Một số sâu, bệnh hại chính trên cây tiêu
lượt xem 108
download
Một số sâu, bệnh hại chính trên cây tiêu 03/06/2009 Kể đến sâu bệnh gây hại cây tiêu thì có nhiều nhưng trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến một vài đối tượng dịch hại chính mà người trồng tiêu ai cũng biết đó là Bệnh chết nhanh, chết chậm, rụng lóng chết dây, tiêu điên,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Một số sâu, bệnh hại chính trên cây tiêu
- Một số sâu, bệnh hại chính trên cây tiêu 03/06/2009 Kể đến sâu bệnh gây hại cây tiêu thì có nhiều nhưng trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến một vài đối tượng dịch hại chính mà người trồng tiêu ai cũng biết đó là Bệnh chết nhanh, chết chậm, rụng lóng chết dây, tiêu điên, thiệt hại do tuyến trùng và rệp sáp. 1. Bệnh chết nhanh Nói đến cây tiêu trước hết là nói đến bệnh hại , trong đó quan trọng nhất vẫn là bệnh thối gốc-chết dây hay còn gọi là chết nhanh (Quick wilt, Phytophthora foot rot).
- Sở dĩ gọi như vậy là từ khi thấy cây tiêu “buồn”, dây bị héo, xuống lá rồi chuyển vàng, rụng ào ạt chỉ để lại dây, cành trơ trọi (tất cả các triệu chứng trên diễn ra trong vòng 7 – 10 ngày) sau đó cây chết trong vòng vài tuần lễ. Quan sát cây bệnh được nhổ lên thì thấy toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ. Một khi xuất hiện bệnh sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu do đó việc phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa là bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 – 2 tháng trước. Bệnh thối gốc-chết dây do một loại nấm sống dưới đất, thích ẩm gọi là Phytophthora parasitica var.
- piperana, nấm bệnh này chủ yếu phát sinh phát triển và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa. Thông thường nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công lên tiêu làm cây tiêu chết rất nhanh. Nấm bệnh có thể xâm nhập hầu hết các bộ phận của cây như lá, rể, thân, nhánh…đặc biệt là các bộ phận nằm trong và sát mặt đất. Vào mùa mưa, mầm bệnh có trong đất được nước bắn tung tóe lên trên. Thông thường các lá phía dưới thấp bị bệnh trước sau đến các lá phía trên , lá bệnh vàng rụng xuống và tiếp tục chu kỳ lây lan bệnh nhờ nước. Kinh nghiệm cho thấy bệnh xuất hiện trên các vườn tiêu từ 3, 4 năm
- tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có 5 – 7 % cây chết thì phần lớn cây trong vườn đều đã bị nấm tấn công gây hại . Để phòng trừ bệnh Thối gốc – chết dây bà con nông dân cần chú ý các biện pháp tổng hợp như sau : - Trồng cây với mật số vừa phải, không trồng dầy, nên xén tỉa cành sát mặt đất khoảng 20 – 30cm), có thể quét dung dịch Bordeaux 10%, vôi vào phần thân tiêu sát mặt đất để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh. - Xen canh : Theo kinh nghiệm các nước Ấn Độ, Philipinnes cho thấy trồng xen tiêu với cà phê, dừa … sẽ giãm bệnh chết nhanh. - Sử dụng cây con sạch bệnh : Không lấy hom trong vườn đã bị bệnh chết nhanh, đất trong bầu phải được xử lý bằng nhiệt độ, formol… để trừ tuyến trùng, mầm bệnh…
- - Giống kháng : Các giống tiêu khác nhau có tính chống chịu khác nhau đối với bệnh chết nhanh, kinh nghiệm cho thấy giống tiêu Lada Belangtoen có tính chống chịu bệnh cao, ở Việt Nam giống tiêu Sẽ Vĩnh Linh có khả năng tương đối kháng nên ít nhiễm bệnh này. - Hạn chế gây vết thương cho rể, thân…: Nấm gây bệnh sống trong đất và xâm nhập vào cây qua các vết thương do con người tạo ra khi chăm sóc hoặc do tuyến trùng, côn trùng chích hút như rệp sáp … điều kiện ngoại cảnh như gió mạnh làm dây tiêu cọ sát với cây choái , đặc biệt cây choái có gai như vông nem là nguyên nhân khiến cây bị lan truyền bệnh. - Thoát nước: để hạn chế bệnh chết nhanh, cần phải hạ mức thuỷ cấp xuống càng sâu, càng tốt, tối thiểu
- cũng phải bảo đảm 6 tấc (60cm) tính từ mặt đất trở xuống . Triệt để không để đọng nước, nếu cần phải lên mô để trồng. Trung bình cứ hai hàng tiêu, có một mương, mương vừa giúp thoát thuỷ vừa hạn chế tuyến trùng và mầm bệnh lây lan qua nước. - Bón phân hợp lý : Cần bón phân đầy đủ và hợp lý sẽ giúp tiêu chống chịu bệnh tốt hơn, chú ý bổ sung ma nhê và vôi. Phân hữu cơ hoai mục cũng rất tốt cho tiêu vì ngoài việc cung cấp thêm vi lượng cho cây, trong phân hữu cơ còn có hệ vi sinh vật đối kháng với mầm bệnh và tuyến trùng. - Vệ sinh đồng ruộng : Thường xuyên thu nhặt tàn dư thực vật như lá, cành, rể … cây bệnh trong vườn mang đi tiêu hủy. Vườn tiêu bị bệnh không nên trồng lại ngay, cần tiến hành xử lý mầm bệnh và chờ ít nhất
- 6 tháng đến 1 năm mới trồng lại - Xử lý bằng hóa chất : Vườn tiêu 2, 3 năm tuổi đã bắt đầu nhiễm bệnh, vì vậy sau trồng một năm nên đổ xuống goc dung dịch Bordeaux 1% hay oxit clorua đồng 0,2% 2-3 lần/năm (vào đầu, giữa hay cuối mùa mưa). Từ năm thứ ba trở đi có thể phun hay tưới gốc các loại thuốc đặc hiệu như Trepachbul 607SL, Alpine 80WP, 800WDG, Mexyl MZ 72 WP. Trường hợp vườn tiêu xuất hiện bệnh chết nhanh thì sử lý xen kẻ các loại thuốc trên với thuốc gốc đồng như Copforce Blue 51WP định kỳ 1lần/tháng, nếu tiến hành trồng trên vườn tiêu vụ trước đã bị bệnh chết nhanh cần phải phòng trừ bệnh ngay từ năm đầu tiên. 2. Bệnh chết chậm
- Ngoài bệnh Chết nhanh trên tiêu cần lưu ý đến một bệnh quan trọng khác đó là bệnh “chết chậm”, sở dĩ gọi như thế vì từ khi thấy cây sinh trưởng chậm, èo uột, xuống lá, đốt rụng, rễ, gốc thối , phần mạch dẫn nhựa thân dây có màu nâu đen… đến khi cây chết, quá trình này kéo dài vài ba tháng đến cả năm. Bệnh “chết chậm” do một loại nấm sống trong đất gọi là Fusarium oxysporum gây ra, bệnh xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn tiêu bị ngập úng, thoát thủy kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm…. Việc phòng trị bệnh chết chậm cũng tương tự như bệnh chết nhanh. 3. Bệnh rụng lóng – chết dây Ngoài hai bệnh trên , bà con trồng tiêu cũng cần lưu ý đến bệnh “Rụng lóng chết dây” (tiêu cùi).
- Bệnh này cũng thường thấy trong mùa mưa, nguyên nhân có thể do nấm Rhizoctonia solani hay do vi khuẩn Pseudomonas sp. gây ra. Triệu chứng chung là bệnh làm cho lá bị vàng, thối và rụng đi, sau đó lan dần vào lóng làm lóng rụng dần từ trên xuống (nằm rải rác dưới dốc tiêu do đó gọi là bệnh rụng lóng). Trường hợp bệnh do nấm gây ra, ta thấy hai đầu mắt lóng bị thâm đen trong khi phần giữa lóng vẫn còn xanh và nếu bệnh do vi khuẩn, quan sát ta thấy rễ bị thối nhũng, có mùi hôi, nếu cắt ngang thì thấy mạch bị thâm đen. Cây bị bệnh sẽ sinh trưởng chậm lại, tược non ra chậm, năng suất giãm nhiều, có trường hợp bệnh lan thành dịch rất khó phòng trị. Để hạn chế bệnh xuất hiện và gây
- hại nặng , nhất thiết vẫn là việc phòng bệnh là chính, kế tiếp là sử lý bệnh bằng thuốc hóa học như Saizole 5SC, Copforce Blue 51WP … khi bệnh vừa chớm phát. 4. Bệnh tiêu điên Bệnh “ Tiêu điên” thường thấy ở vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, vườn cắt ngọn để nhân giống, bệnh có thể do nhiều nguyên nhân : - Do cây thiếu hay mất cân bằng về dinh dưỡng - Do thiếu nước. - Do các loại côn trùng chích hút như rầy mềm, nhện đỏ…hút nhựa làm lá biến dạng - Do cây bị bệnh nhiễm siêu vi khuẩn (virus) Để xác định nguyên nhân, trước hết quan sát mặt dưới lá xem có nhện đỏ
- hay rầy mềm chích hút, quan sát màu sắc lá xem cây có triệu chứng thiếu phân, thiếu nước hay không (nhất là trong mùa nắng), nếu loại trừ các nguyên nhân trên thì nguyên nhân gây nên bệnh tiêu điên là do nhiễm Virus . Tác nhân truyền bệnh virus là côn trùng chích hút như rệp sáp, tuyến trùng …Trong thực tế, cây bị nhiễm virus rất dễ nhận diện bởi các triệu chứng thể hiện rất đặc trưng : cây còi cọc, lá nhỏ, phiến lá dầy, nổi các vết khảm, nhọn, màu vàng xanh nhạt, mép lá cong lại, đọt không phát triển. Để phòng trị hiệu quả cần xác định nguyên nhân chính gây hại. Nếu là do nhện đỏ thì phải dùng thuốc trừ nhện như Saromite 57EC. Rầy mềm sử dụng Secsaigon 25, 50EC, Dragon 585EC … nếu cây bị virus nên nhổ bỏ để cắt đứt nguồn
- bệnh lây lan 5. Tuyến trùng Tuyến trùng là dịch hại phổ biến không những trên cây tiêu mà còn thấy trên nhiều cây trồng khác. Trên tiêu, triệu chứng do tuyến trùng thường thấy là cây cằn cổi, lá vàng vọt, héo, chót lá đen dần rồi rụng, nếu nhổ gốc lên quan sát ta thấy rể có các mụt u sần, cong queo, hệ rể phát triển kém, nguyên nhân là do tuyến trùng chích hút, bơm các độc tố vào rể, làm rễ bị nghẽn mạch, phù to tạo nên các nốt u sần, làm rễ giảm khả năng hấp thu nước, dưỡng chất khiến cây sinh trưởng kém, triệu chứng sẽ nặng hơn nếu kết hợp với nấm bệnh, vi khuẩn làm cho rễ cây bị thối. Các loại tuyến trùng phổ biến trên tiêu là Meloidogyne, Pratylenchus, Xiphinema… Để hạn
- chế tuyến trùng gây hại, cần chú ý đào mương thoát thủy để hạn chế tuyến trùng lây lan, tăng cường bón vôi (vì tuyến trùng thích đất hơi chua), bón phân hữu cơ hoai mục (vì trong phân hữu cơ có nhiều vi sinh vật, tuyến trùng đối kháng), rải thuốc hạt trừ tuyến trùng như : Diaphos 10G. 6. Rệp sáp Xuất hiện và gây hại chủ yếu trong mùa nắng. Thường rệp sáp bám chặt vào mặt dưới lá, gié hoa, trái để chích hút nhựa làm lá khô, trái khô, rụng. Mặt khác rệp còn cư trú dưới đất, gốc cây để chích hút chất dinh dưỡng trong rễ, thân làm cây sinh trưởng kém, còi cọc . Đặc biệt trong quá trình chích hút rệp sáp thải ra dịch có chất đường tạo điều kiện tốt cho nấm bồ hóng
- phát triển dẫn đến việc giảm khả năng quang hợp của lá cũng như tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập làm cây bị bệnh càng nặng hơn. Để phòng trị rệp sáp lá có thể dùng các loại thuốc đặc trị như Dragon 585EC, Sago super 20EC hay rải gốc Sargent 6G, Sago Super 3G.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản lý sâu bệnh hại - MĐ04: Trồng cà phê
60 p | 358 | 110
-
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây họ cam quýt: Phần 2
21 p | 238 | 62
-
Phòng trừ sâu bệnh trên cây cà tím
4 p | 781 | 58
-
Một số sâu bệnh hại cây có múi - Cách phát hiện và phòng trừ: Phần 2
44 p | 192 | 58
-
Tài liệu hướng dẫn lớp nông dân quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) lúa, ngô và một số sâu bệnh hại cây ăn quả
82 p | 239 | 56
-
Sâu bệnh hại chính trên cây Cà
4 p | 158 | 12
-
Bài thuyết trình Một số sâu bệnh hại chính trên cây cà phê và biện pháp phòng trừ
41 p | 133 | 12
-
Bài giảng Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây hồ tiêu
49 p | 25 | 6
-
Hiệu lực phòng trừ một số bệnh hại cải bắp chính của chế phẩm sinh học chitosan tại xã Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa
6 p | 93 | 5
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 4: Sâu bệnh trên cây ca cao và biện pháp phòng trừ
72 p | 20 | 5
-
hướng dẫn phòng chống sâu bệnh hại một số cây thực phẩm: phần 1
49 p | 54 | 5
-
Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam
8 p | 73 | 4
-
Kết quả thử nghiệm một số giống đậu tương mới trên đất ruộng bậc thang một vụ ở vùng cao tỉnh Yên Bái
8 p | 5 | 3
-
Đánh giá tính chống chịu của một số giống dong riềng, khoai sọ, khoai lang triển vọng với sâu bệnh hại chính thông qua lây nhiễm
8 p | 8 | 3
-
Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại hồ tiêu
32 p | 45 | 3
-
Kết quả thử nghiệm một số giống đậu tương mới tại Cao Bằng
5 p | 8 | 3
-
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật canh tác và quản lý dịch hại tổng hợp cho một số giống lạc mới tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An
8 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn