KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG BA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH CỦA CÂY GLOXINIA (Sinningia speciosa) IN VITRO
lượt xem 24
download
Trong quá trình sống và làm việc, con ngƣời luôn tìm cách tạo cho mình niềm vui để giảm áp lực công việc và cuộc sống. Xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển tiến bộ thì lại càng có nhiều căng thẳng và mâu thuẫn đƣợc sinh ra. Chính vì vậy, họ phải luôn sáng tạo để tìm ra những thú vui mới cho bản thân, gia đình và bạn bè. Một trong những thú vui lành mạnh đó là chơi hoa, thƣởng thức cái đẹp của hoa. Hoa, ngoài biểu tƣợng cho cái đẹp, nó còn là thông...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG BA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH CỦA CÂY GLOXINIA (Sinningia speciosa) IN VITRO
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC *** 000 *** ÔNG THỊ HỒNG VÂN NỘI DUNG 1: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƢỞNG BA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH CỦA CÂY GLOXINIA (Sinningia speciosa) IN VITRO. NỘI DUNG 2: KHẢO SÁT SỰ TẠO CỦ IN VITRO CỦA CÂY GLOXINIA LUẬN VĂN KỸ SƢ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2006
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC NỘI DUNG 1: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƢỞNG BA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH CỦA CÂY GLOXINIA (Sinningia speciosa) IN VITRO. NỘI DUNG 2: KHẢO SÁT SỰ TẠO CỦ CỦA CÂY GLOXINIA IN VITRO LUẬN VĂN KỸ SƢ CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện TS. TRẦN THỊ DUNG ÔNG THỊ HỒNG VÂN KHÓA: 2002 – 2006 Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 9/2006
- MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING NONG LAM UNIVERSITY, HCMC FACULTY OF BIOTECHNOLOGY *** 000 *** CONTENT 1: SURVEY EFFECTS GAMMA RADIATION AND BA GROWTH PROMOTING SUBSTANCE ON MUTATION OF GLOXINIA (Sinningia speciosa) IN VITRO. CONTENT 2: SURVEY TUBER IN VITRO OF GLOXINIA GRADUATION THESIS MAJOR: BIOTECHNOLOGY Professor Student PhD. TRAN THI DUNG ÔNG THỊ HỒNG VÂN TERM: 2002 - 2006 Ho Chi Minh City 09/2006
- LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập. - Các thầy cô trong Bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy trong suốt bốn năm qua. - TS. Trần Thị Dung đã tận tình hƣớng dẫn và động viên trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp. - Kỹ sƣ Trần Ngọc Hùng, cử nhân Lƣu Phúc Lợi, kỹ sƣ Nguyễn Thị Thu Hằng, cử nhân Trần Thị Bích Chiêu, kỹ sƣ Trƣơng Bùi Nguyệt Hảo thuộc Trung tâm Công Nghệ Sinh Học Đại học Nông Lâm Tp.HCM. - Các bạn Trần Anh Tuấn, Huỳnh Chấn Khôn, Nguyễn Thị Ngọc Trang, Lê Hồng Thủy Tiên, Lê Đăng Khoa và các bạn khoa Nông Học thực hiện đề tài ở Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng toàn thể lớp CNSH28 thân yêu đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Cám ơn ba mẹ cùng những ngƣời thân trong gia đình luôn tạo điều kiện và động viên con trong suốt quá trình học tập tại trƣờng. Tháng 08 năm 2006 Ông Thị Hồng Vân iii
- TÓM TẮT ÔNG THỊ HỒNG VÂN, Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 08/2006. "NỘI DUNG 1: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƢỞNG BA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH CỦA CÂY GLOXINIA (Sinningia speciosa) IN VITRO. NỘI DUNG 2: KHẢO SÁT SỰ TẠO CỦ CỦA CÂY GLOXINIA IN VITRO" Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Dung Đề tài đƣợc thực hiện tại Bộ môn Công nghệ sinh học Đại Học Nông Lâm Tp. HCM trên đối tƣợng cây hoa Gloxinia (Sinningia speciosa) in vitro. Nội dung 1: Các chồi Gloxinia in vitro đƣợc tác động bởi: tác nhân vật lý (bức xạ γ), tác nhân hóa học (BA), tác nhân vật lý kết hợp với tác nhân hóa học để tạo những biến dị. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Đối với tác nhân vật lý thì liều xạ 2 krad, 3 krad và 4 krad cho kết quả tốt nhất, cây sinh trƣởng tốt và có biến dị. Đối với tác nhân hóa học thì BA sử dụng ở nồng độ 4 mg/l có số chồi cao, cây tăng trƣởng tốt, có khả năng sống sót ngoài tự nhiên và tạo đƣợc 1 số biến dị. Đối với tác nhân vật lý kết hợp với tác nhân hóa học thì liều xạ 2 krad và nồng độ BA từ 0 – 4 mg/l đƣợc xem là thích hợp để tạo biến dị, đồng thời cây sinh trƣởng và phát triển tốt hơn những cây khác. Nội dung 2 Các chồi Gloxinia in vitro đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng KH2PO4 thay đổi và cƣờng độ chiếu sáng thay đổi. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Đối với nồng độ KH2PO4 thay đổi thì KH2PO4 = 340 mg/l thích hợp nhất cho sự tạo củ ở cây Gloxinia in vitro. Đối với cƣờng độ chiếu sáng thì cây Gloxinia in vitro sinh trƣởng tốt nhất, tỷ lệ tạo củ cao nhất, kích thƣớc củ và trọng lƣợng củ lớn nhất khi cây đƣợc chiếu sáng ở 3000 lux. iv
- MỤC LỤC CHƢƠNG TRANG Trang tựa Lời cảm tạ ...................................................................................................................... iii Tóm tắt ............................................................................................................................ iv Mục lục ............................................................................................................................ v Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... viii Danh sách các hình ......................................................................................................... ix Danh sách các bảng ......................................................................................................... x Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1 1.1. Cơ sở tiến hành và ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.3. Giới hạn đề tài .......................................................................................................... 2 Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................ 4 Nội dung 1 ....................................................................................................................... 4 2.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới và ở Việt Nam ...................................... 4 2.1.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới ................................................. 4 2.1.2. Tình hình trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam ................................................. 5 2.2. Giới thiệu về cây hoa Gloxinia (Sinningia speciosa) ............................................... 7 2.2.1. Vị trí phân loại ............................................................................................ 7 2.2.2. Đặc tính sinh học của họ Gesneriaceae ...................................................... 8 2.2.3. Đặc điểm của cây Sinningia speciosa ........................................................ 9 2.2.4. Điều kiện ngoại cảnh của cây Sinningia speciosa.................................... 11 2.2.5. Kỹ thuật trồng cây Sinningia speciosa ..................................................... 11 2.2.6. Kỹ thuật nhân giống cây Sinningia speciosa ........................................... 13 2.3. Nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật ........................................... 13 2.3.1. Khái niệm ................................................................................................. 13 2.3.2. Ứng dụng .................................................................................................. 13 2.3.3. Phƣơng pháp nuôi cấy đốt đơn thân ......................................................... 14 2.3.4. Phƣơng pháp nhân chồi bên ..................................................................... 14 2.4. Vai trò của chất điều hòa sinh trƣởng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật.............. 15 v
- 2.4.1. Chất điều hoà sinh trƣởng ........................................................................ 15 2.4.2. Một số chất điều hoà sinh trƣởng thƣờng dùng........................................ 16 2.5. Môi trƣờng dinh dƣỡng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật ................................... 18 2.5.1. Muối khoáng ............................................................................................. 18 2.5.2. Ảnh hƣởng của nguồn carbon .................................................................. 19 2.5.3. Vitamin ..................................................................................................... 20 2.5.4. Các hợp chất hữu cơ bổ sung không xác định .......................................... 20 2.5.5. Độ pH và agar ........................................................................................... 21 2.5.6. Các điều kiện vật lý ......................................................................................... 21 2.6. Một số nghiên cứu về nhân giống cây hoa Gloxinia .............................................. 21 2.7. Giới thiệu về tia gamma và những ứng dụng trong thực vật .................................. 22 2.7.1. Khái niệm bức xạ...................................................................................... 22 2.7.2. Bức xạ Gamma ......................................................................................... 22 2.7.3. Chất phóng xạ Coban (cobalt) .................................................................. 22 2.7.4. Cơ chế tác động của bức xạ ion hóa trên cơ thể sống .............................. 22 2.7.5. Cơ chế gây đột biến của bức xạ ion hóa ................................................... 23 2.7.6. Những thành tựu nghiên cứu về đột biến phóng xạ ................................. 