T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT TRÁI<br />
Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP<br />
THEO KHUYẾN CÁO ASE 2016<br />
Nguyễn Văn Thanh*; Lương Công Thức**<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát rối loạn chức năng tâm trương (CNTTr) thất trái ở bệnh nhân (BN) tăng<br />
huyết áp (THA) nguyên phát theo khuyến cáo ASE 2016 và tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn<br />
CNTTr với một số đặc điểm lâm sàng, tổn thương cơ quan đích. Đối tượng và phương pháp: 90<br />
BN THA nguyên phát được khảo sát CNTTr thất trái bằng siêu âm Doppler tim. Kết quả: ở BN<br />
THA, 75,6% rối loạn CNTTr thất trái, trong đó 40,0% rối loạn CNTTr thất trái độ I; 34,4% độ II và<br />
1,2% độ III. Tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái theo phân độ ASE 2016 cao hơn theo phân độ ASE<br />
2009. BN THA cao tuổi (≥ 60 tuổi) có thời gian phát hiện THA ≥ 5 năm, hoặc có phì đại thất trái<br />
(PĐTT) có tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái cao hơn so với BN không có các yếu tố này. Kết luận: tỷ<br />
lệ rối loạn CNTTr thất trái ở BN THA theo ASE 2016 cao hơn theo ASE 2009. Rối loạn CNTTr<br />
có liên quan với tuổi, thời gian THA và PĐTT.<br />
* Từ khóa: Tăng huyết áp; Chức năng tâm trương; ASE 2016.<br />
<br />
Left Ventricular Diastolic Dysfunction in Hypertensive Patients<br />
According to ASE 2016 Guideline<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate the left ventricular (LV) diastolic dysfunction in hypertensive<br />
patients by Doppler echocardiography according to ASE 2016 guideline and to explore the<br />
relation between LV diastolic dysfunction with some clinical and laboratory findings. Subjects<br />
and methods: 90 hypertensive patients underwent echocardiography to assess LV diastolic<br />
function. Results: In hypertensive patients, the ratio of LV diastolic dysfunction was 75.6%, in<br />
which 40.0% were grade I, 34.4% were grade II and 1.2% were grade III diastolic dysfunction.<br />
LV diastolic dysfunction in hypertensive patients as classified by ASE 2016 was more frequent<br />
than by ASE 2009. LV diastolic dysfunction was more frequent in hypertensive patients over 60<br />
years and in patients with the duration of hypertension over 5 years. LV diastolic dysfunction<br />
was also more frequent in patients with LVH than those without LVH. Conclusions: The<br />
proportion of LV diastolic dysfunction in hypertensive patients classified by ASE 2016 guideline<br />
was higher than by ASE 2009. LV diastolic dysfunction was associated with age, duration of<br />
hypertension and LV hypertrophy.<br />
* Key words: Hypertension; Diastolic function; ASE 2016.<br />
* Viện Y học Cổ truyền Quân đội<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lương Công Thức (lcthuc@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 18/01/2017; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/03/2017<br />
Ngày bài báo được đăng: 24/03/2017<br />
<br />
76<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
- Siêu âm Doppler tim trên máy Philips<br />
HD11 XE (Hà Lan) với đầu dò 3,5 MHz tại<br />
Khoa Tim mạch, Bệnh viện Quân y 103.<br />
<br />
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch hay<br />
gặp nhất trên thế giới cũng như tại Việt<br />
Nam. THA gây nên những biến đổi về<br />
hình thái và chức năng của thất trái. THA<br />
kéo dài không kiểm soát được sẽ dẫn đến<br />
đến PĐTT và suy CNTTr thất trái. Siêu<br />
âm tim đóng vai trò trung tâm trong đánh<br />
giá CNTTr của tim trong hơn hai thập kỷ<br />
qua [9]. Nhiều nghiên cứu tại Việt Nam đã<br />
khảo sát rối loạn CNTTr ở BN THA. Tuy<br />
nhiên, cách đánh giá và phân loại dựa<br />
trên nhiều tiêu chuẩn không thống nhất.<br />
