intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô

Chia sẻ: Vi Đinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

199
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lí và tập quán từng nơi. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng "Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô" để nắm bắt được những nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô

  1. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NGÔ I. LỜI GIỚI THIỆU Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lí và tập quán từng nơi. Ở Việt Nam, ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô; ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lí tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa.Gần đây cây ngô còn là cây thực phẩm; người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao; ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng làm quả ăn tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Ngô còn là nguyên liệu của ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucôzơ, bánh kẹo… Trong y dược ngô được dùng để trị áp huyết, râu ngô được dùng để làm thuốc. Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp; cây ngô đã được đưa vào sản xuất cách đây 300 năm. Những năm gần đây, nhờ có các chính sách khuyến khích của Nhà nước và nhiều tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây ngô đã có những những tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời đã hình thành 8 vùng trồng ngô chính trong cả nước. + Vùng thứ nhất: vùng miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh biên giới phía Bắc và Đông Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang và Phú Thọ. + Vùng 2: vùng miền núi Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Hoà Bình + Vùng 3: Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng. + Vùng 4: vùng miền Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế + Vùng 5: vùng cao nguyên Trung Bộ bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Daklak và Lâm Đồng + Vùng 6: vùng duyên hải miền Trung bao gồm các tỉnh: Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định + Vùng 7: vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh; Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh 1
  2. + Vùng 8: đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Hiện nay, diện tích trồng ngô ở Việt Nam chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây lúa nước. Cây ngô có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu cây lương thực ở các tỉnh trung du miền núi, do ở đây nhiều dân tộc đã sử dụng ngô như một loại lương thực chính. Ở đồng bằng, ngô trồng nhiều trên các vùng đất bãi ven sông và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng vụ đông trên đất hai vụ lúa của đồng bằng Bắc Bộ. II. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC Ngô (tên khoa học: Zea mays L), thuộc họ hoà thảo Poacea và tộc Tripsaceae, không giống những hoa hoàn chỉnh của hầu hết những loài hoà thảo, ngô có hoa đực và hoa cái tách biệt trên cùng một cây. Hoa đực ở đỉnh ngọn thường gọi là cờ ngô và hoa cái sinh ra ở bên trong những mầm phụ được gọi là bắp. Cấu tạo đó được coi là hoa đơn tính cùng gốc (hay đơn tính đồng chu). 1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan sinh dƣỡng và sinh sản của ngô 1.1. Rễ ngô: Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hoà thảo. Căn cứ vào hình thái, vị trí và thời gian phát sinh có thể chia rễ ngô thành 3 loại: (rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng) + Rễ mầm (còn gọi là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt): phát triển từ rễ sơ sinh của phôi. Rễ mầm thứ cấp thường khoảng 3-4 cái và tồn tại trong thời gian ngắn trong đời sống cây ngô từ nảy mầm - đến khi ngô 4-5 lá. + Rễ đốt: phát triển từ những đốt thấp nhất nằm dưới mặt đất 3 - 4 cm. Rễ đốt xuất hiện khi ngô được 3 - 4lá, sau đó phát triển rất nhanh và dần dần chiếm ưu thế. Đây là loại rễ làm nhiệm vụ cung cấp nước và thức ăn trong suốt đời sống của cây ngô. + Rễ chân kiềng (rễ neo - rễ chống): là loại rễ đốt được mọc ở đốt gần sát trên mặt đất (thường mọc ở 2 hay 3 đốt cuối), rễ chân kiềng ngoài nhiệm vụ chống đổ cho cây chúng còn hút nước và chất dinh dưỡng. 1.2. Thân ngô: + Ngô thuộc họ hoà thảo song có thân khá chắc, có đường kính từ 2 - 4cm tuỳ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc. Thân ngô trưởng thành bao gồm nhiều lóng (dóng) nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ. Số lóng và chiều dài lóng là chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại các giống ngô, lóng 2
  3. mang bắp được kéo dài thích hợp để bắp ngô có thể định vị và phát triển và có 1 rãnh dọc cho phép sự bám và phát triển bình thường của bắp. + Trong điều kiện bình thường cây ngô cao 1,8 - 2,0 m có số lóng thay đổi tuỳ thuộc vào giống: - Giống ngô ngắn ngày, cây cao 1,2 - 1,5 m có 14 - 15 lóng - Giống ngô trung ngày, cây cao 1,8 - 2,0 m có 18 - 22 lóng - Giống ngô dài ngày, cây cao 2,0 - 2,5 m có 20 - 22 lóng Chiều dài của các lóng trên thân không đều nhau. Ở gần gốc lóng ngắn, lên cao lóng to và dài dần, phát triển nhât là những lóng mang bắp. Các lóng về phía ngọn lại ngắn và bé dần. 1.3. Lá ngô: Sau khi bao lá mầm nhú lên khỏi mặt đất, những lá bắt đầu mọc theo thứ tự thời gian. Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá: * Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được với phiến lá với vỏ bọc lá. * Lá thân: là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên những đốt thân. * Lá ngọn: là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở trên các đốt ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá. * Lá bi: là những lá bao bắp Các bộ phận của lá gồm: bẹ lá, phiến lá, thìa lìa (hay tai lá) + Bẹ lá: bẹ lá hay cuống lá bao chặt vào thân, trên mặt bẹ lá có nhiều lông. Bẹ lá làm thân cứng thêm, khi còn non do các bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành thân giả bao phủ kín thân chính; khi vươn lóng từ 9 lá về sau lóng dài ra và to dần, bẹ lá không có khả năng phủ kín thân để lộ thân chính. Bẹ lá có tác dụng bảo vệ thân non đồng thời bảo vệ mầm hoa cái ở những đốt mang bắp. + Phiến lá (hay bản lá): thường rộng, dài, mép lá lượn sóng, ở một số giống lá có nhiều lông tơ. Lá ngô có gân song song. Từ gốc thân lá có chiều dài tăng dần đạt chiều dài nhất ở lá mang bắp trên cùng, sau đó chiều dài của lá ngô giảm dần. Những lá ở giữa thân là những lá phát triển nhất, có tác dụng lớn trong việc vận chuyển chất dinh dưỡng vào bắp. Diện tích lá tăng dần qua từng thời kỳ, đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa.Sau một thời gian do lá ở phần dưới chết nên diện tích lá giảm xuống. + Thìa lìa: được coi là sự phát triển tiếp tục của phiến lá, thìa lìe hẹp, mép bị phân chia, mầu tối sẫm. Mày của thìa lìa ép sát vào thân cây. Cả thìa lìa và mày bám khít vào thân làm cho nước từ phiến lá không vào thân ngô. Thìa lìa 3
  4. còn có tác dụng làm cho phiến lá toả rộng ra ngoài thân tạo ra góc lớn giữa thân và phiến lá. Số lá, độ lớn của lá phụ thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và kỹ thuật canh tác trong đó giống và khí hậu gây sự biến động lớn nhất: - Giống ngô ngắn ngày thường có 15 - 16 lá - Giống ngô trung bình thường có khoảng 18 - 20 lá - Giống ngô dài ngày thường có trên 20 lá 1.4. Hoa ngô: 1.4.1. Hoa đực a. Cấu tạo hoa đực: Hoa tự đực (bông cờ) bao gồm các hoa đực sắp xếp theo kiểu chùm bông được gọi là bông cờ: gồm 1 trục chính, trên trục chính phân làm nhiều nhánh và trên mỗi nhánh và cả trên trục chính có nhiều gié (hay bông nhỏ, bông chét, nhánh nhỏ). Các gié mọc đối diện nhau trên trục chính hay trên các nhánh, mỗi gié có 2 chùm hoa (1 chùm cuống dài và 1 chùm cuống ngắn), mỗi chùm có 2 hoa. Mỗi bông cờ có từ 700 - 1.400 hoa, số hoa trên một bông cờ nhiều ít phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Ở nước ta trong điều kiện canh tác bình thường giống ngắn ngày có 500 - 700 hoa, giống trung ngày có khoảng 700 - 1.000 hoa, giống dài ngày có trên 1.000 hoa. b. Quá trình nở hoa tung phấn + Trên một bông cờ, hoa thường nở theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, những hoa đầu trục chính và nhánh nở trước. + Thời gian phơi màu của 1 bông cờ trong mùa hè khoảng 5-6 ngày, mùa đông khoảng 12 - 15 ngày (nhiệt độ cao thời gian phơi màu rút ngắn). Trong thời gian phơi màu hoa thường nở tập trung vào ngày thứ 3, thứ 4, thứ 5 sau khi bắt đầu tung phấn (trong vụ thu, vụ đông thời gian này kéo dài hơn) + Trong 1 ngày tuỳ thuộc thời tiết, hoa nở rộ sớm hay muộn khác nhau, mùa hè hoa bắt đầu nở vào 6 -7 giờ, nở rộ lúc 7 - 10 giờ (vụ đông và vụ đông xuân thời gian bắt đầu nở và nở rộ muộn hơn, thậm chí chuyển sang buổi chiều) Hạt phấn rất nhậy cảm với nhiệt độ và độ ẩm, thích hợp nhất cho phấn ngô là trời mát mẻ, nhiệt độ không khí khoảng 18 - 220C, trời lặng gió, độ ẩm không khí khoảng 80% - Nhiệt độ cao thời gian tung phấn rút ngắn, nếu t0 > 350C, độ ẩm không khí thấp dưới 50%, hạt phấn ngô dễ dàng bị chết. - Gặp mưa hoặc độ ẩm không khí quá cao, hạt phấn dễ bị bết lại và cũng dễ chết 4
  5. 1.4.2. Hoa cái a. Cấu tạo hoa cái: Hoa tự cái (hay bắp ngô) được sinh ra từ nách lá phần giữa thân. Bắp ngô gồm các bộ phận chính như cuống bắp và lõi bắp: + Cuống bắp: gồm nhiều đốt rất ngắn (có trường hợp cuống dài), mỗi đốt trên cuống có 1 lá bi bao bọc nhằm bảo vệ bắp, lá bi thường không có phiến. + Lõi bắp - trục chính của hoa tự cái, hoa cái cũng mọc thành từng đôi (chùm hoa), mỗi chùm có 2 hoa nhưng hoa thứ hai thoái hoá nên chỉ 1 hoa tạo thành hạt. Đặc điểm của đôi chùm hoa là mỗi chùm hoa chỉ tạo thành 1 hạt, 1 đôi chùm hoa cho hai hạt nên số hàng hạt trên bắp ngô thường là 1 số chẵn (số hàng hạt, số hạt nhiều hay ít trên bắp ngô tuỳ giống, điều kiện ngoại cảnh, trung bình 1 bắp có từ 12 - 16 hàng, thấp nhất là 10 - 12 hàng, cao nhất là 18 - 20 hàng) b. Bắp phun râu: Thời gian bắp phun râu sau cờ tung phấn từ 3 - 5 ngày hoặc 1 - 2 tuần tuỳ theo giống và điều kiện ngoại cảnh. Trong điều kiện nhiệt độ thấp sự phun râu chậm và kéo dài; nhiệt dộ cao, đủ ẩm phun râu nhanh và tập trung. Ở miền Bắc nước ta ngô hè thu phun râu 5 - 8 ngày, ngô đông phun râu 10 - 15ngày. Trên một cây, bắp trên phun râu trước, bắp dưới phun râu sau, cách nhau khoảng 2-3 ngày. Trong 1 bắp các hoa cái phun râu từ dưới lên trên. c. Vị trí đóng bắp và số bắp + Đối với giống ngô 14 - 15 lá, bắp thường đóng ở đốt thứ 7 - 8, vị trí khoảng từ 35 - 45% chiều cao cây. + Đối với giống có 18 - 22 lá, bắp thường đóng ở đốt thứ 10 - 14, vị trí khoảng 45 - 60% chiều cao cây. Bắp đóng cao quá làm cây dễ đổ, còn thấp quá gây khó khăn cho quá trình thụ phấn. Ngoài ảnh hưởng của giống, chiều cao đóng bắp còn chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu. Trong điều kiện nhiệt độ cao, dinh dưỡng đầy đủ, cây sinh trưởng tốt, bắp thường đóng cao hơn bình thường. Bắp ngô phát sinh từ mầm nách lá trên thân, số mầm nách nhiều nhưng chỉ có từ 1 - 3 mầm nách trên cùng phát triển thành bắp. Tỷ lệ cây 2 - 3 bắp phụ thuộc nhiều vào giống, vùng sinh thai, mật độ và phân bón. 1.4.3. Đặc điểm quá trình thụ phấn, thụ tinh a. Quá trình thụ phấn, thụ tinh + Ngô là loại cây có hoa đơn tính cùng gốc, đây là điểm khác biệt của ngô với các cây trong họ hoà thảo (như lúa nước, lúa mì, kê…) là những cây tự thụ. 5
  6. Ngô là cây giao phấn điển hình, sự giao phấn này được thực hiện chủ yếu nhờ gió và côn trùng. + Sau khi thụ phấn, hạt phấn rơi trên râu ngô 5 - 6 giờ thì bắt đầu nảy mầm, ống phấn mọc dài và đi dọc theo chiều dài của râu ngô đến tận túi phôi, tế bào phát sinh trong hạt phấn phân chia nguyên nhiễm sinh ra 2 tinh trùng di chuyển ra phía đầu ống phấn, khi noãn đầu ống phấn vỡ ra, phóng 2 tinh trùng vào trong noãn. Ở đây quá trình thụ tinh diễn ra: - Một tinh trùng đơn bội sẽ kết hợp với noãn cầu đơn bội thành hợp tử lưỡng bội (2n) - Tinh trùng đơn bội thứ 2 kết hợp với nhân thứ cấp lưỡng bội thành tế bào tam bội (3n) là tế bào khởi đầu của phôi nhũ. Toàn bộ quá trình thụ tinh từ khi hạt phấn nảy mầm đến khi thụ tinh xong khoảng 24 giờ. b. Quá trình hình thành hạt Sau khi thụ tinh thì quá trình hình thành hạt ngô bắt đầu, chia quá trình hình thành hạt ra làm 3 giai đoạn: + Hình thành hạt: từ thụ tinh đến chín sữa, thời gian khoảng 20 - 25 ngày sau thụ tinh. Giai đoạn này tích luỹ khoảng 30 - 35% chất khô của hạt. + Đẫy hạt: từ chín sữa đến chín sáp, thời gian khoảng 20 ngày, tích luỹ từ 60 - 75% chất khô của hạt. + Hạt chín: từ chín sáp đến chín hoàn toàn, thời gian khoảng 15 - 20 ngày. Trong giai đoạn này hạt mất nước dần. Cùng với quá trình chín của hạt, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thân lá giảm nhiều và phần lớn đã chuyển vào tích luỹ ở hạt. 1.5. Hạt ngô Hạt ngô thuộc loại quả dĩnh gồm các bộ phận chính: vỏ hạt, lớp alơron, phôi, phôi nhũ và mũ hạt, phía dưới của hạt còn có gốc hạt gắn liền hạt với lõi ngô + Vỏ hạt bao bọc xung quanh hạt là một màng nhẵn, màu trắng, đỏ hoặc vàng tuỳ theo giống + Lớp alơron nằm sau tầng vỏ bao bọc lấy phôi nhũ và phôi + Phôi nhũ là bộ phận chính của hạt chủ yếu chứa tinh bột và các chất có giá trị dinh dưỡng cao 6
  7. + Phôi gồm có ngù (phần ngăn cách giữa phôi nhũ và phôi), phần chính của phôi gồm: lá mầm, trụ dưới lá mầm, rễ mầm và chôi mầm. Phôi ngô lớn chiếm khoảng 8 - 15% trong lượng hạt, bao quanh phôi còn có lớp tế bào xốp giúp cho việc vận chuyển hơi nước từ ngoài vào trong hạt (và ngược lại) được nhanh chóng. Ngô là loại hạt kép có nhiều tinh bột, phôi nhũ chứa 70 - 78% trọng lượng hạt với giá trị dinh dưỡng khá cao so với gạo. 2. Phân loại ngô Từ loài Zea mays . L, dựa vào cấu trúc nội nhũ của hạt được phân thành các loài phụ. Những loài phụ chính bao gồm: + Ngô đá: (Zea mays .L subsp indurata Sturt) có dạng hạt khá tròn, đỉnh hạt tròn và nhẵn, màu hạt rất đa dạng: màu hạt vàng, trắng, xanh, đỏ, tía… phần lớn là vàng và trắng. Ngô đá có tỷ lệ nội nhũ sừng cao, có chất lượng dinh dưỡng tốt. + Ngô răng ngựa: (Zea mays .L subsp indentata Sturt) có dạng hạt khá dài, dẹt, đỉnh hạt lõm, nhăn tạo thành hình răng ngựa, hạt có nhiều màu khác nhau: vàng, trắng, tím. Ngô răng ngựa có tiềm năng năng suất cao, hạt có tỷ lệ nội nhũ bột cao, chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi. + Ngô