TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM XÉT NGHIỆM MÁU,<br />
NƢỚC TIỂU Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƢ NGƢỜI LỚN<br />
Nguyễn Thị Thu Hà*; Phôm Ma Inthala**; Lê Việt Thắng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát chỉ số chức năng thận, protein và albumin huyết thanh, protein niệu 24 giờ,<br />
tình trạng cô máu, rối loạn điện giải và tìm hiểu đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân (BN)<br />
hội chứng thận hư (HCTH) người lớn. Đối tượng và phương pháp: tiến cứu kết hợp hồi cứu, mô tả<br />
cắt ngang trên 80 BN được chẩn đoán HCTH điều trị tại Khoa Thận - Lọc máu, Khoa Khớp Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 và Khoa Mi n dịch Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả và<br />
kết luận: 62,5% BN tăng ure máu, 45% BN tăng creatinin máu; giá trị trung bình nồng độ protein<br />
máu toàn phần 46,99 ± 7,73 g/l; albumin 20,12 ± 4,94 g/l; protein niệu 24 giờ ở nhóm nghiên<br />
cứu 5,89 ± 2,50 g; 20% số BN có tình trạng cô máu; 32,5% BN giảm natri máu; 25% BN giảm<br />
kali máu và 86,3% giảm canxi máu. Rối loạn lipid máu ở BN HCTH người lớn chiếm tỷ lệ<br />
rất cao: 96,3% rối loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu, trong đó tăng cholesterol 93,8%, tăng<br />
triglycerid 90%, tăng LDL-C 78,8% và giảm HDL-C 13,7%. Trong số các BN rối loạn: tỷ lệ<br />
BN rối loạn 1 thành phần lipid máu 5,2%, 2 thành phần 5,2%, 3 thành phần 85,7% và 4 thành<br />
phần 3,9%.<br />
* Từ khóa: Hội chứng thận hư; Xét nghiệm máu, nước tiểu; Người lớn.<br />
<br />
Study of the Features of Blood and Urine Test in Adults Patients with<br />
Nephrotic Syndrome<br />
Summary<br />
Objectives: Surveying features of renal function,serum proteine, serum albumine, hemoconcentration,<br />
proteinuria 24h, electrolyte disorders and dyslipidemia in adult patients with nephrotic syndrome.<br />
Subjects and methods: Prospective and retrospective, cross-sectional descriptive study was<br />
carried out on 80 patients with nephrotic syndrome. Results and conclusion: 62.5% of patients<br />
with hyperuricemia, 45% increased serum creatinine; proteine concentration was 46.99 ± 7.73 g/l;<br />
serum albunmine concentration was 20.12 ± 4.94 g/l; proteinuria 24h was 5.89 ± 2.50 g; 20% of<br />
patients with hemoconcentration; 32.5% serum hyposodium; 25% serum hypopotassium and 86.3%<br />
hypocalcemia; dyslipidemia in nephrotic syndrome patients was very high rate, dislipidemia in<br />
1 composition was 96.3%, in which hypertrigceride was 90%<br />
* Key words: Nephrotic syndrome; Blood test; Urine test; Adult.<br />
* Bệnh viện Quân y 103<br />
** Bệnh viện Quân y 103 Lào<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thu Hà (haquangnam@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 14/01/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 17/02/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/03/2016<br />
<br />
87<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Hội chứng thận hư là một hội chứng<br />
lâm sàng và sinh hóa có đặc trưng phù<br />
toàn thân, lượng protein nước tiểu nhiều<br />
≥ 3,5 g/24 giờ, protein máu giảm < 60 g/l,<br />
abumin máu giảm < 30 g/l, mỡ máu tăng.<br />
Tổn thương màng lọc cầu thận là đặc<br />
