YOMEDIA
ADSENSE
Khảo sát đột biến gen SCN1A trên nhóm bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Dravet
49
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đột biến trên gen SCN1A xảy ra trên 70- 80% bệnh nhi mắc hội chứng Dravet với hầu hết các đột biến là de novo và khoảng 5% là di truyền từ bố mẹ. Hơn 1000 đột biến trên gen SCN1A đã được công bố cho tới nay nhưng ở Việt Nam chưa công bố nào về dữ liệu đột biến trên gen SCN1A trên bệnh nhân mắc hội chứng Dravet.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát đột biến gen SCN1A trên nhóm bệnh nhi Việt Nam mắc hội chứng Dravet
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
KHẢO SÁT ĐỘT BIẾN GEN SCN1A TRÊN NHÓM BỆNH NHI VIỆT NAM<br />
MẮC HỘI CHỨNG DRAVET<br />
Huỳnh Thị Diệu Hiền1, Lê Thị Khánh Vân2, Huỳnh Thị Thúy Kiều2, Đỗ Thị Thu Hằng3<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tổng quan: Hội chứng Dravet là một trong những hội chứng động kinh nghiêm trọng và hiếm gặp, xảy ra ở<br />
trẻ nhỏ với tỷ lệ 1/20,000 – 1/40,000. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hội chứng Dravet là đột biến trên gen SCN1A<br />
mã hóa cho tiểu phần alpha 1.1 của kênh Natri đáp ứng điện áp. Đột biến trên gen SCN1A xảy ra trên 70- 80%<br />
bệnh nhi mắc hội chứng Dravet với hầu hết các đột biến là de novo và khoảng 5% là di truyền từ bố mẹ. Hơn<br />
1000 đột biến trên gen SCN1A đã được công bố cho tới nay nhưng ở Việt Nam chưa công bố nào về dữ liệu đột<br />
biến trên gen SCN1A trên bệnh nhân mắc hội chứng Dravet.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bao gồm 20 bệnh nhân mắc hội chứng Dravet được chẩn đoán và<br />
điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng 04/2014 – 04/2016. Đột biến trên gen SCN1A được phát hiện bằng<br />
kỹ thuật PCR-giải trình tự Sanger và MLPA (multiplex ligation-dependent probe amplification) và phân tích<br />
bằng các phần mềm dự đoán cấu trúc kết hợp với các cơ sở dữ liệu.<br />
Kết quả: Chúng tôi phát hiện 15 ca có đột biến trên gen SCN1A (chiếm 75% trên tổng số ca phân tích),<br />
trong đó có 7 đột biến chưa từng được công bố. Trong 15 đột biến phát hiện được có 9 đột biến sai nghĩa<br />
(missense), 4 đột biến cắt cụt (truncation), 1 đột biến mất đoạn lớn (large deletion), 1 đột biến vùng intron. Sáu<br />
trong 9 đột biến sai nghĩa xảy ra trên vùng hình thành lỗ. Kiểm tra đột biến trên bố mẹ được thực hiện ở 10<br />
trường hợp bệnh nhi mang đột biến cho thấy 10/10 ca đều là đột biến de novo.<br />
Kết luận: Nghiên cứu đã cung cấp 7 đột biến mới vào dữ liệu đột biến gen SCN1A đồng thời tạo tiền đề<br />
khoa học cho chẩn đoán, điều trị và tư vấn di truyền đối với bệnh nhân mắc hội chứng Dravet ở Việt Nam.<br />
Từ khóa: SCN1A, Hội chứng Dravet trên bệnh nhi Việt Nam, PCR- Sequencing, MLPA.<br />
ABSTRACT<br />
SCN1A MUTATIONAL ANALYSIS IN VIETNAMESE CHILDREN WITH DRAVET SYNDROME<br />
Huynh Thi Dieu Hien, Le Thi Khanh Van, Huynh Thi Thuy Kieu, Do Thi Thu Hang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 339 - 347<br />
<br />
Background: Dravet syndrome is a rare and severe disorder that begins in infancy, with an estimated<br />
incidence rate of 1/20.000- 1/40.000. Dravet syndrome is mainly caused by mutations in SCN1A, the gene<br />
encoding voltage-gated sodium channel α1 subunit. It has been found that 70-80% of Dravet syndrome cases are<br />
caused by mutations in SCN1A and more than 1000 mutations in SCN1A gene have been published until now.<br />
These SCN1A mutations in Dravet syndrome are exclusively arise de novo, but about 5% mutations are inherited<br />
from parents. Until now, SCN1A mutations in Vietnamese patients with Dravet Syndrome have not been studied<br />
yet.<br />
Methods: Twenty Dravet syndrome patients who were diagnosed and treated at Children Hospital 2 from<br />
04/2014 – 04/2016 were included in the study. SCN1A mutations were detected by PCR-Sanger sequencing and<br />
<br />
<br />
* Bộ môn Miễn Dịch Học- Di Truyền Y Học, Khoa Y, Đại học Quốc gia TP. HCM.<br />
** Khoa Thần Kinh-Bệnh viện Nhi Đồng II<br />
***Bộ môn Sinh Hóa – Sinh học Phân tử, Khoa Y, Đại học Quốc gia TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS. Đỗ Thị Thu Hằng ĐT: 01634009659 Email: hangdo009@gmail.com<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 339<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
MLPA (multiplex ligation-dependent probe amplification) and were analyzed by annotation tools along with<br />
multiple databases.<br />
Result: We identified 15 mutations including 7 mutations that have not been previously published. Among<br />
15 SCN1A mutations, 9 were missense mutations; 4 were truncating mutations; 1 was large deleting mutation;<br />
and the remaining one occurred in an intron region. Six of 9 missense mutation occurred in the pore region of<br />
Nav1.1. The parental DNAs of 10 mutation positive cases were available for analysis- and revealed that all of the<br />
mutations occurred de novo.<br />
Conclusions: Our study provided 7 new mutations into SCN1A mutation database as well as established<br />
scientific basis for a diagnostics, treatment, and genetic counseling for Vietnamese patients with Dravet<br />
syndrome.<br />
Keywords: SCN1A, Children Vietnamese Dravet Syndrome, PCR- Sequencing, MLPA.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Genetic epilepsy Febrile Seizures Plus). Trẻ bị<br />
bệnh thường phát triển bình thường trong năm<br />
Hội chứng Dravet (DS) được mô tả lần đầu đầu đời nhưng sau đó bắt đầu suy giảm nhận<br />
bởi nữ bác sĩ người Pháp Charlotte Dravet vào thức, rối loạn hành vi và thường có các nét tự kỷ<br />
năm 1978. Bệnh lần đầu tiên được biết đến với hoặc tăng động. Tiên lượng bệnh rất xấu với<br />
tên gọi động kinh giật cơ nghiêm trọng ở trẻ nhỏ động kinh kéo dài suốt đời, phát triển nhận thức<br />
(SMEI: severe myoclonic epilepsy of infancy) ở người bệnh kém và nguy cơ đột tử cao(5,11,14).<br />
(MIM # 607208). Sau khi các ca bệnh không điển Ngoài hội chứng Dravet điển hình, nhiều trường<br />
hình trong đó không có dạng giật cơ xảy ra được<br />
hợp được ghi nhận trong đó bệnh nhi thiếu các<br />
ghi nhận, tên SMEI được đổi thành hội chứng<br />
đặc điểm đặc trưng nào đó. Nhóm bệnh nhi này<br />
Dravet(7,20). Hội chứng Dravet được phân loại lâm được xếp vào hội chứng Dravet nhẹ hay không<br />
sàng từ năm 1989 bởi Liên đoàn chống động điển hình (severe myoclonic epilepsy borderline<br />
kinh quốc tế (International League Against<br />
hay viết tắt thành SMEB)(5).<br />
Epilepsy)(2,7). Bệnh thường khởi đầu bởi các cơn<br />
Năm 2001, Claes và cộng sự lần đầu tiên<br />
co giật xảy ra ở trẻ nhỏ khoảng 6 tháng tuổi đang<br />
công bố nguyên nhân gây hội chứng Dravet là<br />
phát triển bình thường. Những cơn co giật đầu<br />
đột biến trên gen SCN1A, gen mã hóa cho tiểu<br />
tiên thường liên quan đến sốt nhưng cũng có thể<br />
phần alpha 1.1 của kênh Natri đáp ứng điện<br />
không kèm theo sốt; chúng thường kéo dài và có<br />
áp(3). Gen SCN1A nằm trên cánh dài nhiễm sắc<br />
thể diễn tiến thành trạng thái động kinh(7,14). Các<br />
thể số 2, bao gồm 26 exon và trải dài trên<br />
dạng co giật khác như giật cơ, vắng ý thức, cơn<br />
100kb của bộ gen, mã hóa cho phân tử mRNA<br />
cục bộ phức tạp xuất hiện sau và có thể xảy ra<br />
gồm 6030 bp(13). Nghiên cứu trong 10 năm trở<br />
kèm theo sốt hoặc không. Đặc điểm quan trọng<br />
lại đây cho thấy có đến 70%- 80% bệnh nhi<br />
của hội chứng Dravet là co giật rất nhạy cảm với<br />
mắc hội chứng Dravet bị đột biến trên gen<br />
nhiệt độ, tuy nhiên nhạy với ánh sáng hoặc các<br />
SCN1A(7,15). Trong đó gần 90% các đột biến là<br />
yếu tố kích thích thị giác đôi khi cũng xuất<br />
hiện(14). Kết quả MRI không ghi nhận bất thường. de novo và có khoảng 5% đột biến gen SCN1A<br />
Kết quả EEG trong giai đoạn khởi phát thường là di truyền từ cha mẹ bệnh nhi(5). Ở bệnh<br />
không ghi nhận sóng động kinh nhưng từ năm nhân mang đột biến de novo (đột biến mới phát<br />
thứ hai trở đi thường xuất hiện sóng động kinh sinh không do di truyền từ bố hoặc mẹ) được<br />
toàn thể. Vì vậy, ở giai đoạn khởi phát, trẻ xem như là 1 yếu tố làm tăng bằng chứng đột<br />
thường bị chẩn đoán nhầm với sốt co giật lành biến là gây bệnh(17). Trong hội chứng Dravet,<br />
tính hoặc với các hội chứng động kinh phổ biến đột biến điểm xuất hiện trên gen SCN1A<br />
khác như động kinh sốt cao co giật cộng (GEFS+: chiếm tỷ lệ cao (gần 94%), là loại đột biến tìm<br />
<br />
<br />
340 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
thấy khá đa dạng bao gồm đột biến sai nghĩa ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
(missense), đột biến vô nghĩa (nonsense), đột<br />
Bệnh nhân<br />
biến cắt cụt (truncation) bao gồm: đột biến<br />
vùng cắt nối (splice- site), đột biến lệch khung Hai mươi bệnh nhi tham gia nghiên cứu có<br />
đọc mã (frameshift)(12). Đột biến tái sắp xếp độ tuổi từ 1,2 đến 8,8 tuổi, mắc hội chứng Dravet<br />
trình tự bao gồm đột biến mất hoặc lập đoạn được chẩn đoán và điều trị tại khoa thần kinh,<br />
trên 1 hoặc cả 2 allele chỉ chiếm khoảng 6% bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM. Các tiêu chuẩn<br />
còn lại(13,16). Ngoài kiểu hình chính là hội chẩn đoán được tham khảo theo các nghiên cứu<br />
chứng Dravet, đột biến SCN1A còn xuất hiện của Dravet C. và cộng sự(2,11,20). Nghiên cứu được<br />
rải rác ở một số bệnh nhân mắc động kinh sốt sự đồng ý của tất cả người nhà bệnh nhi và được<br />
cao co giật cộng, động kinh giật cơ mất cân hội đồng Khoa học/Y đức của bệnh viện Nhi<br />
bằng tư thế (Doose syndrome), động kinh toàn Đồng II thông qua (mã số đề tài:<br />
thể vô căn nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, hội chứng CS/N2/15/01HT). Mẫu được thu từ tháng 04/2014<br />
West, hội chứng Lennox-Gastaut, viêm não đến tháng 04/2016.<br />
Rasmussen, các rối loạn không thuộc động Tách chiết DNA<br />
kinh gồm tự kỷ di truyền, đau nửa đầu có tính Máu ngoại biên bệnh nhi mắc hội chứng<br />
chất gia đình, hội chứng Dravet được bảo quản trong ống EDTA, sau đó<br />
Panayiotopoulos,…(16). Mặt khác, ngoài gen được tách chiết bằng kit QIAamp Blood Mini của<br />
SCN1A, các nghiên cứu gần đây cho thấy hội QIAGEN (Cat. No 51104) theo hướng dẫn của<br />
chứng Dravet còn liên quan đến một số yếu tố nhà sản xuất. Nồng độ và độ tinh sạch của<br />
di truyền khác như SCN1B, SCN2A, PCDH19, gDNA sau tách chiết được đánh giá bằng máy<br />
SCN1A, GABRG2(1).…Tuy nhiên đột biến trên Nanodrop (Thermo). Mẫu gDNA được bảo quản<br />
các gen này chỉ xảy ra rãi rác ở một vài bệnh và lưu trữ ở -80oC.<br />
nhân và do đó gen SCN1A vẫn là nguyên nhân<br />
PCR- giải trình tự toàn bộ 26 exon gen<br />
quan trọng nhất trong hội chứng Dravet(2).<br />
SCN1A<br />
Đột biến gen SCN1A đã được nghiên cứu<br />
Phản ứng PCR được thực hiện với kit<br />
và công bố trên nhiều chủng tộc như Nhật<br />
TaKaRa TaqTM HotStart Polymerase trong đó<br />
Bản, Pháp, Thổ Nhĩ Kì, Mỹ, Hàn Quốc, Trung<br />
các thành phần phản ứng bao gồm dNTP,<br />
Quốc…. Tuy nhiên, cho đến nay chưa dữ liệu<br />
Mg++, hàm lượng DNA mục tiêu, mồi, và chu<br />
nào công bố đột biến gen SCN1A gây ra kiểu<br />
trình nhiệt độ đã được tối ưu(19).Phản ứng giải<br />
hình Dravet nói riêng và động kinh nói chung<br />
trình tự Sanger được thực hiện bằng bộ kit Big<br />
trên bệnh nhân Việt Nam. Trong nghiên cứu<br />
Dye Terminator V3.1 (ABI) trên hệ thống ABI<br />
này chúng tôi sử dụng kỹ thuật giải trình tự<br />
3130 Genetic Analyzer theo hướng dẫn của<br />
Sanger và MLPA (multiplex ligation-<br />
nhà sản xuất.<br />
dependent probe amplification) nhằm phát<br />
hiện đột biến gen SCN1A trên nhóm 20 bệnh Kỹ thuật MLPA<br />
nhi Việt Nam mắc hội chứng Dravet. Kết quả DNA mục tiêu của 20 bệnh nhi mắc hội<br />
trong nghiên cứu này góp phần mở rộng dữ chứng Dravet được phân tích bằng kit MLPA<br />
liệu đột biến gen SCN1A của thế giới, đồng (SALSA P137; MRC-Holland, Amsterdam, The<br />
thời tạo tiền đề khoa học cho chẩn đoán, điều Netherlands) theo quy trình của nhà sản xuất.<br />
trị và tư vấn di truyền đối với bệnh nhi mắc Sau phản ứng sản phẩm được điện di mau<br />
hội chứng Dravet ở Việt Nam. quản trên hệ thống máy CEQ 8800 (Beckman<br />
Coulter, Fullertor, CA) và đọc kết quả bằng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 341<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
phần mền GeneMarker® 1.6 (Soflgenetics, Kết quả các đột biến tìm thấy trên gen<br />
State College, PA, USA). SCN1A của 20 bệnh nhi<br />
Phân tích kết quả Sử dụng kỹ thuật PCR- giải trình tự và kỹ<br />
Phân tích kết quả giải trình tự bằng phần thuật MLPA của toàn bộ 26 exon và vùng intron<br />
mềm CLC main workbench (CLC bio) với trình lân cận của gen SCN1A trên 20 bệnh nhân,<br />
tự gen tham khảo từ GenBank (trình tự cDNA: chúng tôi tìm thấy 15 bệnh nhân có mang đột<br />
mã số NM_001165963.1, trình tự gene: mã số biến chiếm tỷ lệ 75% (bảng 1). Trong đó có 9 đột<br />
NG- 011906.1). Khi có đột biến được phát hiện, biến sai nghĩa chiếm 60% (c.5516T>C, c.4088T>A,<br />
bố mẹ bệnh nhi được yêu cầu tham gia xét c.602C>A, c.2792G>A, c.4246G>C, c.4313T>C,<br />
nghiệm để kiểm tra đột biến là dạng di truyền c.1876A>G, c.2906T>C, c.1007G>A); 4 đột biến cắt<br />
hay de novo. Để xác định đột biến từng được cụt chiếm 27% bao gồm 3 đột biến vô nghĩa<br />
công bố hay chưa, chúng tôi tham khảo ngân chuyển codon mã hóa thành codon kết thúc<br />
hàng dữ liệu đột biến gen SCN1A (c.4573C>T, c.2134C>T, c.2259T>G) và 1 đột biến<br />
(http://www.gzneurosci.com/scn1adatabase). xóa 1 nucleotide gây lệch khung đọc mã<br />
(c.4503delA) (hình 1); 1 đột biến lớn xóa exon 7<br />
Tất cả đột biến được kiểm tra trên ngân<br />
trên 1 allele được phát hiện bằng kỹ thuật MLPA<br />
hàng dữ liệu 1000 Genomes<br />
(hình 3); và 1 đột biến trên intron 15 (c.2590-<br />
(http://browser.1000genomes.org) và Exome<br />
30A>G). Trong số 15 đột biến có 8 đột biến đã<br />
Aggregation Consortium<br />
từng được công bố trong các nghiên cứu trước<br />
(http://exac.broadinstitute.org).<br />
đó và đều gây ra kiểu hình Dravet, 7 đột biến<br />
Ảnh hưởng của các đột biến được phân tích<br />
mới chưa từng được công bố . Bảy trong tổng số<br />
bằng các phần mềm: MutationTaster 2 (Schwarz<br />
15 đột biến xảy ra trên vùng hình thành lỗ, 1 đột<br />
JM và cs, 2014), Polyphen-2 (Adzhubei IA và cs,<br />
biến xảy ra ở đầu C, 1 đột biến xảy ra khu vực<br />
2010), Provean (Choi và cs., 2012), VEP<br />
mã hóa cấu trúc motif (trừ motif S5-S6), 5 đột<br />
(McLaren W và cs, 2016). Các biến thể là SNPs<br />
biến vùng loop nối giữa hai domain, 1 đột biến<br />
(single nucleotide polymorphisms) thì không<br />
vùng intron. Tất cả các đột biến đều ở thể dị hợp<br />
được bao gồm trong nghiên cứu này.<br />
(heterozygous), không có vùng hot-spot mà trải<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN rộng trên 26 exon mã hóa cho protein Nav1.1.<br />
Trên thế giới, các công bố trên nhiều chủng tộc<br />
Kết quả tách chiết DNA<br />
cho thấy tỷ lệ đột biến gen SCN1A trên bệnh<br />
Mẫu máu ngoại biên của 20 bệnh nhân được<br />
nhân mắc hội chứng Dravet nằm trong khoảng<br />
thu nhận và bảo quản trong ống EDTA, được<br />
từ 70%- 80%(10,18) trong đó tỷ lệ đột biến điểm<br />
tách chiết và thu DNA, đạt nồng độ từ 30 đến 60<br />
chiếm khoảng 94% (với khoảng 50% là đột biến<br />
ng/µL, độ tinh sạch (A260/280) đạt 1,8- 1,9. Như<br />
missense) và đột biến mất/lặp đoạn lớn chiếm<br />
vậy, tất cả các mẫu tách chiết đều đạt yêu cầu<br />
khoảng 6%. Như vậy, tỷ lệ phát hiện đột biến, tỷ<br />
cho các phân tích tiếp theo bằng kỹ thuật PCR-<br />
lệ loại đột biến, tỷ lệ phân bố đột biến trên các<br />
giải trình tự và kỹ thuật MLPA.<br />
vùng cấu trúc trong nghiên cứu này tương đồng<br />
với các chủng tộc khác trên thế giới.<br />
<br />
<br />
Bảng 1: Kết quả phân tích đột biến gen SCN1A trên 20 ca bệnh nhi hội chứng Dravet bằng kỹ thuật PCR-<br />
sequencing và MLPA<br />
Vị trí Exon Đơn vị cấu<br />
Mã Thay đổi trên Di truyền của<br />
trên gen Loại đột biến Thay đổi trên CDS trúc xảy ra đột Công bố<br />
bệnh nhi Protein đột biến<br />
SCN1A biến<br />
<br />
<br />
<br />
342 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Vị trí Exon Đơn vị cấu<br />
Mã Thay đổi trên Di truyền của<br />
trên gen Loại đột biến Thay đổi trên CDS trúc xảy ra đột Công bố<br />
bệnh nhi Protein đột biến<br />
SCN1A biến<br />
DS1 26 Sai nghĩa c.5516T>C p.L1839P C-terminal N/A Đã công bố<br />
DS2 -<br />
DS3 21 Sai nghĩa c.4088T>A p.I1363N DIIIS5 N/A Đã công bố<br />
DS4 4 Sai nghĩa c.602C>A p.A201E DIS3 De novo Chưa từng công bố<br />
DS5 15 Sai nghĩa c.2792G>A p.R931H DIIS5-S6 De novo Đã công bố<br />
DS6 21 Sai nghĩa c.4246G>C p.D1416H DIIIS5-S6 N/A Đã công bố<br />
DS7 22 Sai nghĩa c.4313T>C p.M1438T DIIIS5-S6 De novo Chưa từng công bố<br />
DS8 11 Sai nghĩa c.1876A>G p.S626G DI-DII De novo Đã công bố<br />
DS9 In15 c.2590-30A>G De novo Chưa từng công bố<br />
DS10 -<br />
DS11 -<br />
DS12 24 Cắt cụt c.4573C>T p.R1525X DIII-DIV N/A Đã công bố<br />
DS13 15 Sai nghĩa c.2906T>C p.L969P DIIS6 De novo Chưa từng công bố<br />
DS14 24 Cắt cụt c.4503delA p.T1501fs DIII-DIV De novo Chưa từng công bố<br />
DS15 -<br />
DS16 12 Cắt cụt c.2134C>T p.R712X DI-DII De novo Đã công bố<br />
DS17 7 Sai nghĩa c.1007G>A p.C336Y DIS5-S6 De novo Đã công bố<br />
DS18 13 Cắt cụt c.2259T>G p.Y753X DI-DII N/A Chưa từng công bố<br />
DS19 7 Xóa đoạn lớn Xóa exon 7 DIS5-S6 De novo Chưa từng công bố<br />
DS20 -<br />
- : kết quả âm tính; Int15: Vùng intron 15; N/A: khộng xét nghiệm<br />
Phân tích ảnh hưởng các đột biến tìm thấy biến ảnh hưởng lên vùng cắt nối trong một công<br />
lên cấu trúc protein Nav1.1 bố của Moderk và Lee, 2002 chỉ ra rằng 80% đột<br />
biến vùng cắt nối ảnh hưởng nghiêm trọng thay<br />
So với các đột biến truncation và các đột biến<br />
đổi mã hóa protein. Bệnh nhi DS9 mang đột biến<br />
lớn thì ảnh hưởng các đột biến misssense khó dự<br />
intron c.2590-30A>G biểu hiện kiểu hình Dravet<br />
đoán hơn. Hiện tại có nhiều công cụ dự đoán<br />
không khẳng định được ảnh hưởng của đột biến<br />
ảnh hưởng đột biến missense, trong nghiên cứu<br />
tác động lên vùng splice site bằng các phần mềm<br />
này chúng tôi sử dụng 4 phần mềm phổ biến để<br />
phân tích. Tuy nhiên, đột biến này đã được kiểm<br />
phân tích, dự đoán ảnh hưởng của các đột biến<br />
tra đặc tính di truyền là thuộc dạng de novo và<br />
missense bao gồm: Polyphen 2, Mutation Taster,<br />
không được tìm thấy đột biến ở vị trí này trên 50<br />
SIFT, PROVEAN. Kết quả dự đoán bằng 4 phần<br />
người bình thường.<br />
mềm đều cho thấy tất cả 9 đột biến missense đều<br />
ảnh hưởng nghiêm trọng lên cấu trúc và chức Kiểm tra lại đột biến phát hiện trong<br />
năng protein Nav1.1 (bảng 2). Riêng đột biến nghiên cứu trên 1000 Genomes và Exome<br />
c.2590-30A>G xảy ra trên intron 15, chúng tôi Aggregation Consortium cho thấy tất cả các<br />
phân tích bằng phần mềm VEP vì những công đột biến đều không xuất hiện trong các cơ sở<br />
cụ khác không có tính năng phân tích thay đổi dữ liệu này. Phân loại đột biến theo hướng<br />
xảy ra trên intron. Kết quả phân tích cho thấy dẫn của ACMG (American College of Medical<br />
ảnh hưởng của thay đổi này là không rõ ràng. Genetics and Genomics)(17) cho thấy 13 trong<br />
Đối với ảnh hưởng đột biến trên vùng intron cho 15 đột biến được phân loại là “pathogenic”<br />
đến nay chủ yếu nghiên cứu tác động của nó lên (đột biến gây bệnh) và 2 đột biến còn lại được<br />
quá trình cắt nối tiền mRNA có thể dẫn đến sai phân loại là “likely pathogenic” (đột biến có<br />
nghĩa quá trình mã hóa acid amin(9). Những đột khả năng gây bệnh) (bảng 3).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 343<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Minh họa một số đột biến phát hiện được bằng kỹ thuật PCR- sequencing.<br />
A. Ở bệnh nhân DS7: đột biến missense trên exon 22 tại vị trí c.4313, B.Ở bệnh nhân DS4: đột biến misense trên exon 4 tại vị<br />
trí c.602, C.Ở bệnh nhân DS18: đột biến truncation trên exon 13 tại c.2906.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
344 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
Classification: Loss C Pathogenic (PS1, PS2, PM1, PM2,PP2, PP3) c.4573C>T Pathogenic (PVS1, PS1, PS2, PM2,PP3)<br />
c.4088T>A Pathogenic (PS1, PS2, PM2, PP2, PP3) c.2906T>C Pathogenic (PS2, PM1, PM2, PP2, PP3)<br />
c.602C>A Likely pathogenic (PS2, PM2, PP2, PP3) c.4503delA Pathogenic (PVS1,PS2, PM2,PP2,PP3)<br />
c.2792G>A Pathogenic (PS1, PS2, PM1, PM2, PP2, PP3) c.2134C>T Pathogenic (PVS1,PS1,PS2, PM2,PP2,PP3)<br />
c.4246G>C Pathogenic (PS1, PM1, PM2, PP2, PP3) c.1007G>A Pathogenic (PS1,PS2, PM1,PM2,PP2,PP3)<br />
c.4313T>C Pathogenic (PS2, PM1, PM2, PP2, PP3) c.2259T>G Pathogenic (PVS1,PM2,PP3)<br />
c.1876A>G Pathogenic (PS1, PS2, PM2, PP2, PP3) Exon 7 deletion Pathogenic (PVS1,PM2,PP3)<br />
c.2590-30A>G Likely pathogenic (PS2, PM2)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 345<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Vị trí 14 đột biến (trừ đột biến vùng intron) trên kênh Nav1.1 được phân tích trong nghiên cứu<br />
3. Claes L, Del-Favero J, Ceulemans B, Lagae L, Van<br />
KẾT LUẬN Broeckhoven C, De Jonghe P (2001). De novo mutations in the<br />
sodium-channel gene SCN1A cause severe myoclonic epilepsy<br />
Đột biến trên gen SCN1A của bệnh nhi Việt of infancy. Am J Hum Genet, 68:1327-1332.<br />
Nam khá đa dạng và hầu hết là đột biến de novo. 4. Claes L, Del-Favero J, Ceulemans B (2001). De novo mutation<br />
Tỷ lệ phát hiện đột biến là 75% trên tổng số bệnh in the Sodium- Channel gene SCN1A cause Severe Myoclonic<br />
Epilepsy of Infancy. US Nation Library of Medicine National<br />
nhi, tương tự với các công bố khác trên thế giới. Institutes Heaths, 68(6):1327-32.<br />
Đột biến không có điểm hot-spot mà trải rộng từ 5. Depienne C, Arzimanoglou A, Trouilard O, et al (2006).<br />
Parental Mosaicism can cause recurrent transmission of<br />
đầu N-terminal, C-terminal, vùng loop giữa<br />
SCN1A Mutations associate with Severe Myoclonic Epilepsy<br />
domain, loop giữa các motif và các motif xuyên of Infancy. Human mutation.<br />
màng từ S1-S6. Đột biến sai nghĩa xuất hiện 6. Dravet C, Bureau M, Oguni H, Fukuyama Y, Cokar O. (2005).<br />
Severe myoclonic epilepsy in infancy: Dravet syndrome. Adv<br />
thường xuyên nhất ở các motif xuyên màng S5- Neurol, 95:71-102.<br />
S6 trong khi các đột biến cắt cụt xảy ra trên vùng 7. Dravet C. (2000). Severe myoclonic epilepsy in infants and its<br />
loop nối các domain với nhau. Nghiên cứu bổ related syndromes. Epiplepsia, 41:7.<br />
8. Dravet C. (2011). The core Dravet syndrome phenotype.<br />
sung 7 đột biến mới vào ngân hàng đột biến gen Epilepsia, 52 (Suppl. 2):3–9.<br />
SCN1A của thế giới đồng thời khẳng định việc 9. Faustino NA, Cooper TA (2003). Pre-mRNA splicing and<br />
human disease. Genes & Development, 17: 419-437.<br />
xét ngiệm đột biến gen SCN1A là cần thiết đối<br />
10. Genton P, Velizarova R, Dravet C. (2011). Dravet syndrome:<br />
với bệnh nhi mắc/nghi ngờ mắc hội chứng the long-term outcome. Epilepsia, 52 (Suppl 2):44-9.<br />
Dravet. Kết quả nghiên cứu tạo tiền đề cho chẩn 11. Higurashi N, Uchida T, Hirose S, Okano H (2013). Current<br />
Trends in Dravet syndrome research. Journal of Neurology &<br />
đoán, điều trị và tư vấn di truyền bệnh nhi mắc Neurophysiology, 4:3.<br />
hội chứng Dravet tại Việt Nam. 12. Jonghe PD (2011). Molecular genetics of Dravet syndrome.<br />
Developmental medicine & Child Neurology.<br />
Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc 13. Marini C, Scheffer IE, Nabbout R. (2009). SCN1A duplications<br />
gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) and deletions detected in Dravet syndrome: implications for<br />
trong khuôn khổ Đề tài mã số C2016-44-04. molecular diagnosis. Epilepsia, 50(7):1670-8<br />
14. Mulley, Scheffer JC, Petrou IE, Dibbens S, Berkovic LM,<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO Harkin SF, (2005). SCN1A mutations and epilepsy. Human<br />
Mutation, 535–542.<br />
1. Arlier Z, Bayri Y, Kolb LE (2010). Four Novel SCN1A<br />
15. Ohmori I, Ohtsuka Y, Ohuchida M, Ogino T, Maniwa S,<br />
Mutations in Turkish Patients with Severe Myoclonic Epilepsy<br />
Shimizu K, Oka E (2003). Is phenotype difference in severe<br />
of Infancy (SMEI). Journal of Child Neurology, 1265-1268.<br />
myoclonic epilepsy in infancy related to SCN1A mutations.<br />
2. Catarino CB, Lui JY, Liagkouras L, et al (2011). Dravet<br />
Brain Dev, 27:488–493.<br />
syndrome as epileptic encephalopathy: evidence from long-<br />
term course and neuropathology. Brain, 134: 2982-3010.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
346 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
16. Parihar R, and Ganesh S (2013). The SCN1A gene variants and 19. Vũ Diễm My, Bùi Chí Bảo, Lê Thiều Mai Thảo, Huỳnh Thị<br />
epileptic Encephalopathies. Journal of Human Genetics, 58, 573– Diệu Hiền, Đỗ Thị Thu Hằng (2016). Xây dựng quy trình giải<br />
580. trình tự gen SCN1A bằng kỹ thuật giải trình tự Sanger. Tạp chí<br />
17. Richards S, Aziz N, Bale S, Bick D, Das S, Gastier-Foster J, Y học TP Hồ Chí Minh. 20(4):160-167.<br />
Grody WW, Hegde M, Lyon E, Spector E, Voelkerding J, and 20. Wolff M, Casse-Perrot C, Dravet C. (2005). Severe myoclonic<br />
Rehm HL (2015). Standards and guidelines for the epilepsy of infants (Dravet syndrome): natural history and<br />
interpretation of sequence variants: a joint consensus neuropsychological findings. Epilepsia, 47:45-48.<br />
recommendation of the American College of Medical Genetics<br />
and Genomics and the Association for Molecular Pathology.<br />
American College of Medical Genetics and Genomics, 17(5):405-24. Ngày nhận bài báo: 06/09/2016<br />
18. Spampanato J, Kearney JA, de Haan G (2004). A novel<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/10/2016<br />
epilepsy mutation in the sodium channel SCN1A identifies a<br />
cytoplasmic domain for beta subunit interaction. J Neurosci, Ngày bài báo được đăng: 15/11/2016<br />
24(44):10022-34.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016 347<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn