
Khảo sát độc tính đối với màng tế bào hồng cầu của dung dịch chlorhexidine digluconate và dung dịch nước súc miệng chlorhexidine digluconate 1200 µg/mL
lượt xem 1
download

Bài viết trình bày việc sử dụng phương pháp xác định tính chất tan máu từ đó đánh giá sơ bộ độc tính của dung dịch CHX- D trên tế bào động vật, đại diện ở đây là tế bào hồng cầu. Đồng thời tiến hành xác định độc tính của một số dun4g dịch nước súc miệng có chứa CHX-D 1200 µg/mL được pha chế tại phòng thí nghiệm khoa Khoa học cơ bản – Trường Đại học Dược Hà Nội và một chế phẩm chứa CHX 1200 µg/mL có sẵn trên thị trường. Từ đó xác định nồng độ và loại tá dược pha thêm vào để có thể khử đặc tính tan máu của CHX- D trong nước súc miệng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát độc tính đối với màng tế bào hồng cầu của dung dịch chlorhexidine digluconate và dung dịch nước súc miệng chlorhexidine digluconate 1200 µg/mL
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 346 - 352 ASSESSMENT OF HEMOLYTIC TOXICITY OF CHLORHEXIDINE DIGLUCONATE AND 1200 µg/mL CHLORHEXIDINE DIGLUCONATE MOUTHWASH SOLUTION Nguyen Khac Tiep, Nguyen Ngoc Anh, Nguyen Duc Thien* Ha Noi University of Pharmacy ARTICLE INFO ABSTRACT Received: 15/8/2024 Chlorhexidine digluconate is an active ingredient that can kill many strains of microorganisms, it can destroy red blood cells causing Revised: 06/02/2025 hemolysis. The erythrocyte ability of chlorhexidine digluconate is Published: 07/02/2025 concentration-dependent, at a concentration of 20 µg/mL it is capable of disrupting the red blood cell membrane. When chlorhexidine KEYWORDS digluconate solution was at a concentration of 1200 µg/mL, the hemolysis rate increased to 84.7%, at 2000 µg/mL, the hemolysis rate Chlorhexidine was 97.45%. Combining PEG400, PEG4000 and PEG6000 with a PEG sample solution containing chlorhexidine digluconate 1200 µg/mL, the % of hemolysis decreases. The concentration of PEG400 is 15% in the Mouthwash chlorhexidine digluconate 1200 µg/mL sample and does not cause Cytotoxicity hemolysis. With PEG4000 at 3% concentration or PEG6000 at 4% Hemolytic concentration in chlorhexidine digluconate solution at 1200 µg/mL, the percentage of hemolysis was reduced to less than 5%, the test mixture was less toxic to red blood cells. The excipients that create flavor, color and taste in the mouthwash did not cause hemolysis and did not affect the antibacterial and lytic properties of chlorhexidine digluconate. The addition of PEG in mouthwashes using the antibacterial agent chlorhexidine digluconate is necessary to reduce its hemolytic effect. KHẢO SÁT ĐỘC TÍNH ĐỐI VỚI MÀNG TẾ BÀO HỒNG CẦU CỦA DUNG DỊCH CHLORHEXIDINE DIGLUCONATE VÀ DUNG DỊCH NƯỚC SÚC MIỆNG CHLORHEXIDINE DIGLUCONATE 1200 µg/mL Nguyễn Khắc Tiệp, Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Đức Thiện* Trường Đại học Dược Hà Nội THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Ngày nhận bài: 15/8/2024 Chlorhexidine digluconate là hoạt chất có khả năng diệt nhiều chủng vi sinh vật, nó có thể phá hủy hồng cầu gây ra tan máu. Khả năng phá hủy hồng Ngày hoàn thiện: 06/02/2025 cầu của chlorhexidine digluconate phụ thuộc vào nồng độ. Ở nồng độ 20 Ngày đăng: 