intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khảo sát khả năng phối hợp tinh dầu Nghệ và dầu Riềng trong điều trị bệnh nấm móng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày ứng dụng phối hợp của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng in vitro và ex vivo trong điều trị bệnh nấm móng do Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định tác dụng hiệp lực của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng bằng phương pháp khuếch tán và phương pháp pha loãng trong đĩa 96 giếng theo hình bàn cờ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khảo sát khả năng phối hợp tinh dầu Nghệ và dầu Riềng trong điều trị bệnh nấm móng

  1. Nghiên cứu Dược học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học;27(5):18-25 ISSN : 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03 Khảo sát khả năng phối hợp tinh dầu Nghệ và dầu Riềng trong điều trị bệnh nấm móng Nguyễn Vũ Giang Bắc1,*, Lê Thu Hoài2 Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 1 Trung tâm Y sinh học phân tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Tóm tắt Mục tiêu: Ứng dụng phối hợp của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng in vitro và ex vivo trong điều trị bệnh nấm móng do Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định tác dụng hiệp lực của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng bằng phương pháp khuếch tán và phương pháp pha loãng trong đĩa 96 giếng theo hình bàn cờ. Khảo sát khả năng thấm qua móng để trị nấm bằng mô hình móng ex vivo. Kết quả: Tinh dầu Nghệ làm tăng tác động kháng nấm móng của dầu Riềng, có thể giảm nồng độ ức chế tối thiểu của cả hai chất thử xuống ½ đến ⅛ lần so với dùng riêng lẻ. Ngoài ra, tinh dầu Nghệ còn làm tăng khả năng thấm qua móng của dầu Riềng trên mô hình móng. Kết luận: Tinh dầu Nghệ và dầu Riềng có tác dụng hiệp lực khi dùng phối hợp, làm tăng cường hiệu quả thấm qua móng của chất kháng nấm, tạo cơ sở cho việc phát triển chế phẩm trị nấm móng. Từ khoá: tinh dầu Nghệ, dầu Riềng, nấm móng, Trichophyton Abstract INVESTIGATION OF THE SYNERGISTIC POTENTIAL OF TURMERIC ESSENTIAL OIL AND GALANGAL OIL IN THE TREATMENT OF ONYCHOMYCOSIS Nguyen Vu Giang Bac, Lê Thu Hoai Objective: The study focuses on the combined application of turmeric (Curcuma longa) essential oil and galangal (Alpinia galanga) oil in both in vitro and ex vivo models for the treatment of onychomycosis caused by Trichophyton mentagrophytes and Trichophyton rubrum. Methods: The synergistic antifungal effects of turmeric essential oil and galangal oil were assessed through diffusion Ngày nhận bài: 15-10-2024 / Ngày chấp nhận đăng bài: 07-11-2024 / Ngày đăng bài: 28-11-2024 *Tác giả liên hệ: Nguyễn Vũ Giang Bắc. Bộ môn Vi sinh - Ký sinh - Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. E-mail: nguyenvugiangbac@ump.edu.vn © 2024 Bản quyền thuộc về Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 18 https://www.tapchiyhoctphcm.vn