nếp: (Zea mays .L subsp ceratina Kalesh) có dạng hạt tròn và nhẵn, có màu hạt vàng, trắng đục hoặc tím. Ngô nếp có tính dẻo và thơm, sử dụng chính ở dạng luộc, nướng…., tiềm năng năng suất thấp. + Ngô đường: (Zea mays .L subsp saccharata Sturt) có dạng hạt dẹt, nhăn, đỉnh hạt lõm, màu hạt đa dạng từ trắng đến tím. Ngô đường chỉ sử dụng ăn tươi dưới dạng luộc hoặc đóng hộp cho nấu súp hoặc chao dầu. + Ngô nổ: (Zea mays .L subsp everta Sturt) có hạt nhỏ, tròn hoặc nhọn đầu, có màu hạt trắng, vàng, tím, tím đỏ. Ngô nổ có năng suất rất thấp song có chất lượng dinh dưỡng cao, thường dùng để rang, làm bỏng hoặc làm bột dinh dưỡng. + Ngô bột: (Zea mays .L subsp amylacea Sturt) có hạt to, dẹt, màu trắng đục, vàng nhạt, được gieo trồng ở vùng nhiệt đới cao Trung Mỹ, hiện tại ở Việt Nam không có ngô bột. + Ngô bọc: (Zea mays .L subsp tunecata Sturt) có hạt được bọc bởi mày phát triển như lá bi, không có ý nghĩa về kinh tế, chỉ có ý nghĩa về mặt tiến hoá và di truyền 3. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây ngô 7
  8. Thời gian sinh trưởng của cây ngô từ khi gieo đến khi chín trung bình từ 90 - 160 ngày (thời gian sinh trưởng dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh) Cây ngô trong cả đời sống qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau, mỗi giai đoạn có những đặc điểm và yêu cầu ngoại cảnh khác nhau. Chia thành 5 giai đoạn như sau: * Giai đoạn nảy mầm (từ trồng đến 3 lá): + Giai đoạn này có đặc điểm là phụ thuộc vào lượng các chất dự trữ trong hạt. Trước khi nảy mầm hạt hút nước và trương lên do vậy nước luôn có sẵn cho hạt hấp thu. Ở giai đoạn này bên trong hạt quá trình oxy hoá các chất dự trữ diễn ra mạnh qua quá trình sinh hoá phức tạp, những chất hữu cơ phức tạp sẽ chuyển thành các chất đơn giản dễ hoà tan (xảy ra nhờ hoạt động của các loại men với điều kiện có đủ ẩm, nhiệt độ và thoáng khí). + Sau quá trình hút nước là sự nẩy mầm và sinh trưởng cây con Yêu cầu ngoại cảnh ở giai đoạn này là nước, nhiệt độ và không khí: - Nước: lượng nước cần thiết cho hạt ngô nảy mầm khoảng 45% trọng lượng khô tuyệt đối của hạt. Để đảm bảo đủ nước cho hạt nảy mầm, độ ẩm đất thích hợp trong khoảng 60-70% độ ẩm tương đối. - Nhiệt độ: ngô nẩy mầm thích hợp ở nhiệt độ: 25 - 300C, tối thấp 10-120C, tối cao từ 40-450C. - Không khí: lúc hạt nảy mầm tiếp tục cho đến khi ngô được 3 lá, hạt ngô hô hấp mạnh nên đất gieo hạt cần phải thoáng. * Giai đoạn cây con (từ lúc ngô 3 lá đến phân hoá hoa): Bắt đầu từ khi ngô đạt 3 - 4 lá đến 7 - 9 lá (vào khoảng 10 - 40 ngày sau khi gieo đối với giống ngô 4 tháng). Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá. Tuy nhiên giai đoạn này thân lá trên mặt đất phát triển chậm, lóng thân bắt đầu được phân hoá, các lớp rễ đốt bắt đầu được hình thành và phát triển mạnh hơn thân lá. Bông cờ bắt đầu phân hoá. Đây là giai đoạn làm đốt, hình thành các lớp rễ đốt và bắt đầu hình thành cơ quan sinh sản đực. Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho giai đoạn này: - Nhiệt độ: thích hợp là 200 - 300C (tối thích 25 - 280C). Giai đoạn này cây chịu rét khoẻ hơn, vì thế tác hại của nhiệt độ thấp giảm hơn giai đoạn trước. Nhiệt độ cao ở giai đoạn này cây sinh trưởng nhanh, cây yếu; nhiệt độ giảm rễ ăn nông, ít rễ con, cây còi cọc, quá trình phân hoá đốt bị ảnh hưởng. 8
  9. - Độ ẩm đất: đây là giai đoạn cây ngô có khả năng chịu hạn tốt hơn trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Độ ẩm thích hợp khoảng 60 - 65%. - Đất đai và chất dinh dưỡng: Yêu cầu đất tơi xốp và thông thoáng, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho rễ phát triển. * Giai đoạn vươn cao và phân hoá cơ quan sinh sản - Giai đoạn này cây ngô sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ phát triển mạnh ăn sâu, toả rộng. - Cơ quan sinh sản bao gồm bông cờ và bắp phân hoá mạnh (từ bước 4 -8 của bông cờ, bước 1-6 của bắp). Giai đoạn này kết thúc khi nhị cái xuất hiện. Đây là giai đoạn quyết định số hoa đực và hoa cái và có mối liên hệ chặt chẽ đến năng suất. Điều kiện tốt trong giai đoạn này: đầy đủ chất dinh dưỡng, nước tưới, độ ẩm 70-75%, nhiệt độ thích hợp khoảng 24-250C, nhiệt độ cao hay thấp đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phân hoá cơ quan sinh sản. * Thời kỳ nở hoa (trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh) Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian không dài, trung bình 10-15 ngày, tuy nhiên đây là giai đoạn quyết định năng suất. Cuối giai đoạn này cây ngô gần như ngừng phát triển thân lá, nhưng vẫn tiếp tục hút các chất dinh dưỡng từ đất. Các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ bắt đầu tập trung mạnh vào các bộ phận sinh sản. Trong điều kiện tốt đặc biệt là thời tiết thuận lợi quá trình thụ tinh tiến hành tốt bắp mới cho nhiều hạt. Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này rất khắt khe: nhiệt độ thích hợp của cây ngô khoảng 22 -250C. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng đến quá trình tung phấn, phun râu, thụ tinh. Nhiệt độ trên 350C hạt phấn dễ bị chết. Ở giai đoạn này cây ngô cần nhiều nước, độ ẩm 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng, trời lặng, gió nhẹ, ít mưa, nắng nhẹ (mưa to làm hạt phấn bị trôi). * Thời kỳ chín (bao gồm từ thụ tinh đến chín) Giai đoạn này kéo dài 35-40 ngày từ khi thụ phấn thụ tinh. Chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung mạnh về hạt và trải qua những quá trình biến đổi sinh lý phức tạp, trọng lượng hạt tăng nhanh, phôi phát triển hoàn toàn, trong giai đoạn chín dựa vào màu sắc và cấu tạo nên trong của hạt người ta chia làm 3 giai đoạn: + Giai đoạn chín sữa + Giai đoạn chín sáp + Giai đoạn chín hoàn toàn 9
  10. Yêu cầu độ ẩm trong thời kỳ này khoảng 60-70% độ ẩm tối đa đồng ruộng, nhiệt độ trong khoảng 20-220C. 10
  11. III. VAI TRÕ CỦA CÁC CHẤT DINH DƢỠNG CHÍNH 1. Vai trò của các nguyên tố đa lƣợng 1.1. Vai trò của đạm + Đạm đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống cây ngô. Đạm xúc tiến mạnh phát triển rễ, thân, lá, chất khô, tạo khả năng quang hợp tối đa và tích luỹ nhiều vào hạt. Bón phân đạm làm cho cây ngô sinh trưởng phát triển mạnh, lá xanh, cây mập, có nhiều bắp, bắp to, nhiều hạt, tạo ra năng suất sinh học và hạt cao. + Đạm còn làm tăng tỷ lệ protit trong hạt, tăng giá trị dinh dưỡng của hạt ngô Cây ngô hút đạm trong suốt quá trình sống, nhưng tập trung nhiều nhất vào giai đoạn ngô con gái đến sau khi đậu hạt. Giai đoạn này cây ngô hút 86% tổng lượng đạm cần thiết để tạo thân, lá, phát triển bộ rễ, các bộ phân của bông cờ và bắp ngô. Thời gian đầu (25 ngày sau trồng) và giai đoạn cuối (25 ngày sau thâm râu) ngô hút đạm ít hơn khoảng 14%. * Khi bị thiếu đạm cây ngô có các biểu hiện sau: - Ở thời kỳ cây con: ngô chậm lớn, lá có màu xanh hơi vàng - Ở thời kỳ phát triển mạnh: các lá chân vàng đi ở chóp lá và lan dần dọc theo gân lá chính. Hiện tượng này chuyển dần lên các lá trên, các lá chân chết sớm, cây sinh trưởng phát triển chậm, còi cọc - Ở giai đoạn làm hạt: bắp nhỏ, hạt nhỏ, hạt đầu bắp lép * Khi cây ngô thừa đạm: - Kéo dài thời gian sinh trưởng - Cây vươn cao, lá xanh thẫm song khả năng chống chịu kém - Chín sinh lý, đủ tiêu chuẩn thu hoạch nhưng lá bi và râu ngô vẫn xanh 1.2. Vai trò của lân Lân có tác dụng xúc tiến hệ rễ phát triển mạnh, ảnh hưởng tốt đến quá trình tạo các cơ quan sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu với nhiệt độ thấp và hạn, đồng thời tạo khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt hơn cho cây ngô. Lân còn có ảnh hưởng tốt đến bông cờ, hoa, bắp, làm tăng chất lượng hạt và sức sống của hạt, thúc đẩy nhanh quá trình chín. Cũng như đạm, cây ngô hút lân trong suốt quá trình sống nhưng tập trung chính vào giai đoạn từ thời kỳ con gái đến thâm râu (hút đến 88% tổng lượng lân). Các giai đoạn còn lại chỉ còn hút 12%. * Cây ngô thiếu lân biểu hiện khá rõ, đặc biệt ở thời kỳ cây con, cản trở việc hình thành các sắc tố nên làm các lá già và thân có màu đỏ tím (huyết dụ), 11
  12. nhất là các lá non, cây mọc yếu, hệ thống rễ phát triển kém, phân bố hẹp và nông. Ở các giai đoạn sau thể hiện: bông cờ bé, ít hoa, bắp ngô nhỏ, méo mó, hạt nhỏ, nhiều hạt lép, chín muộn. 1.3. Vai trò của kali Kali có vai trò trong duy trì các chức năng sinh lý, thúc đẩy quá trình hút các chất dinh dưỡng khác, sinh trưởng phát triển, quang hợp, vận chuyển tích luỹ chất khô vào hạt của cây ngô. Đồng thời có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng nước, kìm hãm sự thoát hơi nước, tăng khả năng chống chịu sương giá, nhiệt độ thấp và sâu bệnh hại, làm bộ rễ phát triển mạnh và ăn sâu xuống đất. Cây ngô hút kali chủ yếu vào các giai đoạn đầu đến trỗ cờ, phun râu. Thời kỳ cây con (25 ngày đầu) cây ngô hút 9% kali, thời kỳ con gái 44%, phun râu 31%, tạo hạt 14% và chín 2%. * Khi thiếu kali: - Bộ rễ của cây ngô kém phát triển và phát triển theo chiều ngang, cây dễ đổ và kém chịu hạn - Chóp và mép lá có màu vàng nâu lan dần vào gân lá và các lá trên, các lá dưới bị cháy khô - Khi bổ dọc thân cây, bên trong các đốt có màu nâu đậm, đốt thân cây ngắn - Thiếu kali ít ảnh hưởng đến kích thước bắp ngô song hạt nhỏ, lép ở đầu bắp hoặc đầu bắp không có hạt, hạt dễ bong khỏi lõi * Thừa kali gây hiện tượng thiếu Ca và cản trở việc hấp thụ Mg, B, Zn và cả đạm amôn ở cây. 2. Vai trò của các nguyên tố trung và vi lƣợng + Canxi: canxi tăng cường sự vững chắc của màng tế bào, tạo lập lông hút của rễ và sự lưu thông tinh bột. Canxi còn đóng vai trò trong trao đổi chất hydrat cacbon và protit. Canxi là nguyên tố đối kháng với sắt, hạn chế tính độc của sắt dư thừa, ổn định quá trình dinh dưỡng cây ngô. + Magiê: magiê tham gia vào thành phần diệp lục và một số coenzym. Magiê có vai trò trong quá trình hoá khử của cây cũng như quá trình đồng hoá và vận chuyển photpho. Thiếu magie có thể thấy trên đất chua, đất xói mòn rửa trôi mạnh với biểu hiện là xuất hiện ở những lá dưới các sọc trắng dọc theo gân lá và mép lá có màu đỏ tím. + Lưu huỳnh: lưu huỳnh tham gia vào một số chất protit và một số phức hợp este. Lưu huỳnh tham gia vào quá trình oxi hoá khử, là một nguyên tố kích hoạt sự hình thành diệp lục. 12