trưng của HCTH, đó là sự kết hợp của 3<br />
cơ chế: tổn thương màng đáy, rối loạn<br />
điện tích màng và rối loạn huyết động<br />
học. Lượng protein bị mất nhiều qua<br />
đường niệu làm rối loạn chuyển hóa, gây<br />
các biến chứng, càng làm cho HCTH tiến<br />
triển nặng thêm. Biến chứng thường gặp<br />
là: suy giảm chức năng thận do tổn thương<br />
cầu thận và giảm thể tích máu qua thận,<br />
nhi m trùng do mất các immunoglobulin<br />
qua nước tiểu, tăng đông máu do cô máu<br />
và tăng lipid máu, suy dinh dưỡng... [2].<br />
Rối loạn chuyển hóa lipid được nhiều nhà<br />
nghiên cứu ghi nhận ở BN bệnh thận mạn<br />
tính, đặc biệt ở BN HCTH [4]. Mặc dù rối<br />
loạn lipid máu ở BN HCTH được xem<br />
như phản ứng và chỉ rối loạn ở một vài<br />
thành phần theo cơ chế bệnh sinh do mất<br />
protein qua nước tiểu, nhưng trên thực tế<br />
lâm sàng nhiều BN HCTH có thể không<br />
có rối loạn hoặc có kiểu rối loạn lipid máu<br />
đa dạng. Mức độ rối loạn lipid máu có mối<br />
liên quan với mức độ nặng của HCTH và<br />
góp phần thúc đẩy nhanh xơ hóa nhanh<br />
cầu thận [3, 8].<br />
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm:<br />
- Khảo sát chỉ số chức năng thận,<br />
protein và albumin huyết thanh, protein<br />
niệu 24 giờ, tình trạng cô máu và rối loạn<br />
điện giải ở BN HCTH người lớn.<br />
- Tìm hiểu đặc điểm rối loạn lipid máu<br />
ở BN HCTH người lớn.<br />
<br />
88<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
80 BN được chẩn đoán HCTH, điều trị<br />
tại Khoa Thận - Lọc máu, Khoa Khớp Nội tiết, Bệnh viện Quân y 103 và Khoa<br />
Mi n dịch Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai từ<br />
tháng 12 - 2014 đến 8 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
+ BN HCTH do viêm cầu thận mạn<br />
(VCTM), đái tháo đường (ĐTĐ), lupus ban<br />
đỏ hệ thống...<br />
+ BN > 16 tuổi.<br />
+ BN không dùng thuốc chống rối loạn<br />
lipid máu.<br />
+ BN đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ BN HCTH có sốt hoặc viêm nhi m.<br />
+ BN tại thời điểm nghiên cứu nghi ngờ<br />
mắc bệnh ngoại khoa, hoặc viêm nhi m<br />
nặng như viêm phổi, nhi m khuẩn huyết...<br />
+ BN dùng thuốc chống rối loạn lipid máu.<br />
+ BN không hợp tác.<br />
+ BN không đủ tiêu chuẩn nghiên cứu.<br />
2. Phƣơ g pháp ghi<br />
<br />
cứu.<br />
<br />
Nghiên cứu tiến cứu kết hợp hồi cứu,<br />
mô tả cắt ngang nhóm BN nghiên cứu.<br />
Trình tự nghiên cứu bao gồm:<br />
- Khám lâm sàng theo mẫu bệnh án<br />
hàng ngày.<br />
- Làm các xét nghiệm cận lâm sàng<br />
thường quy.<br />
* Xử lý số liệu: sử dụng các thuật toán<br />
thống kê trong y học, phần mềm SPSS<br />
16.0. Giá trị p < 0,05 được coi có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu.<br />
* Tuổi:<br />
Tuổi ≤ 30: 37 BN (46,3%); 31 - 40: 15 BN (18,7%); 41 - 50: 8 BN (10,0%); 51 - 60:<br />
12 BN (15,0%); > 60: 8 BN (10,0%). Nhóm BN < 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 50%<br />
số BN nghiên cứu. Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 37,00 ± 16,04 tuổi. Kết quả này<br />
khá cao so với nghiên cứu trong nước của Nguy n Thị Bích Ngọc: 35,31 ± 11,09 tuổi [5],<br />
của Lê Bích Thuận 28,62 ± 10,11 tuổi [6], Ngô Thị Thu Hòa 30,1 ± 12,9 tuổi [1], Cát Kim<br />
Ngọc là 27,12 ± 8,63 tuổi [4]. Sự khác biệt là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi thuộc<br />
3 nhóm nguyên nhân viêm cầu thận mạn, ĐTĐ, lupus ban đỏ.<br />
2. Chỉ số chức ă g thận, protein máu, albumin máu, protein niệu 24 giờ, tình trạng<br />
cô máu và rối loạ điện giải ở BN HCTH gƣời lớn.<br />
Bảng 1: Đặc điểm về tăng nồng độ ure, creatinin máu nhóm nghiên cứu.<br />
Chung (n = 80)<br />
<br />
VCTM (n = 58)<br />
<br />
ĐTĐ (n = 9)<br />
<br />
Lupus (n = 13)<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
p<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Tăng ure máu<br />
<br />
50<br />
<br />
62,5<br />
<br />
36<br />
<br />
62,1<br />
<br />
6<br />
<br />
66,7<br />
<br />
8<br />
<br />
61,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tăng creatinin máu<br />
<br />
36<br />
<br />
45,0<br />
<br />
27<br />
<br />
46,6<br />
<br />
6<br />
<br />
66,7<br />
<br />
3<br />
<br />
23,1<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Sự khác biệt của tăng ure và creatinin giữa các nhóm nguyên nhân chưa có ý nghĩa<br />
thống kê. Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hòa trên 70 BN HCTH do VCTM, 91,42% tăng<br />
ure máu và 24,29% tăng creatinin máu; Lê Bích Thuận nghiên cứu 63 BN HCTH<br />
nguyên phát gặp 53,9% BN tăng ure máu và 50,8% BN tăng creatinin máu [1, 6].<br />
Kết quả này cho thấy giảm chức năng thận tạm thời khá phổ biến ở BN HCTH.<br />
Bảng 2: Đặc điểm về nồng độ protein và albumin máu nhóm nghiên cứu.<br />
Chung<br />
(n = 80)<br />
<br />
VCTM<br />
(n = 58), (1)<br />
<br />
ĐTĐ<br />
(n = 9), (2)<br />
<br />
Lupus<br />
(n = 13), (3)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
46,99 ± 7,37<br />
<br />
44,73 ± 5,67<br />
<br />
56,62 ± 5,24<br />
<br />
55,82 ± 8,40<br />
<br />
Max<br />
<br />
65,50<br />
<br />
61,10<br />
<br />
65,50<br />
<br />
64,80<br />
<br />
Min<br />
<br />
33,50<br />
<br />
33,50<br />
<br />
49,60<br />
<br />
47,70<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
20,12 ± 4,97<br />
<br />
18,53 ± 4,26<br />
<br />
24,73 ± 4,08<br />
<br />
24,04 ± 4,56<br />
<br />
Max<br />
<br />
29,80<br />
<br />
29,20<br />
<br />
29,80<br />
<br />
28,80<br />
<br />
Min<br />
<br />
11,50<br />
<br />
11,50<br />
<br />
18,60<br />
<br />
12,90<br />
<br />
Chỉ số<br />
Protein<br />
máu (g/l)<br />
<br />
Albumin<br />
máu (g/l)<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2, 1-3 < 0,05<br />
p2-3 > 0,05<br />
<br />
p1-2, 1-3 < 0,05<br />
p2 -3 > 0,05<br />
<br />
100% BN có giảm albumin và protein máu. Kết quả này tương tự các nghiên cứu<br />
khác: Võ Tam và Nguy n Hoàng Thảo (2010) thấy protein máu ở BN HCTH nguyên<br />
phát người lớn là 45,23 ± 10,26 g/l; albumin máu 11,19 ± 5,52 [7]; Lê Bích Thuận gặp<br />
<br />
89<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
giá trị trung bình nồng độ protein máu là 48,63 ± 6,05; albumin 20,97 ± 3,99 [6]; của<br />
Nguy n Thị Bích Ngọc: protein 46,12 ± 6,22; albumin 21,37 ± 3,54 [5]. Chúng tôi thấy<br />
giá trị nồng độ protein, albumin máu ở nhóm BN VCTM (44,73 ± 5,67 và 18,53 ± 4,26)<br />
thấp hơn nhóm BN ĐTĐ (56,62 ± 5,24 và 24,73 ± 4,08) và thấp hơn nhóm lupus ban<br />
đỏ (55,82 ± 8,40 và 24,04 ± 4,56); sự khác biệt đó có ý nghĩa thống kê với p < 0,05;<br />