Năm 2016, Hội Siêu âm Tim Hoa Kỳ<br />
(ASE) đưa ra phân loại CNTTr có sử<br />
dụng các thông số đánh giá áp lực đổ đầy<br />
thất trái bằng siêu âm Doppler mô. Phân<br />
loại này cập nhật, tiện lợi cho sử dụng<br />
trong lâm sàng. Tuy nhiên, có một số<br />
điểm khác biệt với các phân loại trước<br />
đây. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài này<br />
nhằm: Khảo sát rối loạn CNTTr thất trái<br />
bằng siêu âm Doppler tim theo phân loại<br />
của ASE 2016 có so sánh với phân loại<br />
ASE 2009 và tìm hiểu mối liên quan giữa<br />
rối loạn CNTTr thất trái theo ASE 2016<br />
với một số đặc điểm lâm sàng và tổn<br />
thương cơ quan đích ở BN THA.<br />
<br />
- Microalbumin niệu được xác định (+)<br />
khi giá trị albumin niệu trong khoảng 20 200 mg/l.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Bảng 1: Phân loại rối loạn CNTTr thất<br />
trái theo khuyến cáo của ASE 2009 [8].<br />
<br />
1. Đối tượng nghiên cứu.<br />
90 BN THA điều trị nội trú tại Khoa Tim<br />
mạch, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 2 2016 đến 6 - 2016.<br />
Loại trừ các trường hợp THA thứ<br />
phát, THA có biến chứng cấp tính, suy tim<br />
nặng (NYHA III, IV), rung nhĩ, cuồng nhĩ,<br />
cửa sổ siêu âm xấu.<br />
<br />
- Tính khối lượng cơ thất trái (LVM) và<br />
chỉ số khối lượng cơ thất trái (LVMI) theo<br />
công thức của Hội nghị Penn. Chẩn đoán<br />
PĐTT: theo Devereux, PĐTT được xác<br />
định khi LVMI ≥ 134 g/m2 với nam và<br />
LVMI ≥ 110 g/m2 với nữ [7].<br />
- Chỉ số thể tích nhĩ trái: LAVI (ml/m2) =<br />
LAV(ml)/BSA(m2). Chỉ số thể tích nhĩ trái<br />
tăng khi LAVI > 34 ml/m2 [10].<br />
<br />
* Các thông số CNTTr trên siêu âm tim<br />
Doppler:<br />
E: vận tốc tối đa của dòng đổ đầy thất<br />
trái đầu tâm trương; A: vận tốc tối đa của<br />
dòng đổ đầy thất trái cuối tâm trương; tỷ<br />
số E/A; TRV: vận tốc tối đa dòng hở ba lá<br />
tối đa.<br />
* Trên siêu âm tim Doppler mô cơ tim<br />
(cửa sổ ở vách vòng van hai lá):<br />
E’: vận tốc tối đa sóng đầu tâm trương;<br />
A’: vận tốc tối đa sóng cuối tâm trương; tỷ<br />
lệ áp lực dòng đổ đầy thất trái E/E’.<br />
<br />
Thông số<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
E/A<br />
<br />
< 0,8<br />
<br />
0,8 - 1,5<br />
<br />
≥2<br />
<br />
DT (ms)<br />
<br />
> 200<br />
<br />
160 - 200<br />
<br />
< 160<br />
<br />
E/E’<br />
<br />
≤8<br />
<br />
9 - 12<br />
<br />
≥ 13<br />
<br />
Ar-A (ms)<br />
<br />
2<br />
<br />
E/E’<br />
<br />
< 10<br />
<br />
10 - 14<br />
<br />
> 14<br />
<br />
TRV (m/s)<br />
<br />
< 2,8<br />
<br />
> 2,8<br />
<br />
> 2,8<br />
<br />
Bình thường<br />
hoặc tăng<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
LAVI<br />
2<br />
(ml/m )<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 3: Đặc điểm chung (n = 90).<br />
Đặc điểm<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
X ± SD hoặc n (%)<br />
65,13 ± 11,12<br />
<br />
Nam/nữ<br />
<br />
(54,4/45,6)<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
22,45 ± 2,27<br />
<br />
HuyếT áp tâm thu<br />
<br />
166,72 ± 29,11<br />
<br />
Huyết áp tâm trương<br />
<br />
93,72 ± 10,06<br />
<br />
Độ<br />
THA<br />
<br />
Độ 1<br />
<br />
29 (32,22)<br />
<br />
Độ 2<br />
<br />
29 (32,22)<br />
<br />
Độ 3<br />
<br />
32 (35,56)<br />
<br />
Thời gian phát hiện THA<br />
(năm)<br />
<br />
6,37 ± 7,07<br />
<br />
PĐTT<br />
<br />
50 (55,56%)<br />
<br />
Microalbumin niệu (+)<br />
<br />
49 (54,44%)<br />
<br />
Tuổi trung bình của đối tượng nghiên<br />
cứu chủ yếu > 60, các biến chứng của<br />
THA gồm biến chứng PĐTT (55,56%),<br />
microalbumin niệu (54,44%). Kết quả này<br />
tương tự nghiên cứu của Lê Văn Hào<br />
(2008) trên 117 BN THA: tuổi trung bình<br />
62,4 ± 10,4; biến chứng PĐTT 47,9% [2].<br />
78<br />
<br />
Bảng 4: Một số thông số siêu âm tim<br />
(n = 90).<br />
X ± SD hoặc n (%)<br />
<br />
Đặc điểm<br />
LA (mm)<br />
<br />
34,30 ± 5,37<br />
<br />
LAV (ml)<br />
<br />
51,45 ± 8,05<br />
2<br />
<br />
LAVI (ml/m )<br />
<br />
32,38 ± 5,27<br />
<br />
EF (%)<br />
<br />
69,26 ± 7,63<br />
2<br />
<br />
LVMI (g/m )<br />
<br />
133,23 ± 42,33<br />
<br />
E (cm/s)<br />
<br />
71,76 ± 24,57<br />
<br />
A (cm/s)<br />
<br />
80,40 ± 23,47<br />
<br />
E’ (cm/s)<br />
<br />
8,54 ± 2,99<br />
<br />
E/A<br />
<br />
0,98 ± 0,45<br />
<br />
E/E’<br />
<br />
8,76 ± 2,35<br />
<br />
TRV (m/s)<br />
<br />
1,48 ± 0,95<br />
<br />
Phân suất tống máu và chỉ số thể tích<br />
nhĩ trái trung bình của BN THA đều trong<br />
giới hạn bình thường.<br />
<br />
40%<br />
<br />
40.0%<br />
34.4%<br />
<br />
30% 24.4%<br />
20%<br />
10%<br />
0%<br />
<br />
1.2%<br />
<br />
Biểu đồ 1: Đặc điểm rối loạn CNTTr ở BN<br />
THA theo ASE 2016 (n = 90).<br />
Ở BN THA, tỷ lệ rối loạn CNTTr thất<br />
trái 75,6%, trong đó 40,0% có rối loạn<br />
CNTTr thất trái độ I; 34,4% rối loạn<br />
CNTTr thất trái độ II và 1,2% rối loạn<br />
CNTTr thất trái độ III.<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
Bảng 5: So sánh tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái theo ASE 2009 và ASE 2016 (n = 90).<br />
CNTTr<br />
<br />
ASE 2009 n (%)<br />
<br />
ASE 2016 n (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
41 (45,6)<br />
<br />
22 (24,4)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
49 (54,4)<br />
<br />
68 (75,6)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Độ I<br />
<br />
15 (16,7)<br />
<br />
36 (40,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Độ II<br />
<br />
28 (31,1)<br />
<br />
31 (34,4)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Độ III<br />
<br />
6 (6,7)<br />
<br />
1 (1,2)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Rối loạn CNTTr<br />
<br />
Tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái theo phân độ của ASE 2016 cao hơn theo phân độ của<br />
ASE 2009. Tỷ lệ rối loạn CNTTr theo ASE 2009 thấp hơn, có lẽ do cách đánh giá theo<br />
khuyến cáo này khá phức tạp và dễ dẫn đến nhầm lẫn, tất cả các thông số được liệt kê<br />
phải cùng nằm trong một phân độ mới được chẩn đoán. Đây cũng chính là lý do được<br />
nêu ra để Hội Siêu âm Tim Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo 2016 thay thế cho khuyến cáo<br />
2009 [9].<br />
Bảng 6: Liên quan giữa rối loạn CNTTr thất trái theo ASE 2016 với giới tính (n = 90).<br />
Nữ (n = 41)<br />
n (%)<br />
<br />
Nam (n = 49)<br />
n (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
11 (26,83)<br />
<br />
11 (22,45)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Rối loạn CNTTr<br />
<br />
30 (73,17)<br />
<br />
38 (77,55)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
I<br />
<br />
19 (46,34)<br />
<br />
17 (34,69)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
II<br />
<br />
11 (26,82)<br />
<br />
20 (40,81)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
III<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (2,04)<br />
<br />
-<br />
<br />
CNTTr<br />
<br />
Độ<br />
<br />
Tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái ở nam và nữ khác biệt không có ý nghĩa thống kê.<br />
Bảng 7: Liên quan giữa rối loạn CNTTr thất trái với tuổi (n = 90).<br />
Tuổi < 60 (n = 21)<br />
n (%)<br />
<br />
Tuổi ≥ 60 (n = 69)<br />
n (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
9 (42,85)<br />
<br />
13 (18,84)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Rối loạn CNTTr<br />
<br />
12 (57,14)<br />
<br />
56 (81,15)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
I<br />
<br />
6 (28,57)<br />
<br />
30 (43,47)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
II<br />
<br />
6 (28,57)<br />
<br />
25 (36,23)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
III<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (1,44)<br />
<br />
-<br />
<br />
CNTTr<br />
<br />
Độ<br />
<br />
BN THA ≥ 60 tuổi có tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái cao hơn so với BN < 60 tuổi. Kết<br />
quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Việt Hải, Vũ Đình Triển, Rosa E.C [1, 5, 10].<br />
Tuổi của BN càng tăng, độ cứng của thất trái càng tăng, khả năng đàn hồi và thư giãn<br />
của thất trái giảm, vì thế rối loạn CNTTr hay gặp hơn.<br />
79<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2017<br />
Bảng 8: Liên quan giữa rối loạn CNTTr thất trái với thời gian phát hiện THA (n = 90).<br />
Thời gian THA<br />
<br />
< 5 năm (n = 46)<br />
n (%)<br />
<br />
≥ 5 năm (n = 44)<br />
n (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
16 (34,78)<br />
<br />
6 (13,63)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Rối loạn CNTTr<br />
<br />
30 (65,22)<br />
<br />
38 (86,36)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
I<br />
<br />
16 (34,78)<br />
<br />
21 (47,72)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
II<br />
<br />
14 (30,43)<br />
<br />
16 (36,36)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
III<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (2,27)<br />
<br />
-<br />
<br />
CNTTr<br />
<br />
Độ<br />
<br />
BN có thời gian phát hiện THA ≥ 5 năm có tỷ lệ rối loạn CNTTr thất trái cao hơn có<br />
ý nghĩa so với BN có thời gian phát hiện THA < 5 năm.<br />
Kết quả của chúng tôi phù hợp với một số tác giả trong nước [4]. THA càng lâu dẫn<br />
đến quá trình tái cấu trúc thất trái càng nhiều, vì thế rối loạn CNTTr xuất hiện nhiều<br />
hơn và nặng hơn.<br />
Bảng 9: Liên quan giữa rối loạn CNTTr thất trái với PĐTT (n = 90).<br />
Không PĐTT (n = 40)<br />
n (%)<br />
<br />
PĐTT (n = 50)<br />
n (%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
18 (45,0)<br />
<br />
4 (8,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Rối loạn CNTTr<br />
<br />
22 (55,0)<br />
<br />
46 (92,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
I<br />
<br />
10 (25,0)<br />
<br />
26 (52,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
II<br />
<br />
12 (30,0)<br />
<br />
19 (38,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
III<br />
<br />
0 (0)<br />
<br />
1 (2,0)<br />
<br />
-<br />
<br />
CNTTr<br />
<br />
Độ<br />
<br />
BN THA có PĐTT, tỷ lệ rối loạn CNTTr<br />
thất trái cao hơn BN không có PĐTT.<br />
PĐTT là tổn thương cơ quan đích gặp<br />
sớm nhất trong THA. Trong thời kỳ đầu<br />
của PĐTT, các chỉ số siêu âm đánh giá<br />
chức năng tâm thu đều bình thường, chỉ<br />
có CNTTr bị biến đổi. Trong nghiên cứu<br />
này, hầu hết BN THA có PĐTT đều bị rối<br />
loạn CNTTr thất trái. Kết quả này phù hợp<br />
với một số nghiên cứu khác [1, 4, 5].<br />
Các cơ chế nội sinh gây rối loạn<br />
CNTTr bao gồm: rối loạn thư giãn thất<br />
80<br />
<br />
trái, PĐTT và tăng mất đồng bộ thất trái.<br />
PĐTT sẽ dẫn đến tăng tỷ số khối cơ<br />
thất/thể tích và mức độ phì đại là yếu tố<br />
chủ yếu quyết định độ cứng của buồng<br />
thất. Yếu tố quyết định, nếu không muốn<br />
nói là duy nhất của giãn cơ tim trong thì<br />
tâm trương là cấu trúc và nồng độ của<br />
collagen. Phì đại thất trái do THA dẫn đến<br />
tăng collagen do xơ hóa phản ứng, dần<br />
dần sẽ thúc đẩy thiếu máu cục bộ cơ tim.<br />
Tất cả các biến đổi này sẽ dẫn đến mất<br />
đồng bộ thất trái. Hậu quả là rối loạn<br />
CNTTr thất trái [6].<br />
<br />