CẢM ƠN Nhóm tác giả chân thành cảm ơn Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh đã tài trợ kinh phí cho nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chung Anh Dũng, 2014. Phát triển chăn nuôi bò sữa ở Việt Nam - Một số khó khăn về kỹ thuật và giải pháp. Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam. [2] Chăn nuôi Việt Năm, 2016. Tình hình chăn nuôi cả nƣớc tháng 8/2016, ngày 27 tháng 06 năm 2016.http://channuoivietnam.com/ [3] Diệp Tấn Toàn, 2014. Báo cáo tổng kết hoạt động trại trình diễn và thực nghiệm chăn nuôi bò sữa công nghệ cao năm 2014. Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tp. Hồ Chí Minh (BC- TTQLKĐG). [4] Lê Đăng Đảnh, 2012. Bệnh viêm móng trên bò sữa. Tạp chí khoa học kỹ thuật công ty UV Việt Nam, số UVTY-007:1-10. [5] Lê Đăng Đảnh, 2015. Giáo trình về những sự tiến bộ trong chăn nuôi thú nhai lại. Trường Đại Học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh. [6] Nguyễn Công Thật, 2017. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chứng đau chân móng và thử nghiệm cấc biện pháp phòng trị đau chân móng trên bò sữa Hoàng Anh Gia Lai. Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Nông lâm Tp. HCM. [7] Nguyễn Thanh Hải, 2014. Khảo sát khả năng sản xuất sữa của các nhóm bò sữa tại xí nghiệp chăn nuôi An Phú - công ty TNHH MTV bò sữa TP. Hồ Chí Minh. Luận văn tốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông Lâm TP. HCM. [8] Nguyễn Võ Thu Trúc, Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Quang Thiệu, 2016. Khảo sát hiện trạng chăn nuôi bò sữa và tình hình nhiễm aflatoxin B1 trong thức ăn và aflatoxin M1 trong sữa bò tại nông hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Toàn Quốc Chăn nuôi Thú y 2017 Việt Nam, ISBN: 978-604-60-2492-7, [573]:276-282. [9] Phan Việt Thành, 2010. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh chân móng cho bò sữa khu vực Đông Nam Bộ. Luận văn thạc sĩ Trường đại học Nông lâm Tp. HCM. [10] Green EL., Hedges JV., Schukken YH., Bowey WR., and Packington JA., 2002.The impact of Clinical Lamenness on the Milk Yield of Dairy Cows. Journal of Dayiry science, 85: 2250-2256. [11] Ito K., Keyserlingk MAG., LeBlanc JS., and Weary MD., 2010. Lying behavior as an in dicator of lameness in dairy cows. Journal of Dairy Science, 93: 3553-3560. [12] Jan Van Geest, 2012. Claw care needs a new approach. International Dairy topics – Volume 3 Number 1. Intracare BV, the Netherlands. [13] Joao H. C. Costa, Tracy A. Burnett, Marina A. G. von Keyserlingk, and Maria J. Hötzel., 2018. Prevalence of lameness and leg lesions of lactating dairy cows housed in southern Brazil: Effects of housing systems. J. Dairy Sci. 101:1–11. 1106
- [14] Kelton DF., Lissemore KD., and Rochelle EM., 1998. Recommendations for Recording and Calculating the Incidence of Selected Clinical Diseases of Dairy Cattle. Journal of Dairy Science, 81:2502-2509. [15] Randall LV., Green MJ., Chagunda MGG., Mason C., Green LE., Huxley JN., 2016. Lameness in dairy heifers; impacts of hoof lesions present around first calving on future lameness, milk yield and culling risk. Preventive Veterinary Medicine 133 (2016) 52–63. [16] Thomsen PT., 2009. Rapid Screening method for lameness in dairy cows. Veterinsry Record. 164: 689-690. 1107
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nuôi lợn choai - MĐ04: Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ
80 p | 205 | 73
-
Sâu bệnh hại chính trên cây mía và biện pháp quản lý
7 p | 376 | 52
-
Bài giảng Thú y cơ bản : MỘT SỐ BỆNH KÍ SINH TRÙNG part 4
5 p | 142 | 22
-
Dịch hại chính trên cây trồng vụ Đông Xuân và biện pháp phòng trừ
3 p | 118 | 17
-
Sâu đục trái Sầu riêng Conogethes punctiferalis
3 p | 158 | 13
-
Hoạt tính kháng khuẩn của chiết xuất thảo dược lên vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamie) trong điều kiện in vitro
7 p | 134 | 5
-
Một số bệnh nguy hiểm thường gặp trên tôm chân trắng (Litopenaeus Vannamei) nuôi thương phẩm tại tỉnh Ninh Thuận
4 p | 89 | 4
-
Hiện trạng chăn nuôi heo và tình hình nhiễm dịch tả heo Châu Phi tại Bến Tre
11 p | 28 | 3
-
Điều tra tình hình hội chứng tiêu chảy và vệ sinh thú y trên đàn bò tại Tỉnh Bến Tre
8 p | 6 | 3
-
Một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố nguy cơ bệnh Newcastle trên gà tại ba huyện của tỉnh Tiền Giang
8 p | 45 | 2
-
Một số đặc điểm dịch tễ, phân tích yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch tả heo Châu Phi ở các trang trại chăn nuôi tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang
8 p | 27 | 2
-
Hiện trạng nghề nuôi tôm chân trắng (Penaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp phát triển theo hướng ổn định và bền vững
6 p | 65 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn