Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ MÃ VẠCH ADN<br />
CỦA CÂY AN XOA (HELICTERES HIRSUTE L., STERCULIACEAE)<br />
Ở BÌNH PHƯỚC, VIỆT NAM<br />
Trương Thị Bảy*, Trương Thị Đẹp**, Đỗ Thị Hồng Tươi**<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Mục tiêu: Đề tài khảo sát đặc điểm thực vật và mã vạch ADN của cây An xoa (Helicteres hirsute L.,<br />
Sterculiaceae) nhằm hỗ trợ cho việc định danh loài An xoa phân bố ở Bình Phước.<br />
Phương pháp: Đề tài đã mô tả đặc điểm hình thái của mẫu An xoa thu thập trong tự nhiên ở huyện Lộc<br />
Ninh, tỉnh Bình Phước. Mẫu lá non được sử dụng để phân tích mã mạch ADN dựa trên vùng gen rbcL trong<br />
ADN lục lạp cloropast ADN (cpDNA) được khuyếch đại bằng phản ứng PCR từ ADN toàn phần tách chiết từ<br />
mẫu lá An xoa non. Sản phẩm PCR được giải trình tự bằng phương pháp Sanger, dùng phần mềm BioEdit 7.0.5.<br />
So sánh với trình tự tương ứng công bố trên GenBank bằng phương pháp BLAST để định danh loài dựa trên mã<br />
vạch ADN.<br />
Kết quả: Quan sát và mô tả đặc điểm thực vật, đặc điểm vi phẫu, bột dược liệu của thân và lá An xoa. Giải<br />
trình tự đoạn rbcL của mẫu lá An xoa non thu hái ở tỉnh Bình Phước cho thấy mẫu có độ tương đồng 100% so<br />
với trình tự ADN của mẫu đối chứng Helicteres hirsuta L. được công bố trên Genbank.<br />
Kết luận: Kết quả của nghiên cứu cung cấp thông tin về đặc điểm thực vật và mã vạch ADN của loài An<br />
xoa ở tỉnh Bình Phước góp phần trong công tác định danh loài làm nguyên liệu cho các nghiên cứu về hóa thực<br />
vật hoặc tác dụng sinh học của dược liệu này.<br />
Từ khóa: An xoa, đặc điểm thực vật, mã vạch ADN, rbcL<br />
ABSTRACT<br />
STUDY ON BOTANICAL CHARACTERISTICS AND DNA BARCODES OF<br />
HELICTERES HIRSUTE L., STERCULIACEAE IN BINH PHUOC PROVINCE, VIETNAM<br />
Truong Thi Bay, Truong Thi Dep, Do Thi Hong Tuoi<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 670 – 679<br />
<br />
Objectives: This work studied on botanical characteristics and DNA barcodes of Helicteres hirsute L.,<br />
Sterculiaceae to help identification of this plant in Binh Phuoc province.<br />
Methods: This study described morphological characteristics of H. hirsute L. collected naturally in Loc Ninh<br />
district, Binh Phuoc province. Fresh leaf was used to analyze DNA barcodes based on rbcL region of chloroplast<br />
DNA. Total DNA from leaf were amplified by PCR using rbcL primers. DNA products were identified the<br />
sequences by Sanger method, using BioEdit 7.0.5 software. Comparison to rbcL sequences of control published in<br />
GenBank by BLAST will help to identify H. hirsuta.<br />
Results: The study observed, described botanical and microscopic characteristics of H. hirsute steam and leaf.<br />
Results of rbcL sequences of H. hirsute leaf collected in Binh Phuoc province showed that its similarity in<br />
comparison with H. hirsute control published in Genbank is 100%.<br />
Conclusion: Results of this study provided information about botanical characteristics and DNA barcodes of<br />
<br />
*<br />