07/02/2025 µg/mL nó đã có khả năng phá vỡ màng tế bào hồng cầu. Khi dung dịch chlorhexidine digluconate ở nồng độ 1200 µg/mL thì tỷ lệ tan máu tăng lên 84,7%, ở 2000 µg/mL thì tỷ lệ tan máu là 97,45%. Phối hợp PEG400, TỪ KHÓA PEG4000 và PEG6000 với dung dịch mẫu thử chứa chlorhexidine Chlorhexidine digluconate 1200 µg/mL thì tỷ lệ tan máu giảm. Nồng độ PEG400 là 15% trong mẫu thử chlorhexidine digluconate 1200 µg/mL thì không gây ra tan PEG máu. Với PEG4000 nồng độ 3% hoặc PEG6000 nồng độ 4% trong dung Nước súc miệng dịch chlorhexidine digluconate 1200 µg/mL thì tỷ lệ tan máu giảm xuống Độc tính trên tế bào dưới 5%, hỗn hợp thử ít gây độc tính lên tế bào hồng cầu. Các tá dược tạo mùi, màu và vị trong nước súc miệng không gây tan máu và không ảnh Tan máu hưởng đến đặc tính kháng khuẩn và gây tan máu của chlorhexidine digluconate. Việc bổ sung PEG trong nước súc miệng sử dụng chất kháng khuẩn chlorhexidine digluconate là cần thiết để giảm khả năng tan máu. DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.10947 * Corresponding author. Email: thiennd@hup.edu.vn http://jst.tnu.edu.vn 346 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 346 - 352 1. Giới thiệu Hiện nay, các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi và viêm nha chu đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2023 có khoảng 3,5 tỷ người trên toàn thế giới bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý răng miệng, trong đó sâu răng và viêm nha chu là hai bệnh phổ biến nhất, đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi [1]. Trong bối cảnh đó, các chất sát khuẩn có nguồn gốc hóa học đã được nghiên cứu và phát triển nhằm hỗ trợ việc kiểm soát và ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng [2]. Chlorhexidine (CHX) là một trong những chất sát khuẩn được sử dụng rộng rãi và được coi là hóa chất vàng trong việc điều trị và phòng ngừa các bệnh lý răng miệng. CHX là một bis- guanide sát khuẩn và khử khuẩn, có hiệu quả trên phạm vi rộng đối với các vi khuẩn Gram dương và Gram âm, nấm men, nấm da và các virus ưa lipid [3]. In vitro, tác dụng kháng khuẩn của CHX liên quan đến khả năng làm thay đổi tính thấm của màng tế bào [4]. Ở nồng độ thấp (0,02%- 0,06%) CHX gây ra sự dịch chuyển ion Ca2+, Mg2+ và mất K+ khỏi thành tế bào, dẫn đến tác dụng kìm khuẩn [5]. Ở nồng độ cao (> 0,1%), CHX gây rò rỉ tất cả các thành phần nội bào chính ra khỏi tế bào, dẫn đến tác dụng diệt khuẩn. Tác dụng trên virus của CHX tương tự như đối với vi khuẩn. CHX có thể vô hiệu hóa các loại virus có vỏ bọc, chẳng hạn như herpes virus, tác nhân gây ra bệnh nhiễm trùng ngoài da. Tuy nhiên, CHX ít có tác dụng đối với các loại virus không có vỏ bọc, bao gồm virus gây u nhú ở người (HPV) [6]. Đối với vi nấm, ngoài khả năng làm thay đổi tính thấm của màng tế bào, tác dụng chống nấm của CHX còn liên quan đến việc ngăn ngừa sự hình thành biofilm trên cả bề mặt sinh học và phi sinh học [7]. Với tác dụng vượt trội trên, CHX thường được sản xuất ở nhiều dạng bào chế khác nhau như: nước súc miệng, gel, vecni, v.v. và được sử dụng rộng rãi để điều trị và phòng ngừa các vấn đề liên quan tới răng miệng. Đi kèm với tác dụng đó, hoạt chất này có thể gây ra độc tính trên các tế bào tại vị trí sử dụng như độc tính trên tế bào ngà răng [8]. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít nghiên cứu hướng tới đánh giá độc tính của hoạt chất này trên các tế bào. Xác định tính chất tan máu trong ống nghiệm là một phương pháp phổ biến và quan trọng để đánh giá sơ bộ độc tính của hóa chất, thuốc hoặc bất kỳ thiết bị hoặc vật liệu y tế nào tiếp xúc với máu. Đánh giá mức độ mà hợp chất gây ra sự phá vỡ màng hồng cầu, do đó gây ra sự giải phóng năng lượng tế bào, đây là bước đầu tiên trong các đánh giá độc tính tế bào [9]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp xác định tính chất tan máu từ đó đánh giá sơ bộ độc tính của dung dịch CHX- D trên tế bào động vật, đại diện ở đây là tế bào hồng cầu. Đồng thời tiến hành xác định độc tính của một số dun4g dịch nước súc miệng có chứa CHX-D 1200 µg/mL được pha chế tại phòng thí nghiệm khoa Khoa học cơ bản – Trường Đại học Dược Hà Nội và một chế phẩm chứa CHX 1200 µg/mL có sẵn trên thị trường. Từ đó xác định nồng độ và loại tá dược pha thêm vào để có thể khử đặc tính tan máu của CHX- D trong nước súc miệng. 2. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nguyên liệu CHX-D 20% hãng Evonik, Đức. Các tá dược NaF, sulcralose, sorbitol, isopropanol, xanh patent, PEG400, PEG4000 và PEG6000 có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các chủng VSV E. coli ATCC 25922, S. aureus ATCC 33591, C. albicans ATCC 10231, S. mutans ATCC 25175 được cung cấp bởi phòng nghiên cứu dược lý phân tử và tế bào (FACM) - Đại học công giáo Louvain, Vương quốc Bỉ và Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương. Các dung dịch nước súc miệng chứa CHX - D 1200 µg/mL được bào chế và bảo quản tại phòng thí nghiệm Khoa Khoa học cơ bản, Trường Đại học Dược Hà Nội. Dung dịch X là chế phẩm có sẵn trên thị trường và chứa CHX-D nồng độ 1200 µg/mL Máu chuột được lấy từ chuột bạch từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương dùng trong thí nghiệm xác định độc tính đối với màng tế bào hồng cầu. http://jst.tnu.edu.vn 347 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 346 - 352 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thử nghiệm tan máu được phát triển từ phương pháp trong công bố của Nguyễn Thu Hằng và cộng sự [10]. Cụ thể, mẫu máu được lấy và đựng trong ống có chứa Heparin để tránh hiện tượng đông máu. Cách xử lý máu để loại bỏ hết các thành phần gây đông máu như sau: thêm một thể tích NaCl 0,9% bằng thể tích máu thu được sau đó đem ly tâm ở tốc độ 4000 vòng/phút, nhiệt độ 4 oC trong vòng 5 phút trên máy ly tâm lạnh Sigma 3-18K Sartorius. Loại bỏ phần dịch trong nổi ở phía trên. Lặp lại bước rửa 3 lần. Sau đó pha loãng cặn hồng cầu thu được theo tỉ lệ 1: 100 trong NaCl 0,9% để thu được hỗn dịch hồng cầu 1%. Chuẩn bị mẫu thử ở nồng độ gấp 10 lần nồng độ cần khảo sát. Mẫu chứng dương là dung dịch Triton 1%. Mẫu chứng âm là dung dịch NaCl 0,9%. Sử dụng Eppendorf 2mL, trộn 80 µl với 100 µl hỗn dịch máu thu được ở trên và 20 µl tất cả các mẫu thử sau đó ủ ở nhiệt độ phòng 20 phút. Đem các mẫu đi ly tâm ở 6000 vòng/phút, nhiệt độ 4 o C trong vòng 2 phút để tách tế bào hồng cầu và thu dịch ly tâm có chứa hemoglobin (nếu tế bào hồng cầu bị ly giải). Dịch ly tâm thu được chuyển sang đĩa 96 giếng, đo độ hấp thụ A tại bước sóng 405 nm bằng máy đọc vi đĩa 96 giếng huỳnh quang - UV Varioskan Lux. Làm tương tự với mẫu chứng dương và chứng âm. Tỷ lệ phần trăn tan máu (HR(%)) được tính theo công thức sau: 𝐴 𝑚ẫ𝑢 𝑡ℎử − 𝐴 𝑐ℎứ𝑛𝑔 â𝑚 𝐻𝑅(%) = 𝐴 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑑ươ𝑛𝑔 − 𝐴 𝑐ℎứ𝑛𝑔 â𝑚 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Độc tính trên tế bào hồng cầu của dung dịch CHX-D Tiến hành khảo sát độc tính của CHX-D được đánh giá qua khả năng gây ly giải tế bào hồng cầu với dãy nồng độ tăng dần 20 - 50 – 100 – 200 – 400 – 800 – 1200 - 2000 µg/mL, bắt đầu từ nồng độ tạo nên tác dụng diệt vi sinh vật. Kết quả được thể hiện dưới dạng đường cong nồng độ (log10 C – µg/L) - đáp ứng (sự ly giải tế bào hồng cầu - %tan máu) như Hình 1 dưới đây. Hình 1. Đồ thị HR (%) theo log10 nồng độ dung dịch CHX-D Trong nhiều nghiên cứu, CHX-D được chứng minh có tác dụng trên vi khuẩn Gram âm, Gram dương và vi nấm với MIC (nồng độ tối thiểu ức chế vi sinh vật) ở trong khoảng từ 1-6 µg/mL và MBC/MFC (nồng độ tối thiểu diệt khuẩn/diệt nấm) trong khoảng từ 6-20 µg/mL. Theo Hình 1, ngay từ các nồng độ gần với giá trị MBC đối với các VSV ở dạng tự do (20 µg/mL), CHX-D có khả năng làm màng tế bào hồng cầu bị phá vỡ, giải phóng thành phần hemoglobin ra dịch ngoại http://jst.tnu.edu.vn 348 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 346 - 352 bào, gây ra tan máu. Khả năng phá hủy hồng cầu của CHX-D phụ thuộc vào nồng độ. Khi tăng nồng độ chất thử, HR tăng. Khi nồng độ CHX-D đạt 1200 µg/mL (0,12%), HR tăng lên 84,7%. Ở nồng độ 2000 µg/mL (0,2%), CHX-D gây tan máu tương đương với chứng dương là dung dịch Triton 1% có HR là 97,45%. CHX-D đã được chứng minh là có khả năng phá hủy hồng cầu ở phạm vi nồng độ tương tự như nồng độ cần thiết để tạo ra tác dụng kháng khuẩn. Điều này có thể do cách thức CHX-D tác động lên VSV và gây ra trên tế bào hồng cầu là tương tự nhau [11]. Theo in vitro, tác dụng chống vi khuẩn của CHX-D đều liên quan đến sự thay đổi tính thấm của màng tế bào. Ở nồng độ thấp (200- 600 µg/mL) CHX-D tạo tác dụng kìm khuẩn. Ở nồng độ cao (>0,1%) CHX-D gây rò rỉ tất cả các thành phần chính của nội bào ra khỏi tế bào, dẫn đến tác dụng diệt khuẩn [12]. 3.2. Độc tính trên tế bào hồng cầu của dung dịch CHX-D phối hợp với PEG Do tác dụng phá hủy màng hồng cầu cho nên việc sử dụng các dung dịch nước súc miệng (NSM) có chứa thành phần CHX-D trên các vùng da tổn thương tại niêm mạc miệng có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa lành vết thương. Trong các công thức NSM có chứa CHX-D, PEG là một tá dược phổ biến, giúp điều chỉnh độ nhớt của chế phẩm mà không gây kích ứng niêm mạc. Ngoài ra, PEG còn có khả năng làm giảm tình trạng tan máu của các hợp chất phenolic [13]. Theo Howard C. Ansel, với dung dịch chứa CHX, khi bổ sung PEG, hoạt tính tan máu của dung dịch sẽ giảm. Nhờ sự có mặt của PEG, quá trình hấp phụ của CHX lên màng tế bào hồng cầu sẽ bị cản trở, giúp các tế bào trên tồn tại ở trạng thái nguyên vẹn, không bị phá vỡ [14]. Phối hợp CHX-D 1200 µg/mL với PEG400, PEG4000 và PEG6000 ở các nồng độ khác nhau, sau đó khảo sát độc tính của các mẫu thử trên thông qua đánh giá khả năng làm ly giải hồng cầu trong máu chuột. Kết quả HR của CHX-D với PEG được thể hiện ở Hình 2. Hình 2. Đồ thị HR của dung dịch CHX-D 1200 µg/mL khi kết hợp với: a) PEG400, b) PEG4000 và c) PEG6000 Từ kết quả ở Hình 2 cho thấy cả PEG400, PEG4000 và PEG6000 đều có tác dụng làm giảm độc tính của mẫu thử chứa CHX-D 1200 µg/mL. Nói chung khi nồng độ PEG càng tăng trong mẫu thử chứa CHX-D 1200 µg/mL thì mức độ tan máu của dung dịch thử càng giảm. Hình 2a cho thấy dung dịch phối hợp PEG400 ở nồng độ thấp dưới 6% thì tỷ lệ tan máu trên 80%, chưa tạo đáp ứng trên tế bào hồng cầu. Để ngăn chặn hoàn toàn tác động của CHX-D lên tế bào hồng cầu, nồng độ PEG400 phải tăng đến 15%. Tuy vậy, chế phẩm NSM chứa nồng độ PEG400 15% sẽ làm ảnh hưởng tới thể chất của dung dịch, gây bất tiện cho người sử dụng. http://jst.tnu.edu.vn 349 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 346 - 352 Với PEG4000 và PEG6000 phối hợp với dung dịch cho đáp ứng trên tế bào hồng cầu ngay từ nồng độ thấp ở Hình 2b và 2c. Khi dung dịch thử CHX-D 1200 µg/mL được phối hợp với 1% PEG4000 hoặc PEG6000, tỷ lệ tan máu của hỗn hợp là 80%. Khi phối hợp dung dịch CHX-D 1200 µg/mL với PEG4000 nồng độ 3% hoặc PEG6000 nồng độ 4%, mức độ ly giải hồng cầu của dung dịch thử giảm xuống dưới 5%, hỗn hợp thử ít gây độc tính lên tế bào hồng cầu. Cả 3 loại PEG đều có tác dụng làm giảm độc tính tan máu của dung dịch CHX-D. Phối hợp PEG400 nồng độ 12,5%, PEG4000 nồng độ 3% hoặc PEG6000 nồng độ 4%, dung dịch CHX 1200 µg/mL ít/ gần như không gây tan máu. Như vậy, PEG có khả năng tác động lên màng tế bào hồng cầu, ngăn chặn độc tính của CHX-D lên màng tế bào này. Khảo sát khả năng ảnh hưởng của PEG lên tính chất kháng khuẩn của CHX-D các thí nghiệm xác định MIC của dung dịch CHX-D khi phối hợp với PEG và MIC của CHX-D nguyên chất. Ở đây chúng tôi lựa chọn 4 VSV là E. coli, S. aureus, C. albicans, S. mutans có nhiều trong khoang miệng để khảo sát MIC. Kết quả MIC của dung dịch CHX-D phối hợp với PEG và CHX-D biểu thị ở Bảng 1. Bảng 1. MIC của CHX-D và dung dịch CHX-D khi kết hợp với PEG MIC (µg/mL CHX-D) Chủng VSV CHX-D 1200 µg/mL + CHX-D 1200 µg/mL CHX-D 1200 µg/mL CHX-D 12,5% PEG400 + 3% PEG400 + 4% PEG400 E. coli ATCC 25922 1,5 3 1,5 3 S. aureus ATCC 33591 1,5 1,5 3 3 C. albicans ATCC 10231 1,5 3 1,5 0,75 S. mutans ATCC 25175 3 3 1,5 6 Dung dịch CHX-D có MIC trong khoảng 1,5-3 µg/mL. Khi bổ sung PEG400 nồng độ 12,5%, PEG4000 nồng độ 3% hoặc PEG6000 nồng độ 4%, MIC của CHX-D gần như không đổi, dao động trong khoảng 0,75-6 µg/mL. Phối hợp 3 loại PEG vào dung dịch CHX-D 1200 µg/mL không làm thay đổi MIC của chất thử. Do vậy, có thể kết luận rằng PEG có tác dụng làm giảm độc tính trên tế bào hồng cầu của dung dịch CHX-D, tuy nhiên không làm ảnh hưởng tới tác dụng trên VSV của chất thử. 3.3. Độc tính trên tế bào hồng cầu của dung dịch NSM chứa CHX-D 1200 µg/mL Trong chế phẩm NSM thường gồm nhiều thành phần có tác dụng hỗ trợ để có sản phẩm thương mại phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Cho nên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các tá dược trong công thức NSM lên tế bào hồng cầu. Ở đây, tỷ lệ khối lượng của các tá dược thường được sử dụng trong công thức NSM được khảo sát, kết quả tác động lên màng tế bào hồng cầu ở trong bảng 2. Bảng 2. Ảnh hưởng của các tá dược trong NSM lên màng tế bào hồng cầu STT Thành phần Hàm lượng Tác động lên màng tế bào hồng cầu (%) 1 CHX-D 20% 0,12 Gây độc tính trên tế bào hồng cầu từ nồng độ 20 µg/mL (0,002%) 2 Natri Floride 0,1 Không ảnh hưởng 3 400 12,5 Không ảnh hưởng PEG 4000 3 Không ảnh hưởng 6000 4 Không ảnh hưởng 4 Sulcralose 0,08 Không ảnh hưởng 5 Sorbitol 4 Không ảnh hưởng 6 Tinh dầu bạc hà 0,015 Không ảnh hưởng 7 Isopropanol 4 Không ảnh hưởng 8 Xanh patent 0,45 Không ảnh hưởng 9 Nước cất 2 lần Vừa đủ Không ảnh hưởng http://jst.tnu.edu.vn 350 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 346 - 352 Tiến hành bào chế 4 mẫu dung dịch NSM đều chứa CHX-D 1200 µg/mL theo 4 công thức có thành phần như Bảng 3. Các công thức NSM này có các tính chất vật lý phù hợp với tiêu chuẩn NSM, màu sắc và mùi vị. Bảng 3. Thành phần các dung dịch NSM chứa CHX-D 1200 µg/mL Hàm lượng (%) Thành phần Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Sorbitol 4 4 4 4 Sulcralose 0,08 0,08 0,08 0,08 Natri Floride 0,1 0,1 0,1 0,1 Xanh pathen 0,45 0,45 0,45 0,45 Tinh dầu bạc hà 0,015 0,015 0,015 0,015 Nước cất Vừa đủ Vừa đủ Vừa đủ Vừa đủ CHX-D 0,12 0,12 0,12 0,12 PEG400 0 12,5 0 0 PEG4000 0 0 3 0 PEG6000 0 0 0 4 Tiến hành xác định độc tính tan máu của 4 dung dịch NSM trên sau khi bào chế và một mẫu thương mại X trên thị trường đều chứa CHX-D 1200 µg/mL. Kết quả độc tính trên tế bào hồng cầu được cho ở Bảng 4. Bảng 4. Độc tính trên tế bào hồng cầu của 4 mẫu dung dịch NSM và mẫu thương mại Mẫu CHX-D 1200 µg/mL Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4 Mẫu X HR (%) 87% 86,5% 3,6% 2,5% 2,3% 8,6% Với mẫu 1 là NSM không chứa PEG, mức độ ly giải hồng cầu tương đương với dung dịch chứa CHX-D 1200 µg/mL. Các mẫu 2, 3 và 4 là mẫu NSM đã bổ sung thêm lần lượt là 12,5% PEG400, 3% PEG4000 và 4% PEG6000 thì HR nhỏ hơn 4%. Còn với mẫu thương mại X trong thành phần cũng có PEG cho nên có HR= 8,6%. Như vậy, có thể thấy rằng mẫu 4 NSM với 4% PEG6000 trong công thức thì HR là nhỏ nhất 2,3%, có thể coi như NSM mẫu 4 không có khả năng gây tan máu. Vậy, các mẫu NSM có CHX-D thì sự bổ sung PEG là cần thiết để giảm độc tính lên tế bào hồng cầu. 4. Kết luận CHX-D là hoạt chất kháng khuẩn nhiều chủng VSV, nó có thể phá hủy màng tế bào hồng cầu ngay ở nồng độ có khả năng diệt VSV. Khả năng làm tan máu của CHX-D và NSM chứa hoạt chất kháng khuẩn là CHX-D được xác định thông qua đo độ hấp thụ huyết sắc tố ở bước sóng 405 nm. Bổ sung PEG400, PEG4000 hoặc PEG6000 vào dung dịch CHX-D, mức độ gây tan máu giảm mạnh, nhưng không gây ảnh hưởng tới khả năng kháng khuẩn của hoạt chất này. Các dung dịch NSM chứa CHX-D và các tá dược tạo màu, mùi, vị ở nồng độ thích hợp đều không gây độc tính lên tế bào máu. Kết quả cho thấy các NSM nên bổ sung thêm PEG thích hợp để giảm khả năng gây tan máu khi sử dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] World Health Organization, Global oral health status report: towards universal health coverage for oral health by 2030. Regional summary of the African Region, 2023. [2] D. Osso and N. Kanani, "Antiseptic mouth rinses: an update on comparative effectiveness, risks and recommendations," American Dental Hygienists' Association, vol. 87, no. 1, pp. 10-18, 2013. [3] Z. L. Brookes, et al., "Current uses of chlorhexidine for management of oral disease: a narrative review," Journal of dentistry, vol. 103, 2020, Art. no. 103497. [4] P. Gilbert and L. Moore, "Cationic antiseptics: diversity of action under a common epithet," Journal of applied microbiology, vol. 99, no. 4, pp. 703-715, 2005. [5] F. Cieplik, et al., "Resistance toward chlorhexidine in oral bacteria–is there cause for concern?" Frontiers in microbiology, vol. 10, 2019, Art. no. 587. http://jst.tnu.edu.vn 351 Email: jst@tnu.edu.vn
- TNU Journal of Science and Technology 230(05): 346 - 352 [6] G. Kampf, et al., "Persistence of coronaviruses on inanimate surfaces and their inactivation with biocidal agents," Journal of hospital infection, vol. 104, no. 3, pp. 246-251, 2020. [7] A. R. A. Ghazal, et al., "Efficacy of removing Candida albicans from orthodontic acrylic bases: an in vitro study," BMC oral health, vol. 19, pp. 1-7, 2019. [8] F. C. R. Lessa, et al., "Toxicity of chlorhexidine on odontoblast-like cells," Journal of Applied Oral Science, vol. 18, pp. 50-58, 2010. [9] I. P. Sæbø, et al., "Optimization of the hemolysis assay for the assessment of cytotoxicity," International journal of molecular sciences, vol. 24, no. 3, 2023, Art. no. 2914. [10] T. H. Nguyen et al., “Anti-inflammatory properties of the ethanol extract from Clerodendrum cyrtophyllum Turcz based on in vitro and in vivo studies,” J. Ethnopharmacol., vol. 254, no. 3, p. 112739, 2020. [11] J. E. Jensen, "The comparative effect of chlorhexidine and cetrimonium bromide on erythrocyte membranes," Acta Pharmacol Toxicol (Copenh), vol. 38, no. 5, pp. 465-473, 1976. [12] P. Gilbert and L. E. Moore, "Cationic antiseptics: diversity of action under a common epithet," J Appl Microbiol, vol. 99, no. 4, pp. 703-715, 2005. [13] H. C. Ansel, "Influence of polyethylene glycols on the hemolytic activity of phenolic preservatives," J Pharm Sci, vol. 54, no. 8, pp. 1159-1162, 1965. [14] H. C. Ansel, "Hemolysis of erythrocytes by antibacterial preservatives. IV. Hemolytic activity of chlorhexidine diacetate," J Pharm Sci, vol. 56, no. 5, pp. 616-619, 1967. http://jst.tnu.edu.vn 352 Email: jst@tnu.edu.vn

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Rau Sam làm thuốc
3 p |
123 |
12
-
Khắc phục những tác dụng không mong muốn
3 p |
132 |
10
-
Để có một tuổi già hạnh phúc
5 p |
116 |
3
-
Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và độc tế bào ung thư gan người HepG2 in vitro của các phân đoạn từ rễ, thân xáo tam phân [paramignya trimera (oliv.) burkill]
8 p |
9 |
3
-
Đánh giá hiệu quả và độc tính của xạ trị ngắn ngày tiền phẫu ung thư trực tràng giai đoạn II – III đối với bệnh nhân ≥ 70 tuổi hoặc chống chỉ định hóa trị
8 p |
3 |
2
-
Đặc điểm kháng kháng sinh của Helicobacter pylori tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giai đoạn từ 2019 đến 2022
8 p |
4 |
2
-
Khảo sát tỉ lệ và ảnh hưởng của suy dinh dưỡng lên thời gian nằm viện ở bệnh nhân hội chứng vành cấp cao tuổi
8 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
