intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây hồ tiêu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

26
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây hồ tiêu" được biên soạn với mục đích trình bày nguyên tắc quản lý tổng hợp sâu bệnh hại trên cây hồ tiêu; một số sâu bệnh hại chính trên cây hồ tiêu;... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây hồ tiêu

  1. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU BỀN VỮNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI TỔNG HỢP TRÊN CÂY HỒ TIÊU THỰC HIỆN: TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY HỒ TIÊU * Áp dụng các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh tổng hợp để trồng tiêu có hiệu quả cao và bền vững:  Dùng giống kháng, giống sạch bệnh;  Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu;  Biện pháp phòng ngừa sự nhiễm sâu bệnh;  Kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời;  Biện pháp sinh học;  Biện pháp hóa học; “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 1
  2. 1. Dùng giống kháng, giống sạch bệnh  Tại Việt Nam CHƯA CÓ các giống hồ tiêu kháng sâu bệnh hại.  Để phòng ngừa bệnh hại cần chọn giống tại những vườn chưa bị bệnh.  Xử lý vật liệu dùng để ươm giống trước khi ươm. “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu  Vệ sinh vườn cây sạch sẽ và thường xuyên.  Rong tỉa cây che bóng thường xuyên trong mùa mưa để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu.  Hạn chế xới xáo, làm cỏ:  Nhổ cỏ gốc bằng tay ở trong gốc tiêu  Trồng cây che phủ giữa các hàng tiêu nhằm hạn chế xói mòn, cỏ dại…  Cắt hết cành lá ở gốc tiêu trong khoảng 30 cm trên mặt đất  Tưới và tiêu nước hợp lý “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 2
  3. 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu Bón phân hữu cơ cho cây tiêu Nguồn hình ảnh: WASI Nguồn hình ảnh: CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu Bón phân vô cơ cho cây tiêu cân đối và hợp lý theo độ tuổi, độ phì đất, năng suất vườn cây Nguồn hình ảnh: CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 3
  4. 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu Phun phân bón lá cho cây tiêu Nguồn hình ảnh: WASI “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu Vệ sinh đồng ruộng cho vườn tiêu Nguồn hình ảnh: CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 4
  5. 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu  Rong tỉa cây che bóng thường xuyên trong mùa mưa để tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu Nguồn hình ảnh: CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu  Hạn chế xới xáo, làm cỏ:  Nhổ cỏ gốc bằng tay ở trong gốc tiêu.  Trồng cây che phủ giữa các hàng tiêu nhằm hạn chế xói mòn, cỏ dại… Trồng cây lạc dại che phủ đất giữa các hàng tiêu Nguồn hình ảnh: WASI “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 5
  6. 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu  Cắt hết cành lá ở gốc tiêu trong khoảng 30 cm trên mặt đất  Tưới và tiêu nước hợp lý. Nguồn hình ảnh: CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 2. Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại tiêu Vun gốc cho cây tiêu vào đầu mùa mưa Nguồn hình ảnh: CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 6
  7. 3. Biện pháp phòng ngừa sự nhiễm bệnh Thực hiện cho các cây tiêu khỏe xung quanh cây tiêu đã bị nhiễm các loại bệnh:  Làm sạch hay khử trùng các dụng cụ đã dùng để cắt bỏ các bộ phận cây tiêu trước khi dùng lại trên cây tiêu khác  Dụng cụ nông nghiệp đã dùng ở vườn bị nhiễm bệnh phải được làm sạch và khử trùng trước khi dùng cho vườn khác  Hạn chế sự di chuyển của người làm vườn từ các vườn bệnh đến vườn không bệnh  Hệ thống thoát nước phải được thiết lập để tránh được sự lan truyền của nấm bệnh qua dòng nước “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 4. Kiểm tra thường xuyên, phát hiện và xử lý kịp thời  Thường xuyên kiểm tra vườn tiêu để phát hiện và xác định loại sâu bệnh ở giai đoạn mới phát triển  Khi thấy các bộ phận của cây tiêu bị sâu bệnh:  Tiến hành chữa trị  Chuyển các bộ phận bị sâu bệnh hại nặng ra khỏi đồng ruộng và tiêu hủy “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 7
  8. 5. Biện pháp sinh học Duy trì một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật có ích bằng cách:  Tăng cường bón phân hữu cơ  Bón phân bón khoáng cân đối, hợp lý  Hạn chế sử dụng hóa chất nông nghiệp  Thường xuyên sử dụng các chế phẩm có vi sinh đối kháng như Trichoderma, Pseudomonas, Chaetomium cupreum  Sử dụng các chế phẩm chiết xuất từ cây trồng như Neem  Sử dụng chế phẩm nấm ký sinh côn trùng  Bảo vệ các loại côn trùng ký sinh; côn trùng ăn thịt “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 6. Biện pháp hóa học  Biện pháp hóa học được dùng như là biện pháp cuối cùng trong việc phòng trừ sâu bệnh hại tiêu  Hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng phải nằm trong danh mục được cho phép sử dụng  Khi sử dụng phải tuân theo các quy định an toàn cho người lao động và các quy định an toàn thực phẩm “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 8
  9. MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU Nguồn hình ảnh: CDC “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC A. MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY HỒ TIÊU TT Tên Việt Nam Tác nhân gây hại Bộ phận gây hại Mức độ hại Meloidogyne incognita 1 Vàng lá chết chậm Rễ ++++ và một số loài nấm Bệnh nấm Tất cả các bộ 2 Phytophthora ++++ Phytophthora phận 3 Bệnh do virus Một số loài virus Lá +++ Colletotrichum 4 Thán thư Lá ++ gloeosporioides Lasiodiplodia 5 Đen lá Lá ++ theobromae Colletotrichum sp., 6 Đốm lá Lá + Phoma sp.,… 7 Khô vằn Rhizoctonia solani Lá ++ 8 Nấm hồng Corticium salmonicolor Thân, cành ++ 9 Tảo đỏ Cephaleuros mycoides Thân, cành, lá +++ 10 Nấm mạng nhện Marasmius sp. Thân, cành, lá + “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 9
  10. BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM * Triệu chứng trên cây: - Cây sinh trưởng, phát triển chậm, lá vàng, rụng lá, rụng đốt dần - Các lá già thường bị vàng trước - Bộ tán lá thưa thớt - Ra hoa và đậu quả kém, năng suất giảm dần - Bệnh thường xuất hiện thành từng vùng cục bộ - Triệu chứng thường diễn biến chậm và kéo dài, một vài năm sau cây mới chết “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM Nguồn hình ảnh: WASI “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 10
  11. BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM Nguồn hình ảnh: CDC Vườn tiêu bị bệnh vàng lá chết chậm “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM * Triệu chứng trên rễ: - Có những u (nốt sần) mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi trên rễ - Kích thước nốt sần tùy thuộc vào mức độ gây hại - Khi cây bị bệnh nặng, các rễ chính và phụ đều bị thối Nguồn hình ảnh: WASI “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 11
  12. BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM * Nguyên nhân gây hại: Tuyến trùng Meloidogyne incognita và một số loài nấm (Fusarium sp., Phytophthora sp., Pythium sp.,…) Nguồn hình ảnh: WASI Tuyến trùng M. incognita cái Ấu trùng M. incognita “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC Fusarium solani Phytophthora sp. Pythium sp. Nguồn hình ảnh: WASI Một số nấm bệnh gây hại rễ cây hồ tiêu “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 12
  13. BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM Vòng đời của tuyến trùng M. incognita (khoảng 1 tháng) Con cái trưởng thành Đất Trứng (ngoài vỏ rễ) Ấu trùng tuổi 4 Ấu trùng tuổi 1 (Trong bọc trứng) Trong rễ Ấu trùng tuổi 3 Ấu trùng tuổi 2 “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM * Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các nguyên tắc phòng trừ tổng hợp với nguyên tắc phòng bệnh là chính: + Không trồng lại tiêu trên các vườn cà phê, tiêu đã bị nhổ bỏ do tuyến trùng mà chưa qua thời gian luân canh + Không sử dụng đất đã trồng tiêu để làm vườn ươm + Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất trong mùa khô trước khi trồng mới + Đào, đốt hố, bỏ phân chuồng, vôi trước khi trồng mới ít nhất 1 tháng + Nên trồng cho tiêu leo bám trên cây trụ sống “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 13
  14. BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM * Biện pháp phòng trừ (tt): + Đối các vườn kinh doanh trồng bằng cây trụ chết cần trồng thêm cây ăn quả, cây trụ sống (muồng, keo dậu…) để che bóng + Bón phân vô cơ đầy đủ, cân đối, sử dụng phân hữu cơ 1 - 2 năm bón 1 lần, phun phân bón lá 2 - 4 lần/năm + Hạn chế xới xáo, không tưới tràn trong vườn tiêu + Nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng, không trồng lại ngay “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM * Biện pháp phòng trừ (tt): + Biện pháp sinh học Thường xuyên sử dụng một trong các chế phẩm sau: - Trichoderma harzianum (Zianum 1.00 WP) - Trichoderma viride (Biobus1.00 WP) - Chaetomium cupreum (Ketomium 1.5 x 106 cfu/g bột) + Biện pháp hóa học - Sử dụng thuốc trừ tuyến trùng kết hợp với thuốc trừ nấm - Sử dụng một trong các loại thuốc sau theo khuyến cáo trên nhãn thuốc “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 14
  15. BỆNH VÀNG LÁ CHẾT CHẬM * Biện pháp hóa học (tt) + Thuốc trừ tuyến trùng . Abamectin (Tervigo 020 SC) . Clinoptilolite (Map Logic 90 WP) . Ethoprophos (Vimoca 10GR, 20EC; Nokaph 10 GR; Gold-goat 10 GR; Saburan 10 GR; Starap 100 GR) . Phosphorous acid (Herofos 400 SL) + Thuốc trừ nấm - Tebuconazole (Folicur 250 EW) - Phosphorous acid (Agri - Fos 400) - Copper Hydroxide (DuPontTM Kocide 53.8 WG; Funguran- OH 50 WP) - Mancozeb + Metalaxyl (Mexyl MZ 72 WP; Tungsin-M 72 WP; Vimonyl 72 WP) - Propamocarb. HCl (Proplant 722 SL) “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Triệu chứng: Nguồn hình ảnh: WASI “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 15
  16. BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA Lá tiêu bị thối đen do nấm Phytophthora Nguồn hình ảnh: WASI “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Triệu chứng: Nguồn hình ảnh: WASI Nấm gây hại ở các cành nhánh tiêu mọc sát mặt đất “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 16
  17. BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Triệu chứng: Bệnh do nấm Phytophthora trên quả tiêu Nguồn hình ảnh: Đoàn Nhân Ái “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Nguyên nhân gây hại: Do nấm Phytophthora sp. * Sự phát sinh phát triển của bệnh:  Bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa  Gây hại nặng vào những tháng mưa nhiều và tập trung  Gây hại ở những vườn không thoát nước tốt  Thường xuất hiện trong những năm có hạn hán kéo dài do cây bị “xốc” sinh lý  dễ bị nấm tấn công “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 17
  18. BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Môi trường thuận lợi cho nấm phát triển:  Nhiệt độ từ 24 - 33oC  Ẩm độ không khí cao (> 80 %)  Những đợt gió mùa kèm theo mưa  Thời gian mưa và khả năng giữ ẩm của đất  Điều kiện môi trường ở Việt Nam đặc biệt là Tây Nguyên rất thuận lợi cho nấm Phytophthora phát sinh phát triển gây hại “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển, gây hại của bệnh: Cây trồng:  Chưa có giống kháng được bệnh Phytophthora  Cây tiêu tiết ra các dịch rễ và hình thành các mô mẫn cảm ở thời kỳ cao điểm của mùa mưa “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 18
  19. BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển, gây hại của bệnh: Nấm bệnh:  Là loài nấm có nguồn từ đất  Có khả năng tồn tại trong đất nhiều năm  Có phổ ký chủ rộng (trên 1.000 cây trồng)  Phát triển nhanh và gây hại nặng ở các vùng nhiệt đới  Lan truyền qua: đất, nước, không khí, côn trùng, con người “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển, gây hại của bệnh: Hoạt động của con người:  Tưới nước quá nhiều, hoặc chế độ tưới không phù hợp  Tiêu nước kém tạo nên các vùng bị ẩm  Nguồn nước tưới bị nhiễm Phytophthora  Sử dụng cây giống nhiễm bệnh Phytophthora  Độc canh các loài, giống nhiễm bệnh  Mật độ gieo trồng quá dày  Sử dụng phân vô cơ có hàm lượng đạm cao  Chưa áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 19
  20. BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Biện pháp phòng trừ: Tuân theo các nguyên tắc phòng trừ tổng hợp ngay từ khi trồng mới đến suốt quá trình sinh trưởng của cây tiêu: 1. Trồng mới - Trồng tiêu có tầng canh tác dày, thoát nước tốt, có mực nước ngầm > 2 m - Chỉ trồng lại tiêu trên đất cũ trồng ca cao, cao su đã qua thời gian đất được bỏ hoang hoặc luân canh 2 - 3 năm với cây hàng năm, cây che phủ đất… - Không lấy giống ở những cây tiêu đã bị nhiễm bệnh chết nhanh - Xử lý hom giống bằng một trong các loại thuốc: Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG); Mancozeb + Metalaxyl-M (Ridomil Gold 68WG); Copper Hydroxide ( DuPontTM Kocide 53.8 WG) “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA * Biện pháp phòng trừ: 2. Giai đoạn kiến thiết cơ bản và kinh doanh + Chăm sóc vườn tiêu theo đúng quy trình kỹ thuật: - Tưới nước đầy đủ vào mùa khô - Tiêu nước kịp thời vào mùa mưa, vào mùa mưa không để bồn - Vun gốc vào đầu mùa mưa - Bón phân vô cơ đầy đủ và cân đối - Tăng cường bón phân hữu cơ đã hoai mục - Phun phân bón lá “Kết Nối Tri Thức, Phục Vụ Cộng Đồng” www.cdc.org.vn BG QLSBH HT Copyright © CDC 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2