Khoa Dược, Trường Cao đẳng Y tế Bình Phước<br />
**<br />
Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi ĐT: 0908683080 Email: hongtuoi@ump.edu.vn<br />
670 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
H. hirsute in Binh Phuoc province. This could be useful for identify this medicinal plant to research its chemical<br />
components as well as biological effects.<br />
Key words: Helicteres hirsute L., botanical characteristics, DNA barcodes, rbcL<br />
ĐẶTVẤNĐỀ Thực vật, Khoa Dược, Đại học Y dược Tp. Hồ<br />
Chí Minh. Vật liệu phân tích mã vạch ADN là<br />
An xoa (Helicteres hirsuta L.) có nguồn gốc từ mẫu lá non, tươi thu thập từ cây An xoa trong tự<br />
Campuchia được sử dụng trong dân gian để nhiên ở tỉnh Bình Phước.<br />
điều trị các bệnh về gan. Ở Việt Nam, An xoa<br />
Hóa chất<br />
được tìm thấy ở khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam.<br />
Đệm CTAB (CTAB 2%, Tris-HCl 100<br />
An xoa còn được gọi là Dó lông, dùng làm<br />
mM pH 8,0, EDTA 20 mM pH 8,0, NaCl 1,4 M),<br />
thuốc chữa ung nhọt; rễ làm thuốc giảm đau,<br />
β-mercaptoethanol, cloroform : isoamyl alcohol<br />
tiêu độc, kiết lị, cảm cúm, đậu, sởi, sốt rét và rắn<br />
(24:1), enzym Rnase và agarose từ Bio Basic,<br />
độc cắn; vỏ thân dùng dệt bao tải(8). Gần đây, An<br />
Canada; isopropanol, ethanol 70%, PCR Mix do<br />
xoa được người Việt Nam truyền miệng như<br />
NEXpro, Korea; thuốc nhuộm GelRed, đệm TAE<br />
“thần dược” đối các bệnh gan, đặc biệt là ung<br />
1X, loading dye 6x, Ladder 1 kb plus, TE pH 8,0,<br />
thư gan nhờ khả năng ức chế sự phân chia của tế<br />
nước cất 2 lần vô trùng.<br />
bào ung thư gan. Vì vậy, An xoa đang bị khai<br />
thác ráo riết làm cho nguồn dược liệu này trong Phương pháp nghiên cứu<br />
tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Việc định danh An Khảo sát đặc điểm hình thái<br />
xoa có thể gặp khó khăn do có sự tương đồng Mô tả phân tích đặc điểm hình thái của thân,<br />
cao về đặc điểm hình thái của thân, lá với các lá, hoa, quả.<br />
loài thuộc chi Helicteres như H. angustifolia, H.<br />
Khảo sát đặc điểm vi phẫu<br />
hirsuta, H. viscida, H. glabriuscula, H. lanceolata, H.<br />
Cắt thân, lá thành các mảnh mỏng, nhuộm<br />
isora. Để khắc phục nhược điểm của việc định<br />
và làm tiêu bản vi phẫu. Quan sát, mô tả và chụp<br />
danh dựa trên đặc điểm hình thái, phương pháp<br />
ảnh các đặc điểm vi phẫu qua kính hiển vi.<br />
định danh dựa trên đặc điểm di truyền được<br />
nghiên cứu và phát triển. Trên thực vật, mã vạch Khảo sát đặc điểm vi học<br />
ADN là phương pháp phổ biến nhất dựa trên Thân, lá được phơi khô, nghiền mịn và làm<br />
những đoạn ADN ngắn, kém được bảo tồn, thay tiêu bản bột. Quan sát, mô tả và chụp ảnh các<br />
đổi nhiều trong tiến hóa, thường là trình tự đặc điểm qua kính hiển vi.<br />
thuộc hệ gen lục lạp như matK, rbcL, rpoC1,... Khảo sát đặc điểm mã vạch ADN<br />
Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình nào<br />
Thực hiện phản ứng PCR khuyếch đại vùng<br />
nghiên cứu đặc điểm mã vạch ADN của cây An<br />
