intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dịch hại chính trên cây trồng vụ Đông Xuân và biện pháp phòng trừ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

120
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đối với cây ngô Bệnh lùn xoắn lá: Các cán bộ kỹ thuật, trạm bảo vệ thực vật các huyện tăng cường công tác điều tra phát hiện diện tích trồng ngô, giống ngô đã có triệu chứng mắc bệnh, tỷ lệ cây bị hại. Biện pháp trước mắt, cần nhổ bỏ những cây có bệnh nặng, phun trừ triệt để rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh để tránh sự lây lan phát triển của bệnh và giảm nguồn gây bệnh cho lúa đông xuân tới. Sâu cắn lá nõn, đục thân, đục bắp ngô: Tiếp tục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dịch hại chính trên cây trồng vụ Đông Xuân và biện pháp phòng trừ

  1. Dịch hại chính trên cây trồng vụ Đông Xuân và biện pháp phòng trừ 1. Đối với cây ngô Bệnh lùn xoắn lá: Các cán bộ kỹ thuật, trạm bảo vệ thực vật các huyện tăng cường công tác điều tra phát hiện diện tích trồng ngô, giống ngô đã có triệu chứng mắc bệnh, tỷ lệ cây bị hại. Biện pháp trước mắt, cần nhổ bỏ những cây có bệnh nặng, phun trừ triệt để rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh để tránh sự lây lan phát triển của bệnh và giảm nguồn gây bệnh cho lúa đông xuân tới. Sâu cắn lá nõn, đục thân, đục bắp ngô: Tiếp tục phát hiện gây hại trên các diện tích trồng ngô. Phun trừ khi mật độ sâu 5 con/m2 bằng các loại thuốc như: Regent 800WG; Rigell 800WC; Phironin 50SC, 800WG; Tango 800WG; Reagt 800WG; Tasieu 1.0 EC, 1.1 EC; Dupont Prevathion 5SC; Gamalin 170 EC; Wavotox 585EC; Tasodan 600 EC… Cần phát hiện sớm phun trừ đảm bảo trước giai đoạn ngô xoáy nõn để tránh sự bùng phát thành dịch, sâu gây hại giai đoạn ngô trỗ cờ phun râu, đặc biệt đối với ngô ngọt và ngô nếp. Rệp hại: Khả năng phát triển gây hại cục bộ những nơi ngô xoáy nõn - trỗ cờ cuối tháng 11. Phun trừ tỉ lệ cây bị hại >10% cấp 2 bằng các loại thuốc: Bassa 50EC; Actara 25WG; Dantotsu 16WSG; Tango 50SC, 800WG. Bệnh đốm lá nhỏ, đốm lá lớn, khô vằn: Phun trừ những
  2. nơi có tỷ lệ bệnh trên 10% số lá, số cây bằng các loại thuốc: Tilt super 300EC; Cure Super 300EC; Tiên super 300EC; Anvil 5SC; Calihex 5SC; Calvin 50WP, 50SC, Levil 5SC; Tilvil 50SC, 50WP; V-Tvil 500SC… 2. Đối với cây đậu tương Sâu khoang: Phát sinh phát triển mạnh nếu gặp thời tiết hanh khô và dễ gây thành dịch. Các địa phương phát hiện sớm và phun trừ kịp thời ở những nơi có mật độ sâu khoang trên 5 con/m2 tuổi 1-2. Sử dụng các loại thuốc như: Firi biotox PI6000IU/mg bột; Dylan 2EC; Pounce 50EC; Etimex 2,6EC; Aizabin WP. Sâu cuốn lá, sâu xanh: Khả năng phát triển mạnh gây hại trên diện rộng và có sự gối lứa, mật độ có nơi >100-200 con/m2. Phun trừ những nơi có mật độ sâu ăn lá các loại trên 30 con/m2 bằng các loại thuốc như đối với trừ sâu khoang. Sâu đục quả: Khả năng phát triển gây hại từ đầu tháng 11 trên trà đậu tương sớm, giai đoạn đậu có hoa rộ - quả non. Phun trừ sớm bằng các loại thuốc: Sumicidin 10EC, 20EC; Reasgant 1.8EC, 3,6EC; Cyperkill 25EC, 10EC; Sumi – Alpha 5EC; Callous 500 EC; Danasu 50EC. Bệnh sương mai: Với thời tiết nhiều sương muối như hiện nay khả năng bệnh phát sinh, phát triển gây hại trên diện rộng trong tháng 11, khi đậu tương có hoa. Phun trừ sớm khi bệnh sớm xuất hiện và phun kép lần 2 nếu bệnh tiếp tục phát triển >50% số lá. Sử dụng các loại thuốc: Daconil 500SC, Zineb Bul 80WP; PN – Linhcide 1,2EW; Vidoc
  3. 30BTN… 3. Đối với cây bí xanh và dưa chuột Bệnh thối gốc lở cổ rễ, héo xanh vi khuẩn: Phát sinh, phát triển và gây hại mạnh sau các đợt không khí lạnh có mưa, đặc biệt những nơi chăm bón không hợp lý, ứ đọng nước. Bón phân, tưới nước hợp lý, nhổ bỏ các cây đã bị bệnh và xử lý ngay vùng đất đó bằng vôi bột đồng thời phun trừ hoặc tưới bằng các loại thuốc: Arygreen 75WP + Kasumil 2L; Bellkute 40WP + Kasumil 2L,… Bệnh sương mai: Phát sinh, phát triển mạnh. Phun phòng trước hoặc ngay sau khi có các đợt không khí lạnh và mưa, đồng thời vệ sinh các lá già và lá bị bệnh. Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Zineb Bul 80WP; Daconil 500SC; Ridomil gold 68WP… Rệp, bọ trĩ, bọ phấn, dòi đục lá: Gây hại cục bộ. Phun trừ bằng các loại thuốc: Kongpi – Da 700WG; Abamix 1,45WP; Silsau 1,8EC, 3,6EC… 3. Chuột hại Thời gian diệt chuột tập trung từ nay đến khi lấy nước đổ ải, làm đất vụ Xuân 2010 để hạn chế thiệt hại do chuột gây ra trên các cây trồng vụ Đông và giảm nguồn chuột cho vụ lúa Đông Xuân tới./
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0