intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các biện pháp IPM trong quản lý sâu hại chính trên cây cà chua

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

560
lượt xem
128
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) quả được tiêu thụ trên khắp thế giới như là một loại rau đơn độc hoặc cùng với xà lách, nước chấm và trong nhiều dạng khác. Cà chua thường bị hại bởi các dịch hại chích hút như ruồi trắng (whitefly – Bemisia tabaci) và bù lạch (Thrips – Thrips tabaci) cũng như sâu đục quả (Helicoverpa armigera và Spodoptera litura).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các biện pháp IPM trong quản lý sâu hại chính trên cây cà chua

  1. Các biện pháp IPM trong quản lý sâu hại chính trên cây cà chua Nguồn: khuyennongvn.gov.vn Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill) quả được tiêu thụ trên khắp thế giới như là một loại rau đơn độc hoặc cùng với xà lách, nước chấm và trong nhiều dạng khác. Cà chua thường bị hại bởi các dịch hại chích hút như ruồi trắng (whitefly – Bemisia tabaci) và bù lạch (Thrips – Thrips tabaci) cũng như sâu đục quả (Helicoverpa armigera và Spodoptera litura). Một số loại thuốc hóa học BVTH được áp dụng vào các giai đoạn khác nhau của cà chua để bảo vệ cây trồng chống lại dịch hại và chống thất thoát. Tuy nhiên dư chất hóa học của các loại thuốc này có thể tác hại đến người tiêu dùng. Với mục đích nghiên cứu các biện pháp BVTV trên cây cà chua tránh dư lượng hóa chất tồn lưu trong quả và các biện pháp không phải hóa học khác, Bộ môn Hóa chất nông nghiệp thuộc Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ, New Delhi đã nghiên cứu các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM trên các loại sâu hại chính trên cây cà chua với mục tiêu chủ yếu là phát triển trọn gói phòng trừ tổng hợp IPM với những thông tin sẵn có về các lạoi sâu chính và các biện pháp quản lý sâu hại cho việc sản xuất quả cà chua không tồn lưu hóa chất độc hại. Các loại sâu hại chính trên cây cà chua: 1. Ruồi trắng (Bermisia tabaci Gennadius) Sức sống của cây cà chua bị giảm do bị loại ruồi này hút nhựa trong tế bào cây cà chua. Sự phát triển của một loại mốc bồ hóng trên các dịch ngọt tiết ra bởi côn trùng đã gây cản trở quang hợp của cây. Loại ruồi này đã được biết là tác nhân truyền một số bệnh virus bao gồm vàng xoăn lá cà chua.
  2. 2. Sâu đục quả cà chua (Helicoverpa armigera Hub.) Ấu trùng thích đục quả nhưng cũng gây hại trên cây làm trụi lá nữa. Một con sâu đục quả đơn độc có thể phá hoại 20 – 25 quả và chúng có thể làm giảm năng suất nghiêm trọng. 3. Sâu bướm thuốc lá (Tobacco caterpillar – Spodoptera litura Fab) Sâu bướm ăn trên lá và những chồi non. Dần dần từ những vết hại đầu tiên phá hoại cây trồng do sự ăn thành đàn và về sau phát triển sang những cây lân cận và cứ tiếp tục phá hoại bằng việc ăn trụi lá cà chua. 4. Sâu ăn lá nhỏ (Liriomyza trifoli): Tập quán tương tự sâu bướm thuốc lá và áp dụng phòng trừ tương tự loại sâu này. Triệu chứng là một số lớn lá bị phá hoại bởi ấu trùng sâu này làm ảnh hưởng quá trình quang hợp và sinh trưởng bình thường của cây cà chua. Các biện pháp quản lý sâu hại: - Luân canh cà chua với những cây trồng không phải là ký chủ của các loại sâu này. - Vệ sinh đồng ruộng trồng cà chua. - Phơi đất trong tháng mùa khô để diệt nhộng. - Bao phủ vườn ươm bằng lưới nilon. - Gieo trồng cây cúc vạn thọ (Marigold – Tagetes patula) như một loại bẩy cây trồng. - Thiết lập bẩy pheromone (5 bẩy/ha) để kiểm soát S. litura). - Phun NPV@ 250 LE/ha. - Có thể phun endosulfan @ 500 g.a.i./ha. - Phun có hệ thống thuốc trừ sâu, ví du imidacloprid hoặc dimethroat nếu bị tấn công nghiêm trọng.
  3. Kết quả phân tích dư chất thuốc trừ sâu trong quả cho thấy Endosulfan, Beta-cyfluthrin và dimethate đều an toàn cho việc phun lên lá. Riêng đối với thuốc Triazophos là không an toàn cho việc phun lên lá vì nó tồn lưu trên mức cho phép. Những vấn đề nên và không nên thực hiện trong IPM trên cây cà chua: Nên: - Gieo Gieo trồng đúng thời vụ. - Vệ sinh đồng ruộng. - Chỉ sử dụng thuốc hóa học khi thật cần thiết. - Rửa sạch trái cà chua trước khi tiêu thụ. Không nên: - Không nên áp dụng nhiều hơn mức khuyến cáo thuốc trừ sâu. - Không nên áp dụng thường xuyên cùng một hóa chất. - Không nên đi vào cánh đồng cà chua mới vừa phun thuốc. - Không nên phun thuốc trước khi thu hoạch (xem kỹ thời gian cách ly trên nhãn). - Không nên tiêu thụ cà chua trước 3 ngày áp dụng thuốc. Tác động của kỹ thuật IPM trên cà chua: - Giảm số lần phun thuốc hóa học. - Giảm việc sử dụng thuốc hóa học xuống dưới 50 %. - Sản xuất sản phẩm cà chua với chất lượng tốt hơn và an toàn. - Cải thiện môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2