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 and dilution techniques using 96-well plates arranged in a checkerboard assay. The ability of the essential oils to penetrate the nail and exert antifungal activity was tested using an ex vivo nail model. Results: Turmeric essential oil significantly enhanced the antifungal effect of galangal oil, reducing the minimum inhibitory concentration (MIC) of both compounds by ½ to ⅛ compared to their individual application. Furthermore, turmeric essential oil improved the penetration of galangal oil through the nail structure in the ex vivo nail model. Conclusion: The combination of turmeric essential oil and galangal oil exhibited a synergistic effect, enhancing antifungal activity and improving nail penetration. This provides a promising basis for the development of topical formulations for the treatment of onychomycosis. Keywords: turmeric essential oil; galangal oil; onychomycosis; Trichophyton 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nấm móng là tình trạng nhiễm nấm ở móng tay hay móng NGHIÊN CỨU chân hoặc cả hai, bệnh thường bắt đầu từ những đốm trắng hoặc vàng trên móng rồi dần lan ra khắp bề mặt móng dẫn 2.1. Đối tượng nghiên cứu đến việc hư hoại cấu trúc của móng, làm móng dễ vỡ vụn ở Chủng vi sinh vật được sử dụng trong nghiên cứu này: mép [1]. Bệnh thường do nhóm nấm dermatophytes gây ra, Trichophyton mentagrophytes (T. mentagrophytes) ATCC chủ yếu thuộc chi Trichphyton [2]. Bệnh phổ biến ở người 18748, Trichophyton rubrum (T. rubrum) ATCC 18758. già trên 65 tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân suy Tinh dầu Nghệ (TDN) được chiết xuất bằng phương pháp giảm miễn dịch và các vận động viên thể thao [3,4]. lôi cuốn hơi nước từ thân rễ của cây Nghệ vàng Curcuma Việc điều trị nấm móng cần nhiều thời gian và tuân thủ longa L., Zingiberacae thu hái tại Bình Phước vào tháng 02 của bệnh nhân do thuốc khó thấm qua nền móng để tiêu diệt năm 2023. Thành phần hóa học của tinh dầu Nghệ đã được vi nấm [5]. Thời gian điều trị kéo dài khoảng 2-3 tháng và xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ cho nếu bệnh nhân nặng thì phải kết hợp cả thuốc dùng đường thấy thành phần chính là ar-turmeron chiếm tỷ lệ 42% [7]. uống và thuốc bôi tại chỗ. Bệnh nhân rất dễ tái phát và đề kháng thuốc kháng nấm nếu không điều trị đúng cách, đủ Dầu Riềng (DR) được chiết xuất bằng phương pháp ngấm liều và đủ thời gian. Do đó, việc tìm kiếm các chất có nguồn kiệt từ thân rễ của cây Riềng Alpinia galanga, Zingiberacae, gốc từ dược liệu, có tác động mạnh trên nhóm nấm thu hái tại Bình Phước vào tháng 03 năm 2023. Thành phần Trichophyton sp. đồng thời có khả năng thấm qua cấu trúc chính của dầu Riềng được xác định bằng phương pháp sắc keratin của móng là rất quan trọng. ký khí với đầu dò FID cho thấy galangal acetat chiếm tỷ lệ 63% [8]. Dầu Riềng đã được chứng minh là có tác động mạnh trên nhiều nhóm nấm thử nghiệm [6], tuy nhiên việc sử dụng dầu 2.2. Phương pháp nghiên cứu riềng ở nồng độ cao có thể gây kích ứng cho bệnh nhân do 2.2.1. Chuẩn bị vi sinh vật dầu Riềng có tính nóng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu khả năng phối hợp tinh dầu Nghệ, một loại tinh dầu cũng Vi nấm được cấy trên môi trường thạch nghiêng Sabouraud được chứng minh là có tác dụng yếu trên nấm móng và dầu Dextrose Agar (SDA), ủ ở nhiệt độ phòng trong 07 ngày. Riềng nhằm mục đích làm giảm nồng độ sử dụng của dầu Chuẩn bị dịch treo vi nấm trong nước muối sinh lý chứa 0,05% Riềng, tạo tiền đề cho việc phát triển một chế phẩm dùng Tween 80, vortex khoảng 30 giây, điều chỉnh mật độ vi nấm ngoài trị nấm móng. https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 19
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 đến 106 tế bào/1ml, tương ứng với giá trị OD = 0,08 - 0,12 ở Đặt mảnh móng tay đã xử lý lên mặt thạch nấm (theo bước sóng 530 nm. chiều mặt lưng móng tiếp xúc với bề mặt thạch), rồi đặt lên trên móng tay một đĩa giấy vô trùng có kích thước nhỏ hơn 2.2.2. Khảo sát hiệu quả phối hợp bằng phương tương đương với mảnh móng tay. Sau đó, tẩm 2,5 µl dung pháp khuếch tán dịch thử với những nồng độ khác nhau của các chất thử riêng Dầu Riềng và tinh dầu Nghệ được hòa tan trong cồn tuyệt rẽ và phối hợp vào đĩa giấy. Sau khi ủ ở nhiệt độ phòng trong đối theo tỉ lệ 1:4 rồi tẩm lên đĩa giấy trắng với nồng độ 5 μl 7 ngày, tiến hành đo đường kính vòng kháng nấm để đánh tinh dầu/ đĩa giấy. Dùng tăm bông vô trùng trải dịch treo vi giá hiệu quả khả năng thấm qua móng của chất thử. nấm đã chuẩn bị phía trên trải đều lên bề mặt thạch rồi đặt đĩa giấy có chất thử lên trên. Đọc kết quả sau 7 ngày ủ ở nhiệt 3. KẾT QUẢ độ phòng [9]. 2.2.3. Xác định tỷ lệ phối hợp giữa dầu Riềng và 3.1. Hiệu quả phối hợp bằng phương pháp tinh dầu Nghệ bằng phương pháp pha loãng theo khuếch tán bàn cờ Kết quả xác định hiệu quả phối hợp giữa dầu Riềng và tinh Hai chất nghiên cứu sẽ được pha loãng liên tục 2 lần trong dầu Nghệ được trình bày ở Hình 1 và Bảng 1. môi trường Sabauraud Dextrose Broth (SDB) thành 2 dãy có nồng độ từ cao đến thấp trong đĩa 96 giếng. Do đó, trong mỗi bản nhựa có 63 tỉ lệ phối hợp khác nhau giữa 2 chất thử nghiệm. Sau khi ủ 07 ngày ở nhiệt độ phòng, tiến hành xác định các giá trị nồng độ tối thiểu ức chế sự phát triển vi nấm của chất thử riêng biệt và trong phối hợp để tính toán hệ số phối hợp Fractional Inhibitory Concentration (FIC) [10]. Hệ số FIC được tính theo công thức sau: MICdầu Riềng trong hỗn hợp MICtinh dầu Nghệ trong hỗn hợp FIC = + MICdầu Riềng riêng lẻ MICtinh dầu Nghệ riêng lẻ 2.2.4. Khảo sát khả năng thấm qua móng của các chất thử nghiệm Móng tay được cắt từ người tình nguyện có độ tuổi từ 18- 40 tuổi, không phân biệt nam nữ, không sử dụng sơn móng tay hay các chất đánh bóng khác, không bị các bệnh về móng trong vòng 6 tháng. Móng tay được trữ trong lọ thuỷ tinh 8 ml, dán nhãn và để trong tủ lạnh đến khi sử dụng. Khi sử dụng cắt móng tay thành từng mảnh 3 × 3 mm, rửa sạch 3 lần trong 5 ml ethanol 70% và vortex 1 phút. Sau đó, các mẫu móng tay được rửa 2 lần trong 5 ml nước muối sinh lý vô trùng và vortex 1 phút. Sau khi rửa sạch, móng được để khô trong tủ cấy ở nhiệt độ phòng [11]. Hình 1. Kháng nấm của tinh dầu Nghệ trên T. mentagrophytes (A) và T. rubrum (B). Kháng nấm của Trải huyền dịch nấm có nồng độ 106 CFU/ml lên bề mặt dầu Riềng trên T. mentagrophytes (C) và T. rubrum (D). Phối hợp kháng nấm của tinh dầu Nghệ và dầu riềng trên môi trường đã chuẩn bị trong hộp petri vô trùng. T. mentagrophytes (E) và T. rubrum (F). 20 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Bảng 1. Bán kính vòng kháng nấm của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng trong phối hợp Bán kính vòng kháng nấm (mm) Vi nấm Tương tác Dầu Riềng Tinh dầu Nghệ Phối hợp T. mentagrophytes 20 5 32 + T. rubrum 29 6 37 + 3.2. Tỷ lệ phối hợp giữa tinh dầu Nghệ và dầu Riềng B Bảng 2. Kết quả phối hợp kháng nấm T. mentagrophytes của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng Tinh dầu Nghệ (μl/ml) 5 2,5 1,25 0,63 0,31 0,16 0,08 0,04 0,02 Âm Dương - - - + + + + + + - + 0,2 - - - - - - - - - - - + Dầu Riềng (μl/ml) 0,1 - - - - - - - - - - - + 0,05 - - - - - - - - - - - + 0,025 + - - - - - -PH1 + + + - + 0,013 + - - - - -PH2 + + + + - + 0,0063 + - - - -PH3 + + + + + - + 0,0031 + - - - + + + + + + - + Chú thích: (+) nấm mọc (-) nấm không mọc Từ kết quả Bảng 2 và các giá trị FIC(1) = 0,6; quả Bảng 3 và giá trị FIC(1) = 0,6; FIC(2) = 0,4 có thể FIC(2) = 0,5; FIC(3) = 0,6 có thể kết luận tinh dầu kết luận tinh dầu Nghệ làm tăng tác động kháng Nghệ làm tăng tác động kháng T. mentagrophytes của T. rubrum của dầu Riềng. Có thể giảm được nồng độ dầu Riềng. Có thể giảm được nồng độ tác động của tinh tác động của tinh dầu Nghệ xuống từ ½ MIC đến ¹Ú₁₆ MIC dầu nghệ xuống từ ½ MIC đến ⅛ MIC và dầu riềng và dầu Riềng xuống từ ½ MIC đến ⅛ MIC. Kết quả này xuống từ ½ MIC đến ⅛ MIC. Kết quả này phù hợp với kết phù hợp với kết quả khảo sát bằng phương pháp khuếch quả khảo sát bằng phương pháp khuếch tán (Hình 2). Từ kết tán (Hình 3). Hình 2. Tỷ lệ phối hợp kháng nấm của tinh dầu nghệ và dầu Hình 3. Tỷ lệ phối hợp kháng nấm của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng trên T. mentagrophytes Riềng trên T. rubrum https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 21
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 Bảng 3. Kết quả phối hợp kháng nấm T. rubrum của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng Tinh dầu Nghệ (μl/ml) 5 2,5 1,25 0,63 0,31 0,16 0,08 0,04 0,02 Âm Dương - - + + + + + + + - + 0,2 - - - - - - - - - - - + Dầu Riềng (μl/ml) 0,1 - - - - - - - - - - - + 0,05 - - - - - - - - - - - + 0,025 + - - - - - -PH1 + + + - + 0,013 + - - - - + + + + + - + 0,0063 + - - - -PH2 + + + + + - + 0,0031 + - - + + + + + + + - + Chú thích: (+) nấm mọc (-) nấm không mọc 3.3. Khả năng phối hợp thấm qua móng của tinh T. mentagrophytes và trên vi nấm T. rubrum được trình bày ở dầu Nghệ và dầu Riềng Bảng 5 và minh họa trong Hình 4 và Hình 5. Dựa theo kết quả của các phối hợp giữa tinh dầu Nghệ và Dựa vào Bảng 5 cho thấy, tinh dầu Nghệ có khả năng dầu riềng trên cả 2 chủng nấm da, tiến hành pha chất thử thấm qua móng kém, bán kính vòng kháng nấm khá nhỏ trong hỗn hợp dung môi gồm polyethylene glycol (PEG400) (< 10 mm), khi tăng nồng độ tinh dầu Nghệ lên thì bán kính và cồn tuyệt đối (EtOH) với tỉ lệ PEG:EtOH = 7:3 để tẩm lên vòng kháng nấm có tăng nhưng không đáng kể. Dầu Riềng đĩa giấy. Dung môi này nhằm mục đích hạn chế sự bay hơi lại có khả năng thấm qua móng tốt hơn tinh dầu Nghệ, ví dụ của chất thử trong quá trình thử nghiệm, giúp cho chất thử như trong PH5, nồng độ dầu Riềng chỉ bằng ⅒₀ nồng độ tinh có nhiều thời gian thấm qua móng hơn. Cách pha chất thử dầu Nghệ nhưng có thể tạo ra vòng kháng nấm lớn hơn tinh phối hợp trong thử nghiệm ex vivo được trình bày cụ thể dầu Nghệ. Kết quả khảo sát các phối hợp giữa tinh dầu Nghệ trong Bảng 4. và dầu Riềng chỉ cho thấy rằng tinh dầu Nghệ làm tăng tác Sau thời gian ủ 7 ngày ở nhiệt độ phòng, chất thử sẽ thấm động thấm qua móng kháng nấm T. mentagrophytes và qua móng và tạo thành vòng kháng nấm, tiến hành đo vòng T. rubrum của dầu Riềng. Tuy nhiên, ở thử nghiệm này, hai kháng nấm, so sánh tác dụng của phối hợp và tác dụng của chất thử không thể hiện khả năng phối hợp làm tăng tác dụng từng chất thử riêng lẻ. Kết quả tác dụng trên nấm mạnh như trong thử nghiệm in vitro. Bảng 4. Cách pha chất thử phối hợp tinh dầu Nghệ và dầu Riềng STT Chất thử Tinh dầu Nghệ (μl) Dầu Riềng (μl) PEG - EtOH 1 PH1 0,08 0,025 0,10 2 TDN1 0,08 0 0,12 3 DR1 0 0,025 0,18 4 PH2 0,32 0,006 0,40 5 TDN2 0,32 0 0,40 6 DR2 0 0.006 0.70 7 PH3 0,16 0,025 0,18 8 TDN3 0,16 0 0,20 9 DR3 0 0,025 0,34 10 PH4 0,32 0,0125 0,33 11 TDN4 0,32 0 0,34 12 DR4 0 0,0125 0,65 13 PH5 0,63 0,0063 0,63 14 TDN5 0,63 0 0,63 15 DR5 0 0,0063 1,26 22 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Bảng 5. Mức độ phối hợp thấm qua móng của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng kháng nấm T. mentagrophytes và T. rubrum Bán kính kháng nấm Bán kính kháng nấm STT Chất thử T. mentagrophytes (mm) T. rubrum (mm) TB SD TB SD1 1 PH1 12,50 0,50 15,83 0,76 2 TDN1 1,67 0,29 2,17 0,29 3 DR1 9,67 0,58 14,83 0,76 4 PH2 6,83 0,76 9,67 1,04 5 TDN2 2,67 0,29 2,67 0,29 6 DR2 6,17 0,76 7,33 0,29 7 PH3 10,33 0,29 12,33 0,76 8 TDN3 2,17 0,29 4,33 0,29 9 DR3 6,83 0,76 9,67 0,29 10 PH4 8,17 0,76 10,83 0,76 11 TDN4 2,67 0,29 2,67 0,29 12 DR4 5,50 0,50 7,33 0,29 13 PH5 7,33 0,76 9,83 0,29 14 TDN5 3,83 0,29 4,17 0,29 15 DR5 4,83 0,76 5,50 0,50 TDN (D = 7 mm) DR (D = 11 mm) PH = TDN + DR (D = 15 mm) Hình 4. Minh họa phối hợp trên mô hình móng của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng kháng T. mentagrophytes TDN (D = 8 mm) DR (D = 11 mm) PH = TDN + DR (D = 20 mm) Hình 5. Minh họa phối hợp trên mô hình móng của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng kháng T. rubrum https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 23
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5* 2024 4. BÀN LUẬN 5. KẾT LUẬN 4.1. Hiệu quả phối hợp của dầu Riềng và tinh dầu Bệnh nấm móng do Trichophyton sp. gây ảnh hưởng đến Nghệ in vitro chất lượng sống và thẩm mỹ của người bệnh. Nghiên cứu đã Dầu Riềng với thành phần chính là galangal acetat đã được chứng minh được tác dụng phối hợp của tinh dầu Nghệ và chứng minh là có tác dụng kháng nhiều loại nấm gây bệnh dầu Riềng trên 2 chủng nấm hay gây bệnh trên móng là trên người [12,13], tuy nhiên, dầu Riềng cũng được báo cáo T. mentagrophytes và T. rubrum bằng phương pháp pha là có khả năng gây kích ứng da thỏ ở nồng độ cao. Để giảm loãng theo hình bàn cờ. Ngoài ra, kết quả thử nghiệm tính thiểu khả năng kích ứng của dầu Riềng, hướng nghiên cứu thấm qua móng cho thấy hoạt tính kháng nấm của cả hai chất phối hợp với hoạt chất có nguồn gốc từ tự nhiên đang được thử nghiệm giảm so với thử nghiệm in vitro tuy nhiên vẫn có chú ý. Tinh dầu Nghệ với thành phần chính là nhóm sự phối hợp. turmerone đã được nghiên cứu bởi cùng nhóm tác giả cho Lời cảm ơn tác động yếu trên nhóm nấm dermatophytes [14]. Chưa có nghiên cứu nào khảo sát khả năng phối hợp của dầu Riềng Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Dược, Đại học Y và tinh dầu Nghệ trong điều trị các bệnh do nấm. Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã khảo sát khả năng phối hợp của tinh dầu Nghệ và dầu Riềng bằng phương pháp Nguồn tài trợ khuếch tán qua đĩa giấy, cho thấy bán kính vòng kháng nấm Nghiên cứu không nhận tài trợ. phối hợp lớn hơn bán kính vòng kháng nấm của cả 2 chất thử khi dùng riêng lẻ. Sau đó, tiến hành xác định tỷ lệ phối hợp Xung đột lợi ích trên đĩa 96 giếng bằng phương pháp pha loãng theo hình bàn Không có xung đột lợi ích nào liên quan đến nghiên cứu này. cờ. Từ đó, xác định tinh dầu Nghệ và dầu Riềng có tác động ORCID hiệp lực ở nhiều tỷ lệ khác nhau, cho thấy tiềm năng sử dụng 2 chiết xuất này trong điều trị các bệnh do vi nấm. Bac Vu Giang Nguyen https://orcid.org/0000-0003-4510-2660 4.2. Hiệu quả phối hợp của dầu Riềng và tinh dầu Hoai Thu Le Nghệ trên mô hình móng https://orcid.org/0000-0002-9806-2335 Bệnh nấm móng rất khó điều trị triệt để, ít hơn 50% số ca Đóng góp của các tác giả bệnh có đáp ứng với thuốc bôi ngoài [15,16], đa số các trường hợp phải sử dụng thuốc uống trong vài tháng. Một Ý tưởng nghiên cứu: Nguyễn Vũ Giang Bắc. trong những nguyên nhân chính là do cấu tạo của móng cứng, Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Nguyễn Vũ Giang hoạt chất rất khó thấm qua móng để tiêu diệt vi nấm. Do đó, Bắc, Lê Thu Hoài. mô hình móng được sử dụng để nghiên cứu mức độ thấm Thu thập dữ liệu: Nguyễn Vũ Giang Bắc, Lê Thu Hoài. qua móng của hoạt chất, nhằm dự đoán được khả năng ứng dụng hoạt chất trong các chế phẩm dùng ngoài trị nấm móng. Giám sát nghiên cứu: Nguyễn Vũ Giang Bắc. Nghiên cứu của chúng tôi đã chỉ ra rằng tinh dầu Nghệ và Nhập dữ liệu: Lê Thu Hoài. dầu Riềng đều có tác dụng yếu hơn khi thử nghiệm trên mô hình móng nhiễm, so với thử nghiệm in vitro. Kết quả này Quản lý dữ liệu: Nguyễn Vũ Giang Bắc, Lê Thu Hoài. cũng trùng khớp với thử nghiệm trên các chất kháng nấm Phân tích dữ liệu: Nguyễn Vũ Giang Bắc, Lê Thu Hoài. khác trên mô hình thấm qua móng. Khi kết hợp tinh dầu Viết bản thảo đầu tiên: Nguyễn Vũ Giang Bắc, Lê Thu Hoài. Nghệ và dầu Riềng, ta có thể nhận thấy rằng, hoạt tính của phối hợp có cải thiện hơn so với dùng riêng lẻ tuy nhiên sự Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Vũ Giang phối hợp không rõ ràng như trên thử nghiệm in vitro. Bắc, Lê Thu Hoài. 24 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh - Dược học * Tập 27 * Số 5 * 2024 Cung cấp dữ liệu và thông tin nghiên cứu dermatophytes. J Dermatolog Treat. 2004;15(2):104-7. Doi: 10.1080/09546630410025988. Tác giả liên hệ sẽ cung cấp dữ liệu nếu có yêu cầu từ Ban biên tập. 10. Santos DA, Hamdan JS. In vitro antifungal oral drug and drug-combination activity against onychomycosis Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức causative dermatophytes. Medical Mycology. Nghiên cứu này miễn trừ Hội đồng Đạo đức. 2006;44(4):357-62. Doi:10.1080/13693780500536893. 11. Quatrin PM, Kaminski TFA, Berlitz SJ, Guerreiro ICK, TÀI LIỆU THAM KHẢO Canto RFS, Fuentefria AM. Ex vivo nail infection as an effective preclinical method for screening of new topical 1. Asz-Sigall D, Tosti A, Arenas R. Tinea unguium: antifungals. J Mycol Med. 2020;30(2):100938. Doi: diagnosis and treatment in practice. Mycopathologia. 10.1016/j.mycmed.2020.100938. 2017;182(1-2):95-100. Doi: 10.1007/s11046-016-0078-4. 12. Laokor N, Juntachai W. Exploring the antifungal activity 2. Appelt L, Nenoff P, Uhrlaß S, Krüger C, Kühn P, and mechanism of action of Zingiberaceae rhizome Eichhorn K, et al. Terbinafin-resistente dermatophytosen extracts against malassezia furfur. J Ethnopharmacol. und onychomykose durch trichophyton rubrum. 2021;28;279:114354. cc10.1016/j.jep.2021.114354. Hautarzt. 2021;72(10):868-877. German. Doi: 13. Aljobair MO. Chemical composition, antimicrobial 10.1007/s00105-021-04879-1. properties, and antioxidant activity of galangal rhizome. 3. Arsenijević VA, Denning DW. Estimated burden of Food Sci Technol. 2022;42:e45622. Doi: serious fungal diseases in serbia. J Fungi. https://doi.org/10.1590/fst.45622. 2018;25;4(3):76. Doi: 10.3390/jof4030076. 14. Nguyen BVG, Dinh NN, Vo TH, Nguyen PV. Khảo sát 4. Lipner SR, Scher RK. Onychomycosis: Clinical hoạt tính kháng nấm da in vitro của tinh dầu nghệ. TNU overview and diagnosis. J Am Acad Dermatol. 2019 Journal of Science and Technology. 2024;229(05). Doi: Apr;80(4):835-851. Doi: 10.1016/j.jaad.2018.03.062. https://doi.org/10.34238/tnu-jst.9306. 5. Wollina U, Nenoff P, Haroske G, Haenssle HA. The 15. Tabata Y, Takei-Masuda N, Kubota N, Takahata S, diagnosis and treatment of nail disorders. Dtsch Arztebl Ohyama M, Kaneda K, et al. Characterization of Int. 2016;25;113(29-30):509-18. Doi: antifungal activity and nail penetration of ME1111, a new 10.3238/arztebl.2016.0509. antifungal agent for topical treatment of onychomycosis. Antimicrob Agents Chemother. 2015;7;60(2):1035-9. 6. Janssen AM, Scheffer JJ. Acetoxychavicol acetate, an Doi: 10.1128/AAC.01739-15. antifungal component of alpinia galanga1. Planta Med. 16. Elabbasi A, Kadry A, Joseph W, Elewski B, Ghannoum 1985;51(6):507-11. Doi: 10.1055/s-2007-969577. M. Transungual penetration and antifungal activity of 7. Luu DT, Tran NN, Bui HC, DT TX, D VM, Nguyen TT. prescription and over-the-counter topical antifungals: Nghiên cứu phức hợp của curcumin với hydroxypropyl- ex vivo comparison. Dermatol Ther. 2024;14(9):2495- B-cyclodextrin có sinh khả dụng cao. SJCTU. 2507. Doi: 10.1007/s13555-024-01237-6. 2019;3B:1-7. Doi: 10.22144/ctu.jvn.2019.070. 8. Nguyen BVG, MV L, ND N. Xây dựng quy trình định lượng galangal acetat trong dầu Riềng bằng phương pháp sắc ký khí. Ho Chi Minh Journal of Medicine. 2015;19:333-9. 9. Harman S, Ashbee HR, Evans EG. Testing of antifungal combinations against yeasts and https://doi.org/10.32895/hcjm.p.2024.05.03 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 25
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2