không thấy sự khác biệt khác giữa nhóm ĐTĐ và lupus ban đỏ (p > 0,05).<br />
Bảng 3: Giá trị trung bình nồng độ protein niệu 24 giờ nhóm nghiên cứu.<br />
Giá trị<br />
<br />
Chung<br />
(n = 80)<br />
<br />
VCTM<br />
(n = 58), (1)<br />
<br />
ĐTĐ<br />
(n = 9), (2)<br />
<br />
Lupus<br />
(n = 13), (3)<br />
<br />
Giá trị trung bình<br />
(g/24 giờ)<br />
<br />
5,89 ± 2,50<br />
<br />
6,20 ± 2,64<br />
<br />
4,45 ± 0,58<br />
<br />
6,04 ± 2,38<br />
<br />
Max<br />
<br />
16,0<br />
<br />
16,8<br />
<br />
5,2<br />
<br />
12,0<br />
<br />
Min<br />
<br />
3,6<br />
<br />
3,6<br />
<br />
3,7<br />
<br />
4,0<br />
<br />
Giá trị trung bình nồng độ trung bình<br />
protein niệu 24 giờ ở nhóm nghiên cứu là<br />
5,89 ± 2,50 g/24 giờ, cao nhất 16,0 g/24<br />
giờ. Giá trị này trong nghiên cứu Lê Bích<br />
Thuận là 5,51 ± 2,16 [6], Ngô Thị Thu Hòa<br />
4,08 ± 0,58, [1]. Như vậy, kết quả của<br />
chúng tôi tương tự nghiên cứu của các<br />
tác giả khác, phù hợp với lý thuyết kinh<br />
điển: giảm protein toàn phần và albumin<br />
máu là do mất protein qua nước tiểu.<br />
Chưa thấy sự khác biệt về giá trị trung<br />
bình nồng độ protein niệu ở 3 nhóm<br />
nguyên nhân VCTM, ĐTĐ và lupus ban<br />
đỏ (p > 0,05). Khi so sánh cơ chế tổn<br />
thương chúng tôi thấy, nhóm BN HCTH<br />
<br />
p<br />
<br />
p1-2, 1-3,<br />
<br />
2-3 ><br />
<br />
0,05<br />
<br />
nguyên nhân do lupus có nồng độ protein<br />
niệu cao, điều này hợp lý và có thể lý giải<br />
do đặc điểm tổn thương của BN lupus<br />
ban đỏ thường lắng đọng các phức hợp<br />
mi n dịch kháng nguyên - kháng thể ở tất<br />
cả vị trí của màng lọc cầu thận, hơn nữa<br />
đặc điểm tổn thương mô học thận ở nhóm<br />
BN này còn kết hợp với tổn thương ống<br />
và khe thận. BN ĐTĐ týp 2 thường tổn<br />
thương màng lọc theo kiểu dày màng<br />
nền, mòn hệ thống chân của tế bào biểu<br />
mô, do vậy cấu trúc màng lỏng lẻo, kết<br />
hợp tổn thương lớp tế bào nội mô và biểu<br />
mô do rối loạn chuyển hoá, lượng protein<br />
thải ra rất nhiều.<br />
<br />
Bảng 4: Đặc điểm cô máu ở nhóm nghiên cứu.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Chung (n = 80)<br />
<br />
VCTM (n = 58)<br />
<br />
ĐTĐ ( = 9)<br />
<br />
Lupus (n = 13)<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Có cô máu<br />
<br />
16<br />
<br />
20,0%<br />
<br />
15<br />
<br />
25,9<br />
<br />
1<br />
<br />
11,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0,00<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Không cô máu<br />
<br />
64<br />
<br />
80,0%<br />
<br />
43<br />
<br />
74,1<br />
<br />
8<br />
<br />
88,9<br />
<br />
13<br />
<br />
100<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
20% BN có cô máu, đa số chỉ gặp ở nhóm BN VCTM, 1 BN (11,1%) có cô máu ở<br />
nhóm ĐTĐ týp 2; không có BN nào cô máu ở nhóm lupus ban đỏ, sự khác biệt về<br />
tỷ lệ cô máu ở các nhóm nguyên nhân khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
<br />
90<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2016<br />
<br />
Nguy n Thị Bích Ngọc nghiên cứu trên 200 BN HCTH nguyên phát người lớn gặp cô<br />
máu 33,5% [5].<br />
Bảng 5: Đặc điểm rối loạn điện giải nhóm nghiên cứu.<br />
Chung (n = 80)<br />
<br />
VCTM (n = 58)<br />
<br />
ĐTĐ (n = 9)<br />
<br />
Lupus (n = 13)<br />
<br />
Chỉ số<br />
<br />
p<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
K tăng<br />
<br />
2<br />
<br />
2,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
1<br />
<br />
11,1<br />
<br />
1<br />
<br />
7,7<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
+<br />
<br />
26<br />
<br />
32,5<br />
<br />
24<br />
<br />
41,4<br />
<br />
3<br />
<br />
3,3<br />
<br />
0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
69<br />
<br />
86,3<br />
<br />
55<br />
<br />
94,8<br />
<br />
7<br />
<br />
77,8<br />
<br />
7<br />
<br />
53,8<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
+<br />
<br />
Na giảm<br />
Ca<br />
<br />
++<br />
<br />
giảm<br />
<br />
32,5% BN giảm natri máu; 25% BN giảm kali máu và 86,3% giảm canxi máu. Kết quả<br />
này phù hợp với nghiên cứu của Lê Bích Thuận: 30,2% giảm natri máu, 23,8% giảm<br />
kali máu, 73% giảm canxi máu và 7,9% tăng kali máu [6]. Nghiên cứu của chúng tôi,<br />
2,5% BN tăng kali máu, có thể đây là những BN có tiến triển suy thận mạn tính. Tỷ lệ<br />
BN giảm canxi và natri máu ở 3 nhóm nguyên nhân có sự khác biệt, p < 0,05.<br />
3. Đặc điểm rối loạn lipid máu ở nhóm BN nghiên cứu.<br />
* Tỷ lệ BN rối loạn lipid máu ở nhóm nghiên cứu:<br />
Có rối loạn ít nhất một thành phần lipid máu: 77 BN (96,3%); không có rối loạn lipid<br />
máu: 3 BN (3,7%). Nghiên cứu của Ngô Thị Thu Hòa gặp 100% BN rối loạn ít nhất 1<br />
thành phần, Lê Bích Thuận 100% [6]. Kết quả của chúng tôi tương tự, phù hợp với tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán HCTH, nhưng 3 BN (3,7%) không có rối loạn lipid máu. Có thể xét<br />
nghiệm của nhóm BN hồi cứu làm ở giai đoạn điều trị ổn định hoặc có thể do chúng tôi<br />
nghiên cứu trên BN HCTH nguyên nhân do lupus và ĐTĐ.<br />
Bảng 6: Tỷ lệ rối loạn từng chỉ số lipid máu theo nguyên nhân ở nhóm nghiên cứu.<br />
Số ƣợng thành<br />
phần lipid máu<br />
bị rối loạn<br />
<br />
Chung (n = 77)<br />
<br />
VCTM (n = 57)<br />
<br />
ĐTĐ ( = 9)<br />
<br />
Lupus (n = 11)<br />
p<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
1 thành phần<br />
<br />
4<br />
<br />
5,2<br />
<br />
1<br />
<br />
1,8<br />
<br />
2<br />
<br />
22,2<br />
<br />
1<br />
<br />
9,1<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
2 thành phần<br />
<br />
4<br />
<br />
5,2<br />
<br />
2<br />
<br />
3,5<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
18,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
3 thành phần<br />
<br />
66<br />
<br />
85,7<br />
<br />
52<br />
<br />
91,2<br />
<br />
6<br />
<br />
66,7<br />
<br />
8<br />
<br />
72,7<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
4 thành phần<br />
<br />
3<br />
<br />
3,9<br />
<br />
2<br />
<br />
3,5<br />
<br />
1<br />
<br />
11,1<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ rối loạn 3 thành phần lipid máu chiếm tỷ lệ cao nhất (85,7%), tiếp đến là rối<br />
loạn 1 và 2 thành phần; thấp nhất là rối loạn 4 thành phần gặp 3 BN (3,9%). Tỷ lệ rối<br />
loạn ít nhất 1 thành phần lipid máu; rối loạn 1 và 3 thành phần lipid máu ở mỗi nhóm<br />
nguyên nhân có sự khác biệt với p < 0,05. Tỷ lệ rối loạn 2 và 4 thành phần lipid máu<br />
không có sự khác biệt với p > 0,05.<br />
<br />
91<br />
<br />