intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

80
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nƣớc ta là một nƣớc có nền nông nghiệp phát triển. Trong đó ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa. Tuy mới phát triển nhƣng nó lại góp phần tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời dân, nâng cao đời sống nông thôn, đồng thời còn tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao. Cùng với phát triển chăn nuôi bò sữa bằng cách tăng đàn, tăng chất lƣợng con giống thì các vấn đề về nuôi dƣỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh…cũng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI Ngành học: CÔNG NGHỆ SINH HỌC Niên khóa: 2003 – 2007 Sinh viên thực hiện: ĐẶNG SỸ KHA Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC *********************** KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HÀM LƢỢNG PROGESTERONE TRONG SỮA BẰNG KỸ THUẬT ELISA ĐỂ CHẨN ĐOÁN MANG THAI SỚM, CHẬM ĐỘNG DỤC HOẶC PHỐI NHIỀU LẦN KHÔNG ĐẬU TRÊN BÕ CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÕ SỮA LONG THÀNH VÀ CÁC HỘ LÂN CẬN TỈNH ĐỒNG NAI Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. DƢƠNG NGUYÊN KHANG ĐẶNG SỸ KHA BSTY. LÊ THỊ THU HÀ Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 8/2007
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên con xin chân thành cảm ơn công lao sinh thành, dạy bảo và tất cả những gì tốt đẹp nhất mà cha mẹ đã dành cho con để con có đƣợc nhƣ ngày hôm nay. Và với tất cả tấm lòng thành, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu trƣờng Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trƣờng. TS. Dƣơng Nguyên Khang đã hết lòng hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Ban Giám đốc, nhân viên phòng kỹ thuật và các đội ngũ chăn nuôi Công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. BSTY. Lê Thị Thu Hà đã quan tâm và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Các hộ gia đình ở huyện Long Thành, Đồng Nai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập. Xin bày tỏ lòng cảm ơn đến những ngƣời bạn cùng gắn bó, động viên và chia sẻ những khó khăn với tôi trong suốt những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đƣờng đại học. Sinh viên Đặng Sỹ Kha iii
  4. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài “Khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty cổ phần bò sữa Long Thành và các hộ lân cận tỉnh Đồng Nai” đƣợc thực hiện từ tháng 03/2007 đến tháng 07/2007. Số liệu ghi nhận đƣợc trên bò sữa sinh sản bình thƣờng, bò sữa sau khi sinh 90 ngày trở lên mà không có biểu hiện động dục hoặc phối nhiều lần không đậu. Khảo sát 20 bò sinh sản bình thƣờng và 20 bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu, tiến hành lấy mẫu sữa xét nghiệm hàm lƣợng progesterone bằng kỹ thuật ELISA vào các ngày 0, 7, 14, 21 và 24 sau khi phối. Kết quả xét nghiệm hàm lƣợng progesterone sẽ chẩn đoán tình trạng mang thai sớm của bò và kiểm tra tình trạng chậm sinh sản kết quả nhƣ sau:  Bò sinh sản bình thƣờng Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò ở ngày gieo tinh là 0,61 ng/ml tăng lên 2,31 ng/ml vào ngày thứ 21. Chẩn đoán mang thai 60 ngày khám qua trực tràng đạt 80%; 20% bò bị tồn hoàng thể. Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp của bò ở ngày gieo tinh là 0,34 ng/ml, tăng từ ngày 7 đến ngày 14 lần lƣợt là 0,58 và 1,12 ng/ml; sau đó giảm xuống vào ngày thứ 21 là 0,87 ng/ml.  Bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm cao của bò ở ngày gieo tinh là 0,46 ng/ml tăng lên 2,34 ng/ml vào ngày thứ 21. Chẩn đoán mang thai 60 ngày khám qua trực tràng đạt 60%; 40% bị tồn hoàng thể. Hàm lƣợng progesterone trong sữa trung bình theo nhóm thấp của bò ở ngày gieo tinh là 0,21 ng/ml, tăng từ ngày 7 đến ngày 14 lần lƣợt là 0,61 và 0,87 ng/ml; sau đó giảm xuống vào ngày thứ 21 là 0,68 ng/ml. Bò có buồng trứng chƣa hoạt động trở lại hoặc bị u nang noãn. Tp.HCM, ngày 15 tháng 08 năm 2007 Bộ môn Công Nghệ Sinh Học iv
  5. MỤC LỤC CHƢƠNG TRANG Trang tựa Lời cảm tạ ............................................................................................................... iii Tóm tắt ................................................................................................................... iv Mục lục .................................................................................................................. .v Danh sách các chữ viết tắt ...................................................................................... viii Danh sách các hình.................................................................................................. ix Danh sách các bảng ................................................................................................. x Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………………1 1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................... 2 1.2.1 Mục đích……………………………………………………………2 1.2.2 Yêu cầu……………………………………………………….........2 Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 2.1 Sơ lƣợc về công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai …………………………3 2.1.1 Quá trình hình thành……………………………………………….3 2.1.2 Nhiệm vụ của công ty ………………………………………..3 2.1.3 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò………………………………...3 2.1.4 Phƣơng pháp chăm sóc, nuôi dƣỡng …………………………5 2.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi của các nông hộ …………………………8 2.2.1 Nguồn gốc đàn bò ……………………………………………….8 2.2.2 Đặc điểm đồng cỏ ……………………………………………….8 2.2.3 Đặc điểm chuồng trại ………………………………………..8 2.2.4 Phƣơng thức chăn nuôi ………………………………………..9 2.3 Sơ lƣợc giống bò sữa Holstein Friesian (HF) ………………………..10 2.4 Chu kỳ động dục ……………………………………………………..11 2.5 Hiện tƣợng chậm sinh và chậm động dục sau khi sinh. ………………..14 v
  6. 2.5.1 Bệnh ấu trĩ (hay còn gọi là chứng thiểu năng sinh dục) ……….14 2.5.2 Hiện tƣợng Free – matin …………………………………….15 2.5.3 Buồng trứng teo và giảm cơ năng ……………………………..15 2.5.4 U nang buồng trứng ……………………………………………16 2.5.5 Thoái hóa buồng trứng …………………………………….16 2.6 Vai trò progesterone trong sinh sản ……………………………..17 2.6.1 Nguồn gốc progesterone …………………………………….17 2.6.2 Bản chất, khối lƣợng phân tử, cấu trúc phân tử ………………17 2.6.3 Vận chuyển và chuyển hóa progesterone và tác dụng của progesterone ………………………………………………………………………….18 2.6.4 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng, mang thai …………………………………………………………………..19 2.6.5 Các chỉ định và ứng dụng của xét nghiệm progesterone trong sữa ………………………………………………………………………….21 2.7 Nguyên lý Kỹ thuật ELISA (Progesterone – Enzyme Linked Immuno Sorbent Assay) ……………………………………………………………22 Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH ........................... 