  13. + Sắt: sắt có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Sắt tham gia vào việc tạo lập diệp lục và quá trình oxy hoá khử. Trong điều kiện đất thiếu canxi, lân và kali, sắt tác động bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Trong trường hợp này, một lượng lớn sắt tích tụ ở các đốt thân, cản trở việc vận chuyển các chất dinh dưỡng khác. + Kẽm: thiếu kẽm ở đất có vôi, đất có kết cấu kém, nghèo chất hữu cơ và đất giàu lân dễ tiêu, cây ngô thiếu Zn xuất hiện các sọc màu vàng úa song song với gân các lá non, lóng ngắn và cây kém phát triển. + Molipden: Việc thiếu molipden được xem là nguyên nhân của hiện tượng sinh trưởng không đều, cháy lá và chết cây con ở cây ngô. + Bo: Thiếu B thường thấy trong điều kiện trồng dày và cây ngô được bón phân đầy đủ nhưng vẫn thấy cằn cỗi hay hạt lép. 13
  14. IV. LÀM ĐẤT Trong kỹ thuật trồng ngô, làm đất được xem là biện pháp kỹ thuật quan trọng vì ngô có bộ rễ chùm rất phát triển, có thể lan rộng với bán kính trên 0,5m và ăn sâu trên 1m đến 2m. Do vậy, đất trồng ngô cần được cầy sâu, bữa kỹ, sạch cỏ dại. * Đối với những vùng ngô tập trung, các lô ruộng lớn, tốt nhất làm đất tiến hành bằng cơ giới với các khâu chính tuần tự như sau: - Băm cỏ và phế phụ phẩm bằng bừa đĩa nặng - Cày bằng máy sâu 15 - 18cm - Băm phá bằng bừa đĩa nặng (1 lần) - Băm đất nhỏ bằng bừa đĩa nhẹ (2 lần theo 2 chiều vuông góc nhau) - San bằng và vơ cỏ bằng bừa răng Đất được chuẩn bị như trên là sẵn sàng cho việc gieo hạt. Nếu không tiến hành gieo bằng máy thì rạch hàng bằng một thiết bị như lưỡi vun, sau đó gieo bằng tay trên mặt luống (mùa mưa) hoặc dưới rạch (mùa khô) * Ở những lô đất nhỏ hoặc không có máy móc cơ khí lớn, việc làm đất có thể tiến hành bằng tay hoặc cơ khí nhỏ. Các bước chính cần tiến hành: - Đốt hoặc vơ sạch cỏ, thân cây trồng vụ trước - Cày bằng máy công nông, bằng trâu bò sâu 10-12 cm - Bừa nhỏ đất và vơ sạch cỏ bằng bừa trâu hoặc phay đất bằng máy công nông - Lên luống hoặc rạch hàng bằng cày trâu hoặc bằng tay, sau đó gieo hạt theo khoảng cách đã định. * Đối với ngô đông trên đất ướt sau gặt lúa cần tiến hành: - Cày bằng trâu tạo luống khoảng 1,1m - Vén gọn tạo rãnh thoát nước giữa các luống - Đặt bầu hoặc hạt nảy mầm ở khoảng cách đã định Để tranh thủ thời gian, ngô Đông trên nền đất ướt có thể áp dụng phương thức làm đất tối thiểu hoặc không làm đất. Ngay sau khi gặt lúa, khi đất còn ướt đem bầu ngô đặt theo hàng ở khoảng cách nhất định. Có điều kiện làm rãnh thoát nước giữa các luống với 2 hàng ngô. 14
  15. V. THỜI VỤ TRỒNG Thời vụ là yếu tố rất quan trọng, đảm bảo cho quá trình sinh trưởng phát triển bình thường của cây ngô và cho năng suất cao. Để lựa chọn đúng thời vụ gieo trồng ta phải nắm vững điều kiện sinh thái địa phương, các điều kiện cơ sở hạ tầng và đặc điểm giống lựa chọn. Việt Nam tuy là đất nước không lớn song có địa hình kéo dài và phức tạp, điều kiện sinh thái giữa các vùng rất khác biệt, vì vậy thời vụ trồng ngô cũng rất đa dạng: * Vùng Đông Bắc + Đất trồng ngô là đất phát triển trên các sản phẩm của đá vôi và sa phiến thạch, đất phù sa ven theo các sông suối. + Vụ gieo trồng chính là vụ Xuân, gieo vào cuối tháng 2, đầu tháng 3. Đôi khi do thiếu ẩm, một số vùng kéo dài thời vụ đến cuối tháng 4 hoặc tháng 5. Hiện nay, một số tỉnh trong vùng như Cao Bằng, Lạng Sơn… còn trồng ngô vụ Hè, gieo vào tháng 6, tháng 7. * Vùng Tây Bắc + Đất trồng ngô chủ yếu là đất thung lũng đá vôi, đất phù sa thềm sông suối, đất phiềng bãi dốc tụ. + Thời vụ trồng ngô chính là vụ Hè Thu, gieo vào giữa tháng 4, đầu tháng 5. Một số ít vùng có áp dụng thêm vụ Thu Đông, gieo vào tháng 7, đầu tháng 8 * Vùng Đồng bằng sông Hồng + Đất trồng ngô chủ yếu là đất phù sa dọc các triền sông lớn (sông Hồng, sông Thái Bình,…), đất phù sa trong đồng sau 2 vụ lúa, đất phù sa cổ, bạc màu. + Thời vụ gieo ngô rất đa dạng: - Vụ Xuân: gieo vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 - Vụ Hè Thu: gieo vào tháng 6, tháng 7 - Vụ Thu, Thu Đông: gieo vào cuối tháng 7, tháng 8 - Vụ Đông: gieo vào tháng 9, đầu tháng 10 - Vụ Đông Xuân: gieo vào tháng 11, tháng 12 * Vùng Bắc Trung Bộ + Đất trồng ngô chủ yếu là đất phù sa bồi hàng năm dọc các sông (Sông La, Sông Lam, Sông Mã…) và đất phù sa trong đồng không được bồi hàng năm. + Thời vụ: - Vụ Đông Xuân: gieo sau lũ lụt vào tháng 10, tháng 11 - Vụ Xuân: gieo vào tháng 2, tháng 3 - Vụ Đông: gieo vào tháng 9, tháng 10 * Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 15
  16. + Đất trồng ngô thường là đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa cổ, đất xám bạc màu + Thời vụ: - Vụ Đông Xuân: gieo tháng 12 - Vụ Hè Thu: gieo vào đầu tháng 4 * Vùng Tây Nguyên + Đất trồng ngô chính là đất phù sa ven sông, suối, đất bazan trên nương rẫy + Thời vụ: vụ Hè Thu: gieo vào tháng 4, tháng 5. Một số tỉnh đang thực hiện vụ Thu Đông gieo vào cuối tháng 7, đầu tháng 8. * Vùng Đông Nam Bộ: + Đất trồng chủ yếu là đất bazan, đất xám và đất phù sa ven sông + Thời vụ: - Vụ Hè Thu: gieo vào tháng 4, tháng 5 (vụ 1) - Vụ Thu Đông: gieo vào tháng 7, tháng 8 (vụ 2) - Vụ Đông Xuân: gieo vào tháng 11, tháng 12 (với điều kiện có tưới) * Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long + Đất trồng ngô là đất phù sa được bồi hàng năm của các sông lớn (sông Tiền, sông Hậu) + Thời vụ: Vụ Đông Xuân: gieo vào tháng 11, tháng 12 Mặc dù thời vụ đã được xác định song thời điểm gieo hạt cần hết sức linh hoạt để tránh những bất trắc do thời tiết gây ra. Ở vùng khô hạn không nên gieo ngô ngay sau cơn mưa đầu tiên, nên chờ đợt mưa thứ 2, thứ 3 để đảm bảo chắc chắn đủ ẩm cho ngô mọc và cây con phát triển thuận lợi - không gieo ngô khi có hiện tượng giông bão và mưa lớn (sẽ làm trôi hạt, ngập úng gây thối hạt). Ở điều kiện khô hạn, không nên ngâm hạt trước khi gieo, đất khô sẽ rút nước từ hạt, làm teo hạt và hạt không mọc được. Ở điều kiện quá ẩm ướt nên ngâm hạt nhú mầm để gieo hoặc làm bầu VI. MẬT ĐỘ, KHOẢCH CÁCH TRỒNG CỦA MỘT SỐ NHÓM GIỐNG NGÔ * Giống dài ngày: Mật độ 5-5,5 vạn cây/ha với khoảng cách 70  30 cm và 60  30 cm. * Giống trung ngày: Mật độ 5,5-6,0 vạn cây/ha với các khoảng cách 70  25 cm và 60  30 cm. 16
  17. * Giống ngắn ngày: Mật độ từ 6,0-7,0 vạn cây/ha có thể gieo các khoảng cách 70  20 cm và 60  25 cm. VII. CÁC LOẠI, DẠNG PHÂN BÓN VÀ LƢỢNG BÓN CHO NGÔ 1. Các loại, dạng phân bón + Phân đạm: Dạng phân đạm bón tốt nhất cho ngô là amôn nitrat hay sunfat amon, urê cũng tốt nhưng đòi hỏi quá trình chuyển hoá amôn nên cần trộn lẫn vào đất để tránh bị bay hơi. + Phân lân: Dạng phân lân thường bón cho ngô là các loại lân supe hoà tan hay amôn photphat nếu như không có yêu cầu khác. + Phân kali: Loại phân kali thường bón cho ngô là kali clorua (KCl) vừa phù hợp lại rẻ nhất, trừ khi đất thiếu lưu huỳnh thì có thể dùng kali sunphat (K2SO4) để đáp ứng cả K và S. + Các loại phân vi lượng: cũng thường được sử dụng cho ngô: (như kẽm, sắt, đồng, mangan, bo, molypđen) được sử dụng dưới dạng: ZnSO 4.H2O, phức kẽm; sắt sunfat 1-3%, sắt vô cơ; đồng sunfat; MnSO4, MnSO4 0,7%; Borax; Natri molypden, natri molypden 0,1% với các cách bón như sau: - Bón lót, thúc theo hàng - Phun qua lá, bón ngay khi cây có biểu hiện thiếu - Bón trước khi gieo hạt - Bón rải - Trộn với hạt giống + Phân NPK: sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng cho cây ngô + Phân hữu cơ: phân hữu cơ có nhiều loại như: phân chuồng, than bùn, phân xanh, các loại phân hữu cơ vi sinh…là những loại phân cần bón cho ngô trên mọi loại đất. Tuy nhiên các loại phân chuồng, than bùn, phân xanh nên sử dụng khi phân đã ủ hoai mục, riêng các loại phân hữu cơ vi sinh có thể bón trực tiếp vì trong sản xuất phân bón đã qua các quá trình ủ, đảo trộn nhiều giai đoạn. Cần ưu tiên bón phân hữu cơ khi trồng ngô trên đất nghèo mùn, đất 2 vụ lúa, đất xám bạc màu, đất có thành phần cơ giới nặng. 2. Lƣợng phân bón cho ngô Lƣợng phân bón cho ngô tuỳ đất trồng, giống và mục đích sản xuất (tiềm năng năng suất). Lƣợng phân hoá học khuyến cáo bón cho ngô ở mức thâm canh cao theo bảng sau: (trên nền bón 360-719 kg/sào phân chuồng) Lƣợng bón (kg/sào) Loại đất Loại ngô Đạm Lân Kali 17
  18. 12,5 - 12,7- Ngô lai 3,6-4,8 15,6 19,0 9,38- 10,6- Đất phù sa Ngô thƣờng 2,4-3,6 11,7 14,8 8,46 - Ngô rau (thu non) 7,8-9,38 2,4-3,6 12,7 10,9- 16,9- Ngô lai 5,4-7,2 14,0 21,1 9,38- 12,7- Đất xám, cát Ngô thƣờng 4,8-6,0 10,9 19,0 8,46- Ngô rau (thu non) 7,8-9,38 2,4-3,6 12,7 12,5- 16,9- Ngô lai 4,8-6,0 15,6 21,1 9,38- 12,7- Đất đỏ vàng Ngô thƣờng 2,4-3,6 11,7 16,9 8,46- Ngô rau (thu non) 7,8-9,38 2,4-3,6 12,7 + Lượng phân chuồng cần bón cho ngô trung bình là 287-360kg/sào, bón được từ 360-540kg/sào càng tốt. Lượng phân bón cho ngô tuỳ khả năng đạt năng suất (tiềm năng giống, mật độ cây), độ phì đất và cả trình độ thâm canh. + Lượng phân đạm thường bón cho ngô từ 7,8-11,7 kg đạm/sào, mức thâm canh cao có thể bón tới 15,6 kg đạm/sào. + Lượng phân lân bón cho ngô dao động từ 8,46-21,1kg/sào, thường bón 12,7-19,0kg/sào. + Lượng kali bón cho ngô tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể dao động từ 2,4- 7,2 kg kali/sào, thường bón từ 3,6-6,0kg kali/sào. Khi ngô được bón nhiều đạm hơn thì trong nhiều trường hợp ngô cũng cần nhiều kali hơn. Ngô trồng làm thức ăn ủ chua cho gia súc cần rất nhiều kali, từ 12-18kg/sào. VIII. PHƢƠNG PHÁP BÓN PHÂN CHO NGÔ 1. Bón lót: Chủ yếu dùng hai loại phân hữu cơ và lân để bón lót, có thể bón theo hai cách: rải đều hay bón theo hàng. + Bón rải đều phân trên ruộng sau đó bừa kỹ, có ưu điểm là nhanh, đỡ tốn công nhưng phân không tập trung vào gốc, tác dụng của phân chậm và hiệu quả thấp. 18
  19. + Bón phân theo hàng là hình thức bón phân sau khi làm đất xong, phân được rải xuống đáy rạch đã rạch trước thành hàng, rồi lấp nhẹ một lớp đất bột trước khi tra hạt giống. Bón theo cách này phân được bón tập trung gần gốc ngô nên nhanh phát huy tác dụng, nhưng tốn công và chậm, nếu để hạt giống bị tiếp xúc trực tiếp với phân khoáng, nhất là các phân gây chua có thể gây xót hạt, thối mầm và chết. 2. Bón phân thúc cho ngô + Bón thúc đợt 1: Khi cây ngô có 3-4 lá thật nhằm giúp cây ngô phát triển bộ rễ, chuyển từ dinh dưỡng hạt sang dinh dưỡng từ đất được tốt, thường bón 1/3 đạm + 1/3 kali, pha phân với nước tưới cho cây. Nếu đất đủ ẩm có thể bón trực tiếp vào đất: rạch 2 bên cách gốc cây ngô 5-7cm, rải đều phân vào rạch rồi kết hợp vun nhẹ để lấp phân quanh gốc ngô. + Bón thúc đợt 2: Khi cây ngô có 7-9 lá thật, nhằm thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ đốt, giúp cho cây ngô hút được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển thân lá, phân hoá cơ quan sinh sản và chống đổ. Thường dùng 1/3 đạm + 1/3 kali trộn đều phân bón vào rãnh rạch sâu 5-7 cm hai bên hàng ngô và cách gốc 10-15cm, sau đó lấp đất vun vào gốc. + Bón thúc đợt 3: Lúc cây ngô xoắn nõn (10-15 ngày trước trỗ) tác dụng tốt cho quá trình phân hoá bắp và trỗ cờ, tung phấn thụ tinh của cây ngô, tạo điều kiện cho thân lá phát triển tối đa, giữ bộ lá xanh lâu để quang hợp nuôi hạt. Dùng toàn bộ lượng phân còn lại bón trực tiếp vào đất như đợt 2 và kéo đất vun lần cuối. IX. CHĂM SÓC, LÀM CỎ, XỚI XÁO, TỈA DẶM 1. Kiểm tra đồng ruộng Sau khi gieo ngô xong cần chú ý kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để có biện pháp xử lý kịp thời như: dặm, tỉa. Nếu hạn phải tưới nước, dựng lại ngô khi cây đổ, bón bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. 2. Dặm hạt, tỉa cây và định cây + Sau khi gieo ngô xong 1 tuần cần kiểm tra dặm lại các cây khuyết bằng hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm rồi gieo bổ sung vào nơi thiếu cây, hoặc có thể làm ngô bầu để dặm. Cần vét rãnh tiêu nước khi cần thiết. + Lúc ngô có 3-4 lá tỉa bớt những cây yếu, chỉ giữ lại mỗi hốc 2 cây. Ngô có 5 lá tỉa lần 2 chỉ để lại 1 cây/1hốc (lần này gọi là tỉa định cây). 19
  20. 3. Làm cỏ và vun xới + Làm cỏ lần 1: Khi cây có 3-4 lá, xới nhẹ trên mặt, làm cỏ và bón phân đợt 1, vun nhẹ 1 lớp đất vào gốc, độ sâu xới đất 4 -5 cm. + Làm cỏ lần 2: Khi cây có 7-9 lá, thường tiến hành cuốc xới trên hàng, cầy giữa hàng, bón phân lần 2 rồi vun thấp. + Làm cỏ lần 3: Khi cây ngô có 13-14 lá. Xới nhẹ, bón phân lần 3 rồi dùng cuốc vun cao tạo điều kiện cho rễ chân kiềng phát triển. Để nâng cao hiệu quả chăm sóc các thời kỳ xới xáo kết hợp bón phân và tưới nước thường tiến hành đồng thời. X. PHÕNG TRỪ SÂU BỆNH 1. Các loại sâu hại ngô chính ở Việt Nam * Sâu xám: + Gây hại ngô chủ yếu trong thời kỳ cây con (mọc đến 5-6 lá). Sâu thường gây hại vào ban đêm, sâu non cắn đứt cây con ở gốc sát mặt đất gây mất khoảng. Sâu thường có nhiều ở chân đất cát pha và thịt nhẹ. + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, tiến hành cày bừa ngay khi độ ẩm đất cho phép - Gieo đúng thời vụ, gieo tập trung - Dùng Basudin, Vibasu 10H hoặc Furadan 3H (hạn chế sử dụng) rắc đều vào rạch trước khi gieo hạt với lượng 15-20kg/ha. - Bắt bằng tay vào các buổi sáng sớm - Phun Sherpa 25 EC với 3-4ml/bình bơm 8 lít * Sâu xanh: + Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô, khi cây còn non, sâu ăn lá làm thủng lá, làm cây ngô sinh trưởng chậm. Lúc ngô trỗ cờ, sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, cản trở việc trỗ cờ và tung phấn. Trên bắp, sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỷ lệ đậu hạt. + Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ lô - Dùng Sherpa 10 EC hoặc Supracide 40 EC với liều lượng 1-1,5 lít pha với 300-400 lít nước phun cho 1 ha. Khi phát hiện sâu, có thể phun phòng lúc ngô 3- 4 lá, 7-9 lá và trước trỗ cờ 5-7 ngày. - Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu non * Sâu đục thân: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0