NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG QUANG HỌC THỊ GIÁC<br />
SAU PHẪU THUẬT EPI-LASIK<br />
Trần Hải Yến*, Nguyễn Thị Hồng An*, Lê Minh Tuấn*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát chất lượng quang học thị giác sau phẫu thuật (PT) Epi-Lasik điều trị cận thị và loạn<br />
cận thị.<br />
Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, so sánh 2 mắt. Gồm 72 bệnh nhân (BN) điều trị cận và<br />
cận loạn bằng PT Epi-Lasik và Lasik tại BV Mắt TP.HCM từ 03/2008 đến 04/2009, được PT với máy Technolas 217z (B&L) và Ladarvision (Alcon). Dữ liệu chính gồm thị lực không kính (UCVA), thị lực tối đa có<br />
kính (BCVA), khúc xạ chủ quan và khách quan, độ nhạy tương phản (ĐNTP) ở mọi thị tần, các hệ số quang<br />
sai bậc cao và được ghi nhận ở thời điểm trước PT, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng sau PT.<br />
Kết quả: không có sự khác biệt giữa 2 nhóm về các thông số trước mổ, chiều sâu mô cắt, đường kính vùng<br />
bắn laser. 6 tháng sau PT, không có mắt nào mất trên 1 hàng BCVA, tỉ lệ mắt tăng 1 hàng và 2 hàng là<br />
56,9% và 22,2%, độ cầu tương đương (SE) trong khoảng ± 1,0D là 100%, không có sự khác biệt giữa 2<br />
nhóm. Với độ cận điều chỉnh dưới -6,00D sau mổ ĐNTP cả 2 nhóm tăng ở tất cả các thị tần tại mọi thời<br />
điểm, nhóm Epi-Lasik tăng cao hơn nhóm Lasik các thị tần 6, 12 và 18 cpd tại mọi thời điểm nhưng chỉ có<br />
ý nghĩa ở 1 tháng. Với độ cận điều chỉnh trên -6,00D sau mổ ĐNTP giảm so với trước mổ ở cả 2 nhóm. Tất<br />
cả các hệ số quang sai bậc cao đều tăng đáng kể so với trước mổ và giảm dần theo thời gian ở cả 2 nhóm,<br />
tuy nhiên đến 6 tháng vẫn chưa hồi phục giá trị trước mổ, ngoại trừ trefoil X và trefoil Y ở nhóm Epi-Lasik.<br />
Epi-Lasik tăng ít hơn và hồi phục nhanh hơn so với Lasik đặc biệt tổng quang sai bậc cao, bậc 3 và bậc 4.<br />
Kết luận: PT Epi-Lasik đem lại một kết quả thị lực và khúc xạ tốt tương tự Lasik, ĐNTP cải thiện hơn và ít<br />
gây tăng quang sai bậc cao hơn so với PT Lasik. Vì vậy, Epi-Lasik cho một chất lượng quang học thị giác<br />
tốt hơn.<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Phẫu thuật khúc xạ đã và đang phát triển<br />
rộng khắp trên toàn thế giới. Khởi đầu bằng<br />
phương pháp rạch giác mạc hình nan hoa, đến<br />
việc ứng dụng laser excimer trong điều trị cận thị<br />
như phương pháp PRK, rồi đến LASIK, LASEK<br />
và gần đây là Epi-LASIK. Từ hơn một thập niên<br />
qua, LASIK là một phương pháp được ưa chuộng<br />
và áp dụng rộng rãi để điều chỉnh tật khúc xạ. Tuy<br />
<br />
* Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Minh<br />
<br />
34 Nhãn khoa Việt Nam (Số 17 4/2010)<br />
<br />
nhiên, trong vài năm gần đây, khuynh hướng lựa<br />
chọn PT Epi-Lasik để điều chỉnh tật khúc xạ cũng<br />
tăng dần. Epi-Lasik ra đời nhằm giảm thiểu những<br />
biến chứng đặc trưng của LASIK như: chất lượng<br />
thị giác ban đêm, những biến chứng liên quan<br />
đến vạt giác mạc, vì thế Epi-Lasik như là một sự<br />
lựa chọn thay thế Lasik trong những trường hợp<br />
giác mạc mỏng, hoặc những BN có nguy cơ chấn<br />
thương cao. Chất lượng quang học thị giác gồm thị<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC<br />
<br />
lực, độ nhạy tương phản và quang sai bậc cao là thử<br />
nghiệm tinh tế để đánh giá chất lượng thị giác của<br />
BN. Có nhiều nghiên cứu về chất lượng quang học<br />
sau phẫu thuật khúc xạ, tuy nhiên sau PT Epi-Lasik<br />
vẫn còn hạn chế. Mục đích của nghiên cứu này là<br />
khảo sát chất lượng quang học thị giác sau phẫu<br />
thuật Epi-Lasik.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Gồm 72 BN, với 2 mắt lựa chọn ngẫu nhiên<br />
được PT liên tiếp bằng 2 phương pháp Epi-Lasik và<br />
Lasik tại Bệnh viện mắt TPHCM từ tháng 03/2008<br />
đến tháng 04/2009.<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn: tuổi ≥ 18, khúc xạ ổn<br />
định ≥ 6 tháng, chưa từng có các PT ở mắt cũng<br />
như các bệnh lý tại mắt. SE ≤ -10,0D.<br />
Tiêu chuẩn loại trừ: BCVA