25 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài …………………………………25 3.1.1 Thời gian ……………………………………………………….25 3.1.2 Địa điểm ……………………………………………………….25 3.2 Đối tƣợng khảo sát ………………………………………………………..25 3.3 Nội dung khảo sát ……………………………………………………….25 3.4 Phƣơng pháp tiến hành ………………………………………………..25 3.4.1 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo nhóm máu ………………….26 3.4.2 Bố trí số mẫu sữa khảo sát theo các lứa đẻ ………………….26 3.4.3 Lấy mẫu sữa và ly tâm ………………………………………..27 3.4.4 Kỹ thuật ELISA ……………………………………………….27 3.5 Phƣơng pháp xử lý số liệu ……………………………………………….30 Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 31 vi
  7. 4.1 Hàm lƣợng progesterone trong sữa bò sinh sản bình thƣờng ……………31 4.1.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu …………………...34 4.1.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa đẻ …………………...36 4.2 Hàm lƣợng progesterone trong sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu ……………………………………………………………………….41 4.2.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50 và 75% HF ………………………………….43 4.2.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa đẻ ………………………………………………………..46 Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 52 5.1 Kết luận ………………………………………………………………52 5.2 Đề nghị ………………………………………………………………53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54 PHỤ LỤC ........................ ................................................................................... ..57 vii
  8. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ELISA = Enzyme-linked immunosorbent assay FSH = Follicle Stimulating Hormone GnRH = Gonadotropin Releasing Hormone HF = Holstein Friesian LH = Luteinizing Hormone PGF2 = Prostaglandin F2 RIA = Radio Immuno Assay viii
  9. DANH SÁCH CÁC HÌNH HÌNH TRANG Hình 2.1 Sự thay đổi hàm lƣợng các kích thích tố trong máu ở chu kỳ động dục bình thƣờng của bò ................................................................. 12 Hình 2.2 Cơ chế tiêu hoàng thể của PGF2 trong chu kỳ động dục ...................... 14 Hình 2.3 Động thái progesterone trong chu kỳ động dục bình thƣờng ở bò ........ 20 Hình 2.4 Động thái progesterone giúp chẩn đoán sớm có thai ............................. 21 Hình 4.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò sinh sản bình thƣờng .......................... 32 Hình 4.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu 50% .......................... 34 Hình 4.3 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu 75% .......................... 35 Hình 4.4 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 1 ........................................... 37 Hình 4.5 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 2 ........................................... 38 Hình 4.6 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 3 ........................................... 39 Hình 4.7 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa 4 ........................................... 40 Hình 4.8 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu .............................................................................................. 