24 Nội dung 2 .................................................................................................................... 26 2.8. Sơ lƣợc về sự tạo củ ............................................................................................... 26 2.8.1. Khái niệm về củ ........................................................................................ 26 2.8.2. Sự hình thành củ ....................................................................................... 26 2.8.3. Phân loại củ .............................................................................................. 27 2.8.4. Các chất dự trữ trong củ ........................................................................... 27 2.8.5. Ảnh hƣởng của các yếu tố lên quá trình tạo củ ........................................ 27 Phần 3. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 32 Nội dung 1 ..................................................................................................................... 32 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................. 32 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 32 3.3. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................. 32 3.3.1. Thiết bị và dụng cụ dùng trong nghiên cứu.............................................. 32 3.3.2. Mẫu cấy và điều kiện nuôi cấy ................................................................. 32 3.3.3. Môi trƣờng nuôi cấy ................................................................................. 33 vi
- 3.3.4. Các công thức xử lý chiếu xạ ................................................................... 33 3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 34 3.4.1. Chuẩn bị môi trƣờng nuôi cấy .................................................................. 34 34.2. Nội dung thí nghiệm .................................................................................. 34 Nội dung 2 ..................................................................................................................... 41 3.5. Môi trƣờng nuôi cấy tạo củ in vitro ........................................................................ 41 3.6. Bố trí thí nghiệm tạo củ in vitro ............................................................................. 41 3.7. Xử lý số liệu ........................................................................................................... 42 Phần 4. Kết quả và thảo luận ..................................................................................... 43 Nội dung 1 ..................................................................................................................... 43 4.1. Ảnh hƣởng của tia γ đến sự sinh trƣởng và biến đổi kiểu hình cây hoa Gloxinia in vitro............................................................................................................................ 43 4.2. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA đến biến đổi kiểu hình của cây hoa Gloxinia in vitro............................................................................................................. 49 4.3. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA và bức xạ đến sự sinh trƣởng và biến đổi hình thái của cây hoa Gloxinia in vitro ........................................................... 53 4.4. Trồng thử nghiệm cây Gloxinia in vitro ngoài vƣờn ƣơm ..................................... 61 Nội dung 2 ..................................................................................................................... 69 4.5. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng KH2PO4 lên sự tạo củ cây Gloxinia in vitro ............... 69 4.6. Ảnh hƣởng của cƣờng độ chiếu sáng đến sự tạo củ cây hoa Gloxinia in vitro ...... 71 Phần 5. Kết luận và đề nghị ........................................................................................ 73 5.1. Kết luận................................................................................................................... 73 5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 73 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 74 Tài liệu Tiếng Việt ......................................................................................................... 74 Tài liệu Internet ............................................................................................................. 74 Phụ lục .......................................................................................................................... 78 Phụ lục 1 ........................................................................................................................ 78 Phụ lục 2 ........................................................................................................................ 79 vii
- DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BA: N6-benzyladenine PBA: tetrahydro piranyl benzyl aldenin IBA: Indole-3-butyric acid Krad: đơn vị đo năng lƣợng hấp thụ ATP: Adenozintriphotphat TDZ: Thidiazuron [1-phenyl-3-(1,2,3-thidiazol-5-yl)urea] viii
- DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 1.1. Giới thiệu một số giống hoa Gloxinia (Sinningia speciosa) ......................... 31 Hình 4.1. Ảnh hƣởng của liều xạ γ đến biến dị lá của cây Gloxinia in vitro ................ 48 Hình 4.2. Ảnh hƣởng của BA đến biến dị lá của cây Gloxinia in vitro ........................ 52 Hình 4.3. Ảnh hƣởng của liều xạ γ và BA đến biến dị màu sắc lá của cây Gloxinia in vitro............................................................................................................................ 59 Hình 4.4. Ảnh hƣởng của liều xạ γ và BA đến biến dị hình dạng lá của cây Gloxinia in vitro............................................................................................................................ 60 Hình 4.5. Các kiểu hình cây Gloxinia đƣợc xử lý tia gamma ở 30 ngày ngoài vƣờn ƣơm....................................................................................................................... 62 Hình 4.6. Kiểu hình của các cây Gloxinia đƣợc xử lý BA ở 30 ngày ngoài vƣờn ƣơm ................................................................................................................................ 64 Hình 4.7. Các kiểu hình cây Gloxinia đƣợc xử lý BA và tia gamma ở 30 ngày ngoài vƣờn ƣơm............................................................................................................. 68 Hình 4.8. Các củ Gloxinia hình thành ở các nồng độ KH2PO4 khác nhau .................... 70 Hình 4.9. Các củ Gloxinia hình thành ở các cƣờng độ chiếu sáng khác nhau .............. 72 ix
- DANH SÁCH BẢNG BẢNG TRANG Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của liều chiếu xạ γ đến chiều cao của cây Gloxinia in vitro ... 43 Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của liều chiếu xạ γ đến số lá của cây Gloxinia in vitro ............. 44 Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của liều chiếu xạ γ đến tỷ lệ cây ra rễ của cây Gloxinia in vitro ................................................................................................................................ 45 Bảng 4.4. Ảnh hƣởng của liều chiếu xạ γ đến tần số biến dị lá của cây Gloxinia in vitro ở 60 ngày sau chiếu xạ ...................................................................................... 47 Bảng 4.5. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA đến chiều cao của cụm chồi Gloxinia in vitro ..................................................................................................... 49 Bảng 4.6. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA đến hệ số nhân chồi của chồi Gloxinia in vitro ..................................................................................................... 50 Bảng 4.7. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA đến tần số biến dị lá của chồi Gloxinia in vitro sau 60 ngày nuôi cấy .................................................................. 51 Bảng 4.8. Ảnh hƣởng của các yếu tố chất điều hòa sinh trƣởng BA, liều lƣợng tia γ đến chiều cao của cụm chồi Gloxinia in vitro ............................................................ 53 Bảng 4.9. Ảnh hƣởng của các yếu tố chất điều hòa sinh trƣởng BA, liều lƣợng tia γ đến hệ số nhân chồi của chồi Gloxinia in vitro .......................................................... 55 Bảng 4.10. Ảnh hƣởng của các yếu tố chất điều hòa sinh trƣởng BA, liều lƣợng tia γ đến tần số biến dị lá của chồi Gloxinia in vitro .......................................................... 57 Bảng 4.11. Ảnh hƣởng của liều xạ gamma đến sự sinh trƣởng của cây Gloxinia ngoài ƣờm ƣơm.............................................................................................................. 61 Bảng 4.12. Ảnh hƣởng của liều xạ gamma đến khả năng sống sót của cây Gloxinia khi đem trồng ngoài vƣờn ƣơm .................................................................................... .62 Bảng 4.13. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA đến sự sinh trƣởng của cây Gloxinia ngoài ƣờm ƣơm ........................................................................................ 63 Bảng 4.14. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA đến khả năng sống sót của cây Gloxinia ngoài vƣờn ƣơm ................................................................................ 64 Bảng 4.15. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA và liều xạ gamma đến sự sinh trƣởng của cây Gloxinia ngoài ƣờm ƣơm ......................................................... 65 Bảng 4.16. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng BA và liều xạ gamma đến x