trình tự rbcL trong ADN lục lạp cloropast ADN<br />
xoa. Do đó, đề tài này tiến hành khảo sát đặc<br />
(cpDNA) của mẫu An xoa.<br />
điểm thực vật và mã vạch ADN của cây An xoa<br />
phân bố ở tỉnh Bình Phước nhằm hỗ trợ định Tách chiết ADN toàn phần<br />
danh loài dược liệu này. ADN toàn phần từ mô lá được tách chiết<br />
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU theo phương pháp của Doyle và Doyle (1990)(1)<br />
tóm tắt như sau: Nghiền lá non, phá màng tế bào<br />
Vật liệu<br />
trong đệm CTAB 2X, ủ ở 65 oC 15 phút. Bổ sung<br />
Vật liệu khảo sát đặc điểm thực vật là mẫu<br />
cây An xoa được thu thập trong tự nhiên tại CTAB, trộn đều, ly tâm 13000 rpm 10 phút, loại<br />
huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước vào tháng 9- cắn tế bào. Chiết ADN bằng β-mercaptoethanol<br />
10/2017. Tiêu bản mẫu được lưu tại Bộ môn ở 65 oC 60 phút, thêm 500 µl cloroform, trộn đều,<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 671<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
ly tâm 13000 rpm 10 phút. Rửa ADN bằng Phân tích số liệu<br />
cloroform (2 lần, ly tâm 13000 rpm 10 phút/lần). Trọng lượng phân tử được tính toán bằng<br />
Hút lấy 350 µl lớp dịch bên trên, thêm 5 µl phần mềm GelAnalyzer(4). Kết quả giải trình tự<br />
RNase, lắc đều, ủ 37 oC 2 giờ. Sau đó, thêm được lưu trữ ở dạng FASTA và phân tích bằng<br />
phần mềm BioEdit phiên bản 7.0.5(3). Trình tự<br />
CTAB 2X và 500 µl cloroform, ly tâm 13000 rpm<br />
được so sánh với trình tự tương ứng đã được<br />
10 phút. Hút 400 µl lớp dịch, thêm 400 µl công bố trên GenBank bằng phương pháp<br />
isopropanol, trộn đều, ủ ở -20 oC 30 phút, ly tâm BLAST, từ đó kết luận mã vạch phân tử để định<br />
13000 rpm 10 phút. Thu tủa ADN, rửa 2 lần bằng danh loài.<br />
ethanol 70%, làm khô trong 1 giờ, hòa tan trong KẾTQUẢ<br />
30 µl TE và bảo quản ở -20 oC.<br />
Đặc điểm hình thái<br />
Kiểm tra ADN<br />
Cây bụi cao 1-3 m, nhánh hình trụ, có<br />
Bằng cách điện di trên gel agarose 1% trong lông. Lá: Lá hình trái xoan, dài 5 - 17 cm,<br />
TAE 1X. Trộn mẫu với 1 µl loading dye 6X, 1 µl rộng 2,5 - 7,5 cm. Gốc cụt hay hình tim, đầu thon<br />
ADN, 1 µl GelRed, 3 µl nước cất, bơm mẫu vào thành mũi nhọn. Mép có răng không đều. Mặt<br />
giếng, chạy điện di ở 85V 30 phút. Sau đó, chụp dưới màu trắng, cả hai măt phủ đầy lông hình<br />
ảnh với máy đọc gel bằng UV. sao; gân gốc 5, cuống lá dài 0,8 - 4 cm, lá kèm<br />
Khuếch đại AND hình dải, có lông, dễ rụng. Hoa: Cụm hoa là<br />
Sử dụng PCR Kit (NEXproTM Diagnostics) những bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở nách lá.<br />
gồm 10X e-Taq Buffer, 10 mM dNTP, e-Taq Hoa màu hồng hay đỏ, cuống hoa có khớp và có<br />
DNA polymerase, thêm nước cất, cặp mồi rbcL lá bắc dễ rụng, đài hình ống phủ lông hình sao,<br />
và ADN để có thể tích 50 µl. Trộn đều, cho vào màu đo đỏ, chia 5 răng. Cánh hoa 5, cuống bộ<br />
máy GeneAmp PCR System 2700, thực hiện PCR nhị có vân đỏ, nhị 10, nhị lép bằng chỉ nhị, bầu<br />
với chu trình nhiệt như sau: 5 phút - 95 oC; (30 có nhiều gợn, chứa 25-30 màu trong mỗi lá noãn.<br />
giây - 95 oC, 30 giây - 60 oC, 30 giây - 72 oC) x 35 Quả: Quả nang hình trụ nhọn đầy lông xám, hạt<br />
chu kỳ; 5 phút - 72 oC, sau đó giữ ở 10 oC 20 phút. nhiều, hình lăng trụ.<br />
Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên gel Đặc điểm vi phẫu<br />
agarose 1%. Đặc điểm vi phẫu của thân<br />
Bảng 1: Trình tự cặp mồi rbcL sử dụng trong phản Mặt cắt ngang gần như tròn, biểu bì là 1 lớp<br />
ứng PCR tế bào có nhiều lông che chở đa bào, phân 3 - 4<br />
Tên Trình tự (5’-3’) Tm Tác giả nhánh. Biểu bì lồi chỗ chân lông, có nhiều lông<br />
o<br />
mồi ( C)<br />
che chở đa bào hình sao, lông tiết chân đơn bào,<br />
rbcL.F ATGTCACCACAAACAGAGACT Levin et al.,<br />
AAAGC 2003<br />
(5) đầu đa bào. Bần ở thân già 3 - 4 lớp tế bào hình<br />
60<br />
rbcL.R GTAAAATCAAGTCCACCRCG Fazekas et<br />
(2)<br />
chữ nhật, bên dưới là lục bì gồm 2 - 3 lớp tế bào<br />
al., 2008<br />
xếp xuyên tâm. Bên dưới biểu bì là 4 – 5 lớp mô<br />
Tinh sạch sản phẩm PCR và giải trình tự dày góc liên tục, tế bào hình đa giác. Mô mềm vỏ<br />
đoạn AND đạo, 5 – 6 lớp tế bào mô mềm hình bầu dục, nằm<br />
Sản phẩm PCR được tinh sạch bằng kit ngang, kích thước không đều, chứa nhiều tinh<br />
Wizard SV Gel và PCR Clean-up System thể calci oxalat hình cầu gai. Trụ bì có 5 - 7 lớp tế<br />
(Promega), xác định trình tự bằng phường pháp bào hóa mô cứng rải rác thành cụm. Libe 1 xếp<br />
Sanger (Sanger et al., 1977) tại Công ty Phù Sa thành từng cụm bên dưới trụ bì, chứa nhiều tinh<br />
Biochem, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long(6). thể calci oxalat hình cầu gai. Sợi libe kết thành 2<br />
tầng gồm 1 - 2 lớp tế bào hóa mô cứng không<br />
<br />
<br />
672 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
liên tục. Libe 2 gồm 2 - 3 lớp tế bào hình chữ từng cụm 3 - 4 bó, phân hóa ly tâm, mô mềm gỗ<br />
nhật, rải rác có các tinh thể calci oxalat hình cầu 1 là những tế bào hình đa giác. Mô mềm tủy đặc,<br />
gai. Gỗ 2 liên tục gồm 15 - 18 lớp tế bào mô mềm hình đa giác, rải rác tinh thể calci oxalat hình cầu<br />
gỗ xếp xuyên tâm. Mạch gỗ 2 to, rải rác, hình gai và túi tiết. Thân già mô mềm tủy chứa nhiều<br />
tròn hoặc đa giác. Gỗ 1 bên dưới gỗ 2 xếp thành tinh bột.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Cây An xoa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Vi phẫu thân non (trái) và thân già (phải)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 673<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
Tinh thể calci oxalat<br />
hình cầu gai<br />
<br />
Mô dày góc<br />
Lông che chở<br />
đa bàohình sao<br />
Mô mềm vỏ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3 : Đặc thể vi phẫu của thân An xoa<br />
Đặc điểm vi phẫu của cuống lá mềm vỏ là mô mềm đạo, tế bào hình đa giác, gần<br />
Mặt cắt ngang hình trứng. Biểu bì mang tròn, kích thước không đều, có nhiều túi tiết và<br />
nhiều lông che chở phân nhánh như thân non và tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Trụ bì hóa mô<br />
nhiều lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Bên cứng thành từng cụm 4 - 5 lớp tế bào. Libe 1 tập<br />
dưới biểu bì là mô dày góc liên tục gồm 4 - 5 lớp trung bên dưới đám trụ bì. Gỗ 1 hình vòng tròn.<br />
tế bào, nhiều hơn ở phần lồi của cuống lá. Mô Bên trong là mô mềm tủy có nhiều khuyết.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4: Vi phẫu cuống lá An xoa<br />
<br />
<br />
674 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Đặc điểm vi phẫu của lá calci oxalat hình cầu gai. Trụ bì hóa mô cứng<br />
thành từng cụm 3-4 lớp tế bào. Hệ thống mô dẫn<br />
Gân giữa lồi ở cả hai mặt. Biểu bì trên và<br />
biểu bì dưới mang lông che chở phân nhánh và gồm libe 1 ở ngoài, gỗ 1 ở trong xếp thành vòng<br />
lông tiết. Bên dưới biểu bì là mô dày góc, phần bán nguyệt. Mạch gỗ xếp xuyên tâm, mạch to ở<br />
biểu bì trên mô dày nhiều lớp tế bào hơn biểu bì ngoài, mạch nhỏ ở trong. Bên trong cùng là mô<br />
dưới. Mô mềm đạo, nhiều túi tiết và tinh thể mềm tủy.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Vi phẫu phiến lá An xoa<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6: Đặc điểm vi phẫu của lá An xoa<br />
Đặc điểm vi phẫu của hoa Cánh hoa: 5 cánh hoa rời, không đều. 2<br />
Hoa tự bông ở nách lá, mọc thành cụm 2 - cánh trên to, rộng khoảng 3 mm, có phiến màu<br />
3 bông, mỗi bông có 6 – 12 hoa mọc thành 2 tím, phần gân phớt màu vàng, có ít lông, hơi<br />
dãy trên trục mang hoa. Cuống hoa hình trụ, quặp lại phía sau, 3 cánh hoa dưới nhỏ hơn,<br />
dài 3 - 4 mm, đường kính khoảng 1 mm, màu rộng khoảng 1,5 - 2 cm, phần gần phiến chia 2<br />
tím nhạt, có nhiều lông. Lá bắc hình vảy nhỏ, thùy màu trắng. Tiền khai hoa vặn.<br />
dài khoảng 3 - 4 mm, màu xanh hơi tím, có Bộ nhị có hùng thư đài dài 1,5 cm, màu<br />
nhiều lông, rụng sớm. Lá bắc con giống lá trắng, mang 10 nhị rời, chỉ nhị trắng, dài 2<br />
bắc, mọc phía đối diện lá bắc. mm. Bao phấn 2 ô, hình bầu dục, nứt dọc,<br />
Định hướng: Cánh hoa giữa ở phía trước, hướng ngoại. Hạt phấn màu trắng, rời, hình<br />
lá đài giữa ở phía sau. khối tam giác.<br />
Đài hoa: 5 lá đài dính thành ống đài hình Bộ nhụy: Bầu thượng, 5 lá noãn, bầu 5 ô,<br />
ống, trên chia 5 thùy hình tam giác dài mỗi ô 1 noãn, đính noãn trung trụ. Bầu hình<br />
khoảng 3 mm. Ống đài dài khoảng 1,5 cm, bầu dục, hơi nhọn phần đỉnh, màu xanh,<br />
màu tím, có nhiều lông che chở hình sao. mang nhiều lông màu hồng. 1 vòi nhụy màu<br />
Tiền khai đài van. trắng đính ở đỉnh bầu, dài khoảng 1,5 mm, 1<br />
đầu nhụy trắng, trên cùng chia 5 gờ nhỏ. Có<br />
đĩa mật ở đế hoa.<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 675<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hùng thư đài Hạt phấn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phiến cánh to (trên) và nhỏ (dưới) Bầu nhụy Quả cắt ngang<br />
<br />
Hình 7: Cánh, bộ nhị và bộ nhụy của hoa An xoa<br />
Đặc điểm bột dược liệu tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Mảnh mô<br />
mềm có túi tiết. Lông che chở đơn bào hoặc<br />
Bột lá<br />
đa bào hình sao. Lông tiết chân đơn bào,<br />
Bột màu xanh, nhiều xơ, không mùi, vị hơi<br />
đầu đa bào. Sợi xếp thành bó. Tinh thể calci<br />
đắng. Thành phần gồm mảnh biểu bì dưới, tế<br />
oxalat cầu gai đường kính 8-30 µm. Mảnh<br />
bào hình đa giác, vách uốn lượn, mang<br />
mạch xoắn, mạch mạng.<br />
nhiều lỗ khí kiểu dị bào. Mô mềm giậu hình<br />
ngang, tế bào hình đa giác chứa tinh bột và<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lông che chở đa Lông che chở Lông tiết Mô mềm chứa calci oxalat Mạch điểm<br />
bào hình sao đơn bào hình cầu gai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Biểu bì diệp lục Lỗ khí nhiều ở Lỗ khí Biểu bì hình đa giác Mạch vòng<br />
hình giậu biểu bì dưới (nhìn từ trên xuống)<br />
Hình 8: Đặc điểm của bột lá An xoa<br />
Bột thân cầu gai, sợi mang tinh thể calci oxalat hình cầu<br />
Bột thân màu nâu, nhiều xơ, không mùi. gai, mảnh bần, mạch vòng, mạch xoắn, mạch<br />
Thành phần gồm lông che chở đa bào hình điểm, mạch vạch.<br />
sao, mô mềm chứa tinh thể calci oxalat hình<br />
<br />
<br />
<br />
676 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lông che chở đa bào Mô mềm chứa tinh thể calci Sợi Sợi mang tinh thể calci oxalat<br />
hình sao oxalat hình cầu gai hình cầu gai<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mảnh bần Mạch vòng, mạch xoắn Mạch vạch Mảnh mạch điểm<br />
<br />
Hình 9: Đặc điểm của bột thân An xoa<br />
Đặc điểm mã vạch ADN đoạn rbcL của loài Helicteres hirsuta L. được công<br />
Hình ảnh điện di cho thấy ADN của lá bố trên Genbank (https:// www.ncbi.nlm.-<br />
An xoa non nguyên vẹn, không bị đứt gãy, nih.gov/nuccore/AB925611.1) mẫu đối chứng,<br />
đạt yêu cầu cho thí nghiệm tiếp theo. Cặp kết quả trình bày ở Hình 11.<br />
mồi rbcL sử dụng được thiết kế dựa trên Mức độ tương đồng khi so sánh trình tự<br />
trình tự báo cáo trước đây giúp khuếch đại đoạn rbcL của mẫu lá An xoa ở Bình Phước<br />
thành công đoạn rbcL, sản phẩm PCR có với mẫu đối chứng Helicteres hirsuta L. [mã<br />
kích thước 600 bp (Hình 10). số AB925611.1 – tác giả Toyama et al.,<br />
Trình tự đoạn rbcL của mẫu An xoa được xử 2015(7)] công bố trên Genbank bằng phương<br />
lý bằng phần mềm BioEdit 7.0.5. So với trình tự pháp BLAST là 100%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10: Kết quả điện di ADN của mẫu lá non (trái) và sản phẩm PCR đoạn rbcL (phải)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 677<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11: Kết quả so sánh trình tự giữa mẫu lá An xoa (Query) và mẫu đối chứng (Sbjct)<br />
BÀNLUẬN trình tự được thiết kế dựa trên trình tự tham<br />
khảo từ các báo cáo trước đây(2,5). Kết quả giải<br />
Việc định danh đúng nguyên liệu làm thuốc<br />
trình tự đoạn rbcL từ mẫu lá An xoa non thu hái<br />
là yêu cầu đầu tiên đóng vai trò quan trọng<br />
tại tỉnh Bình Phước cho thấy dược liệu khảo sát<br />
trong các nghiên cứu về dược liệu. Kiểm nghiệm<br />
có độ tương đồng là 100% so với trình tự đoạn<br />
dược liệu làm thuốc, tránh sai sót và nhầm lẫn<br />
rbcL của mẫu đối chứng Helicteres hirsuta L. đã<br />
nguồn nguyên liệu sử dụng góp phần quan<br />
được nhóm tác giả Toyama và cộng sự công bố<br />
trọng ngăn ngừa sự pha trộn dược liệu giả trong<br />
trên GenBank năm 2015(7). Từ đó gợi ý kết quả<br />
các thuốc từ dược liệu. Hiện nay, việc định danh<br />
phân tích mã vạch ADN của đoạn gen rbcL có<br />
dược liệu dựa trên đặc điểm thực vật gặp nhiều<br />
thể sử dụng để phân biệt loài An xoa với các loài<br />
khó khăn, nhất là đối với những loài có sự tương<br />
khác thuộc chi Helicteres phân bố nhiều ở các<br />
đồng cao về đặc điểm hình thái. Vì vậy, phương<br />
tỉnh của Việt Nam.<br />
pháp phân tích đặc điểm di truyền dựa trên mã<br />
vạch ADN càng ngày càng được quan tâm KẾTLUẬN<br />
nghiên cứu, ứng dụng trong định danh thực vật Đề tài đã quan sát và mô tả đặc điểm thực<br />
nói chung và dược liệu nói riêng. vật, đặc điểm vi phẫu, bột dược liệu của thân và<br />
Đối với An xoa, được sử dụng đầu tiên bởi lá An xoa. Giải trình tự đoạn rbcL của mẫu lá An<br />
người dân huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước trị xoa non thu hái ở tỉnh Bình Phước cho thấy mẫu<br />
các bệnh về gan, kể cả ung thư gan, đề tài này sử có độ tương đồng 100% so với trình tự ADN của<br />
dụng đoạn rbcL khuếch đại với cặp đoạn mồi có mẫu đối chứng Helicteres hirsuta L. được công bố<br />
<br />
<br />
678 Chuyên Đề Dược<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trên Genbank. Kết quả thu được góp phần trong 6. Sanger S, Nicklen S, Coulson AR (1977). DNA sequencing with<br />
chain-terminating inhibitors. Proc Natl Acad Sci USA, 74(12):<br />
công tác định danh loài làm nguyên liệu cho các pp.5463–5467.<br />
nghiên cứu về hóa thực vật hoặc tác dụng sinh 7. Toyama H, Kajisa T, Tagane S, Mase K, Chhang P, Samreth V,<br />
Ma V, Sokh H, Ichihashi R, Onoda Y, Mizoue N, Yahara T<br />
học của cây An xoa.<br />
(2015). Effects of logging and recruitment on community<br />
TÀILIỆUTHAMKHẢO phylogenetic structure in 32 permanent forest plots of<br />
Kampong Thom, Cambodia. Philos. Trans. R. Soc. Lond., B, Biol.<br />
1. Doyle JJ, Doyle JL (1990). Isolation of plant DNA from fresh<br />
Sci., 370 (1662).<br />
tissue. Focus, 12: pp.13-15. 8. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, 2, Nhà xuất<br />
2. Fazekas AJ, Burgess KS, Kesanakurti PR, et al. (2008). Multiple bản Y học, tr. 1011-1013.<br />
multilocus DNA barcodes from the plastid genome<br />
discriminate plant species equally well. PLOS One, 7: pp.e2802.<br />
3. Hall TA (1999). BioEdit: a user-friendly biological sequence Ngày nhận bài báo: 18/10/2018<br />
alignment editor and analysis program for Windows 95/98/NT.<br />
Nucl. Acids. Symp. Ser., 41: pp.95-98.<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018<br />
4. Istvan L (2010). GelAnalyzer version 2010, available at: Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019<br />
http://www.gelanalyzer.com.<br />
5. Levin RA, Wagner WL, Hoch PC, et al. (2003). Family-level<br />
relationships of onagraceae based on chloroplast rbcL and<br />
ndhF data. American Journal of Botany, 90: pp.107-115.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Dược 679<br />