42 Hình 4.9 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 50% ............................................................ 44 Hình 4.10 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu 75%................................... 45 Hình 4.11 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 1 .................................................... 47 Hình 4.12 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 2 .................................................... 48 Hình 4.13 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 3 .................................................... 49 Hình 4.14 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa 4 .................................................... 50 ix
  10. DANH SÁCH CÁC BẢNG BẢNG TRANG Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đàn bò công ty .................................................................. 5 Bảng 2.2 Bảng định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 ..................................... 7 Bảng 3.1 Số mẫu sữa khảo sát trên bò sinh sản bình thƣờng ............................... 26 Bảng 3.2 Số mẫu sữa khảo sát trên bò chậm động dục ........................................ 26 Bảng 3.3 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò sinh sản bình thƣờng ................ 26 Bảng 3.4 Số mẫu sữa khảo sát theo lứa đẻ ở bò chậm động dục ......................... 27 Bảng 4.1 Hàm lƣợng progesterone sữa bò sinh sản bình thƣờng ........................ 31 Bảng 4.2 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo nhóm máu ................................. 34 Bảng 4.3 Hàm lƣợng progesterone sữa bò theo lứa đẻ ........................................ 37 Bảng 4.4 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu ...................................................................... 41 Bảng 4.5 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo nhóm máu ............................................ 43 Bảng 4.6 Hàm lƣợng progesterone sữa bò chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu theo lứa đẻ ................................................... 46 x
  11. Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Nƣớc ta là một nƣớc có nền nông nghiệp phát triển. Trong đó ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành chăn nuôi bò sữa. Tuy mới phát triển nhƣng nó lại góp phần tạo ra công ăn việc làm cho ngƣời dân, nâng cao đời sống nông thôn, đồng thời còn tạo ra sản phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao. Cùng với phát triển chăn nuôi bò sữa bằng cách tăng đàn, tăng chất lƣợng con giống thì các vấn đề về nuôi dƣỡng, chăm sóc, phòng trị bệnh…cũng nẩy sinh do đó cần đƣợc quan tâm giải quyết nhiều hơn nữa. Trong đó một số bệnh liên quan đến quá trình sinh sản trên bò nhƣ tồn hoàng thể, u nang noãn, buồng trứng kém phát triển là các vấn đề đặt ra hiện nay mà nguyên nhân chính dẫn đến các rối loạn trên chủ yếu là do xáo trộn kích thích tố sinh dục. Vì thế gần đây nhiều nhà nghiên cứu đã hƣớng đến sử dụng các biện pháp chọn lọc dựa trên sự tƣơng quan giữa các đặc điểm kinh tế quan trọng với một số hoạt chất trong cơ thể gia súc nhƣ kích thích tố, enzyme, các chất trao đổi trong quá trình dinh dƣỡng. Trong đó các loại kích thích tố liên quan đến quá trình sinh sản của gia súc nhƣ progesterone, PGF2 , FSH, LH…đƣợc chú ý đáng kể giúp chẩn đoán tình trạng chậm sinh và rối loạn sinh sản trên bò sữa nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế do hiện tƣợng vô sinh trên bò sữa gây ra. Gần đây nhiều nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật ELISA để xác định hàm lƣợng progesterone trong máu và sữa để tìm hiểu sự biến đổi hàm lƣợng progesterone trong chu kỳ động dục, từ đó chẩn đoán hoạt động của buồng trứng để kịp thời điều trị một số bệnh về sinh sản nhằm giảm loại thải những gia súc sinh sản kém, đồng thời xác định mang thai sớm làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Xuất phát từ thực trạng trên, đƣợc sự chấp thuận của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, xi
  12. Trƣờng Đại học Nông Lâm TP.HCM dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Dƣơng Nguyên Khang và BSTY. Lê Thị Thu Hà, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát hàm lƣợng progesterone trong sữa bằng kỹ thuật ELISA để chẩn đoán mang thai sớm, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu trên bò cho sữa tại Công ty Cổ Phần bò sữa Long Thành và các hộ lân cận tỉnh Đồng Nai”. 1.2 Mục đích và yêu cầu 1.2.1 Mục đích Khảo sát hàm lƣợng progesterone trong mẫu sữa bò sinh sản bình thƣờng và bò chậm sinh bằng kỹ thuật ELISA để xác định mang thai sớm ở bò sinh sản bình thƣờng, chậm động dục hoặc phối nhiều lần không đậu. 1.2.2 Yêu cầu Xác định hàm lƣợng progesterone trong sữa bò: – Sau gieo tinh nhằm chẩn đoán mang thai sớm. – Sau khi sinh 90 ngày mà chƣa biểu hiện lên giống hoặc gieo tinh nhiều lần không đậu nhằm xác định hàm lƣợng progesterone trong sữa ở nhóm bò chậm sinh này để chẩn đoán tình trạng chậm sinh của chúng. 2
  13. Chƣơng 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lƣợc về công ty cổ phần bò sữa Đồng Nai 2.1.1 Quá trình hình thành Công ty Cổ Phần Bò Sữa Đồng Nai là một doanh nghiệp nhà nƣớc, tọa lạc tại Km 14 – Quốc lộ 51 về hƣớng Vũng Tàu thuộc địa bàn xã Tam Phƣớc – Huyện Long Thành – Tỉnh Đồng Nai. Đƣợc thành lập vào tháng 04 năm 1977 với tên gọi là Trại Bò sữa An Phƣớc, tháng 09 năm 1985 đổi tên thành xí nghiệp Bò Sữa An Phƣớc, đến tháng 01 năm 2006 chính thức đổi tên thành Công ty Cổ Phần Bò Sữa Đồng Nai – Trực thuộc Tổng Công ty Công Nghiệp Thực Phẩm Đồng Nai. 2.1.2 Nhiệm vụ của công ty – Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu con giống bò sữa, bò thịt và các loại gia súc khác, các loại nông sản thực phẩm, thức ăn gia súc, các loại cỏ và cây trồng. – Chuyển giao tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi bò sữa đến các vùng phụ cận. – Sản xuất, thu mua, chế biến, kinh doanh sữa tƣơi và các sản phẩm từ sữa. – Kinh doanh thuốc, vật tƣ thú y và dịch vụ kỹ thuật về chăn nuôi gia súc. – Sản xuất kinh doanh phân hữu cơ vi sinh. – Kinh doanh dịch vụ khu vui chơi giải trí, nhà hàng, khách sạn, siêu thị… liên doanh, liên kết, đầu tƣ phát triển các hoạt động sản suất kinh doanh và các dịch vụ ngành nghề kinh doanh khác theo đúng quy định của pháp luật. 2.1.3 Tổ chức sản xuất và cơ cấu đàn bò 2.1.3.1 Diện tích đất sử dụng Diện tích: Đất do công ty quản lý gồm 367 ha thuộc loại đất xám bạc màu nghèo dinh dƣỡng. Trong đó, diện tích đất trồng cỏ 50 ha bao gồm các loại cỏ chủ yếu nhƣ cỏ voi, cỏ sả lá lớn, cỏ sả lá nhỏ, cỏ stylosanthes. Đồng cỏ chăn thả và hàng 3
  14. cây phân lô 70 ha, một phần diện tích đất khác sử dụng cho xây dụng cơ bản nhƣ văn phòng công ty, nhà xƣởng, chuồng trại chăn nuôi còn lại 120 ha giao khoán cho cán bộ công nhân viên làm trang trại theo Nghị định 01/CP của Chính phủ tạo nguồn nguyên liệu cho công ty. Khí hậu: Huyện Long Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo với những đặc trƣng chính nhƣ nắng nhiều (trung bình khoảng 2600 – 2700 giờ/năm, lƣợng mƣa khá (trung bình 1800 – 2000 mm/năm) nhƣng phân hóa rõ rệt theo mùa, mùa mƣa kéo dài từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04. Nguồn nƣớc sử dụng: là nguồn nƣớc ngầm, các giếng khoan có độ sâu từ 35 đến 75 m. 2.1.3.2 Cơ cấu đàn bò Là một doanh nghiêp chăn nuôi và kinh doanh buôn bán con giống bò sữa, sữa tƣơi và một số sản phẩm chế biến từ sữa, công ty luôn bám sát tình hình thị trƣờng và có kế hoạch chu chuyển đàn bò hợp lý trong từng giai đoạn. Cơ cấu đàn bò tại công ty tính đến thời điểm ngày 25/04/07 đƣợc trình bày qua Bảng 2.1. 4
  15. Bảng 2.1 Bảng cơ cấu đàn bò công ty (con) Đầu Nhóm giống Loại đàn con F1 F2 F3 F4 F5 F6 5/8 HL Sind 0 – 4 tháng 29 6 11 9 3 5 – 8 tháng 29 9 6 11 3 9 – 12 tháng 32 11 18 1 2 Tơ lỡ 189 14 47 56 48 16 2 3 3 Can sữa 133 41 45 33 11 1 1 1 Vắt sữa 129 32 39 38 10 1 7 2 Đực thịt 0-4 tháng 9 2 1 6 Cái thịt 0-4 tháng 4 2 2 Đực thịt 5-8 tháng 1 1 Cái thịt 5-8 tháng 4 4 Đực thịt 9-12 tháng 4 4 Cái thịt 9-12 tháng 2 1 1 Tơ lỡ thịt 18 5 6 1 2 2 2 Cái thịt tơ 5 5 Đực giống 1 1 Đực kéo 4 4 Sind tơ 2 2 Cái sinh sản Sind 20 20 Cộng 615 102 166 165 91 28 2 11 8 42 2.1.4 Phƣơng pháp chăm sóc, nuôi dƣỡng 2.1.4.1 Thức ăn Thức ăn thô: Thức ăn chủ yếu là cỏ đƣợc cho ăn tự do. Giống cỏ chủ yếu là cỏ sả lá lớn, cỏ sả lá nhỏ, cỏ stylosanthes để cải thiện chất lƣợng thức ăn thô xanh cho đàn bò nhất là vào mùa khô. Mùa nắng thiếu cỏ xanh nên phải cho ăn bổ sung 5
  16. thêm rơm khô cho ăn dƣới dạng ủ urea trong thời gian một tháng. Bên cạnh đó còn có cỏ ủ chua đƣợc dự trữ thƣờng xuyên để bổ sung vào khẩu phần. Thức ăn tinh: Chủ yếu là cám hỗn hợp và hèm bia. Thức ăn bổ sung: Chiếm một lƣợng nhỏ nhƣng lại hết sức quan trọng và không thể thiếu trong khẩu phần nhƣ: mật, muối, urea. Riêng đá liếm cho bò sử dụng thƣờng xuyên. 2.1.4.2 Cách thức cho ăn Tất cả các loại thức ăn thô xanh nhƣ: Cỏ băm nhỏ, cỏ ủ chua, rơm đƣợc đƣa vào máng ăn cho bò ăn tự do. Mỗi ngày cho ăn 5 lần vào các thời điểm: 8 giờ sáng, 11 giờ trƣa, 2 giờ chiều, 4 giờ chiều và 8 giờ tối. Cám hỗn hợp và hèm bia cho ăn vào mỗi buổi sáng, riêng đàn vắt sữa đƣợc cho ăn cám hỗn hợp và hèm bia vào thời điểm vắt sữa vào lúc 3 giờ sáng và 3 giờ chiều mỗi ngày. Mùa nắng sử dụng thêm mật, muối, urea pha loãng. Định mức thức ăn: Số lƣợng thức ăn đƣợc tính riêng cho từng đàn loại, nhóm giống. Đàn vắt sữa có năng suất sữa trên 6 kg/ngày đƣợc cho ăn thức ăn tinh theo năng suất sữa cứ 0,3 kg cám hỗn hợp cho 1 kg sữa và 8 - 10 kg hèm bia/con/ngày. Định mức thức ăn cụ thể cho từng đàn loại đƣợc trình bày ở Bảng 2.2. 6
  17. Bảng 2.2 Bảng định mức thức ăn cho đàn bò năm 2007 (kg/con/ngày) Hèm Đàn loại Cám Mật Muối Urea Cỏ Rơm Sữa bê bia Bê 0 – 4 tháng 1 10 3 Bê 5 – 8 tháng 1,5 18 Bê 9 – 12 tháng 1 1,2 0,03 0,03 25 7 3 Tơ lỡ (>12 tháng) 1 1,5 0,04 0,06 35 9 4 Bò cạn sữa có chửa 2 2 0,06 0,08 45 10 3 Bò cạn sữa chƣa chửa 1 1 0,04 0,03 45 10 3 Vắt sữa 0,3 2 0,06 0,08 40 10 8 Bê đực thịt 0–12 tháng 1,2 15 3 2,5 Bò thịt 1 1,2 0,06 0,06 35 10 10 Bò đực 2 2 0,08 50 12 10 Sind nuôi con + chửa 1 1 0,03 0,04 35 9 Ghi chú: – Đàn vắt sữa định mức cám hỗn hợp tính trên kg sữa, sản lƣợng sữa từ 6 kg trở lên định mức 0,3 kg cám/kg sữa. – Bê đực thịt uống sữa trong 4 tháng. – Mật, muối, urea, rơm bổ sung trong 4 tháng nắng. – 4 kg hèm quy đổi tƣơng đƣơng 1 kg cám hỗn hợp. 2.1.4.3 Vệ sinh Đàn bò đƣợc tắm 02 lần mỗi ngày, kết hợp với dọn phân rửa chuồng. Phân gom đƣợc đƣa về nhà chứa phân ủ ít nhất 1 tháng trƣớc khi đƣa ra bón cho đồng cỏ. Nƣớc thải đƣợc cho xuống hệ thống rãnh nƣớc và hầm lắng để xử lý vi sinh. 2.1.4.4 Công tác thú y Công tác thú y đƣợc công ty đặc biệt quan tâm thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Chuồng trại đƣợc sát trùng định kỳ hàng tháng, quy trình tiêm phòng đƣợc thực hiện nghiêm ngặt. Trong đó, công tác tiêm phòng bệnh lở mồm long móng và tụ huyết trùng đƣợc tiêm 02 lần/năm vào thời điểm giao mùa tháng 04 đến tháng 05 7
  18. và tháng 10 đến tháng 11, tiêm phòng vaccine và sổ giun định kỳ đƣợc thực hiện 01 lần/năm, cùng với kiểm tra brucellosis 01 lần/năm. 2.1.4.5 Khai thác và tiêu thụ sữa Sữa đƣợc vắt 2 lần trong ngày (sáng từ 3 – 5 giờ, chiều từ 3 – 5 giờ). Sau khi chuẩn bị dụng cụ vắt sữa, bò đƣợc tắm rửa, vệ sinh chuồng, sát trùng bầu vú bằng dung dịch sát trùng iodaman. Phƣơng pháp vắt: Sữa đƣợc vắt bằng máy. Điều này hạn chế đƣợc sự vấy nhiễm vi sinh vật trong sữa, giảm công lao động và giảm thời gian vắt sữa. Sữa vắt xong đƣợc cho vào can nhựa sạch, vận chuyển ra điểm thu mua sữa của công ty trong thời gian không quá 2 giờ kể từ khi vắt để kiểm tra chất lƣợng và bảo quản lạnh ở 40C. Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lƣợng đƣợc thực hiện theo đúng quy định của công ty sữa Lothamilk. 2.2 Vài nét về tình hình chăn nuôi của các nông hộ 2.2.1 Nguồn gốc đàn bò Các hộ chăn nuôi bò sữa đƣợc bắt đầu từ năm 1991 đến năm 1993 thì phong trào chăn nuôi phát triển rất mạnh. Trong số bò đƣợc nuôi thì có trên 95% đàn bò của các hộ gia đình đều có nguồn gốc từ đàn bò giống của công ty. 2.2.2 Đặc điểm đồng cỏ Diện tích trồng cỏ của các nông hộ cũng chỉ đáp ứng cho đàn bò vắt sữa khoảng 70% nhu cầu chất xơ vào mùa khô. 2.2.3 Đặc điểm chuồng trại Hệ thống chuồng trại của các nông hộ đƣợc xây dựng theo kiểu bán kiên cố, kết cấu nền xi măng, khung sắt, kiểu chuồng một mái, mái lợp bằng tole, có sân chơi, không có quạt và hệ thống phun sƣơng, mật độ chăn nuôi vào khoảng 8 – 10 m2/con. 8
  19. 2.2.4 Phƣơng thức chăn nuôi 2.2.4.1 Thức ăn Thức ăn thô: Thức ăn thô xanh chủ yếu là cỏ sả lá lớn và cỏ sả lá nhỏ. Thức ăn thô khô nhƣ rơm khô và cỏ khô, phải bổ sung vào mùa khô do lƣợng thức ăn thô xanh thiếu hụt. Thức ăn tinh: Bao gồm nhiều loại cám hỗn hợp đƣợc mua từ các công ty sản xuất thức ăn gia súc nhƣ: ViNa, Proconco, Lái Thiêu, Thanh Bình… Thức ăn bổ sung: Việc sử dụng thức ăn bổ sung khá phổ biến nhƣng có sự khác nhau giữa các nông hộ, có hộ sử dụng hèm bia, rỉ mật đƣờng, muối, có hộ thì sử dụng rỉ mật đƣờng, urê và bã đậu nành bổ sung cho bò vắt sữa vào mùa nắng. 2.2.4.2 Cách cho ăn Đàn bò đƣợc cho ăn 4 – 5 lần trong ngày. Thức ăn tinh cũng đƣợc tính theo năng suất sữa và cũng đƣợc cho ăn trong lúc vắt sữa. Bình quân mỗi ngày bò của các hộ dân đƣợc ăn 40 – 50 kg cỏ xanh/con/ngày, vào mùa nắng cỏ thiếu, bò đƣợc thay thế lƣợng cỏ thiếu bằng 3 – 5 kg rơm và rỉ mật, urê đƣợc tính theo lƣợng vừa phải 0,4 – 0,6 kg/con/ngày. Cám hỗn hợp cho ăn theo năng suất sữa, khoảng 0,4 – 0,5 kg cám cho một kg sữa. 2.2.4.3 Vệ sinh – phòng bệnh Vệ sinh: Đàn bò đƣợc tắm 4 lần trong ngày, 2 lần đƣợc tắm trƣớc lúc vắt sữa và kết hợp vệ sinh chuồng trại, phân đƣợc đƣa vào hố chứa cùng với nƣớc xả thải rồi dùng để tƣới cho đồng cỏ, còn một lần bò đƣợc tắm mát vào buổi trƣa và lúc 8 giờ tối do không có hệ thống phun sƣơng và quạt gió. Phòng bệnh: Công tác phòng ngừa dịch bệnh do cán bộ kỹ thuật của công ty đảm nhận hoàn toàn và theo đúng quy định của công ty. Chuồng trại đƣợc sát trùng theo định kỳ hàng tháng. Bò đƣợc tiêm phòng bệnh truyền nhiễm, tẩy ký sinh trùng đƣờng ruột, ký sinh trùng đƣờng máu và ngoại ký sinh. Quy trình tiêm phòng đƣợc thực hiện nghiêm ngặt theo đúng Pháp lệnh Thú y . 9
  20. Vaccin tụ huyết trùng và vaccin lở mồm long móng đƣợc tiêm 2 lần 1 năm vào thời điểm giao mùa (tháng 4 – 5 và tháng 10 – 11). Kiểm tra brucellosis 1 năm 1 lần. 2.2.4.4 Quá trình khai thác và tiêu thụ sản phẩm Thời gian vắt sữa tùy thuộc vào từng hộ, nhƣng thƣờng từ 4 giờ sáng đến 5 giờ sáng và chiều thì 15 giờ 30 đến 17 giờ, hình thức vắt sữa bằng máy và một số hộ vắt bằng tay, sữa sau khi đƣợc vắt xong đƣợc đóng vào can nhựa và chở đến trạm thu mua của công ty tiêu thụ với thời gian quy định là 2 giờ sau khi vắt sữa. 2.3 Sơ lƣợc giống bò sữa Holstein Friesian (HF) Bò Holstein Friesian hay còn gọi là bò lang trắng đen Hà Lan là giống bò sữa nổi tiếng nhất thế giới, đƣợc tạo ra ở Hà Lan từ thế kỉ XIV và không ngừng đƣợc cải thiện về phẩm chất, năng suất. Mãi đến thế kỉ XV, bò lang trắng đen Hà Lan mới đƣợc bán ra khỏi nƣớc và từ đó có mặt ở khắp thế giới. Sắc lông: có hai loại hình chính là màu lông lang trắng đen hoặc đen hoàn toàn có sáu vùng trắng ở giữa trán, chóp đuôi và 4 chân, một số ít có màu lông đỏ trắng. Tính tình ôn hòa, dễ quản lý, khả năng gặm cỏ tốt, thích nghi rộng rãi với nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Khi trƣởng thành bò đực có trọng lƣợng 750 – 1.100 kg, bò cái 500 – 800 kg, bê sơ sinh có trọng lƣợng 35 – 45 kg. Bò cái HF có ngoại hình, thể chất đặc trƣng của giống bò sữa cao sản: thân hình tam giác, phần sau sâu hơn phần trƣớc, thân bò hẹp dần về phía trƣớc giống nhƣ cái nêm, trƣớc nhỏ, sau to. Đầu dài, trán phẳng, u yếm không phát triển, bốn chân thẳng dài, cự ly chân rộng, bầu vú phát triển, tĩnh mạch vú nổi rõ, da mỏng đàn hồi tốt. Sản lƣợng sữa bình quân 5.000 – 6.000 kg/chu kỳ vắt sữa 305 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 3,2 – 3,6%. Nếu đƣợc nuôi dƣỡng tốt, sản lƣợng sữa có thể đạt 6.000 – 8.000 kg/chu kỳ, con cao nhất có thể đạt trên 8.000 kg/chu kỳ. Bò Holstein Friesian nuôi tốt 16 tháng có thể phối giống lần đầu, tuổi động dục là 12 – 16 tháng. Từ năm 1970 – 1978, Việt Nam đã nhập từ Cu Ba 1.130 con bò Holstein Friesian nuôi tại trung tâm giống bò sữa Sao Đỏ, Mộc Châu và nông trƣờng giống 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0