- khả năng sống sót của cây Gloxinia ngoài vƣờn ƣơm................................................... 67 Bảng 4.17. Ảnh hƣởng của hàm lƣợng KH2PO4 đến sự tạo củ của cây Gloxinia in vitro sau 60 ngày nuôi cấy ......................................................................................... 69 Bảng 4.18. Ảnh hƣởng của cƣờng độ ánh sáng đến sự tạo củ của cây Gloxinia in vitro sau 60 ngày nuôi cấy ..................................................................................... 71 xi
- xii
- 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Cơ sở tiến hành và ý nghĩa của nghiên cứu Trong quá trình sống và làm việc, con ngƣời luôn tìm cách tạo cho mình niềm vui để giảm áp lực công việc và cuộc sống. Xã hội loài ngƣời ngày càng phát triển tiến bộ thì lại càng có nhiều căng thẳng và mâu thuẫn đƣợc sinh ra. Chính vì vậy, họ phải luôn sáng tạo để tìm ra những thú vui mới cho bản thân, gia đình và bạn bè. Một trong những thú vui lành mạnh đó là chơi hoa, thƣởng thức cái đẹp của hoa. Hoa, ngoài biểu tƣợng cho cái đẹp, nó còn là thông điệp tình yêu, niềm hạnh phúc và sức sống. Mỗi một loài hoa có một ý nghĩa riêng, một tiếng nói rất đặc trƣng. Hoa còn là cầu nối cho con ngƣời giúp họ bày tỏ cảm xúc dễ dàng hơn. Hƣơng thơm và màu sắc của chúng làm cho môi trƣờng sống trở nên đẹp hơn, không khí trong lành và khí hậu dịu mát hơn. Chúng còn tạo cảm giác hƣng phấn cho con ngƣời, giúp họ hăng say hơn trong công việc. Yêu hoa là một niềm đam mê chung của mọi ngƣời. Việc thƣởng thức chúng không giới hạn về tuổi, giới tính và biên giới. Ngoài những giá trị tinh thần, hoa còn có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay trên thị trƣờng nội địa, nhiều loại hoa mới xuất hiện bên cạnh các loài hoa truyền thống, một trong số đó có cây hoa Gloxinia (Sinningia speciosa). Loài hoa này có vẻ đẹp rất riêng và xuất xứ từ châu Phi. Nó đƣợc trồng trong chậu, hoa có nhiều màu sắc khác nhau, cánh nhung, viền trắng, phát triển tốt với điều kiện ánh sáng nhẹ và nơi thoáng mát. Do đó, cây hoa Gloxinia rất thích hợp để trang trí trong nhà, công ty, các khách sạn du lịch. Tuy cây hoa Gloxinia là giống mới du nhập vào thị trƣờng Việt Nam nhƣng cũng đƣợc các nhà nghiên cứu giống cây trồng ở Việt Nam tìm hiểu về kỹ thuật nhân giống và điều kiện sinh thái nhằm cung cấp nhiều loại hoa mới cho ngành hoa kiểng. Để tiến xa hơn nữa trong công tác giống, cung cấp số lƣợng lớn cây giống Gloxinia có màu sắc đặc biệt, mới lạ cho thị trƣờng hoa Việt Nam và nhu cầu sản xuất - xuất khẩu loại hoa này bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nuôi cấy mô tế bào thực vật và bức xạ, đƣợc sự đồng ý của bộ môn Công Nghệ Sinh Học cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của TS Trần Thị Dung, chúng tôi tiến hành đề tài:
- 2 "NỘI DUNG 1: KHẢO SÁT ẢNH HƢỞNG CỦA TIA GAMMA VÀ CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƢỞNG BA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH CỦA CÂY GLOXINIA (Sinningia speciosa) IN VITRO. NỘI DUNG 2: KHẢO SÁT SỰ TẠO CỦ IN VITRO CỦA CÂY GLOXINIA ". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích Nội dung 1 Nhằm xác định nồng độ chất điều hoà sinh trƣởng BA và liều lƣợng chiếu xạ tia gamma để tạo cây giống Gloxinia có kiểu hình mới và đẹp. Tìm hiểu sự tăng trƣởng và sự biến đổi kiểu hình của cây hoa Gloxinia in vitro sau khi bị tác động bằng hoá chất và bức xạ trong phòng thí nghiệm và trong giai đoạn vƣờn ƣơm. Nội dung 2 Nhằm xác định môi trƣờng thích hợp cho sự tạo củ của cây Gloxinia in vitro để cây tạo đƣợc nhiều củ, phục vụ cho công tác giống. Tạo đƣợc nguồn giống gọn nhẹ, dễ vận chuyển, có khả năng sống sót cao hơn cây con in vitro khi ra môi trƣờng tự nhiên. Yêu cầu Nội dung 1 Xác định đƣợc nồng độ BA, liều lƣợng tia gamma, sự kết hợp giữa BA và tia gamma để có những biến đổi kiểu hình đặc trƣng. Xác định đƣợc khả năng sống sót và sự biến đổi kiểu hình của cây hoa Gloxinia in vitro sau khi đƣợc xử lý bức xạ hoặc hóa chất trong phòng thí nghiệm và trong giai đoạn vƣờn ƣơm. Nội dung 2 Xác định đƣợc môi trƣờng nuôi cấy thích hợp để cây Gloxinia in vitro tạo củ tốt nhất. 1.3. Giới hạn của đề tài Nội dung 1: - Chƣa thực hiện kiểm tra sinh học phân tử để xác định loại biến dị.
- 3 - Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chỉ chiếu xạ kết hợp với chất điều hòa sinh trƣởng BA, chƣa kết hợp với các hóa chất khác để tăng hiệu quả gây biến dị. Nội dung 2: - Do thời gian hạn hẹp nên chƣa kết hợp đƣợc nhiều yếu tố ảnh hƣởng để tìm ra môi trƣờng thích hợp và tối ƣu cho sự tạo củ của cây Gloxinia in vitro. - Do không đủ chi phí nên đề tài chƣa kết hợp dùng hóa chất với bức xạ để kích thích cây ra củ tốt đồng thời thu đƣợc những biến dị mong muốn.
- 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Nội dung 1: Khảo sát ảnh hưởng của tia gamma và chất điều hòa sinh trưởng BA đến sự biến đổi kiểu hình của cây Gloxinia 2.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới và ở Việt Nam 2.1.1. Tình hình sản xuất hoa kiểng trên thế giới Sản xuất hoa kiểng trên thế giới ngày càng phát triển và trở thành một trong các ngành thƣơng mại có lợi nhuận cao. Ƣớc tính số lƣợng hoa kiểng đƣợc tiêu thụ mỗi năm trên thế giới có giá trị khoảng 100 tỷ USD, mức tăng bình quân là 10%. Giá trị nhập khẩu của hoa kiểng ngày càng tăng. Các nƣớc nhập khẩu hoa kiểng nhiều là Đức, Anh, Pháp, Mỹ, … Hà Lan: hàng năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hoa tƣơi, chậu hoa cảnh, sinh vật cảnh và các loại cây cảnh của Hà Lan đạt hơn 6 tỷ USD. Chỉ riêng hoa Tulip đã có đến hơn 200 loại và đƣợc cung cấp rộng rãi cho các chợ hoa ở nhiều nƣớc trên thế giới. Hà Lan xuất khẩu chiếm 64,8% sản lƣợng hoa xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới với các loại hoa: hoa hồng, hoa cúc, cẩm chƣớng, đồng tiền, huệ, phong lan, lay ơn [12]. Colombia: chiếm 12% thị trƣờng xuất khẩu thế giới với các loại hoa cẩm chƣớng, hoa hồng, cúc. Israel: chiếm 5,7% thị trƣờng xuất khẩu hoa với các loại hoa cẩm chƣớng, hoa hồng, cúc, lay ơn. Bungari: trồng nhiều hoa hồng. Các nƣớc Nam Mỹ cũng có vị trí không nhỏ trong việc trồng và xuất khẩu hoa. Trung Quốc: đã trở thành nƣớc sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn nhất thế giới, với sản lƣợng hàng năm đạt 2,7 triệu tấn, trị giá 54 tỷ NDT (nhân dân tệ), chiếm 1/3 sản lƣợng toàn cầu. Diện tích trồng hoa ở Trung Quốc tính tới năm 2004 là 636.400 hecta. Xuất khẩu hoa của Trung Quốc đang tăng với tốc độ rất nhanh, đạt 260 triệu NDT mỗi năm. Hiện nay, theo thống kê, Trung Quốc có đến 53.000 doanh nghiệp chuyên về hoa, trong đó có 6.700 doanh nghiệp có doanh thu trên 5 triệu nhân dân tệ mỗi năm. Hoa đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc châu Á, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn
- 5 Quốc, Singapore, Nga và Thái Lan. Hiện Trung Quốc đã có trên 20.000 website của các vƣờn hoa cũng nhƣ nhà kinh doanh hoa chuyên nghiệp [13; 14]. Ấn Độ: có diện tích trồng hoa là 65.000 ha, giá trị đạt 2050 R.S/năm, trồng chủ yếu là hoa hồng, cúc, lay ơn, đồng tiền, huệ, nhài, Anthurium, Gypsophila, lan. Tây Ban Nha là nƣớc xếp thứ năm ở châu Âu về sản xuất hoa (sau Hà Lan, Ý, Đức, Anh) [19]. Hiện nay, các nƣớc châu Á, đặc biệt là Đài Loan và Thái Lan đã sản xuất và cung cấp nhiều giống hoa mới cho thị trƣờng hoa kiểng trên thế giới nhƣng chủ yếu mới chỉ phục vụ thị trƣờng nội địa. Các nƣớc châu Á có diện tích hoa cây cảnh lớn là: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Srilanka, Thái Lan, Việt Nam, Inđônêsia, Philippin. 2.1.2. Tình hình trồng hoa cây cảnh ở Việt Nam Những năm gần đây, nghề trồng hoa phát triển khá mạnh ở nhiều địa phƣơng. Theo số liệu điều tra của Viện Di truyền Nông nghiệp, tại một số địa phƣơng, hoa là cây trồng cho thu nhập khá. Theo chƣơng trình phát triển sản xuất hoa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tin từ Bộ Thƣơng mại cho biết, chính phủ thông qua chỉ tiêu xuất khẩu 1 tỷ bông hoa từ nay đến 2010. Theo đó, với tổng vốn đầu tƣ khoảng 5 triệu USD, diện tích trồng hoa của cả nƣớc sẽ tăng lên 8.000 ha, cho sản lƣợng 4,5 tỷ cành. Đạt đến quy mô diện tích này, nƣớc ta sẽ là cƣờng quốc sản xuất hoa. Hoa Việt Nam hoàn toàn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Nếu xuất khẩu hoa lên tới con số 1 tỷ bông, doanh thu từ xuất khẩu hoa dự kiến sẽ đạt 60 triệu USD. Theo kế hoạch này, các vùng trồng hoa tập trung sẽ là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Tiền Giang, Sapa (Lào Cai), Đà Lạt, Đức Trọng (Lâm Đồng), Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Quảng Ninh… Hoa hồng sẽ chiếm 50% trong tổng số các loài hoa đƣợc trồng, hoa cúc chiếm 25% và hoa phong lan chiếm 10%. Hiện nay, cả nƣớc có trên 5.700 ha hoa, tập trung ở Hà Nội (khoảng 1.500 ha), Lâm Đồng (1.400 ha), Hải Phòng (730 ha), TP.HCM (700 ha)... Diện tích hoa lớn nhƣ vậy đã đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của thị trƣờng, nhất là ở các thành phố lớn. Đồng thời, do sản xuất hoa cho thu nhập cao, bình quân đạt khoảng 130 triệu đồng/ha, nên nhiều địa phƣơng đã mở rộng diện tích hoa trên những vùng đất có tiềm năng. Hoa hồng vẫn chiếm 35 – 40 %, hoa cúc chiếm 25 – 30 %, còn lại là lay ơn, cẩm
- 6 chƣớng, thƣợc dƣợc, hoa huệ, đồng tiền, lan... Ƣớc tính, lƣợng hoa tiêu thụ ở mức hơn 1 triệu cành các loại trong một ngày. Hiện một số nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản và các nƣớc Tây Âu có nhu cầu nhập khẩu hoa với số lƣợng lớn. Với 35 – 40 % tổng diện tích trồng hoa hồng, 25 – 30 % trồng hoa cúc, Việt Nam đang có cơ cấu hoa phù hợp với thị hiếu nhập khẩu của các nƣớc này. Tuy nhiên, đây là những thị trƣờng khó tính, đòi hỏi hoa phải có hình thức đẹp, chất lƣợng cao, cạnh tranh về giá (theo nguồn: Thông Tấn Xã Việt Nam, Nông nghiệp Việt Nam, [15; 16; 17; 19]). Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu hoa tƣơi rất lớn, mỗi năm khoảng 462 triệu USD. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu hoa tƣơi của Việt Nam sang Nhật mới chỉ đạt khoảng 6,2 triệu USD/năm, chiếm 1,4 % thị phần. Ngƣời Nhật đặc biệt yêu thích sản phẩm hoa sen mà Việt Nam rất có thế mạnh. Bộ Thƣơng mại dự báo, nếu thâm nhập tốt, xuất khẩu hoa tƣơi của Việt Nam sang Nhật trong thời gian tới có thể tăng tới hơn 8 triệu USD/năm, đặc biệt là hoa phong lan và các loại hoa ghép cành [18]. Một số thông tin về các vùng trồng hoa nổi tiếng trong nƣớc: Hà Nội - Các tỉnh phía Bắc Hà Nội là một trong các địa phƣơng có nghề trồng hoa từ lâu với các làng hoa nổi tiếng Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Vĩnh Tuy và các vùng hoa mới nhƣ Tây Tựu, Thanh Trì, Lĩnh Nam… Hoa trồng ở Hà Nội khá đa dạng và phong phú, bao gồm cả các loại hoa có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới nhƣ: lan, hồng, cúc, cẩm chƣớng, lay ơn, huệ, loa kèn, thƣợc dƣợc, đồng tiền, trà mi và các loại hoa cây cảnh đặc trƣng của Hà Nội nhƣ đào và quất. Diện tích trồng hoa của Hà Nội và các vùng xung quanh có khoảng 1.500 ha, tập trung chủ yếu ở quận Tây Hồ, các huyện Từ Liêm, Đông Anh…và một số tỉnh khác. Hiện nay thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 phát triển trên 2.500 ha diện tích trồng hoa – cây cảnh. Thành phố Hải Phòng có trên 300 ha trồng hoa cung cấp một lƣợng đáng kể (chủ yếu là hoa lay ơn) cho thị trƣờng Hà Nội và một số loài hoa ƣa lạnh [19]. TP.HCM Thành phố sẽ qui hoạch ổn định vùng sản xuất hoa kiểng lên trên 1.200 ha vào năm 2010 để trở thành 1 trong 4 địa phƣơng có ngành sản xuất hoa kiểng hàng hóa lớn
- 7 nhất nƣớc với kim ngạch xuất khẩu dự kiến lên đến 20 triệu USD năm 2010, và hình thành các vùng chuyên canh cụ thể nhƣ vùng sản xuất mai vàng 120 ha ở các quận 2, 9, 12, Thủ Đức; vùng hoa lan, hoa cao cấp, cây cảnh rộng 280 ha ở các quận 12, 9, Gò Vấp, Thủ Đức và huyện Củ Chi; và vùng hoa nền 100 ha ở quận 12, Gò Vấp, huyện Hóc Môn và Bình Chánh. Tp.HCM sẽ đầu tƣ 14 tỷ 200 triệu đồng cho chƣơng trình phát triển hoa, cây kiểng và cá cảnh. Tp.HCM hiện có 700 ha trồng hoa, cây cảnh, với khoảng 1.400 hộ chuyên nghề trồng hoa các loại nhƣ mai vàng, lan cắt cành, bonsai... và xuất khẩu chủ yếu sang các quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á nhƣ Đài Loan, Thái Lan, Singapore, ngoài ra còn xuất sang Mỹ [20; 21]. Đáng chú ý là huyện Củ Chi: là huyện có diện tích trồng hoa kiểng lớn nhất Tp.HCM với trên 130 ha. Ngoài ra huyện còn có 1 đơn vị đầu tƣ nƣớc ngoài với 110 ha hoa kiểng xuất khẩu, chủ yếu là cây các giống với giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD/năm. UBND.TpHCM đã phê duyệt đề án làng hoa kiểng Thủ Đức sẽ đƣợc thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010, do UBND quận Thủ Đức làm chủ đầu tƣ. Địa điểm xây dựng làng hoa kiểng tại phƣờng Linh Đông 40 ha, phƣờng Hiệp Bình Chánh 25 ha và phƣờng Hiệp Bình Phƣớc 65 ha, quận Thủ Đức. Dự kiến đến năm 2010, diện tích trồng hoa kiểng sẽ là 130 ha, tăng 40% so với năm 2005 [22]. Đặc biệt là Đà Lạt, một trong những công ty nổi tiếng ở đây là Dalat Hasfarm, ngày càng khẳng định vị trí xuất khẩu hoa của Việt Nam trên thị trƣờng hoa thế giới. Hoa Việt Nam không còn xa lạ gì với các nƣớc xung quanh, và ngày càng đƣợc yêu mến nhiều hơn. 2.2. Giới thiệu về cây hoa Gloxinia (Sinningia speciosa) 2.2.1. Vị trí phân loại Cây Gloxinia đƣợc phân loại nhƣ sau: Ngành : Angiospermae Lớp : Dicotyledoneae Bộ : Polemoniales Họ : Gesneriaceae Giống : Sinningia Loài : sinningia sp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lý: Nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất vật liệu quang xúc tác TiO2/MoS2/Au ứng dụng trong phản ứng tách nước
67 p | 70 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Vật lý: Nghiên cứu tính chất quang của các hạt tinh thể nano InP chế tạo bằng phương pháp hóa ướt và hóa siêu âm
157 p | 38 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu đánh giá chất lượng bề mặt thép SKD61 chưa tôi bằng phương pháp xung tia lửa điện trong môi trường dung dịch điện môi có chứa bột Cacbít vônphram
142 p | 89 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Vật liệu và linh kiện nano: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng lên cấu trúc nano của graphite nhiệt phân (PG) tổng hợp bằng phương pháp CVD
64 p | 41 | 8
-
Luận án tiến sĩ Kỹ thuật viễn thông: Đánh giá hiệu năng hệ thống FSO chuyển tiếp sử dụng điều chế SC-QAM dưới ảnh hưởng của lỗi lệch tia
129 p | 61 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Chế tạo vật liệu nội điện phân Fe-C và định hướng tiền xử lý nhóm phenol trong nước thải quá trình luyện cốc
89 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Vật lí: Khảo sát ảnh hưởng của bức xạ tương tự tia vũ trụ lên hợp chất hữu cơ mô phỏng môi trường liên sao
84 p | 90 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của hai loài cây lan Cẩm báo (Hygrochilus parishii) và Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) trong giai đoạn vườn ươm
96 p | 20 | 5
-
Luận án Tiến sĩ ngành Vật lý: Một số ảnh hưởng của chùm laser xung Gauss lên quá trình phân bố của môi trường bị kích thích
116 p | 27 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Khảo sát ảnh hưởng của độ pH lên phổ phát quang của ZnS pha tạp Mn
60 p | 31 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Khoa học vật liệu: Tổng hợp và khảo sát các tính chất của vật liệu nano phát quang nền NaYF4 chứa ion đất hiếm Er3+ và Yb3+ định hướng ứng dụng trong y sinh
27 p | 62 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit (Ấn Độ) với tetrađecyltrimetyl amoni bromua và khảo sát khả năng hấp phụ phenol đỏ
82 p | 23 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Hoá học: Nghiên cứu điều chế sét hữu cơ từ bentonit (Ấn Độ) với cetyltrimetyl amoni bromua và khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh
81 p | 26 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn